K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2021

Tham khảo:

Trong câu chuyện Nếu cậu muốn có một người bạn, nhân vật hoàng tử bé đã để lại trong em rất nhiều những cảm xúc thú vị. Hoàng tử bé là một nhân vật đang trên đường đi tìm con người của hành tinh Trái Đất. Ở đây, cậu đã gặp được cáo - người bạn đầu tiên của mình. Cậu bẽn lẽn, ngập ngừng khi được học cách cảm hóa một người bạn. Cái cách mà hoàng tử bé lặp lại những câu nói khiến em cảm thấy rất thích thú. Bởi, tuy còn chút e dè, cậu vẫn đã sẵn sàng mở lòng đón nhận cho mình một người bạn “khác lạ”. Tình bạn ngắn ngủi nhưng đẹp đẽ ấy của hoàng tử bé và cáo đã khiến câu chuyện trở nên đậm chất thơ hơn bao giờ hết. Nhân vật hoàng tử bé cũng theo đó mà để lại dấu ấn khó mờ phai trong lòng người đọc.

3 tháng 10 2021

Cảm ơn cậu nhìu ))

29 tháng 6 2023

Câu 8: 

Điệp từ ''trông'' trong bài được nhắc lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh sự quan sát, nỗi lo lắng nhiều bề của người nông dân với thiên nhiên. Trong lòng họ luôn canh cánh một nỗi lo về vụ mua, phải khi nào thiên nhiên thật sự tốt, yên bình thì họ mới yên lòng

TLV:

Gợi ý cho em các ý:

Mở đoạn: Ví dụ: Con đường đến trường là con đường đẹp và bình yên nhất mà em từng đi...

Thân đoạn:

Bàn luận:

Giới thiệu về con đường đến trường em:

+ Con đường đến trường trông như thế nào?

+ Bao gồm những gì? (Cảnh vật, nhà cửa, con người...)

...                              

Cảm nghĩ của em về con đường ấy?

Kết đoạn.

Trình bày tình cảm của em về con đường ấy.

_mingnguyet.hoc24_

29 tháng 6 2023

Câu 8:

Nhấn mạnh được ý nghĩa về sự khổ nhọc của người làm nông nghèo khó, chỉ mong cho trời đất mưa thuận gió hòa từ đó gợi cảm xúc thấu hiểu, yêu quý thành quả lao động là hạt gạo của người nông dân đến đọc giả.

II. Phần tập làm văn

Một số ý:

- Mỗi ngày đi học em bước ra khỏi cổng nhà và bắt đầu hành trình trên con đường quen thuộc. Con đường này đã dẫn em từ ngôi nhà của mình đến trường học (nơi em được tiếp nhận tri thức từ thầy cô và gặp gỡ bạn bè).

- Con đường đi học ấy được bao phủ bởi những hàng cây xanh mát, tạo nên một không gian yên tĩnh và dễ chịu. Em có thể nghe tiếng chim hót và cảm nhận hơi gió nhẹ thoảng qua khuôn mặt mình rất thoải mái. Đôi khi, ánh nắng mặt trời chiếu qua những tán cây, tạo ra những đốm sáng rực rỡ trên đường đi trông thích mắt vô cùng.

- Có lúc khi đang đi trên đường em  gặp gỡ những người quen hàng ngày là các bà cụ đang đi dạo, những em học sinh khác cũng đang đi học giống mình. Em và mọi người trao nhau những lời chào thân thiện, tạo nên một không khí gần gũi hòa đồng trên đường.

- Từng bước chân của em vang lên trên mặt đường, tạo nên nhịp điệu nhẹ nhàng và đều đặn.

+ em cảm nhận được sự sống động xung quanh, âm thanh xe cộ và tiếng cười của trẻ em chơi đùa.

- Sau cùng thì em đến trường, được trải qua những giờ học thú vị bổ ích.

+ Con đường đi học hàng ngày không chỉ là một phần của tuổi thơ em mà còn là một hành trình tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.

20 tháng 9 2021

đề bài đâu làm sao trả lời được

20 tháng 9 2021

vào chỗ ngữ văn 6 tui bỏ đề trong đóa đóa!!!!

