K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2016

tả mk lm jbucminh

19 tháng 5 2016

dien habucminh

27 tháng 2 2017

1. Khi nhìn vào bức tranh, ban đầu người anh cảm thấy rất tự hào vì mình được dùng làm hình tượng mang đến cho em giải cao. Sau cũng cảm thấy hối hận bởi khi soi vào bức tranh người anh đã nhận gia những phần hạn chế của mình, đạc biệt là lòng tự ái. Câu người anh nói với mẹ chính là thể hiện việc nhân vật cảm thấy không xứng với bức tranh.

27 tháng 2 2017

Dế Mèn mang trong mình vẻ đẹp cường tráng của tuổi thanh niên nhưng lại vô cùng hóng hách và kiêu ngạo. Cậu đã xốc nổi còn hay coi thường người khác nhưng chính ra lại nhát gan. Chính vì hay nghịch dại nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Xong, cậu cũng biết ân hận về tội lối của mình. Những người gian ác biết quay đầu cũng sẽ thành lương thiện. Dế Mèn cũng vậy, anh đã dạy cho người đọc cách làm việc đúng đắn qua bài học của mình.

2 tháng 6 2016

Dưới đây là 10 bài viết mình cho là tốt nhất trong số hàng chục comment và post gửi cho mình về Barcelona. Điều thú vị là trong cuộc thi viết này, rất nhiều cổ động viên của các đội khác cũng viết rất hay, thể hiện sự ngưỡng mộ của họ với Barca. Mình muốn hẹn để mời các bạn có tên dưới đây mỗi bạn một tách cà phê với mình vào 10 giờ sáng mai. Bạn nào không ở Hà Nội thì cho mình khất, hẹn lúc nào gặp nhau được ở Hà Nội hoặc bất cứ nơi nào khác để cùng trao đổi về bóng đá nhé.
Sinh Nhầm Thời
Với tư cách là một manucian xin được bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình dành cho barca
Xứ Catalunya từ lâu vốn đã nổi tiếng với những tòa lâu đài hay nhà thờ mang đậm kiến trúc văn hóa thời kì phục hưng,vẻ đẹp của nơi đây có thể làm say lòng bất cứ du khách nào đã lỡ một lần đặt chân đến.Trái tim và cũng là niềm tự hào của xứ Catalunya chính là thành phố Barcelona cổ kính tại đó có một clb bóng đá mà lịch sử đã và sẽ còn gọi tên rất nhiều lần nữa FC BARCELONA!
Sẽ thật lãng phí thời gian và công sức đối với một ai đó đi tìm những con số thống kê hay những kỉ lục mà barca đã lập nên trong suốt chiều dài lịch sử của mình chỉ để chỉ bảo vệ luận điểm đây là clb mạnh nhất thế giới vào thời điểm hiện tại bởi đơn giản một lẽ trên thế giới quá khó để tìm được một câu lạc bộ thứ hai.
Người ta vẫn thường gọi barca với cái tên đầy kính nể: Gã khổng lồ xứ Catalan còn tôi xin được so sánh barca với hình ảnh một chiếc đồng hồ:
Chiếc kim phút của chiếc đồng hồ ấy xin dành cho chủ tịch Sandro Rosell người đã làm công việc của mình tốt hơn rất nhiều đồng nhiệm trước Laporta dù gặp không ít khó khăn đặc biệt về tài chính,nên nhớ bara luôn nằm trong những clb nợ nhiều nhất thế giới do chính sách chuyển nhượng thiếu hợp lí cũng như khoản lương khổng lồ của các ngôi sao mỗi năm,nhưng có Rosell barca luôn đứng vững trước mọi khó khăn, ông đặt niềm tin tuyệt đối vào những chiến lược gia trẻ tuổi có tài dù chưa hề có chút tiếng tăm,chưa khi nào người ta thấy ông công khai chỉ trích hlv hay một cầu thủ nào đó của clb mà thay vào đó là sự thân thiện và gần gũi.đáp lại mọi thành viên của clb đều dành cho vị chủ tịch đáng kính này sự tôn trọng và lòng trung thành tuyệt đối.chiếc kim phút ấy là sự khởi đầu để kéo chiếc đồng hồ barca vận hành đều đều mỗi ngày.
Tiếp đến Pep Guardiola xứng đáng được coi là chiếc kim giờ bởi chính ông là người trực tiếp chỉ đường cho chiếc đồng hồ ấy chạy đúng quỹ đạo của mình.trầm tính ,thông minh là những gì tôi cảm nhận được từ con người ông,Pep không hề kế thừa những gì những có sẵn của barca bởi hãy nhìn những cầu thủ phải đi dưới thời pep họ ít nhiều đều là những cầu thủ bom tấn cả,pep không cần điều đó ông chủ trương xây dựng một barca với nòng cốt là những cầu thủ từ lò đào tạo của chính clb,ý tưởng xây dựng một đế chế hùng mạnh có chiều sâu của bóng đá thế giới bắt đầu từ đó.Barca dưới thời pep là 1 binh đoàn bách chiến bách thắng họ reo rắc nỗi kinh hoàng cho mọi hàng thủ đối phương bằng triết lý bóng đá tấn công mang tên tiki-taka,với lối chơi ấy họ đã từng chơi tenis trên Santiago Bernabeu hay nhẹ nhang đặt một bàn tay nhỏ lên má của ngài đặc biệt kiêu hãnh là thế. 4 năm tại vị với 14 cup ông chính là vị thánh sống trong lòng các cule sự ra đi của ông dù có để lại tiếc nuối,hoài nghi...nhưng với cá nhân tôi ông mới chính là special one!
Vậy còn các cầu thủ? Vị trí của họ ở đâu.xin thưa rằng họ chính là 11 con số trên chiếc đồng hồ đó,vai trò của mọi cầu thủ đều quan trọng như nhau có chăng chỉ là vị trí trên sân của từng người khác nhau mà thôi.11 con số ấy là niềm tự hào của người dân Catalunya họ có thể đến từ nhiều vùng miền và nền văn hóa khác nhau nhưng khi cùng chơi bóng dưới mái nhà Nou Camp mọi khoảng cách đã không còn thay vào đó là sự đoàn kết như những đứa con trong cùng một gia đinh với người anh cả Puyol,ở đó họ không chỉ được đào tào về chuyên môn mà còn được trau dồi tình yêu với cái nôi của mình,ai đó có thể cho rằng tiền có thể mua được tất cả thì xin hãy hỏi đại gia Anzhi của xứ Bạch Dương hay vị thiếu gia của nước Anh: Man City họ đã không ít lần có ý định cướp đi những viên ngọc quý nhất của barca bằng mức lương mà bất kỳ cầu thủ nào đều khao khát nhưng đáp lại là những cái lắc đầu cùng mong muốn gắn bó trọn đời với clb của những Xavi.Iniesta,Messi..đó chính là thứ duy nhất mà giá trị của đồng tiền không bao giờ có thể đong đếm đươc : lòng trung thành!
Sẽ thật thiếu xót nếu không nhắc tới hàng triệu hàng triệu cule trên khắp thế giới và tôi xin đặt họ vào con số 12.mỗi trận đấu của Barca trên thánh địa Nou Camp thực sự là những ngày hội của các cule họ hò reo, ca hát và cháy hết mình với tình yêu trái bóng tròn, giường như Nou Camp hơn 90 vạn chỗ ngồi là quá nhỏ bé so với tình yêu của các Cule dành cho Blaugranal.Họ là một phần không thể thiếu trong thành công của Barca ngày hôm nay.
Tất cả các yếu tố đó hòa quyện kết dính với nhau tạo nên một chiếc đồng hồ mang tên Barcelona mỗi nhịp đập của chiếc đồng hồ ấy đã làm say đắm và thổn thức biết bao tín đồ giới túc cầu giáo trên toàn thế giới và nó sẽ còn chạy mãi chạy mãi mà điểm dừng là vô tận như chính khẩu hiệu của đất nước Tây Ban Nha “ Plus Ultra – Thêm và hơn thế nữa”.
 
