Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phần đọc hiểu
Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ 8 chữ.
Câu 2: Việc vận dụng tục ngữ dân gian trong đoạn thơ thứ hai có tác dụng nhắc nhở người con giữ cho mình phẩm chất tâm hồn cao đẹp, trong sạch dù gặp hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.
Câu 3:
- Tin vào những điều tốt đẹp, tử tế trên đời.
- Biết sống vì người khác.
Câu 4: Suy nghĩ theo các hướng
- Sống tử tế, yêu thương
- Tình cảm của người làm cha, mẹ với con cái.
Theo truyền thống, lễ hội Việt Nam thường được tổ chức vào mùa xuân – đầu năm bởi lẽ đây là thời điểm nông nhàn, người dân vừa cấy hái xong, là dịp để người dân vui chơi, nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Hơn nữa, tổ chức vào đầu năm để người dân cầu may mắn, tài lộc cho cả một năm làm ăn, sinh sống.
Lễ hội dân gian là sự kiện văn hóa để tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần, thể hiện sức mạnh của cộng đồng làng xã và rộng hơn là của quốc gia, dân tộc. Lễ hội là dịp để con người trở về với cội nguồn, được giải tỏa, giãi bày âu lo, phiền muộn với thần linh, mong được các vị thần giúp đỡ chở che để vượt qua những thách thức trong cuộc sống đời thường.
Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục để các thế hệ sau giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc... Mang ý nghĩa giáo dục là thế nhưng ngày nay, lễ hội dân gian lại đang dần biếng tướng thành tệ nạn với nhiều hành vi phản văn hóa.
Hình ảnh bạo lực trong lễ hội phết Hiền Quan, Phú Thọ
Đó là cảnh người dân chen chúc, xô đẩy, tranh cướp lộc của nhau, 1 số bạn trẻ nóng tính dẫn đến tình trạng ẩu đả, đánh nhau tại lễ hội. Chẳng hạn như lễ hội phết Hiền Quan, Phú Thọ được tổ chức vào ngày 13/1 mới đây. Hàng ngàn thanh niên trai tráng tham gia cướp lộc, chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau khiến ít nhất 10 người ngất xỉu.
Nằm ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, chùa Đồng tại khu di tích Yên Tử, Quảng Ninh được mệnh danh là một trong những “ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất Châu Á”. Ngay trong ngày khai hội, mặc gió rét, địa hình đồi núi hiểm trở, hàng nghìn du khách thập phương vẫn ùn ùn kéo đến ngôi chùa thiêng này.
Để tỏ lòng với Phật, cầu lộc, cầu tài, cầu duyên, người người khi lên đến đây đã đua nhau dùng đồng tiền để thực hiện đủ các hành động mua thần, bán thánh, xua rủi cầu may. Họ chà, xát, gài, ném tiền như những cơn mưa vào chùa Đồng. Với những hành vi mê nhiều hơn tín đó, chùa Đồng, chuông đồng và cả khánh đồng ánh lên màu vàng, đỏ lấp lánh, hao mòn dần đi so với nguyên gốc.
Già - trẻ - gái – trai người xát, người tìm cách gài nhét tiền trong lễ hội chùa Đồng, Yên Tử
Tại chùa Bà, tỉnh Bình Dương, dù Ban tổ chức đã cho người nhắc nhở, hạn chế số lượng nhang thắp chỉ ba cây nhưng nhiều người vẫn cầm cả bó nhang lớn khói bay nghi ngút vào chùa. Hiện, tình trạng lạm dụng việc đốt nhang tại các lễ hội diễn ra tràn lan khắp nơi. Khi du khách vừa cắm xong thì ban quản lý phải phải huy động người dập tắt và vứt bỏ bởi nguy cơ tổn hại di tích và vấn đề sức khỏe của chính du khách.
Nếu tính mỗi bó nhang ít nhất 5.000 đồng thì với 1 triệu lượt người viếng chùa Bà Bình Dương trong mùa lễ hội, số tiền đốt nhang là khoảng 5 tỷ đồng. Phản cảm nhất ở chùa Bà có lẽ là cảnh đàn ông, phụ nữ chen nhau chui vào trong cái khóm thờ rồi hốt “tro Bà” (tức cốt tro từ những cây nhang cháy xong có tàn rớt xuống quanh lư đồng).
Trong lễ hội chùa Bà, Bình Dương, nhiều phụ nữ, đàn ông chen nhau bò vào khóm thờ vét “tro Bà” mang về lấy hên
Không chỉ người dân đang đua nhau dùng đồng tiền để thực hiện các hoạt động mua thần, bán thánh, nhiều ngôi chùa cũng tranh thủ thời cơ để kiếm chác. Khi có những ngôi chùa làm lễ dâng sao giải hạn có mức giá cụ thể. Thậm chí có những ngôi chùa lại chọn hình thức tính tiền theo sớ, khoảng 500.000 đồng cho cả gia đình. Một số nơi còn có hiện tượng ra giá cúng sao xấu tùy theo mệnh, theo tử vi và có hiện tượng tăng giá so với các năm trước.
Lễ hội đầu năm là để cầu phúc, lễ chùa đầu năm là để cầu an và chắc chắn sẽ không có phúc lành, bình an ở những nơi mà con người ứng xử với nhau bằng những nắm đấm, bằng bạo lực, bằng những hành động mua thần bán thánh hay bằng những cơ hội kiếm chác mất nhân tính. Có thể nói, tín ngưỡng của người dân Việt Nam đang bị “bán đứng” bởi lòng tham của chính con người.
Bạn tham khảo nhé
Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người có ý nghĩa:
- Tình yêu thương con người mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống; giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
- Người được nhận tình yêu thương sẽ cảm thấy ấm áp, hạnh phúc...
Xem thêm: https://soanbaitap.vn/su-yeu-thuong-cam-thong-giua-nguoi-voi-nguoi-co-y-nghia-nhu-the-nao
So sánh hai đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Lê Hữu Trác) với “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Phạm Đình Hổ)
* Giống nhau: Đều phán ánh hiện thực cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh
* Khác nhau:
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ
+ Phản ánh sự nhũng nhiễu của quan lại đối với nhân dân
+ Các sự kiện được kể một cách tản mạn, ghép nối
+ Thể hiện thái độ phê phán gay gắt của tác giả đối với Chúa và quan lại
- Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác
+ Ghi chép sự việc theo trình tự thời gian một cách tỉ mỉ và trung thực
+ Thể hiện thái độ phê phán một cách kín đáo
+ Thể hiện thái độ dửng dưng, coi thường vinh hóa phú quý và tấm lòng y đức của Lê Hữu Trác
- Nhân vật gây ấn tượng sâu sắc nhất là Liên
+ Cô bé có tuổi thơ chìm trong sự héo úa, tàn tạ của cuộc sống đầy bóng tối
+ Liên là cô bé giàu lòng thương cảm với những kiếp người nghèo khó trong phố huyện
+ Liên có sự giao hòa tâm hồn với thiên nhiên
+ Khao khát cuộc sống tốt đẹp, mong muốn vượt thoát khỏi những tù túng, chật hẹp trong cuộc sống