4 tháng 9 2016
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ  

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian, v.v...1. Sự việc trong văn tự sựNói đến tự sự không thể không nói đến sự việc. Để tổ chức tự sự, người ta phải bắt đầu từ khâu lựa chọn sự việc để "kể", rồi thiết lập liên kết giữa các sự việc theo dụng ý của mình, hướng tới nội dung nhất quán nào đấy (tức là thể hiện chủ đề). Như vậy, tự sự không có nghĩa chỉ là "kể", liệt kê các sự việc mà quan trọng là phải tạo cho câu chuyện ý nghĩa thông qua cách kể.a) Xem xét hệ thống các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:(1) Vua Hùng kén rể;(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn;(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể;(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ;(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về;(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.- Trong các sự việc trên, có thể bỏ đi sự việc nào không? Vì sao?- Có thể đảo trật tự (từ 1 đến 7) của các sự việc trên được không? Vì sao?- Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Mối quan hệ giữa chúng?Gợi ý: Các sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp, tổ chức đảm bảo tính liên tục của mạch phát triển câu chuyện. Bảy sự việc trên là các sự việc chính của câu chuyện, bỏ đi sự việc nào cũng đều ảnh hưởng đến tính liên tục, mạch liên kết các sự việc của câu chuyện và truyện sẽ mất đi những ý nghĩa tương ứng. Chẳng hạn, nếu bỏ đi sự việc (7), sẽ  không thấy được ý nghĩa giải thích hiện tượng lũ lụt khi nhận thức về tự nhiên của nhân dân ta còn ở trình độ thấp.Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được. Bởi vì, chúng được xuất hiện trong câu chuyện theo mối liên hệ nhân quả, trước sau liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích nếu không có sự việc trước.Sự việc (1), (2) là sự việc khởi đầu. Sự việc (3), (4) là sự việc phát triển. Sự việc (5)  là sự việc cao trào. Sự việc (6), (7) là sự việc kết thúc. Mối liên hệ giữa các sự việc là mối liên hệ nhân quả. Sự việc khởi đầu dẫn đến sự việc phát triển, sự việc phát triển dẫn đến cao trào và kết thúc.b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:- Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu- Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển- Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám- Diễn biến: Vua Hùng kén rể - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cầu hôn - Vua Hùng ra điều kiện - Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương - Thuỷ Tinh nổi giận - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh giao chiến - Thuỷ Tinh thua - hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.- Nguyên nhân: việc xảy ra do Thuỷ Tinh tức giận khi không lấy được Mị Nương.- Kết thúc: Thuỷ Tinh thua nhưng vẫn không quên thù hận, hằng năm vẫn gây bão lụt đánh Sơn Tinh.Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thuỷ Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thuỷ Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.2. Nhân vật trong văn tự sựa) Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.b) Có thể chia nhân vật trong văn tự sự thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, chủ yếu nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính là Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật phụ như  Lạc hầu, Mị Nương.c) Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện ra ở các mặt như tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm,...Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó. Ví dụ: Sơn Tinh - thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thuỷ Tinh - thần nước (thuỷ: nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng - thứ mười tám; Sơn Tinh - ở vùng núi Tản Viên,...; Lạc Long Quân - ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ - ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,... Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân - mình rồng, Thánh Gióng - "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.". Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: "tính nết hiền dịu"), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,... Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thuỷ Tinh,... Nói chung, tuỳ theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hoà.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm:- Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới- Mị Nương: không- Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.- Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh, hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.a. Vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong truyện bộc lộ rõ qua việc làm, từ việc làm của các nhân vật trên, hãy rút ra nhận xét về vai trò, ý nghĩa của chúng trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.Gợi ý: Qua việc làm có thể xác định vai trò chính hay phụ của các nhân vật (xem mục (b) phần (2): nhân vật trong văn tự sự). Ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm tuỳ thuộc vào sự thể hiện tư tưởng chủ đề của nó trong tác phẩm ấy. Chẳng hạn: nhân vật Sơn Tinh, qua việc làm, thể hiện mong ước chế ngự thiên tai của người Việt cổ khi đánh thắng Thuỷ Tinh.b. Các sự việc chính, thể hiện chủ đề của tác phẩm tự sự, thường gắn với những nhân vật chính. Tóm tắt văn bản tự sự, do vậy, nhất thiết phải chú trọng đến các sự việc do các nhân vật chính làm, hoặc liên quan trực tiếp đến các nhân vật này. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính có thể dựa vào 7 sự việc đã nêu ở phần trước, diễn đạt bằng lời văn của mình.c. Nhan đề cũng là một bộ phận quan trọng, thể hiện khái quát chủ đề của tác phẩm. Nhan đề hay là nhan đề vừa phản ánh được chủ đề trung tâm của văn bản, vừa phải ngắn gọn, súc tích. Gọi tên văn bản theo tên nhân vật chính là cách thường gặp, nhất là trong các truyện kể dân gian. Trong các tên gọi Vua Hùng kén rể; Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh; Bài ca chiến công của Sơn Tinh; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thì tên gọi thứ tư là hợp lí nhất. Gọi là Vua Hùng kén rể thì chưa thể hiện được chủ đề của truyện. Gọi là Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thì vừa dài dòng, lại vừa không cho thấy được sự chú ý tới vai trò khác nhau giữa nhân vật chính và nhân vật phụ. Gọi là Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì lại không thể hiện được rõ đối kháng giữa hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.2. Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy.Gợi ý: Cho nhan đề tức là ta đã biết định hướng về chủ đề của câu chuyện mà ta sắp kể. Với bất kì câu chuyện với nhan đề gì, theo chủ đề nào thì trước khi kể nhất thiết cũng phải chuẩn bị theo các thao tác như sau:- Tưởng tượng ra sự việc chính sẽ kể;- Diễn biến chính của câu chuyện dự định kể ra sao (khởi đầu, phát triển, cao trào, kết thúc);- Nhân vật của câu chuyện là ai (tên gọi, lai lịch, tính nết, việc làm,...): nhân vật chính, nhân vật phụ (nếu có).- Câu chuyện mà mình sắp kể nhằm mục đích gì? Kể để thể hiện nội dung tư tưởng gì? Hướng tới ý nghĩa nào?
4 tháng 9 2016

bạn lấy ở đâu vậy, chỉ mình với

2 tháng 5 2018

ảng sáng ngày hôm nay, tôi thức dậy trước khi mặt trời mọc lên từ phía bên kia những cao ốc.  

Bước ra khỏi phòng, đứng hít thở cái không khí trong lành của buổi sớm mai mát mẻ và tĩnh lặng, tôi như nghe được âm thanh của những ngọn gió sớm đang nô giỡn sau những chậu cây, nghe được tiếng bước chân xô đẩy của những tia nắng mặt trời đang hối thúc xếp hàng để toả sáng, và như nghe được nhịp đập đều của trái tim mình trong buổi bình minh.  