2. Tôithiêntài Và Bạncũngthế  
 
Tôi không may mắn được chứng kiến những tượng đài, những huyền thoại một thời của Barcelona thi đấu. Những Henry,những Ronaldinho, những Deco vào những năm 2005,2006 hay những bước đi đầu tiên của những cầu thủ nhỏ bé nhưng trong mỗi người hâm mộ, họ chiếm cả một khoảng lớn tình yêu với bóng đá: Inesta, Xavi, Messi,... Cho đến năm 2010, tôi vẫn chả biết đến Barcelona, có chăng chỉ là qua những lời bình luận về Messi, Xavi, tuyển TBN ở World Cup 2010. Barcelona trở thành đội bóng vĩ đại nhất trong tim tôi một cách thật hài hước: ảnh hưởng từ một người bạn, một culé thực thụ. Những bước đầu của tình yêu chỉ đơn giản là những pha highlight sau mỗi trận đấu. Nhưng bạn biết không, nó không chỉ là những bàn thắng, bàn thua, những pha đập nhả tiki taka, những pha qua người đẳng cấp của M10, dần dần việc xem Barcelona thi đấu trên sân đã trở thành một văn hóa trong tôi.
Tôi yêu đội bóng ấy, đội bóng của bóng của bóng đá đẹp, của tinh thần cao thượng với những đứa trẻ, với những số phận đã không may được cảm nhận, được chơi bóng một cách trọn vẹn. Nó, hơn cả một đội bóng, đã in sâu trong tôi những khoảnh khắc trào dâng vào những đêm giá lạnh của mùa đông, những đêm nóng bức của mùa hè, những sáng sớm tinh mơ của mùa xuân, những ngày trời đầy gió của mùa thu. Đội bóng, không, niềm hạnh phúc vô bờ của tôi ơ,i tôi sẽ luôn sát cánh cùng bạn cho đến những cầu trường khắc nghiệt nhất, dù cho đó có là Santigo Bernabeu hay là Off Traford, Wembley đi nữa thì tôi sẽ vẫn luôn dõi theo và ghi nhớ từng khoảnh khắc tuyệt diệu nhất của chúng ta: vui sướng tột độ khi Pedro ghi bàn mở tỉ số trong trận chung kết C1, như phát điên lên với những siêu phẩm của Messi, Villa, cảm thấy chút rùng mình kì lạ khi Abidal dâng cao chiếc Cup vô địch, đôi chút thất vọng khi để thua Kền Kền Trắng trên sân nhà, nuối tiếc vô cùng khi Pedro dứt điểm trúng cột dọc và rưng rưng nước mắt khi Torres ghi bàn chấm dứt mọi hy vọng...
Tất cả những điều đó, chắc chắn sẽ không bao giờ phai mờ trong tôi và hãy luôn biết một điều Barcelona: dù cho thành công hay thất bại, dù cho đang ở đỉnh cao nhất hay chìm nghỉm nơi cuối bảng xếp hạng thì vẫn sẽ luôn có những CĐV chân chính với tình yêu mạnh liệt nhất đồng hành cùng CLB, hãy luôn là những gì chúng ta đã cố gắng xây dựng: és més que un club bởi vì chúng ta là một gia đình
 
3. Sato Le
Ấn tượng của tôi với CLB Barcelona có lẽ cũng không có gì đặc sắc hơn những điều báo chí từng ca ngợi sau mỗi chiến công của họ. Đó thực thực sự là một đội bóng mạnh, với vũ khí tiqui taca chinh phục cả thế giới. Trong thời kỳ mà bóng đá đang dần tẻ nhạt với những toan tính thực dụng, Barcelona là hiện thân của cái đẹp, của sự hoa mỹ và kỹ thuật. Đó là những điều ai cũng đã nhận thấy, vậy nên, tôi muốn dành nhiều lời hơn cho Lionel Messi, siêu sao sáng nhất trong đội hình của họ...
 
Dù trong bóng đá, người ta mới chỉ phong "thánh" cho Johan Cruyff, nhưng có lẽ, từ thời điểm anh vượt lên căn bệnh về hình thể, đứng vào danh sách đội một Barca và trở thành một siêu sao, dường như một "vị thánh" mới đã ra đời.
 
Dù đôi lúc, anh lầm lũi trong bất lực, nhưng đối với tôi, những gì anh làm được đã quá đỗi phi thường.
 
Dù có người cho rằng, anh chỉ toả sáng được trong lòng Barca. Nhưng không, tôi nghĩ khác, tôi cho rằng chính Barca mới đang sống với ánh sáng của anh.
 
Dù từng chỉ vì 1 quả penalty hỏng ăn trong trận bán kết Champions League với Chelsea, người ta cho anh là tội đồ, nhưng tôi vẫn sẽ nhìn vào 91 bàn thắng mà anh đã oằn lưng đem lại trong năm qua để ngẫm rằng: anh là người hùng.
 
Dù có thể thành tích của anh tại ĐTQG, đáng nhớ nhất có lẽ chỉ là tấm HCV Olympic Bắc Kinh 2008, nhưng tôi không quên chức vô địch World Cup đến không phải vì một cá nhân, mà bởi 1 tập thể, với thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Messi mới chỉ tham dự 2 kỳ World Cup, và 1 trong 2 lần đó là khi anh vẫn còn quá non trẻ. Ngoài ra, hãy nhìn vào số bàn thắng của anh tại ĐTQG, con số ấy không tốt ở chỗ nào?
 
Và cuối cùng, dù anh không phải cầu thủ mà tôi yêu thích, nhưng tôi sẽ không bao giờ phủ nhận: Messi, anh đã và vẫn đang là số 1.
 
Sato Le, 28/1/2013
 
 
4. Cristian Tello
 
Tôi còn nhớ, ngày tôi mới biết xem bóng đá, cha tôi có nói với tôi rằng : “Pele là vua bóng đá, nhưng cha yêu Maradona...!”.
 
Cha tôi…một người đàn ông luôn một mực khẳng định rằng mình là người không chung thủy, vì ngoài tình yêu dành cho mẹ tôi, cho mấy anh em tôi, ông còn dành tình yêu cho cây đàn ghi ta cũ, ông yêu thơ và yêu quả bóng tròn…
 
Ngày đó, cái suy nghĩ ngây thơ của tôi khẳng định với tôi rằng tình yêu có tính di truyền. Bởi lẽ, tôi cũng mê đàn hát, cũng thích làm thơ, và cũng yêu bóng đá…
 
Cái luận điểm trẻ con kia lại càng được củng cố hơn khi tôi lần đầu tiên xem Messi chơi bóng. Đó là Olympic Bắc Kinh 2008, Argentina đăng quang, và tôi không tài nào thoát khỏi sự mê hoặc của cái chân trái thần kỳ. Thời điểm đó tôi chưa biết gì nhiều về các CLB, tôi chỉ thích xem Sea Game, World Cup…, tôi ra sức tìm các đoạn clip nói về anh, và tôi đã ngỡ ngàng thốt lên rằng: “Cha ơi…! Đây chính là Maradona ngày xưa cha đã kể…”.
 
Cha tôi đàn hay lắm, lúc nhỏ hay đàn cho mấy anh em nghe. Nhưng đến khi phát hiện thấy bọn tôi bắt đầu mò mẫm cây đàn và cười khoái trá khi những ngón tay nhỏ bé búng vào mấy sợi dây kêu “tưng…tứng…”, cũng là lúc ông bỏ đánh đàn và chúng tôi không bao giờ nhìn thấy cây đàn ấy nữa…
 
Tôi theo chân Messi về Barcelona, và dĩ nhiên, tôi trở thành fan Barca. Thường thì một người yêu thích một đội bóng nào đó bắt nguồn từ việc yêu thích một ngôi sao của đội, quả đúng là như vậy – tôi thầm nhủ. Cũng may là căn nhà mà đám sinh viên bọn tôi thuê có một cái tivi cũ, thế là tôi bắt đầu xem Barca đá, những trận đấu 2, 3 hay 4 giờ sáng, tôi trở thành thằng lập dị nhất trong cái xóm trọ này, một thằng Culé đơn độc. Những đêm tôi ngồi một mình dán mắt vào cái màn hình và theo dõi từng trận đấu, may mắn cho tôi là tôi đến với Barca vào lúc câu lạc bộ đang trong giai đoạn cực thịnh với những chiến thắng như chẻ tre, với sự thăng hoa của Messi… Tôi thích thú biết dường nào với những câu nói của bình luận viên như: “Mỗi lần Messi ghi bàn, người ta lại nghĩ về việc anh sẽ trở thành cầu thủ xuất sắc nhất thế giới”.
 
Tôi bị bọn trong xóm trọ cười nhạo mãi về cái trận Barca hạ Chelsea bằng bàn thắng phút bù giờ của Iniesta, theo tụi nó – những thằng fan NHA – nói, bằng cả sự giúp đỡ của trọng tài và sự chống lưng của UEFA. Suốt ngày tôi nghe những lời giễu cợt về pha ăn vạ của Busquets trong trận gặp Inter, tụi nó nói Barca là đoàn kịch…, nhưng tôi chẳng hề mảy may bận tâm gì và cũng chẳng thèm tốn công tranh cãi, bởi khi yêu, người ta có thể bỏ qua nhiều thứ chỉ để tiếp tục yêu, mặc cho người khác nói gì, chỉ cần trong mắt mình người yêu luôn đẹp. Barca trong tâm trí tôi là đội bóng vĩ đại, là đội từng đoạt cú ăn sáu vô tiền khoáng hậu, là nơi ương mầm ra những tài năng lớn, là nơi đã mở lòng chào đón và bỏ tiền để điều trị cho cậu bé bị chứng rối loạn hóc môn tăng trưởng mà không một câu lạc bộ nào chịu nhận, là câu lạc bộ duy nhất trong cả trăm năm trời bỏ qua khoảng lợi nhuận khổng lồ từ tiền quảng cáo để giành riêng cho logo Unicef, trong khi một số đội bóng khác vì tiền còn bán cả tên sân vận động của mình…
 
Và thế là tôi yêu Barca thực sự, yêu đến nỗi một ngày nọ tôi bất giác giật mình rằng không biết từ khi nào mình không còn yêu Messi nhiều như trước nữa. Trái tim tôi bắt đầu không chung thủy. Tôi bắt đầu yêu Xavi với cái nhìn sâu thẳm mà tôi không thể nào quên, ánh mắt của một con người luôn âm thầm hi sinh vì người khác. Tôi yêu Iniesta với những khoảnh khắc diệu kỳ, với cái vẻ hiền lành ít nói. Tôi yêu Busi với sự lạnh lùng và quyết đoán, với những pha bóng mà anh luôn ở tầm cao hơn đối thủ một cái đầu. Tôi yêu người cận vệ già Puyol, một con người tận tụy, yêu chàng trai trẻ Piqué nghệ sĩ và hóm hỉnh. Tôi yêu Abidal, người trước khi trải qua cuộc phẩu thuật sinh tử đã nói với đồng đội rằng: “Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa thì đó cũng là cuộc sống và chúng ta phải tiếp tục…”. Và tôi còn yêu nhiều, nhiều nữa…, yêu hết cả những cậu bé đang hàng ngày học tập và chơi bóng tại La Masia, nơi mà bọn chúng được dạy rằng phải tôn trọng cả người đầu bếp như tôn trọng huấn luyện viên của mình!
 
