K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2018

- Tiên học lễ, hậu học văn là một châm ngôn và được coi như lời dạy của các bậc thánh hiền, nghĩa là, trước tiên con người phải học lễ nghĩa đạo đức, đạo lí làm người, sau mới học đến văn chương, chữ nghĩa và các lĩnh vực khác.
Khi giáo dục cho học sinh, cho con người, thì cái đầu tiên cần dậy là giáo dục về đạo đức, về nhân cách con người, rồi sau đó mới học đến các kiến thức khác.
Dịch nghĩa Hán Việt:
Tiên là trước, Hậu là sau.
Học lễ là học lễ nghĩa, đạo đức, đạo lý trong cuộc sống.
Học văn là học văn chương, văn hóa, chữ nghĩa, khoa học, kĩ thuật...

=> Tiên học lễ, hậu học văn có nghĩa là: Đầu tiên là phải học về đạo đức, lễ nghĩa cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Sau đó mới đến học chữ...

-*Tích cho mình nhé!!

1 tháng 10 2018

Tiên có nghĩa là Trước tiên, đầu tiên.

học: học

lễ: lễ phép, lễ độ

hậu: sau

văn: học văn học, văn hóa,....

Vậy tiên học lễ hậu học văn có nghĩa là chúng ta cần phải học lễ phép trước tiên, sau đó mới học tập.

14 tháng 12 2016

_ là một châm ngôn và được coi như lời dạy của các bậc thánh hiền, nghĩa là, trước tiên con người phải học lễ nghĩa đạo đức, đạo lí làm người, sau mới học đến văn chương, chữ nghĩa và các lĩnh vực khác.

_ Ý nghĩa tục ngữ uống nước nhớ nguồn có nghĩa là nói đến con người sống phải biết trước biết sau, luôn ghi nhớ đến những người đã tạo ra sản phẩm để chúng ta hưởng thụ. Qua đó câu tục ngữ cũng nói đến những người bỏ mặc sống chết của người khác chỉ lo trục lợi cho bản thân như sống chết mặc bay. Sống là phải tôn sư trọng đạođừng tỏ ra vẻ tự cao tự đại như ếch ngồi đáy giếng

_Ý nghĩa tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì rạng có nghĩa là khi ta tiếp xúc với những cái xấu thì ta sẽ bị ảnh hưởng cái thói hư tật xấu đó ngược lại khi gần đèn tỏa ra ánh sáng tượng trưng cho những điều tốt đẹp, do đó con người nên chọn cho mình những thứ tốt đẹp để phát triển phù hợp với bản thân mình.

12 tháng 12 2016

Tiên học lễ, hậu học văn:

điều quan trọng nhất là con người phải biết học đạo đức, lễ nghĩa trước đó rồi sau đó mới là việc học chữ nghĩa

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

nếu ở gần người xấu thì ta sẽ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu, nếu ở gần người tốt thì ta sẽ học tập được điều hay, lẽ phải của họ. Cái tốt đẹp của người tốt ắt sẽ có tác dụng đối với ta
 
 
12 tháng 12 2016

Giải thích câu: Tiên học lễ , hậu học văn

Muốn học những điều hay, điều lạ gì trên đời này, trước hết phải học cách cư sử sao cho đúng mực

Giải thích câu:Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Đó là một kim chỉ nam cho chúng ta trong việc “chọn bạn mà chơi”

3 tháng 4 2017

Trong cuộc sống, trên hết của cải, tiền bạc, con người ta trân trọng nhất thái độ ứng xử giữa người với nhau. Chính vì lẽ đấy, dân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải co một phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những thái độ ứng xử phù hợp với lề thói xã hội, sau đó, khi đã có được một nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học đến những bộ môn khoa học khác, đấy là “hậu học văn”. Tóm lại, câu nói của người xưa muốn truyền dạy cho thế hệt chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức từ đó mới tạo nên một nền tảng tốt để học tập đỗ đạt được. Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”.
Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt.
Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì học tập họ có thể làm tốt, nhưng họ không tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người thì họ sẽ không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của những người xung quanh. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui và chia sẻ. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ, tinh thần không được tỉnh táo, thoải mái thì công việc lại càng gặp nhiều khó khăn, dễ bị phân tâm, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Ngoài ra, cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn.
Vì những lẽ đó, trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn những người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, giao tiếp xã hội, nói trước đám đông. Quả thật, con người ta cần có một thái độ sống tích cực thì mới mong đạt được thành công trong mọi việc.
Người xưa thật đúng đắn khi cho rằng có “học lễ”, có đạo đức thì sau đó con người ta mới “học văn” mới có thể giúp ích cho xã hội được. Để thay lời kết, xin trích dẫn câu nói: “Học để làm người, học để làm việc”.

3 tháng 4 2017

Tiên là trước; Hậu là sau

Học lễ nghĩa đầu tiên, sao đó ta mới học văn chương. Đạo đức, lễ nghĩa là nền tảng xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh. Chúng ta không biết xem trọng chúng nên mới dẫn đến tình trạng đạo đức của học sinh chúng ta ngày càng đi xuống. Có nhiều người chỉ học hành vun đắp kiến thức cho bản thân mà không chú ý rèn luyện đạo đức. Họ quên rằng, đâu chắc hẳn cứ học giỏi là có được đạo đức, phẩm chất cao đẹp, được người đời trọng vọng. Chúng ta ai cũng mong muốn được trở thành người công dân tốt, đóng góp nhiều nhất cho xã hội. Muốn trở thành người công dân tốt, chúng ta cần thiết phải có nền nếp đạo đức. Muốn được như thế thì ngay bây giờ ta phải ra công rèn luyện tu dưỡng đạo đức bản thân.