Mặt trời vươn cái đầu của mình lên từ phía đằng xa xa, phía những ngôi nhà thấp lè tè bên dòng kênh Nhiêu Lộc nằm đối lập với những cao ốc đang xây dựng chọc thẳng lên bầu trời còn đang nhuộm một màu chàm.  

Bị thời gian đánh thức, những tia nắng sớm còn ngái ngủ rón rén bò lên những nóc ngôi nhà thấp chủm đằng xa, rồi cựa mình chạy nhảy qua những thân cây sao cao vút, rồi tỉnh giấc leo trèo lên những bức tường kiếng khổng lồ của những building sáng lóa, và rồi reo hò sung sướng để chiếu sáng lòa cả một vầng trời từ phía xa xa của Sàigòn đang chập chờn tỉnh giấc.  

Tôi đứng nhìn về sự chuyển dịch của thời gian đó, bất động, mặc cho những tia nắng sớm soi rọi con người tôi. Mặt trời thong thả vươn những ngón tay dài xoa đỉnh đầu tôi, rồi mơn man xuống mắt, xuống mũi, xuống cằm, và rồi càng lúc càng nhanh, những ngón tay ánh sáng đó lan ra cả hai vai, lan ra trước ngực, và ào một cái, gót chân tôi đã thấm đẫm một vũng ánh sáng, cái thứ ánh sáng của buổi sớm mai, mang một chút sắc vàng nhẹ nhàng, mang một chút sắc trắng lung linh, mang một chút sắc hồng ấm áp và mang một chút sắc xanh của cả bầu trời đang bừng sáng phía trên cao.  

Phía đằng xa, những tia nắng đã len lỏi vào những ô cửa sổ, xuyên qua những tấm màn để đánh thức người ta dậy. Phía đằng gần, ánh sáng của buổi sớm mai đã soi rọi cho những người bán hàng sớm quét tước, dọn dẹp để chuẩn bị cho một buổi chợ sáng.  

Những âm thanh bắt đầu vang lên từ mọi phía xung quanh mình. Bắt đầu là khe khẽ xa xa, rồi rì rầm đâu đó, rồi râm ran, rồi rỉ rả, rồi xì xào và bắt đầu từ đó, sự biến chuyển của âm thanh đã không còn dừng lại được nữa.  

Những tiếng động mà tám triệu con người đang lục đục gây ra phía dưới đất kia như đang bơm những hơi âm thanh vào một trái bong bóng khổng lồ, để nó bay lên cao, lên cao nữa và cuối cùng khi nó đã ở ngay trên đỉnh đầu của hà nội, thì nó tới hạn, và những mớ âm thanh hỗn độn đó xé toạc lớp nilon mỏng manh kia để lao xuống trở lại nơi nó đã được sinh ra với tất cả hân hoan và sung sướng của sự giải thoát.  

Từ xa xưa, con người đã biết dùng âm thanh và ánh sáng để đẩy lùi bóng tối, đẩy lùi sợ hãi và tiếp thêm sức mạnh cho mình. Thì ngày hôm nay, ngay lúc này, âm thanh và ánh sáng cũng vẫn làm đúng chức năng đó của mình từ triệu triệu năm trước…  

Bắt đầu từ giây phút đó, cũng giống với tám triệu con người khác ở Hà nội, tôi quay trở vào nhà và chuẩn bị cho một ngày mới, vô cùng bận rộn nhưng cũng vô cùng tươi đẹp!  

Tôi thích cái cảm giác khi ngồi viết một entry vào buổi tảng sáng như vầy!

2 tháng 5 2018

- Không chép mạng nhé :))

tự sáng tác á bạn khó lắm

Thơ 5 chữ hay về mưa 1: Mưa Đêm
 



Đêm qua mùa trở gió
Hạt mưa buồn ghé sang
Ướt hàng cây, ngọn cỏ
Ôi nàng mưa đa mang
Tôi ngồi bên khói thuốc
Cõng đêm dài trên vai
Mưa rơi vào ô cửa
Nhạt nhòa bóng hình ai
Bao lâu rồi mưa nhỉ
Ngày người xa nơi ta?
Mưa buồn rơi thủ thỉ
Chỉ mới ngày hôm qua…
Ngày hôm qua? Ôi thôi
Ngày người xa nơi tôi
Ba mùa thu thay lá
Ngày nhân tình chia đôi
Tôi vẫn tìm vẫn đợi
Hỡi nàng mưa khuya ơi?
Mây trời cao vời vợi
Người tôi yêu nơi đâu?
Tôi bước trên lối khói
Người lạc giữa đường mây?
Lời yêu thương chưa nói
Đã xa rời vòng tay?
Tôi chờ trên lối tuyết
Người hát giữa đường trăng?
Một đời tôi tìm kiếm
Người ơi! Nghe hay chăng!?…

 

Thơ 5 chữ hay về mẹ 2: Mẹ!

 

Từ ngày con thơ bé
Đến bây giờ lớn khôn
Tiếng ru hời khe khẽ
Vẫn thấm đượm trong hồn
Qua những ngàynắngcháy
Chân mẹ đã khô cằn
Mùa lũ về nước chảy
Mẹ dãi dầu vai xương
Này dáng mẹ thon thon
Này bàn tay nhỏ nhắn
Ủa đâu rồi mẹ nhỉ?
Sao nhiều quá nếp nhăn?
Một đời mẹ trở trăn
Lo những ngày con ốm
Mẹ trăm bề thấp thỏm
Cho con giấc ngủ lành
Mẹ cắt bớt tuổi xanh
Bao nhiêu mẹ cũng đành
Người hanh hao gầy guộc
Con biền biệt trời xa
Mẹ ơi tháng năm qua
Con bây giờ đã lớn
Mười mấy năm xa nhà
Nhớ mẹ! Lòng đau đớn!
Con cứ hẹn xuân về
Sẽ thăm lại vườn quê
Mà bao mùa mai nở
Vẫn riêng mình thỏa thuê!