Giờ thì tôi hiểu, tình yêu thực ra không di truyền nhưng sức lan tỏa của nó hết sức mãnh liệt
 
Và tôi yêu cha tôi, người đã tuyệt đối không cho bọn tôi học đàn chỉ vì không muốn bọn tôi đi theo vết xe đổ của ông, thời trai trẻ từng bỏ suất học bổng của Quốc Gia để chạy theo tiếng gọi của phím đàn, và sau mười mấy năm phiêu bạt, ông trở về với gia tài là một cây đàn cũ... Ông biết rằng, tình yêu và đam mê có thể khiến bọn tôi mù quáng…
 
Nhưng đâu hoàn toàn là vậy! Trên hết, tình yêu chứa đựng sự hi sinh cao cả, như sự hi sinh của người cha cho tương lai của những đứa con mình. Như chính bản thân ông, đã vì yêu những đứa con mà từ bỏ cây đàn – người bạn đồng hành mà ông yêu quý nhất, và hơn nữa, là từ bỏ cả niềm đam mê mà ông đã phải đánh đổi bằng cả tuổi trẻ của mình…
 
 
5. Trịnh Pedro Rodriguez
PEP GUARDIOLA: “THE VILE” OR “THE VENERABLE”? (“KẺ HÈN HẠ” HAY “QUÝ NGÀI ĐÁNG KÍNH”?)
 
Trước hết tôi xin được phép giới thiệu tới bạn đọc hai trong số những cuốn sách về bóng đá hay nhất, theo cá nhân tôi, trong vòng 2 năm trở lại đây. Cuốn sách đầu tiên, đã quá nổi tiếng, mang tên nguyên bản là “THE MAKING OF THE GREATEST TEAM IN THE WORLD” của tác giả người Scotland Graham Hunter (mà các bạn đã biết đến tên tiếng Việt là “Barca, Đường đến vinh quang”). Cuốn thứ hai mang tựa đề “JAG AR ZLATAN IBRAHIMOVIC” (Tôi là Zlatan Ibrahimovic), cuốn tự truyện nổi đình nổi đám của tiền đạo xuất chúng đang thi đấu tại PSG, đội trưởng ĐTQG Thụy Điển.
 
Điểm chung của cả 2 cuốn sách nói trên là đều được đánh giá rất cao về giá trị văn học theo nhận xét của các chuyên gia. Tác phẩm của Graham Hunter đã được xuất bản rộng rãi trên hàng trăm quốc gia, được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau (trong đó có tiếng Việt), và cũng được nhiều bạn trẻ mến mộ (dù cho họ không phải là những cule). Còn tác phẩm thứ 2 đã được bán sạch 500.000 bản chỉ tại riêng Thụy Điển, là một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại tại quê hương của những câu chuyện cổ tích Andersen và được đề cử trao giải thưởng văn học danh giá “The August Prize” tại đất nước này.
 
Tuy nhiên, đặc điểm thu hút của 2 cuốn sách này không nằm ở văn phong hay cách viết vì cả 2 tác giả nói trên đều không phải là những tiểu thuyết gia siêu hạng. Quan trọng hơn hết, đó là tính xác thực của những câu chuyện bên trong, là những “phần chìm” của đời sống bóng đá mà những con người ở xứ “khỉ ho cò gáy” như chúng ta không cách nào biết được. Cả G.Hunter lẫn Ibra đều có đủ điều kiện và khả năng để phơi bày điều đó ra bởi lẽ họ là những con người từng sống trong thế giới ấy, và bây giờ chúng ta được nghe đích thân họ kể lại.
 
Xét về nội dung, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điểm chung của 2 tác phẩm nói trên. Graham Hunter, phóng viên độc quyền cho FC Barcelona và Tây Ban Nha của uefa.com, đã truyền đạt cho độc giả những điều tai nghe mắt thấy của ông trong suốt 5 năm hoạt động tại đây. Trong khi đó, Zlatan Ibrahimovic có khối “chuyện hay” để nói khi mà việc anh bị đào thải ngay sau khi ghi tới hơn 20 bàn thắng trong mùa bóng đầu tiên tại Barca vẫn còn là một dấu hỏi lớn với người hâm mộ trên thế giới.
 
Như tôi đã nói, tính xác thực mới là giá trị nổi bật nhất của 2 cuốn sách trên, tức là những điều mà họ viết phải chính xác 100% sự thật thì mới thực sự được coi là có giá trị. Tuy nhiên có một điều phi lý đến đáng ngạc nhiên rằng những gì mà cả 2 tác giả viết về cùng một nhân vật lại tương phản nhau như nước với lửa. Nhân vật mà tôi đang nói tới chính là PEP GUARDIOLA.
 
Ở tác phẩm “Barca, Đường đến vinh quang”, G.Hunter không chỉ nói về con đường đi đến vinh quang tột bậc của đội bóng xứ Catalan dưới triều đại của Josep Guardiola, mà ông còn dành ra hẳn một chương để nói về tầm quan trọng, tính cách và tài năng của nhân vật này: THE EXILE RETURNS (tạm dịch là “Đứa con tha hương trở về”). Tựu trung lại, mọi điều mà G.Hunter đã phản ánh qua lời văn của mình về Pep hoàn toàn giống với những gì mà người hâm mộ đội bóng bấy lâu vẫn hình dung. Con người của vị chiến lược gia này toát lên một vẻ nghiêm nghị, kiên định (luôn bảo vệ chính kiến của mình trong các cuộc họp báo), cực kỳ nghiêm khắc trong cách quản lý đội bóng (đặt ra “Luật của Pep” về quản lý giờ giấc, chế độ dinh dưỡng, hình phạt …), khả năng đọc trận đấu và chiến thuật vượt bậc của 1 cựu danh thủ bóng đá hàng đầu thế giới, tinh thần cầu tiến ham học hỏi và niềm đam mê cháy bỏng với bóng đá (sang Ý chơi bóng những năm cuối sự nghiệp để tiếp thu tinh hoa từ lối đá phòng ngự, đến tận nhà Marcelo Bielsa vào lúc nửa đêm để nghe thuyết giảng về triết lý bóng đá tấn công). Đó chính xác là những điều mà chúng ta luôn nghĩ đến khi nói tới Pep Guardiola.
 
Câu chuyện chỉ lên tới đỉnh điểm khi Zlatan Ibrahimovic – tiền đạo đắt giá nhất trong lịch sử FC Barcelona – cho xuất bản cuốn tự truyện của mình. Và ngay trong 2 chương đầu tiên của cuốn sách, Ibra đã làm cho các cule, trong đó có tôi, phải vừa đọc vừa run lẩy bẩy, nhễ nhại mồ tay. Nó giống như cảm giác một điều gì đó mà mình tin tưởng, theo đuổi trong suốt thời gian qua bị sụp đổ hoàn toàn. Và nó cũng không khác là bao với cảm giác NHM Lance Armstrong biết được vị thánh mà mình tôn thờ thực chất là con người như thế nào.
 
Trong cuốn tự truyện của Ibra có rất nhiều chi tiết đắt giá về Guardiola mà người đọc cần phải chú ý tới, nhưng tôi xin được phép trích dẫn câu chuyện nổi cộm nhất mà Ibracadabra đã kể để khắc họa tính cách của ông thầy “đáng kính” này. Câu chuyện bắt đầu khi Messi được chơi ở giữa và Ibra bị đẩy dạt ra cánh trong sơ đồ 4-3-3 của Barca. Và Ibra quyết định gặp Pep để nói chuyện phải quấy:
 
“Thế là tôi gặp Pep để nói chuyện. Tôi đến với thái độ hết sức rõ ràng là chỉ muốn đối thoại chứ không phải choảng nhau. Tôi nói: "Tôi không muốn chiến tranh, chỉ cần một cuộc thảo thuận". Pep gật đầu, nhưng trong ánh mắt có nét sợ sệt. Tôi bèn lặp lại: "Nếu ông nghĩ tôi đến kiếm chuyện thì cứ nói, tôi sẽ bỏ đi. Nhưng tôi thật sự muốn nói chuyện". Hắn đáp: "Tốt thôi, tôi thích thảo luận với cầu thủ".
 