4 tháng 1 2021

Nghĩa đen của câu tục ngữ này nói tiên cần phải học lễ và hậu học văn, nhưng ý nghĩa sâu xã và hàm ẩn trong câu này người xưa muốn dậy dỗ chúng ta để chúng ta trở thành những con người có đạo đức trong xã hội, trước tiên chúng ta cần phải học đạo đức, học lễ nghi để làm một con người tốt trong xã hội sau đó mới đến lượt chúng ta học văn hóa, học những trí thức của nhân loại, để làm người của xã hội hiện đại. Nhưng trước tiên muốn trở thành những người có ích cho xã hội này chúng ta cần trở thành những con người có đạo đức có văn hóa “tiên học lễ hậu học văn” hãy học văn hóa ứng xử và cách làm người, sau đó mới nghiên cứu chuyên sâu kiến thức từ sách vở từ nhân loại.

Tiên là trước, Hậu là sau.Học lễ là học lễ nghĩa, đạo đức, đạo lý trong cuộc sống.Học văn là học văn chương, văn hóa, chữ nghĩa, khoa học, kĩ thuật...

Tiên học lễ, hậu học văn là một châm ngôn và được coi như lời dạy của các bậc thánh hiền, nghĩa là, trước tiên con người phải học lễ nghĩa đạo đức, đạo lí làm người, sau mới học đến văn chương, chữ nghĩa và các lĩnh vực khác.Khi giáo dục cho học sinh, cho con người, thì cái đầu tiên cần dậy là giáo dục về đạo đức, về nhân cách con người, rồi sau đó mới học đến các kiến thức khác.

GOOD LUCK!

 

3 tháng 10 2016

 Trong cuộc sống, trên hết của cải, tiền bạc, con người ta trân trọng nhất thái độ ứng xử giữa người với nhau. Chính vì lẽ đấy, dân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. 
Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải co một phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những thái độ ứng xử phù hợp với lề thói xã hội, sau đó, khi đã có được một nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học đến những bộ môn khoa học khác, đấy là “hậu học văn”. Tóm lại, câu nói của người xưa muốn truyền dạy cho thế hệt chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức từ đó mới tạo nên một nền tảng tốt để học tập đỗ đạt được. Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”. 
Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt. 
Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì học tập họ có thể làm tốt, nhưng họ không tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người thì họ sẽ không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của những người xung quanh. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui và chia sẻ. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ, tinh thần không được tỉnh táo, thoải mái thì công việc lại càng gặp nhiều khó khăn, dễ bị phân tâm, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Ngoài ra, cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn. 
Vì những lẽ đó, trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn những người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, giao tiếp xã hội, nói trước đám đông. Quả thật, con người ta cần có một thái độ sống tích cực thì mới mong đạt được thành công trong mọi việc. 
Người xưa thật đúng đắn khi cho rằng có “học lễ”, có đạo đức thì sau đó con người ta mới “học văn” mới có thể giúp ích cho xã hội được. Để thay lời kết, xin trích dẫn câu nói: “Học để làm người, học để làm việc”.

Tiên học lễ , hậu ọc văn có nghĩa là vào trường thì phải học nề nếp, lễ độ sau đó ta mới học đến học văn hóa,vừa trau dồi kiến thức về học tập văn hóa vừa lễ độ hơn.

Tiên Học Lễ
Tiên: Đầu Tiên
Lễ: Văn Hóa
Nghĩa: Đầu tiên, chúng ta phải học văn hóa trước.

Hậu Học Văn
Hậu: Sau
Văn: Kiến Thức
Nghĩa: Sau đó, chúng ta mới học kiến thức được.

Nghĩa toàn diện: Trước tiên, ta cần phải học văn hóa trước. Sau đó, ta mới có thể học kiến thức.
---------------CHÚC BẠN HỌC TỐT--------------
___________________________________

2 tháng 10 2016

Tiên học lễ , hậu học văn                                                      Đầu tiên chúng ta phải học lễ phép , rồi mới học đến văn hoá

23 tháng 9 2018

[ngắn gọn , sung tích rồi nhía bn ^_^]

Tiên học lễ, hậu học văn có nghĩa là trước tiên phải học lễ nghĩa sau đó mới học văn hóa.

23 tháng 9 2018

- Tiên: Trước tiên. ( tức đầu tiên )

- Hậu: Sau đó.

Nghĩa của câu này muốn nói lên đầu tiên ta phải học sự lễ độ, lễ phép. Sau đó mới học văn.

28 tháng 9 2017

Chữ “lễ” ở đây theo nghĩa rộng là đạo đức, học đạo làm người trước rồi mới học kiến thức văn hóa, kiến thức khoa học sau.

Tiên Học Lễ:
Tiên: Đầu
Lễ: Văn Hóa, Lễ Độ
\(\Rightarrow\) Trước tiên phải học văn hóa, lễ phép trước.

Hậu Học Văn:
Hậu: Sau
Văn: Kiến thức
\(\Rightarrow\) Sau khi học văn hóa xong thì mới có thể học kiến th
ức.

21 tháng 9 2016

Tiên học lễ hậu học văn có nghĩa là:

+ Tiên học lễ : Đầu tiên chúng ta phải học lễ phép, văn hoá, lễ độ trước

+ Hậu học văn : sau học lễ phép thì chúng ta mới học kiến thức giáo dục

=> Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta rằng muốn thành người tài thì đầu tiên phải học lễ phép, nhân cách sau đó thì mới cần kiến thức, học giỏi