 

Thơ 5 chữ hay về tình bạn 3: Đâu Rồi Cố Nhân?

 

Bạn hỡi! Ta về đâu?
Khi xa buổi ban đầu
Mái trường xưa lặng lẽ
Áo bạc màu đã lâu
Từng mùa phượng đơm hoa
Mùa áo trắng nhạt nhòa
Mưa chiều phôi phai xóa
Dấu chân người in qua
Dòng đời trôi lặng lẽ
Thời gian khẽ đong đưa
Đời dạt trôi tám hướng
Biết nói sao cho vừa?
Tôi vẫn nhớ những chiều
Kể về chuyện tình yêu
Thời ngây ngô xa vắng
Rượu sưởi nồngánh trăng
Hay những lúc lặng thinh
Chẳng ai nói một lời
Nghĩ suy về hoài bão
Những gian khổ cuộc đời
Chiều nay rơi mưa bụi
Phượng trải hồng gót chân
Chạnh lòng, tôi chợt tủi
Ôi đâu rồi cố nhân?

 

Thơ 5 chữ hay về mái trường 4: Thăm Lại Trường Xưa

 

Em ghé về trường cũ
Mang chút nắng hanh vàng
Ngó ngàng bên cửa lớp
Hồi ức nào lang thang
Mây buồn trôi đi hoang
Phượng xanh rờn ủ rũ
Đưa em vào giấc ngủ
Một thời em mộng mơ
Áo trắng đó anh ơi
Em giấu vào trong mắt
Mảnhthơ tìnhgóp nhặt
Anh trao tiếng yêu đầu
Thuở ấy biết gì đâu
Cứ ngỡ mình con nhỏ
Lời yêu vừa bỏ ngỏ
Em chôn vào mai sau
Giờ em ghé về đây
Gốc cây xưa vẫn thế
Hàng ghế đá bâng khuâng
Đợi chờ người không đến
Giờ em đã biết yêu
Người tình xưa tình cũ
Em chua xót tình đầu
Người khóc thương tình cuối
Giá như ngày xưa ấy
Viết tình buổi ban sơ
Thì bây giờ có lẽ
Không lạc vào trời thơ!

 

Thơ 5 chữ hay về tình yêu 5: Thao Thức

 

Đêm mưa căn gác nhỏ
Em một mình bơ vơ
Phương trời anh có biết
Em nát cả hồn thơ
Trong em trờimùa Hạ
Nhớ anh chợt sang thu
Heo may thêm lạnh buốt
Trăn trở sầu ưu tư
Em võ vàng thao thức
Anh mơ màng giấc say
Đêm nay trời trở gió
Ai ru mình đêm nay

 

Thơ 5 chữ hay về nỗi buồn 6: Trở Gió

 

Chiều nay trời trở gió
Heo may lạnh cuối mùa
Bên hiên ngoài lá đổ
Đông ơi ! Về hay chưa
Ta nhặt chiếc lá rơi
Dõi mắt phía chân trời
Nắng chiều ươm rất nhẹ
Mây trắng bồng bềnh trôi
Thu chín vàng màu nắng
Tình vẫn còn xa xôi
Phố chiều xôn xao lạ
Ta mảnh đời đơn côi

 

Thơ 5 chữ hay về tình yêu 7: Còn Nhau Trong Đời

 

Em thả vào tim anh
Chút mong manh… sợi nhớ
Anh trả vào mắt em
Những long lanh… giọt buồn
Sợi nhớ và giọt buồn
Hai nỗi sầu nhân thế
Vàng thu mùa tình yêu
Mình quên đi anh nhé
Mai dẫu đời dâu bể
Em vẫn không buồn đâu
Vì tin rằng mình sẽ …
Chẳng bao giờ mất nhau

 

Thơ 5 chữ hay về mùa thu 8: Phố Chiều Thu

 

Thu về nghe trống vắng
Lang thang xuống phố đông
Nắng vàng ươm nhè nhẹ
Heo may se cõi lòng
Phố vui người tấp nập
Dập dìu đôi từng đôi
Chiều ơi rơi chầm chậm
Bay về phía mù khơi
Lối xưa người im vắng
Chỉ mình ta lẻ loi
Nâng chén sầu uống cạn
Lệ lòng ơi đừng rơi
Vui buồn nơi cõi tạm
Phù du kiếp mỏng manh
Buông tay đời còn lại
Những gì… em và anh
Xa cho tình thật gần
Tình gần lại hóa xa
Dòng đời luôn hối hả
Theo thời gian phôi pha
Lang thang chiều xuống phố
Mỏi gối buồn vu vơ
Công viên sầu quạnh quẽ
Chỉ còn em và… thơ

 

Thơ 5 chữ hay về nỗi buồn 9: Bâng Khuâng Chiều

 