"Thế tôi vào vấn đề nhé. Ông không sử dụng đúng năng lực của tôi. Nếu cần một trung phong ghi bàn, ông nên mua Inzaghi hay một ai khác. Tôi cần khoảng trống và được tự do. Tôi không thể chạy lên chạy xuống liên tục. Tôi nặng đến 98 kg và không có nguồn thể lực cho việc ấy".
 
Hắn suy nghĩ, hắn lúc nào cũng tỏ ra trầm tư như vậy, rồi nói: "Tôi cứ nghĩ anh đá được như thế". Tôi đáp: "Không, thà là cho tôi dự bị còn hơn. Nói thẳng nhé, tôi hiểu ông đang hy sinh tôi cho những cầu thủ khác. Điều này không ổn đâu. Giống như mua một chiếc Ferrari về và lái nó như một chiếc Fiat vậy". Hắn lại suy nghĩ, rồi đáp: "OK, có lẽ tôi đã phạm sai lầm. Hãy để tôi sửa chữa nó".
 
Nhưng không có gì thay đổi cả, chỉ có chiến tranh lạnh mà thôi. Sau buổi nói chuyện ấy, hắn gần như chả nhìn đến tôi. Tôi cũng không phải loại người quá để tâm đến những chuyện như vậy. Và bất chấp vị trí mới, tôi vẫn ghi bàn.
 
Làm khách của Arsenal tại Champions League, chúng tôi chơi lấn lướt hoàn toàn. Tôi ghi 1, rồi 2 bàn, đều rất đẹp. Khi ấy tôi nghĩ: "Mặc xác Pep, ta sẽ đi con đường của ta". Nhưng khốn kiếp, hắn thay tôi ra. Arsenal lội ngược dòng và gỡ lại 2 bàn. Đúng là rác rưởi, rồi chấn thương đùi xảy ra.
 
Bình thường một HLV sẽ phải quan tâm đến những điều như vậy, Zlatan mà chấn thương thì đấy phải là chuyện nghiêm trọng ở mọi đội bóng. Nhưng Pep vẫn lạnh đá. Hắn không buồn nói với tôi dù chỉ nửa lời trong suốt 3 tuần. Một lời chào cũng không. Một cái nhìn cũng không.”
 
[…] “Tôi càng ngày càng mệt mỏi trong việc đi tìm câu trả lời. Tôi cố thử tiếp xúc, nhưng thấy tôi đến gần là hắn quay lưng đi. Trông có vẻ sợ sệt.”
 
[…] “Tôi điên quá. Phòng thay đồ khi ấy có nhiều người, tôi tia một cái thùng kim loại và đá thẳng về phía tên kẻ thù đang xoa cái đầu hói của mình. Chiếc hộp bay lên phải 3 thước rồi rớt xuống. Rồi tôi thét lên: "Mẹ kiếp. Mày không có bi. Mày đi chết đi thằng khốn".
 
Tôi điên như vậy đó, và bạn chờ đợi Pep sẽ nói gì đó đại loại như: "Bình tĩnh, cậu đâu thể nói chuyện với HLV theo kiểu đó được". Nhưng không, hắn vừa hèn nhát vừa yếu đuối, đến nhặt từng món cho vào hộp, như một tên lao công rồi rời khỏi phòng. Mọi người bắt đầu bàn tán xem chuyện gì đã xảy ra, nhưng làm sao họ biết được khi chính tôi cũng không biết.”
 
Các bạn nghĩ thế nào về những lời Ibrahimovic đã kể? Đó khác xa so với hình tượng Josep Guardiola mà chúng ta vẫn tưởng tượng, một con người bất tài, lừa đảo, nhu nhược và hèn hạ. Và điều cay đắng là những chi tiết trên hoàn toàn có cơ sở nếu xét trên thực tế những gì mà chúng ta đã biết, và chẳng việc gì Ibra phải đi bịa đặt hàng chục trang truyện để nói xấu một người. Nói cách khác là những điều mà Ibra viết, nếu chúng ta dám thẳng thắn đối mặt, là sự thật 100%.
 
Vậy là 2 tác phẩm khắc họa nên 2 con người Pep Guardiola hoàn toàn đối nghịch. Liệu 2 mặt này có thể cùng tồn tại song song trong cùng 1 con người hay không? Gần như là không thể. Vậy thì câu hỏi đặt ra là ai đúng và ai sai? Chúng ta nên tin vào ai? Tin vào Graham Hunter và những gì mà chúng ta theo đuổi bấy lâu? Hay tin vào Ibrahimovic – một kẻ mà đi đến bất cứ đâu nào cũng bô bô rằng mình là “cổ động viên từ tấm bé” của đội bóng đó và quay sang nói xấu đội bóng cũ, một kẻ từng có những phát ngôn trịch thượng đại loại như “tôi thấy mình xứng đáng với QBV ơn ai hết”? Vấn đề là Ibra chẳng việc gì phải “ngậm máu phun người” và những gì gã kể hoàn toàn trùng khớp với điều mà chung ta đã biết.
 
Khi tôi chia sẻ ý nghĩ trên trong lần hiếm hoi được gặp BLV Trương Anh Ngọc, anh đã nói với tôi rằng: “Mỗi HLV đều có một cách quản lý đội bóng riêng, cách đối nhân xử thế của riêng mình”. Và thực sự câu nói đó của anh đã khiến tôi như tỉnh cả người và nhẹ nhõm đi rất nhiều. À đúng rồi, chúng ta bao giờ cũng có thể nhìn vào 2 mặt của 1 vấn đề. Có những người sau khi đọc xong lời kể của Ibra về Pep đã ngay lập tức kết luận rằng lớp mặt nạ đạo đức giả của Pep bấy lâu đã bị vạch trần. Nhưng với những người suy nghĩ thấu đáo, họ có thể nhìn nhận điều đó theo một chiều hướng khác. Với một đội bóng đề cao tính tập thể, kỷ luật chặt chẽ và tuân thủ chiến thuật như Barca thì việc chứa chấp một “cá tính nổi loạn” như Ibra sẽ giống như một quả bom nổ chậm có thể bùng phát bất cứ lúc nào trên đoàn tàu đang chạy êm như ru. Và nếu Pep Guardiola – người có nhiệm vụ tháo kíp nổ của quả bom – tự lượng sức mình rằng không thể hóa giải được nó, cách tốt nhất chọn thời điểm thích hợp mà ném nó qua cửa sổ. Đó không phải là hèn nhát và yếu đuối, mà đôi khi biết rút lui cũng là một điều dũng cảm. Nếu Pep có sai lầm thì đó chỉ là vì ông chưa nắm rõ được tính cách của “gã điên” Ibra đó trước khi mua về mà thôi (đã gặp bao giờ đâu mà biết?).
 
Dù có thế nào đi chăng nữa, với những gì Pep đã làm được cho Barca, 14 danh hiệu trong vòng 4 năm, khẳng định một đế chế mạnh nhất trong lịch sử bóng đá thế giới và để lại một di sản đồ sộ cho người kế thừa, không ai được phép nghi ngờ những gì mà Pep đã làm. Dù cho những lời kể của Ibra kia là sự thật, dù cho Pep có là người hèn nhát, lừa đảo hay yếu đuối, ông vẫn là một huyền thoại trong lòng tất cả các cule trên toàn thế giới.
 
Cuộc nội chiến trong tâm hồn tôi: THE VILE vs THE VENERABLE. Tôi xin tuyên bố, người chiến thắng: PEP GUARDIOLA – QUÝ NGÀI ĐÁNG KÍNH.
 
P/S: Các cule ơi! Hãy nhớ rằng chỉ và sẽ mãi chỉ có một PEP GUARDIOLA mà thôi!!!!!!!!!!!!
 
 
6. Minh Thuận
BARÇA - THÁCH THỨC SỰ VĨ ĐẠI
 
*Một huyền thoại bắt đầu…
 
Có những thứ sinh ra đã là vĩ đại, nhưng có những thứ sinh ra để tìm kiếm sự vĩ đại. Bánh xe thời gian và guồng quay lịch sử đã chứng kiến những kẻ thách thức, bởi lẽ chỉ có sự vĩ đại mới có quyền thách thức, thách thức những đỉnh cao, thách thức những giới hạn.
 
113 năm trước vào đúng cái ngày 29/11/1899, tại thành phố Barcelona, chàng kế toán người Thụy Sỹ Joan Gamper cùng những người bạn đã đi đến quyết định thành lập Fútbol Club Barcelona, tức Barça theo cách chúng ta thường gọi. Có lẽ lúc đó, họ cũng không thể hình dung rằng chính mình đã phôi sinh ra một giá trị vĩ đại của bóng đá thế giới.
 
113 năm trôi qua, FC Barcelona giờ đây không chỉ đơn thuần là một câu lạc bộ bóng đá, như chính cái mục đích ban đầu của nó. Barça giờ là một đại gia đình. Nơi hào quang quá khứ hòa cùng ánh nắng Địa Trung Hải, nơi bạn có thể nghe được niềm vui, nỗi buồn, nơi hạnh phúc có thể được nhìn thấy, nơi bạn có thể cảm nhận từ trong lồng ngực mình nhịp đập “El cant de Barça”.
 
