K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2017

Đáp án C

Hoa Kì được tahfnh lập năm 1776, nền kinh tế Hoa Kì vượt qua Anh, Pháp để giữ vị trí đứng đầu thế giới vào năm 1890

4 tháng 5 2017

Đáp án A

23 tháng 8 2019

Đáp án C

1 tháng 11 2018

Đáp án A

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

       Việc tham gia các tổ chức khu vực làm cho mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được vốn đầu tư bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa. Đồng thời, thông qua các tổ chức khu vực, mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững, giải quyết các vấn đề chung của khu vực.

 
31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Ảnh hưởng tích cực:

+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.

+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.

- Ảnh hưởng tiêu cực: gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Toàn cầu hóa kinh tế

- Biểu hiện:

+ Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi mở rộng.

+ Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết.

+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

+ Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh.

+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành.

+ Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.

- Hệ quả:

+ Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

+ Gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ.

+ Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế…

- Ảnh hưởng:

+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.

+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.

+ Gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

♦ Khu vực hóa kinh tế

- Biểu hiện:

+ Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn.

+ Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau

- Hệ quả:

+ Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.

+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

+ Xuất hiện các vấn đề: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.

- Ảnh hưởng:

+ Mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được nguồn vốn bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.

+ Mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững

“Nước Anh đã chính thức tuyên bố không còn là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới - sự tụt hạng được cho là xuất phát từ việc cử tri nước này chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit. Theo trang CNN Money, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Philip Hammond ngày 22/11 đã lên tiếng thừa nhận về việc Anh đi xuống trong xếp hạng những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong một bài...
Đọc tiếp

Nước Anh đã chính thức tuyên bố không còn là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới - sự tụt hạng được cho là xuất phát từ việc cử tri nước này chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.

Theo trang CNN Money, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Philip Hammond ngày 22/11 đã lên tiếng thừa nhận về việc Anh đi xuống trong xếp hạng những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong một bài phát biểu về ngân sách thu hút sự chú ý lớn, ông Hammond nói: "Nước Anh hiện là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới". Có nhiều cách khác nhau để đo quy mô của một nền kinh tế, nhưng Bộ Tài chính Anh đã sử dụng số liệu mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra hồi tháng 10 để làm cơ sở cho tuyên bố này.

Dự báo của IMF cho thấy Pháp sẽ vượt qua Anh về tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong năm 2017. Khoảng cách về GDP giữa hai nước được dự báo sẽ nới rộng đáng kể trong năm 2018. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2013 Pháp vượt qua Anh về quy mô nền kinh tế - IMF cho hay. Điều này phản ánh sự giảm tốc mạnh của nền kinh tế xứ sương mù kể từ cuộc trưng cầu dân ý Brexit diễn ra vào năm 2016 - cuộc bỏ phiếu mà quá nửa cử tri Anh chọn ra khỏi EU. Đồng Bảng đã mất giá mạnh kể từ đó, tiêu dùng cũng giảm tốc, trong khi giá cả tăng nhanh.

Vào ngày thứ Tư, Văn phòng Trách nhiệm ngân sách thuộc Chính phủ Anh đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế nước này trong năm 2017 từ 2% xuống còn 1,5%. Cơ quan này cũng dự báo kinh tế Anh chỉ tăng 1,4% trong năm 2018 và tăng 1,3% trong năm 2019 và 2020.

Việc Anh tuột khỏi nhóm 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhường lại vị trí này cho một nước EU được xem là một tin xấu nữa đối với những chính trị gia từng lập luận rằng nước Anh sẽ mạnh lên khi ra khỏi khối. Ông David Davis, trưởng đoàn đàm phán Brexit của Anh, hồi tháng 9 năm nay còn nhấn mạnh rằng Anh là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới.

Theo một số dự báo, kinh tế Anh còn tiếp tục xuống hạng trong những năm tới. Kinh tế Ấn Độ được dự báo sẽ vượt cả Anh và Pháp vào năm 2019.

Dưới đây là top 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo dự báo được IMF công bố vào tháng 10:

1. Mỹ (19,4 nghìn tỷ USD)

2. Trung Quốc (11,9 nghìn tỷ USD)

3. Nhật Bản (4,9 nghìn tỷ USD)

4. Đức (3,7 nghìn tỷ USD)

5. Pháp (2,575 nghìn tỷ USD)

6. Anh (2,565 nghìn tỷ USD)

7. Ấn Độ (2,4 nghìn tỷ USD)

- Bình Minh, báo VnEconomy số ra ngày 23/11/2017 -

Từ văn bản trên, em hãy:

a. Vẽ biểu đồ thể hiện tổng GDP của 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới tính đến tháng 11 năm 2017

b. Qua biểu đồ, rút ra các nhận xét cần thiết.

0
21 tháng 2 2021

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Nằm ở Đông Á, gần Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á- khu vực có nền kinh tế phát triển năng động giúp cho Nhật Bản có điều kiện giao lưu, buôn bán, mở rộng thị trường.

+ Cả 4 mặt đều giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển.

- Địa hình: Có một số đồng bằng nhỏ, đất đai màu mỡ giúp để phát triển nông nghiệp.

- Bờ biển khúc khuỷu, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều vũng, vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, các trích,...) giúp phát triển ngành khai thác thủy sản.

- Khí hậu: Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới tạo điều kiện để đa dang hóa cơ cấu cây trồng và vật nuôi.

- Sông ngòi: Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc tạo nên tiềm năng thủy điện lớn.

- Khoáng sản: Có một số loại khoáng sản để phát triển công nghiệp như than đá, đồng, dầu mỏ, vàng...

* Khó khăn:

- Địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng nhỏ, hẹp nên thiếu đất nông nghiệp.

Trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

- Thiên tai: bão, sóng thần,... 

- Nghèo khoáng sản. -> Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

21 tháng 2 2021

a.Thuận lợi

- Nằm ở Đông Á, gần với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ tương đối cao (Trung Quốc, Việt Nam,...), gần kề các nước và lãnh thể công nghiệp mới.

- Đồng bằng nhỏ, hẹp nhưng đất đai màu mỡ.

- Bờ biển: dài (khoảng 29750km), bị chia cắt tạo thành nhiều vinh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường lớn giàu tôm, cá....

- Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, tạo điều kiện cho đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

- Sông ngòi: chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc, tập trung ở miền núi, có giá trị thủy điện.

b.

Khó khăn

- Nằm ở Đông Á, giữa Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn: Hô-cai-đô Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ, cách xa đại lục, khó khăn cho giao lưu đường bộ với các nước và giữa các bộ phận của lãnh thổ đất nước.

- Địa hình chủ yếu là núi, có nhiều núi lửa, động đất; ít đồng bằng, thiếu đất trồng trọt (phải canh tác cả trên những vùng có độ dốc tới 15o).

- Nghèo khoáng sản.

- Có nhiều bão, mưa lớn gây ngập lụt và sóng thần.