Chiều hanh hao chợt tối
Trời nhỏ giọt mưa sa
Ngày qua đi vội vã
Đêm về ta với ta
Tóc xanh giờ nhạt màu
Suy tư hằn trán sâu
Kiếp người ! ôi ngắn ngủi
Biết ra sao ngày sau
Năm xưa ta gặp nhau
Môi em thắm hoa đào
Tócanh thơm mùi cỏ
Tình đẹp như trăng sao
Thời gian không ngừng lại
Người thương – ngày thêm xa
Qua dần lời ước hẹn
Đôi mình giọt lệ sa
Thôi anh ! Tình nhạt nhòa
Đời còn nhiều phong ba
Tìm vui trong kỷ niệm
Để ta còn nhìn ta

 

Thơ 5 chữ hay về tình yêu 10: Bài Thơ Đầu Tiên


 

Anh âu yếm tặng em
Những bài thơ nho nhỏ
Kỷ niệm ngày mới quen
Chiều tàn Thu lá đổ
Bên đèn đọc thơ anh
Đơn sơ lời mộc mạc
Nỗi lòng kẻ nhớ quê
Em nghe buồn man mác
“Mười năm thân du tử
Lạc lõng chốn quê người”
Ôm nỗi sầu viễn xứ
Giữa dòng đời ngược xuôi
*Mắt người không bóng núi
Sao dâubiểnchập chùng *
Em nửa đời tĩnh lặng
San sẻ nỗi riêng chung
Mai về trong nắng ấm
Xin nhớ mùa hanh hao
Hoa tình yêu nở thắm
Dưới bóng chiều xôn xao

 

Thơ 5 chữ hay về mưa 11: CƠN MƯA NÀO TÔI YÊU
 



Cơn mưa nào tôi yêu
Hắt hiu ngàn nỗi nhớ
Có giọt nào trăn trở
Thay lời lòng người xa


Cơn mưa nào đi qua
Xóa vết sầu trên cát
Con sóng nào dào dạt
Chưa hát trọn lời say


Cơn mưa nào thương ai
Giọt dài trao mong đợi
Lời yêu nào nhắn gởi
Dịu vợi những màu mây


Cơn mưa nào qua đây
Xin ngày mai trở lại
Để ta còn nhớ mãi
Một ngày đón mưa bay.

 

Thơ 5 chữ hay về mưa 12: Mưa
 



Cơn mưa chiều bất chợt
Hạt rơi rớt đan hoài
Lòng mong nhớ thương ai
Mưa ướt nhòe khóe mắt


Gió từng cơn se sắt
Dạo trên những tàn cây
Gió níu nhẹ vầng mây
Kéo trời cao xuống thấp


Mưa rơi hoài không dứt
Chỉ em với mưa thôi
Bước lặng thầm đơn côi
Chiều không anh phố vắng


Hạt bên hiên lẳng lặng
Bâng khuâng nỗi mong chờ
Buồn lòng viết vần thơ
Gửi mưa chiều nỗi nhớ!

 

Thơ 5 chữ hay về mưa 13: TIẾNG LÒNG ĐÊM MƯA
 



Đêm nay mưa rơi rơi
Vọng vào tim thầm thì
Gió réo rắt ầm ì
Cánh hoa rơi than thở


Giọt nước đang bung vỡ
Khe khẽ rớt trên tay
Giọt nào như đang say
Rơi chín hồn ngập ngừng


Níu mong manh thôi đừng
Vụt bay vào ký ức
Chìm sâu như đánh thức
Ta đã quên muộn phiền


Mưa đang rơi ngoài hiên
Tình đầy đêm vỗ giấc
Mưa buông rơi tiếng nấc
Ta giật mình mưa qua


Gió mang tình đi xa
Dệt vần thơ thương nhớ
Tiếng lòng ai bỡ ngỡ
Như giọt mưa bung rơi.

 

Thơ 5 chữ hay về mưa 14: CHIỀU MƯA RƠI TRÊN PHỐ
 



Chiều mưa giăng trên phố
Quên cuộc đời cằn khô
Qua bao cơn giông tố
Bên dòng thác mộng mơ


Chiều mưa nay ngẩn ngơ
Một mình trong quán đợi
Người xưa nay đâu rồi
Để lòng ta dịu vợi


Chiều mưa nào còn rơi
Che dùm ai ướt áo
Trên con đường giông bão
Mình còn mãi bên nhau


Chiều mưa nào lao xao
Ru lòng bao nỗi nhớ
Sao người vẫn thờ ơ
Cho ta đời mãi nợ


Chiều mưa rơi than thở
Mong nhớ với đợi chờ
Đời thực hay là mơ
Người ơi sao dang dở.

 

Thơ 5 chữ hay về mưa 15: CHIỀU NAY MƯA TRÊN PHỐ
 



Chiều nay mưa trên phố
Thoáng bóng người bên ai
Tay trong tay vui cười
Lòng ai buồn rười rượi...


Chiều nay vui pháo cưới
Nhìn người ta ngây say
Thôi một mùa lá bay
Ta dặm dài nỗi nhớ...


Chiều nay mưa như vỡ
Bong bóng chẳng còn chờ
Thương một mối tình thơ
Tan trong chiều duyên nợ...


Chiều nay ai than thở
Một mình buồn vu vơ
Còn chi để mộng mơ
Người về từ thuở ấy...


Chiều nay con sóng dậy
Bão giăng đầy trong anh
Thương cuộc tình mong manh
Trôi theo đời mây gió...