Quay đầu nhìn lại cuộc hành trình lịch sử ấy, có vinh quang, niềm vui chiến thắng, nỗi buồn thất bại… Nhưng tuyệt nhiên không bao giờ có sự hèn nhát, dù là khi ra sân và đối đầu với những đối thủ lớn, hay thậm chí phải đối mặt với chế độ độc tài của Franco.

Bởi lẽ lịch sử bi hùng của Barça – được dệt nên bởi tình yêu và lòng đam mê đầy nhiệt huyết, thấm đẫm cả máu và nước mắt của bao thế hệ người Catalan, không cho phép có sự hèn nhát. Vì hèn nhát dành cho kẻ yếu hơn, mà Barça thì luôn thách thức cả thế giới!

 

*… và sản sinh ra những huyền thoại…

 

Tôi biết đến Barça từ những năm đầu của thế kỷ XXI, nên cũng xin mạn phép chỉ nói về những huyền thoại và giai đoạn lịch sử của thế kỷ này. Dẫu biết rằng tiếng vọng từ lịch sử luôn gọi tên những huyền thoại bất tử một thời của câu lạc bộ như Cesar Rodriguez, Johan Cruyff, Rivaldo, Romario… nhưng có lẽ Barça của thế kỷ XXI, Barça của một thập niên trở lại đây mới chính là Barça mạnh nhất, hoàn hảo nhất, một kẻ thống trị thực sự và là nỗi kinh hoàng cho cả thế giới, và những thành công không đến một cách ngẫu nhiên, góp công rất lớn vào những thành công đó là những con người đã-và-sẽ-trở-thành-huyền-thoại ở Thánh đường Camp Nou…

 

Ronaldinho là người nghệ sĩ sáng tạo nên những khúc nhạc lòng từ vũ điệu sân cỏ cùng những vòng quay của quả bóng tròn. Đến với Barça từ Paris hoa lệ, hòa cùng dòng máu Brazil hào nhoáng với vũ điệu Samba bỏng cháy dường như đã hình thành nên phong cách chơi bóng của anh. Những pha đi bóng ảo diệu như một ảo thuật gia, những đường chuyền chính xác tới từng milimet, những cú sút phạt kinh hoàng đối với các thủ môn. Sự ngẫu hứng là thứ được anh đề cao nhất. Anh mang tôi đến với Barcelona, mang tình yêu của tôi đến với nơi này và gắn chặt nó ở đây. Ngày anh ra đi, tình yêu đó vĩnh viễn khuyết đi một mảnh không bao giờ có thể hàn gắn. Nhưng cuộc sống là thế…

 

Thời của Ronaldinho cũng là thời của Samuel Eto’o – con báo đen của bóng đá châu Phi, con báo đen oai vệ luôn sẵn sàng cất tiếng gầm vang khiến cho tất cả đối thủ phải sợ hãi. Anh là một người mang ít nhiều dòng máu Madrid, nhưng Madrid chưa bao giờ cho anh hạnh phúc. Trái tim anh thuộc về nơi đây – Barça, bằng một tình yêu mãnh liệt không gì so sánh được. Nhanh nhẹn. mạnh mẽ và chuẩn xác, tất cả làm nên một huyền thoại vĩ đại với những bàn thắng. Anh đi rồi, đến với Serie A đầy thách thức và giành tất cả vinh quang, đến với xứ Bạch dương và trở thành cầu thủ có mức lương cao nhất thế giới, nhưng có lẽ trong một khoảnh khắc, hay nhiều khoảnh khắc của cuộc đời, anh vẫn hướng lòng mình về Camp Nou – nơi tình yêu được định nghĩa.

 

Người ta gọi anh là chiến binh có trái tim sư tử, anh mang băng đội trưởng của Barça mỗi khi ra sân. Cuộc đời anh cũng chính là một cuốn sách chân thực nhất viết về FC Barcelona, tình yêu của anh dành trọn cho câu lạc bộ. Quả cảm trong từng pha bóng, quyết tâm chiến thắng có thừa. Anh truyền cảm hứng đến cho đồng đội, anh làm đối thủ chùn bước bằng bản lĩnh của mình. Vâng, Carles Puyol – El Capitanal vĩ đại nhất trong lịch sử Barça!

 

Nhiều năm nay, Tiqui-Taca trở thành thứ bóng đá thần thánh thống trị thế giới, từ Tây Ban Nha cho đến Barça. Nó nổi lên như thứ bóng đá quyến rũ nhất, hoa mĩ nhất mà cũng hiệu quả nhất. Người ta bảo rằng trên thế giới chỉ có duy nhất một người nắm giữ chìa khóa cho lối đá đó – anh là Xavi Hernandez. Kẻ luôn tung ra hàng trăm đường chuyền trong mỗi trận đấu. Kẻ có thể bất ngờ đưa ra một đường chọc khe chết người hay một cú phất bóng hoàn hảo về độ chuẩn xác. Con người anh, cuộc đời anh là một sự thầm lặng, với những danh hiệu cá nhân thầm lặng…

 

Có lẽ cái tên Andrés Iniesta đã may mắn hơn Xavi Hernandez khi nó được xướng lên ở lễ trao giải Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu của UEFA, lần đầu tiên, thế giới công nhận tài năng và những đóng góp của anh cho bóng đá bằng một danh hiệu cá nhân. Nhưng đó âu cũng là một điều xứng đáng, cầu thủ nhỏ con người Tây Ban Nha với những pha đi bóng lắt léo, kỹ thuật, sự điềm đạm cả bên trong lẫn bên ngoài sân cỏ tạo nên một cá tính mẫu mực. San Andrés, con người của những phút giây định đoạt.

 

Và Leo Messi: ngôn từ bất lực.

 

*Lịch sử được kế thừa

 

25/11/2012, trong trận đấu với Levante tại La Liga, Dani Alves rời sân nhường chỗ cho Martín Montoya đánh dấu một trong những sự kiện quan trọng nhất lịch sử Barça, làm chấn động thế giới: 11 con người trên sân trong đội hình Barça đều xuất phát từ lò đào tạo trẻ của họ, La Masia.

 

La Masia đã, đang và sẽ đóng góp nhiều hơn cho thành công của câu lạc bộ. Kể từ ngày Thánh Johan đưa ra ý tưởng thành lập La Masia, người ta cũng không thể mường tượng ra được viễn cảnh nó thống trị bóng đá thế giới. Có lẽ không quá khi nói rằng rồi đây, với La Masia, Barça sẽ còn nối dài hành trình vinh quang của mình.

 

Nhưng La Masia không thì có lẽ chưa đủ để khẳng định rằng lịch sử của câu lạc bộ sẽ được kế thừa. Cái mà tôi muốn nói tới là tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của Barça trong đời sống bóng đá thế giới, từ tinh thần, lối đá đến cách phát triển bóng đá. Tiqui-Taca đã, đang và sẽ trở thành một phong cách bóng đá mới mà rất nhiều đội bóng đang học tập. Nhưng chỉ có điều chưa ai có đủ tầm tiệm cận Tiqui-Taca của Barça, phần nhiều cũng do nhân tố con người. Tiqui-Taca lấy kiểm soát bóng làm gốc, nhưng kiểm soát bóng thôi chưa đủ làm nên Tiqui-Taca.

 

Điều thứ hai là cách phát triển bóng đá ở mỗi câu lạc bộ theo con đường đào tạo trẻ. Không phải đến thời của La Masia, người ta mới bắt đầu biết đến việc đào tạo lứa cầu thủ kế thừa cho câu lạc bộ. Từ giai đoạn người Hà Lan mang thứ bóng đá tổng lực thị uy thế giới, lò đào tạo của Ajax Amsterdam đã nổi lên như nơi sản sinh ra nhiều tài năng bóng đá bật nhất lịch sử. Nhưng trong giai đoạn kim tiền, dường như đồng Euro, Dollar đã chi phối quá nhiều đời sống bóng đá thế giới. Những bản hợp đồng bom tấn, những mức lương khủng được chi ra để chèo kéo các ngôi sao trong thời buổi kinh tế khủng hoảng chưa bao giờ được coi là một giải pháp khôn ngoan mà chúng chỉ mang tính tức thời. Nhưng cùng với những thành công của La Masia đã khiến người ta phải thay đổi suy nghĩ. Hàng loạt câu lạc bộ quay sang chi tiền cho đào tạo trẻ, họ chú trọng đến lứa cầu thủ tương lai kế thừa hơn. Phải, đào tạo trẻ là con đường chông gai, đôi khi phải trả giá bằng những thất bại hiện tại, nhưng trái ngọt sẽ đến. Một con đường sáng và đúng.

 

Barça và những giá trị của mà câu lạc bộ này mang lại sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống bóng đá trong một thời gian dài nữa.

 

*Viết tiếp một tình yêu…

 

Tôi đến với Barça đã 10 năm. 10 năm vật đổi sao dời, Barça bây giờ đã khác, khác xa so với cái ngày tình yêu này chớm nở. Những người đến, có những người đi. Mặt cỏ Camp Nou cũng trải qua biết bao lần thay mới. Thời gian đẩy vinh quang và nỗi đau quá khứ lùi vào sách sử, chúng được ghi lại ở đó, bởi lẽ vinh quang quá khứ không phải thứ để vin vào và tự mãn, càng không phải thứ để mang ra khoe khoang, đó chỉ nên là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho những thế hệ sau này bước tiếp con đường vinh quang của câu lạc bộ.

 

Số phận cũng chỉ ra rằng không có sự vĩ đại nào đủ sức chống lại nó. Rằng chính Barça trong những năm hoàng kim cũng thất bại, cũng không thể trở thành kẻ đầu tiên giữ được ngai vàng Champions League. Nhưng số phận cũng chỉ ra rằng, những kẻ dám thách thức nó, thì mãi mãi vĩ đại.

 

Người ta vẫn ví cuộc đời này như một dòng sông. Quá khứ rồi sẽ trở thành thứ của ngày hôm qua, bởi thực tại bao giờ cũng dễ dàng khiến người ta lãng quên đi tất cả. Ánh hào quang dù sáng hay những năm tháng huy hoàng rồi cũng sẽ có lúc phải lụi tàn. Nhưng tình yêu không được dệt nên từ những ánh hào quang tức thời, nên nó sẽ tồn tại mãi mãi...

 

 

7. El Nino

Barcelona! Biểu tượng của bóng đá tấn công

 

“ Chưa ai khiến chúng tôi phải vất vả đến thế. Nhưng Barca xứng đáng với danh hiệu đó. Trong suốt sự nghiệp cầm quân của tôi, họ là đối thủ xuất sắc nhất mà chúng tôi từng đối mặt.” - Sir Alex Ferguson từng nói về Barcelona. 1 nhà cầm quân vĩ đại như Sir Alex Ferguson cũng phải lên tiếng khẳng định đẳng cấp thực sự của đội bóng xứ Catalunya. Và lời nhận xét ấy cũng chỉ là 1 trong số nhiều những lời nhận xét có cánh khác của những nhân vật uy tín trong làng túc cầu giáo dành cho Barcelona.

 

Nói Barcelona là 1 CLB vĩ đại chẳng sai chút nào. Dù quá khứ hay hiện tại thì đội bóng của chủ tịch Sandro Rosell vẫn luôn là thế lực của bóng đá TG. Barcelona của ngày hôm nay với lối đá Tiqi - Taka làm say đắm lòng người. Lối đá ấy thực sự là 1 công trình, và công trình ấy mang tên Pep Guardiola. Có lẽ bây giờ người ta xem bóng đá không phải là xem Barca đá mà là xem đội bóng nào có thể đánh bại Barcelona 1 cách thuyết phục và đẹp mắt nhất. Có thể người ta ghét 1 vài con người trong đội bóng này vì họ đóng kịch 1 cách lộ liễu như Busquets, Alves… Thế nhưng nếu để ý, bạn có thể thấy hầu hết những tình huống ấy chỉ diễn ra khi Barca đối đầu với Real Madrid. Mourinho luôn thích có những cầu thủ cơ bắp trong lối chơi của mình để phục vụ cho chiến thuật phòng ngự phản công của ông ta. Nhưng trước Barcelona ở thời điểm này thì cho dù Jose Mourinho có là người đặc biệt hay gì đi chăng nữa thì đội bóng do ông dẫn dắt có lẽ cũng chưa phải là đối trọng của gã khổng lồ xứ Catalunya. Mourinho sẵn sàng xếp Pepe đá thấp nhất hàng tiền vệ chỉ để chặt chém các cầu thủ Barcelona và cụ thể là Lionel Messi. Nhưng Barcelona đâu có đơn giản. Để đối phó với những tình huống “bạo lực” từ phía đối phương thì rõ ràng Barca cần những kịch sỹ như Busquets để lấy độc trị độc. Với Mourinho, chiến thắng dù có xấu xí như thế nào đi chăng nữa thì vẫn là chiến thắng. Để có được chiến thắng, “người đặc biệt” bất chấp tất cả. Có ý kiến cho rằng, Jose Mourinho về Real làm chết đi hình ảnh đẹp của CLB ??? Họ nói rằng, Real trước khi có Mou đến luôn luôn ra sân và thi đấu với thế trận tấn công đẹp mắt và thật khó để thấy Real của quá khứ có 1 trận đấu nào mang tính phòng ngự nhiều hơn là tấn công. Những ngôi sao tấn công luôn luôn chỉ biết tấn công, tấn công và tấn công. Luôn luôn chỉ biết bắn phá khung thành đối phương nhưng Real hiện tại thì sao ??? Mou bắt Ronaldo phải đá thấp hơn rất nhiều chứ không được thoải mái tấn công như cái công việc chính của anh là chỉ quan tâm đến mặt trận tấn công. Và đã có những phản ứng của ngôi sao người Bồ Đào Nha trong cái cách bố trí đội hình của “người đặc biệt”. Đối đầu với Barcelona ở thời điểm này đúng là không đội bóng nào dám chơi đôi công. Bởi điều ấy chẳng khác nào tự sát. Barca có thể làm khán giả buồn ngủ bởi lối đá chậm rãi, bình tĩnh kiểm soát bóng và chuyền đi chuyền lại bởi những siêu sao có kỹ thuật rất tốt cũng như khả năng điều tiết trận đấu tuyệt vời. Nhưng 1 khi họ tăng tốc thì những khán giả như chúng ta sẽ thực sự tỉnh ngủ. Chơi với Barcelona, nếu không tập trung cao độ thì dù là bất cứ đội bóng nào cũng sẽ phải trả giá đắt. Barca với những con người ăn tập với nhau từ nhỏ cho đến bây giờ đã quá hiểu nhau. Thậm chí họ cảm nhận được đồng đội mình sẽ di chuyển như thế nào trước khi đưa ra 1 đường chuyền. Những ảo thuật gia như Xavi, Iniesta hay Messi là những ngòi nổ tạo ra sự khác biệt trong lối chơi của họ. Khi Barcelona tăng tốc thì sẽ thực sự vất vả cho các hàng phòng ngự. Kể cả là những trung vệ đẳng cấp thế giới cũng khó có thể đọc tình huống kịp với tốc độ mà Barca tạo ra. Họ là cha đẻ của Tiqi – Taka và chẳng có lý do gì mà họ lại không làm tốt. Lối đá biến hóa khôn lường và bạn sẽ chẳng thể đoán nổi những con người trong đội hình của họ chơi ở vị trí nào. Những Messi, Pedro, Fabregas, Villa, Sanchez lúc trái, lúc phải, khi lại thấy họ đang ở trung lộ. Thật khó bắt bài. Lúc 4-3-3 có thể ngay lập tức chuyển sang 3-4-3. Messi có thể dạt cánh cũng như Cesc có thể đá tiền đạo ảo từ lúc nào không ai hay… Những thứ đó là cả 1 nghệ thuật. Barcelona của kỷ nguyên Pep Guardiola là như vậy. Nó quyến rũ theo 1 cái cách rất riêng và mang tính độc quyền.

 

Trước đây khi Pep chưa nắm quyền. Có ai dám nói Barcelona của Frank Rijkaard hay Johan Cruịjff không tuyệt vời. Có ai khiến khán giả cả 2 đội phải đứng dậy vỗ tay như Ronaldinho đã làm được trong trận đấu với Real Madrid ngay tại Bernabeu. Những Ronaldo, Romario, Rivaldo, Johan Cruijff, Hristor Stoichkov … đều đã ở Nou Camp và biến Barcelona thành 1 cái nôi của bóng đá đẹp. Tre già măng mọc. Bây giờ, những Messi, Xavi, Iniesta, Pedro, Fabregas… đang tiếp bước những tiền bối để đưa Barcelona tiếp bước trên con đường đi tìm những vinh quang. Leo liên tiếp xô đổ những kỷ lục của bóng đá TG trong thời gian qua. Có lẽ, anh chỉ còn thiếu chức VĐ World Cup để bộ sưu tập của mình thêm lộng lẫy và được cả thế giới công nhận.

 

Barcelona chính là biểu tượng của bóng đá đẹp, là đỉnh cao của nghệ thuật. Những ai không công nhận Barca là 1 đội bóng đẳng cấp và cuốn hút người xem thì đó là họ đã tự lừa dối chính bản thân mình !!! Thân là 1 CĐV của Manchester United nhưng thú thật, những trận bóng gần đây tại C1 khi MU bị Barca đánh bại, tôi luôn tâm phục khẩu phục công nhận chiến thắng của gã khổng lồ xứ Catalunya. Họ đã đánh bại MU bằng đúng cái "chất lượng" vốn có của những "nghệ sĩ". Đừng bao giờ ghen tị với thành công của người khác, bởi khi thành công đến với mình, bạn có chắc chắn rằng họ sẽ chia sẻ với bạn??