 

Thơ 5 chữ hay về mưa 16: MƯA HỒNG
 



Mưa nào còn rơi rơi
Trôi bao mùa phượng đợi
Tiếng ve còn nhắn gửi
Người ơi nơi phương nào…


Mưa trên tầng cao cao
Sao lòng ta với tới
Tìm cho em khung trời
Có tiếng yêu vời vợi


Mưa gieo lời yêu vội
Hồng cả trời mộng mơ
Tím ngọt ngào vần thơ
Cho ai ngày mong nhớ


Mưa se câu duyên nợ
Pháo hồng chờ đón ai
Thỏa mong đợi ngày dài
Mưa đời yêu mưa mãi….

 

Thơ 5 chữ hay về mưa 17: CƠN MƯA CHIỀU KHÔNG ANH
 



Mưa rơi chiều anh ơi!
Sao chẳng chờ chẳng đợi
Cho em buồn lắm nỗi
Một tâm tình chưa vơi


Mưa rơi chiều anh ơi!
Mình em thôi ướt áo
Ai che đời giông bão
Cho ngày buồn qua mau


Lòng anh có xuyến xao
Có khi nào anh nhớ
Cơn mưa chiều phố nhỏ
Có người em hôm nào


Cơn mưa sầu lao đao
Thương em màu mây xám
Bầu trời thêm ảm đạm
Lòng em tràn mưa rơi!

 

Thơ 5 chữ hay về mưa 18: TỘI LỖI
 



Lần ai có niềm vui
Là mỗi lần ta tủi
Cuối tuần về lầm lũi
Mưa cứ đổ sụt sùi.


Ngày cuối tuần cút côi
Người ta dường như vội
Sợ phiền toái nên thôi
Đặt niềm tin cho dỗi.


Mưa cuối tuần vẫn xối
Ta trống vắng đơn côi
Ngẫm chuyện cũng qua rồi
Mai buồn rồi xin lỗi


Chiều cuối tuần thấy tội
Mình lặng bước xa xôi
Mưa có hiểu tim tôi
Người quên rồi "tội lỗi"!

 

Thơ 5 chữ hay về mưa 19: MƯA TÌNH YÊU
 



Cơn mưa nào trên phố
Hắt giọt nhớ liêu xiêu
Rớt trong chiều loang vỡ
Ôi nức nở bao điều


Phải mưa yêu không đấy
Mà cứ thấy chênh chao
Lúc rào rào ngập rẫy
Lúc phe phẩy mặt ao


Mưa theo vào đồng ruộng
Thăm những luống rau nhà
Ngó vườn hoa nở muộn
Cùng gió cuộn bài ca


Điệu ngân nga tình tứ
Lời hát cũ mê say
Yêu thương đầy quyến rũ
Mưa gió ủ nồng cay.

 

Thơ 5 chữ hay về mưa 20: CƠN MƯA CHIỀU
 



Hạt mưa nào lẳng lặng
Vừa rơi rớt bên thềm
Mưa cho lòng nhớ thêm
Những ngày anh xa vắng


Mưa trong chiều loang nắng
Có phải mưa bóng mây
Gió vừa mới qua đây
Mang theo chiều dịu vợi


Cơn mưa chiều em đợi
Xao xác lá ven đường
Hạt đong đếm nhớ thương
Cho đôi mình gần lại


Mưa như chừng khắc khoải
Trút vào tím chiều phai
Mưa mong chờ nhớ ai
Mà rơi hoài không dứt.

 

Thơ 5 chữ hay về mẹ 21: Mẹ Là Thần Tình Yêu


 

Mẹ là thần tình yêu
Trao cho con hạnh phúc
Mẹ là những cánh hoa
Nở ro trên đường con
Mẹ luôn là điểm tựa
Suốt cuộc đời của con

 

Thơ 5 chữ hay về mẹ 22: Mẹ Là Của Con


 

Mẹ là những cánh hoa
Cho con bao hạnh phúc
Mẹ là những vần thơ
Ru con tháng năm dài
Trên đường con bước tới
Mẹ là ánh sao đêm
Những lúc lòng buồn thêm
Mẹ luôn là điểm tựa

 

Thơ 5 chữ hay về mẹ 23: Nhớ Mẹ 

 

Lâu lâu về thăm mẹ
Con chỉ muốn nằm nghe
Bắt mẹ kể lúc trẻ
Mẹ nuôi hai đứa bé
Đứa thì nằm trên võng
Đứa lon ton lóng ngóng
Mẹ lom khom bữa nóng
Cho con ăn lớn chóng
Lúc con học ê a
Sai , mẹ chẳng rầy la
Măt mẹ buồn hiền hoà
Con cũng chợt nhận ra
Khi con đi hoc xa
Lúc được nghỉ về nhà
Mong con bằng người ta
Vét sạch túi dốc ra
Mẹ ko quản mưa nắng
Chợ gần , xa cố gắng
Gom nhặt từng đêm trắng
Cho con chạm ước mơ
Con thương mẹ lắm luôn
Nhớ những buổi chiều buồn
Lôi cánh tay gầy guộc
Gối chui tuột vào lòng
Thương mẹ quá mẹ ôi !
Lòng quặn đau rã rời …..
Nhớ mẹ quá …! Mẹ ôi….!
Con nhớ mẹ … Không nguôi

 

Thơ 5 chữ hay về mẹ 24: Sống Bên Mẹ


 

Mẹ là nữ thần oa
Cho con một điều ước
Để con được ra đời
Được sống bên mẹ mãi
Mẹ chịu nhiều đau khổ
Để nuôi con khôn lớn
Mẹ chịu nhiều đau đớn
Chỉ đễ bảo vệ con

 