 

/El Nino/

 

8.      El Pulga Vietha

BÀI DỰ THI VIẾT VỀ BARCA:

 

 

Cháu là 1 người con gái có sở thích hơi khác các bạn cùng giới xung quanh một tẹo: bóng đá. Cũng có thể gọi là sở thích, nhưng đúng hơn là một đam mê, đam mê bỗng đến với cháu vào một ngày bình thường trong cơn cuồng phong mang sắc đỏ-xanh tràn ngập khán đài, tràn ngập trong trái tim người hâm mộ BARCA :)

với mỗi người, đam mê sẽ mang đến cho họ những điều rất riêng và rất ý nghĩa, cháu cũng vậy, BARCA và bóng đá đã trở thành 1 phần của cuộc sống, và ở đây, cháu HỌC được nhiều điều :làm thơ, cách nhìn nhận cuộc sống và bài học làm người

là một người hâm mộ của BARCA, nhưng hơn hết cháu cũng là người hâm mộ môn thể thao vua, cháu tin tưởng vào 1 cái bắt tay không toan tính lừa lọc để chúng ta cùng nhau đi tới ''nơi bóng đá tình yêu không dối trá''

sau đây là bài thơ dự thi viết về BARCA do cháu tự sáng tác, cám ơn chú, vì tất cả những gì chú đã, đang và sẽ làm

''ngược dòng sông trở về nguồn thơ bé

ánh mắt trong theo câu hát của bà

ấm yêu thương bên vòng tay của mẹ

và nụ cười khanh khách bước theo cha

 

rồi 1 ngày bỗng hướng tới phương xa

nơi bóng đá tình yêu không dối trá

ánh mắt trong nay thoảng cơn gió lạ

lòng bồi hồi tim đã gọi BARCA

 

khúc khải hoàn chiến thắng cùng hoà ca

thần sức mạnh gọi tên ta hùng dũng

nước mắt rơi thấm vào dòng lắng đọng

miệng mỉm cười el cant del BARCA

 

theo năm tháng lớn dần với chúng ta

chung lí tưởng,nhiệt tâm cùng lối đá

tình yêu đó gửi bao miền đất lạ

culé xa phút chốc hoá một nhà ''

khi barca giành cú ăn 6 lịch sử. Khi barca đánh bại MU trong 2 trận chung kết cúp C1 để lên ngôi vô địch. Hay 3 lần liên tiếp giành chức vô địch La Liga.

Đó là cảm giác đau khổ khi Barca thua đau ở bán kết C1 trước Inter và Chelsea rồi nhìn hai đội này giơ cao chức vô địch. Khi Real phá vỡ sự thống trị của barca ở laliga.

Đó là cảm giác thất vọng khi ban lãnh đạo quyết định cho Qatar Foundation sẽ xuất hiện trên áo đấu. Khi Guardiola ra đi nhưng vẫn chúc cho ông may mắn trong cuộc sống.

Đó là sự đồng cảm giành cho Eric Abidal khi anh bị ung thu gan, cho hlv tito vilanova khi ông bị ung thu tuyến nước bọt. Mỗi giây phút đều cầu chúc cho họ qua khỏi trở lại với đội bóng.

Với khẩu hiểu Més que un club (Không chỉ là một câu lạc bộ) Barca là 1 gia đình. Ở đó tràn đầy tình người, tình đồng đội, tình thầy trò. Cules nào mà không sung sướng khi đứa con xa xứ Fabregas trở về với đội bóng thân yêu của anh chứ.

Nhưng trên hết là tình yêu dành cho messi - cầu thủ xuất sắc nhất thế giới hiện nay. Không một ngôn từ nào có thể đủ để nói về tài năng của messi. Anh phá hết kỉ lục này sang kỉ lục khác, không một ai có thể cản phá anh. Lần đầu tiên có 1 cầu thủ giành 4 quả bóng vàng liên tiếp. Nhưng đối với anh nhưng điều đó không quan trọng bằng chơi bóng và cống hiến cho đội bóng. Anh chơi bóng bằng niềm đam mê, sự thích thú, anh như đang chơi đùa với trái bóng, không ai có thể làm nhiều thứ với trái bóng như anh.

Và cuối cùng em muốn nói 1 câu em sẽ mãi yêu anh. Và barcelona mãi mãi trong tâm trí em.

 

10.  Do Trong Nhan

 

Bài viết về Barca: Thành thực mà nói đội bóng mà tôi hâm mộ nhất không phải là Barcelona, thế nhưng điều khiến tôi viết bài này chính là văn hóa bóng đá nơi đây. Tôi bắt đầu chú ý đến Barca khi Ronaldinho vẫn còn thi đấu cho đội bóng này vào thời điểm đó phong cách thi đấu đầy hoa mỹ và quyến rũ đã mê hoặc trái tim tôi. Từ khoảnh khắc đó, tôi theo dõi từng chuyển động của “ chàng vẩu” và các đồng đội. Thế nhưng khi cuộc cách mạng của Pep bắt đầu, thời điểm mà chất La Masia lan tỏa khắp đội bóng thì tôi thực sự ấn tượng. Xứ catalunya xưa này luôn coi mình là một vùng đất tự trị không thuộc quyền kiểm soát của hoàng gia Tây Ban Nha, chính bởi lý do đó cả Espanyol và Barca luôn muốn tận dụng lòng tự tôn dân tộc để tạo nên bản sắc của riêng mình. Pep Guardiola - một người lớn lên ở Catalunya hiểu điều đó và ông quyết tâm phát triển tiki taka lên một tầm cao mới. May mắn thay lứa cầu thủ từ lò La Masia đã và đang bắt đầu đạt độ chin trong sự nghiệp. Về thành công của họ thì chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết, bởi trong 5 năm trở lại đây thì Barca là đội bóng dành nhiều danh hiệu nhất ở Châu Âu.

Đa phần các cầu thủ Barca lớn lên cùng nhau vì vậy họ luôn yêu thương và đồng cảm với tất cả mọi người. Thế mới có chuyện Puyol, Xavi ngồi trong bệnh viện hàng tiến đồng hồ để chờ kết quả cuộc phẫu thuật của Tito Vilanova và nụ cười của họ khi biết được tin vui từ người thầy. Thêm và đó, khi Barca vô địch Champions League năm 2011, Puyol đã có một nghĩa cử cao đẹp khi trao lại chiếc băng đội trưởng của mình cho Eric Abidal – người vừa trở lại sau nhiều tháng điều trị ung thư gan- khi họ lên nhận cúp vô địch. Khi chứng kiến hình ảnh đó, tôi đã khóc…. Sau lần đó, tôi rút ra một điều, Barcelona không chỉ là phong cách chơi bóng, mà nó còn là một nét văn hóa đẹp là sự nhân đạo.

 

 

9. Tháng Mười Một

 

Tại sao lại phải hỏi vì sao tôi lại yêu barcelona nhiều đến thế, khi tự bạn cũng biết rằng barca là đội bóng vĩ đại nhất hành tinh. Và cũng đừng bao giờ hỏi tình yêu này khi nàosẽ kết thúc vì tôi sẽ không bao giờ ngừng yêu barca cả. Tình yêu dành cho barca là mãi mãi và vô tận.

 

Vẫn nhớ như in 1 bài báo đã viết barca với lối đá tiki taka như thế này: "họ chơi thứ bóng đá đan lát, thêu hoa dệt gấm, thứ bóng đá hồn nhiên như cây cỏ, lãng mạn như thơ". Lối đá đó với những con người tài năng, tuyệt vời đã đưa Barca lên đỉnh cao của thế giới. Tình yêu thứ bóng đá đẹp đã mang tôi đến với Barca. Nhưng yêu lại là sự hòa trộn của nhiều cảm xúc:

Đó là cảm giác phấn khích trước mỗi chiến thắng của barca. Niềm hạnh phúc đến tột đỉnh 

10 tháng 5 2016

Không phải, vì câu này bộ phận vị ngữ không bắt đầu bằng từ là

10 tháng 5 2016

ko

10 tháng 10 2016

Việc lặp đi lặp lại từ tre ở ví dụ a có gì khác việc lặp từ ở ví dụ b :

a) Gậy tre, chông tre kiên cường chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng , giữ nước , giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động ! Tre , anh hùng chiến đấu !

Việc lặp từ ở câu a có tác dụng nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu cho câu văn

b) Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.

Việc lặp từ ở câu b khiến cho câu văn lủng củng hơn do lỗi lặp từ

Chữa lại: Em rất thích đọc truyện dân gian vì trong truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ.

10 tháng 10 2016

HAY

Câu 1. Xác định từ loại của các từ được gạch chân.- Nó hành động rất đúng- Tôi trân trọng những hành động của bạn.- Mấy hôm nay, ông ấy suy nghĩ nhiều quá.- Những suy nghĩ của bạn ấy làm mọi người khâm phục.- Bà nắm ba nắm cơm.- Nó bước từng bước chắc chắn.- Cày đồng đang buổi ban trưa.- Con trâu đi trước, cái cày đi sau.Câu 2. So sánh ý nghĩa của những từ sau. Đặt câu với...
Đọc tiếp

Câu 1. Xác định từ loại của các từ được gạch chân.

- Nó hành động rất đúng

- Tôi trân trọng những hành động của bạn.

- Mấy hôm nay, ông ấy suy nghĩ nhiều quá.

- Những suy nghĩ của bạn ấy làm mọi người khâm phục.