Thơ 5 chữ hay về mẹ 25: Nhớ Mãi Dáng Mẹ


 

Nhớ dáng mẹ trưa hè
Trên cánh đồng quê xưa
Ôi dáng mẹ ngày xưa
Trọn đời con nhớ mãi
Dáng hình mẹ thân yêu
Dẫu đi đâu cũng nhớ
Về dáng mẹ ngày xưa
Và chẳng bao giờ quên
Bóng dáng mẹ ngày nào

 

Thơ 5 chữ hay về mái trường 26: 
 



Trường em cạnh dòng sông
có đồng xanh bát ngát
và cây đa xanh mát
cho chúng em nô đuà


trường em lợp ngói đỏ
và tường quét vôi vàng
chung quanh bờ dậu cao
trường tiểu học làng quê


mỗi ngày em đi học
trên con đê đầu làng
em nhìn thấy xa xa..
dáng ngôi trường thân yêu
như dáng của mẹ hiền


thời gian đã bao năm
nơi quê người xuôi ngược
lòng em mãi ko quên
tiếng trống trường tan học​

 

Thơ 5 chữ hay về môi trường 27:
 



Môi trường rất ô nhiễm
Rác đầy cả đường phố
Có khi nghẹt cả ống
Làm nước không thoát được.


Quang cảnh thành phố ta
Nhìn như một đống rác
Khách đi chơi,tham quan
Phải chịu mùi hôi thối.


Xe là một hung thần
Nhả khói giết bầu trời
Nhà máy thải nước ra
Làm sông bị ô nhiễm.


Làm seo hết ô nhiễm
Ta phải làm một việc
Giữ môi trường sạch sẽ
Khong xả rác bừa bãi.

 

Thơ 5 chữ hay về môi trường 28:
 



Mặt nước biêng biếc xanh
Mây trời xanh vời vợi
Cỏ cây xanh sắc thắm
Mắt em thơ trong xanh
Màu xanh đẹp đến thế
Hãy gìn giữ nghe em
Bảo vệ cây và lá
Đừng tàn phá màu xanh
Đừng vứt bừa rác thâi
Trân trong mẹ thiên nhiên
Cho nơi này xanh mãi
Xanh bình yên mênh mông.

 

Thơ 5 chữ hay về môi trường 29: 
 



Môi trường rất ô nhiễm
Rác đầy cả đường phố
Có khi nghẹt cả ống
Làm nước không thoát được.


Quang cảnh thành phố ta
Nhìn như một đống rác
Khách đi chơi,tham quan
Phải chịu mùi hôi thối.


Xe là một hung thần
Nhả khói giết bầu trời
Nhà máy thải nước ra
Làm sông bị ô nhiễm.


Làm seo hết ô nhiễm
Ta phải làm một việc
Giữ môi trường sạch sẽ
Không xả rác bừa bãi.

 

Thơ 5 chữ hay về môi trường 30:
 



Đường sạch , sông không rác.
Bóng cây che phố mát.
các ông đừng làm ...khác,
Góc tường, cây ...không khát
cho nên đừng có....gàn
Làm càn...dơ nhan nhãn
Phố phường trông....ngao ngán!


Nhà máy nên xử lí
nước thải đúng vị trí
nếu không dân đề nghị
Dọn đi thì cũng kì


Người dân ta cũng vậy
rác gom vào để đấy
sáng ra có người lấy
chứ đừng nên ...như vầy..
ra sông bỏ ...cũng hay
Cóng nghẹt, sông vẫn đục
con người sống chen chút
Nắng lên, mùi kinh khủng
nhiểm bệnh cùng khổ chung
mọi người chớ ung dung
riêng mình, mà dung túng
thói quen nào khg đúng
đổi thay cho đến cùng
để thành phố có chung
Sạch , Xanh đẹp vô cùng!

 

Thơ 5 chữ hay về môi trường 31:
 



Sớ môi trường kính dâng!
Bạch Ngọc Hoàng Thượng Đế
Thương cho cõi trần gian
Xin Ngọc Hoàng Thượng Đế
Nhín chút ít thời gian
Cưỡi ngựa ngắm dương gian
Ôi ! sông, suối, ao, hồ
Có phép thuật nhiệm màu
Màu nước là màu đen
Các loài ốc, tôm, cá
Khóc than nghe thảm thiết
Xin Ngọc Hoàng Thượng Đế
Hãy ban chút tình thương
Cho chúng con ngọn đèn
Xin Ngọc Hoàng Thượng Đế
Xin Địa phủ âm vương
Tha thứ tội chúng con
Hết kiếp xác này rồi
Đổi đầu thai trần gian
Còn ở cõi trần gian
Xin Ngọc Hoàng Thượng Đế
Xin Địa phủ âm vương
Cho họ thay chúng con
Nếu chúng con được về
Ở lại với trần gian
Năm sau con báo cáo
Trong khi chờ xét duyệt
Thay mặt các bạn con
Luôn biết ơn Thượng đế.
Chúng con đồng kính gởi .

 

Thơ 5 chữ hay về quê hương 32:
 



Hai chữ nghe thân thương
Việt Nam tôi yêu dấu
Mảnh đất cánh cò bay
Lịch sử vàng son sáng
Trẻ em cười mỗi sáng
Cụ già ngồi lặng lẽ
Bên phố đông người qua
Mùi phở sức thơm lừng
Tà áo trắng phất phới
Trông mà đẹp rạng ngời
Tôi yêu nhiều điều lắm
Bởi nơi tôi sinh ra
Là Việt Nam yêu dấu

 

Thơ 5 chữ hay về quê hương 33:
 



Tôi mới nghe kể lại
Một câu chuyện đau lòng.
Có thể là chuyện thật,
Cũng có thể là không.