- Bà nắm ba nắm cơm.

- Nó bước từng bước chắc chắn.

- Cày đồng đang buổi ban trưa.

- Con trâu đi trước, cái cày đi sau.

Câu 2. So sánh ý nghĩa của những từ sau. Đặt câu với các từ đó.

a) Đã, mới, từng.

b) Sẽ, sắp.

Câu 3. Cho biết ý nghĩa của các từ: đã, đang, sẽ. Giải thích cách dùng các từ đó trong các câu sau:

a) Bạn đến lúc tôi đang học bài.

b) Ngày mai, nếu cậu đến lúc 7 giờ thì tớ đã đi rồi.

Câu 4. Nêu ý nghĩa của các từ gạch chân trong các câu sau:

a) Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường.

b) Ngựa phi suốt mấy ngày đêm ròng rã.

c) Sau cùng, Mã Lương dừng chân ở một thị trấn nhỏ.

d) Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

Câu 5. Em hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''. Trong đoạn văn sử dụng ít nhất 5 động từ, 2 cụm động từ. ( Đoạn văn phải dài từ 10-12 câu)

Các bạn giúp mình với nhanh lên nào!ok

1
20 tháng 12 2016

Câu 5 :

Bằng cách nói bóng bẩy, cô đọng, hàm súc, những con người Việt Nam giàu tình nghĩa đã dạy con cháu :

" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "

Tầng nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng : Ăn những trái cây chín mọng, thơm ngon thì phải nhớ đến công ơn của những người vun xới, chăm sóc, của những người trồng cây.

Tại sao " ăn quả " phải " nhớ kẻ trồng cây " ?

Mỗi chúng ta từ khi sinh ra đến khi lớn lên nhận được bao nhiêu điều tốt đẹp từ người khác. Hạt cơm chúng ta ăn là thành quả của biết bao công sức cày sâu cuốc bẫm, chăm sóc,... của các bác nông dân. Chiếc áo chúng ta đang mặc có công sức của người ươm tơ, se chỉ, chế tạo máy móc, cắt may... Con đường chúng ta đang cắp sách tới trường hôm nay đã nhuộm biết bao máu đổ của các thế hệ cha anh ngày trước. Giấc ngủ của chúng ta an lành, êm ả mỗi đêm là nhờ các anh bộ đội, chiến sĩ vùng biên giới, vùng biển khơi, vùng đảo xa xôi, tích cực canh gác...

Như vây những " kẻ trồng cây " ấy đã tạo nên " quả " cho chúng ta ăn ngon lành. Do đó hãy biết ơn họ để nhân cách của mình được đẹp thêm, cái tính người được tỏa sáng lung linh hơn.

Hằng ngày, khi được sự quan tâm, giúp đỡ của bất kì ai, người nhận cần phải tỏ thái độ biết ơn, có khi chỉ là một nụ cười hàm ý, một ánh mắt chứa chan tình cảm hoặc một câu nói ý nghĩa.

Tóm lại, câu tục ngữ " ăn quả nhớ kẻ trồng cây " là một lời dạy bổ ích của cha ông ta. Nó không những có ý nghĩa lớn lao đối với thế hệ đi trước mà còn dìu dắt thế hệ đi sau đến với cái chân - thiện - mĩ . Từ đó, con người trở nên Người hơn. Và nhân sinh quan cao vời ấy đã làm cho cuộc đời đẹp hơn, đất như nở hoa tươi hơn và trời mỗi ngày lại sáng hơn.

 

6 tháng 12 2016

Cho bạn cái dàn ý nè!

1.Mở bài: (khi đó bạn làm phóng viên)
- Sau 10 năm tôi trở về trường cũ trong một lần đi lấy tài liệu viết báo
- Trở lại ngôi trường cấp 2 sau bao năm xa cách nhìn ngôi trường thật khác nhìn khang trang đẹp hơn nhiều
2.Thân bài:
- Ngôi trường thay đổi quá nhiều(nêu 1 số thay đổi!mink k pjt truong p sao nen kho viet lam)
-Đưa ra tình huống gặp lại thầy co giáo cũ

+ Đi đến gần 1 cây bàng hoặc phượng già còn từ thời bạn còn đi học
+Đang miên man trong dòng kí ức ùa về thì nghe được một giọng nói vừa lạ vừa quen)
-Cuộc hàn huyên tâm sự của thầy trò(có thể nói thầy hỏi bạn viec làm bây giờ của mình và một số bạn học cùng khoá)
-Kết thúc cuộc nói chuyện ntn?
-Lời hứa hẹn vào lần gặp tới
3.Kết bài:
Nêu cảm xúc cảm nghĩ của mình

Còn đây là bài văn nhé!
Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cô bạn My ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là My đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi:
- My này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò My lớp 6A của tôi thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
6 tháng 12 2016

Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng.

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình.

Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác.

 

Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều.

Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác.

Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.

28 tháng 2 2018

hay đó

3 tháng 1 2019

Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội hoạ tên là Kiều Phương - thường gọi là Mèo. Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.

2 tháng 12 2016
Hình ảnh bà là hình ảnh đẹp và thiêng liêng trái tim tôi. Bà ngoại người mà tôi kính yêu, người luôn quan tâm, yêu thương tôi nhất.

Bà tôi thương tôi lắm! Tôi nghe mẹ tôi kể rằng: Đó là ngày tôi sinh ra đời, trời mưa to, một mình bà ngoại ngồi dưới cổng bệnh viện. Lúc ấy, bố tôi có nói: "Bà ơi, bà mau về nhà kẻo cảm lạnh, có tin gì con sẽ báo cho nhà sau." Với một giọng nhẹ nhàng, bà nói: "Không sao, bà muốn xem cháu bà ra sao, ở nhà cũng có người trông rồi, con cứ yên tâm." Khi tôi được sinh ra, bà là người đầu tiên bế tôi, cũng là người đặt cho tôi cái tên rất ý nghĩa: Thanh Bình. Ý của bà như muốn một cô cháu gái duy nhất của bà được hưởng một cuộc sống bình yên, mãi mãi vui vẻ.

Nghe xong câu truyện ấy, tôi đã rất xúc động, tôi cảm nhận được hơi ấm từ bàn tay bà bồng bế tôi, bàn tay ấy là tấm lòng yêu thương, quí mến mà bà dành cho tôi.

Hằng ngày, bà tôi một tay đảm đương hết công việc nhà. Sáng sớm, tôi đã thấy bà dậy quét sân, lau nhà. Bà làm bữa ăn sáng và mời cả nhà. Mỗi khi tôi đi học về, bà đều ngồi trước thềm nhà đón tôi. Tôi rất thích mỗi khi bà cười, trông bà như trẻ ra bao tuổi vậy. Vì thế tôi luôn cố gắng học, giành nhiều điểm tốt về đem khoa với bà.

Có lần, tôi thấy bà ngồi hát một mình. Những câu hát của bà tôi nghe sao thân thương, quen thuộc đến vậy. Hồi nhỏ, bà thường đung đưa võng ru ngủ tôi. Phải chăng trong lời ru ấy chứa chan biết bao tình thương, mong ước của bà cho tôi?

Vào những tối thứ bảy, bà thường gọi chúng tôi ra sân nghe bà kể chuyện. Chúng tôi say sưa nghe bà kể chuyện. Giọng bà trầm mà ấm làm sao! Dưới ánh trăng, câu chuyện của bà lung linh, huyền ảo. Mỗi câu chuyện bà đưa chúng tôi vào một thế giới thần kì với muôn vàn màu sắc như truyện về Cô Tấm, Chàng Thạch Sanh,... Những câu chuyện ấy cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ, mỗi câu chuyện bà kể như một lời khuyên chúng tôi.

Năm tôi học lớp hai, bà tôi bị ốm. Bà tôi tuổi đã cao nên bà bị bệnh, cả nhà ai ai cũng lo lắng. Ngày hôm đó, tôi ngồi gấp những chú hạc với mong muốn bà sẽ khỏi ốm. Ngày còn bé, mỗi khi tôi khóc, bà là người đã dỗ tôi bằng cách gấp những chú hạc xinh xinh chờ mẹ về. Qua ba ngày, bà tôi tỉnh dậy, thấy tôi khóc, bà xoa đầu tôi:
- Cháu ngoan, bà vẫn khỏe, cháu đừng khóc nữa!
Tôi ngậm ngùi nói:
- Bà ơi, nhất định bà phải khỏe lại để sống bên cháu, bà nhé! Những chú hạc này cháu gấp dành tặng bà.
Bà tôi lúc ấy tươi cười rạng rỡ khi nhìn thấy những chú hạc mà tôi gấp tặng bà. Mấy ngày sau đó, tôi nghe tin bà tôi không qua khỏi, tôi đã rất buồn.

Mặc dù người bà mà tôi hằng kính yêu đã sang thế giới bên kia, mãi mãi không quay trở về, nhưng tôi luôn tự cố gắng học thật giỏi để thành đứa cháu trai ngoan của bà!
 
 
2 tháng 12 2016

Bài này do mẹ mình ( giáo viên dạy Văn) làm cho mình tham khảo nên bây giờ mình được vào đội tuyển là nhờ Văn mẹ mình đó!