Chuyện kể rằng, lần ấy,
Khi đánh nhau với Tàu,
Quân ta và quân địch
Cách nhau một chiếc cầu.


Bỗng từ trên có lệnh
Một đại đội xung phong
Vượt qua cây cầu ấy,
Sang bờ bên kia sông.


Thế mà lạ, sau đó,
Hai bên đang đánh nhau,
Có lệnh từ trên xuống.
Lần này lệnh phá cầu!


Câu chuyện chỉ có thế.
Một đại đội sang sông,
Rồi phá cầu, theo lệnh...
Nghe mà nhói trong lòng.


Ừ, mà một đại đội
Biên chế bao nhiêu người?
Một trăm, hay năm chục,
Bị đồng đội bỏ rơi?


Có thể là chuyện thật,
Cũng có thể là không.
Sao lòng tôi đau nhói,
Đau nhói mãi trong lòng.


Ai ra cái lệnh ấy,
Lệnh quân ta phá cầu,
Để đồng đội đơn độc
Giữa vòng vây quân Tàu?


Câu chuyện chỉ có thế,
Dù có thật hay không,
Nhưng cả một đại đội
Đã chết bên kia sông.

 

Thơ 5 chữ hay về quê hương 34: 
 



ÔI ! Quê hương thân yêu
Mang bao nhiêu kỉ niệm
Ghé lại về tuổi thơ
Nơi dòng sông xanh biếc
Cánh đồng lúa bao la !
Trải dài theo cơn gió
Bao đứa trẻ chăn trâu
Tiếng sao nghe vi vút
Tiếng uê mẹ gọi về
Yêu lắm quê hương ơi !!

 

Thơ 5 chữ hay về quê hương 35:
 



Ôi quê hương thân yêu
Sinh tôi và nuôi lớn
Làm chỗ dựa cuộc đời
Cho cuộc đời của tôi.


Mãi nhớ, yêu quê hương
Nơi mà tôi khôn lớn
Ôi ! Quê hương yêu dấu
Ở đó, đợi ta về !

 

Thơ 5 chữ hay về quê hương 36:
 



Có 2 từ thân thuộc
Bắt đầu từ chữ v
Rồi cuối là chữ m
Đất nước tôi yêu dấu :
Việt Nam quê hương tôi.


Nơi cánh cò thẳng tắp
Bay lên trên không trung
Nơi có cánh đồng lúa
Rộng mênh mông biết bao.


Đất nước Việt Nam ơi !
Đã qua bao đời nay
Vẫn không hề quên được
Tổ quốc mến yêu này.

 

Thơ 5 chữ hay về thầy cô 37:
 



Viên phấn nào trên tay
Thầy dạy em học chữ
Bụi phấn nào bay bay
Vương tóc thầy trắng xóa


Bao mùa thu đi qua
Thầy xưa nay đã già
Khai trí em thêm sáng
Cho cây đời nở hoa


Từng lời giảng yêu thương
Bao lớp trẻ xa trường
Gói hành trang thêm nặng
Nghĩa tình thầy vấn vương


Mai lớn khôn nên người
Khi nào em quên được?
Công ơn người đi trước
Dìu dắt chúng em theo.

 

Thơ 5 chữ hay về thầy cô 38:



Bao mùa thu đi qua
Gói hành trang thêm nặng
Mái đầu thầy bạc trắng
Hòa trong nắng thời gian
Những vất vả gian nan
Ơn thầy, sao đếm được?
Mênh mông như biển nước
Cao lớn tựa núi non

 

Thơ 5 chữ hay về thầy cô 39:
 



Rời mái trường thân yêu
Bao năm rồi cô nhỉ?
Trong em luôn đọng lại
Lời dạy bảo của cô
Ngày ấy vào mùa thu
Bước chân em rộn rã...
Cô không lời từ giã
Xa trường tự lúc nào
Em ngỡ như chiêm bao
Cô về đâu, chẳng biết?
Vẫn vang lời tha thiết
Từ giọng cô dịu hiền
Thời gian bước triền miên
Cô chưa lần quay lại
Chúng em nhớ cô mãi
Mong thấy cô trở về
Lúc xưa cô vỗ về...
Nay chúng em khôn lớn
Ngày rời trường gần đến
Bao giờ gặp lại cô?!

 

Thơ 5 chữ hay về thầy cô 40:
 



Nụ hoa hồng ngày xưa ấy
Còn rung rinh sắc thắm tươi
20/11 ngày năm ấy
Thầy tôi tuổi vừa đôi mươi
.
Cô tôi mặc áo dài trắng
Tóc xanh cài một nụ hồng
Ngỡ mùa xuân sang quá
Học trò ngơ ngẩn chờ trông...
.
Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...
Xuân sang, thầy đã bốn mươi
Mái tóc chuyển màu bụi phấn
Nhành hoa cô có còn cài?
.
Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...
Tà áo dài trắng nơi nao,
Thầy cô - những mùa quả ngọt
Em bỗng thành hoa lúc nào.

 

Thơ 5 chữ hay về thầy cô 41: AI CÓ THỂ QUÊN ĐƯỢC TÌNH THẦY
 



Thầy ơi cùng là thầy
Thầy còn nhớ nữa không ,
Truyện ngày ấy xa rồi
Không biết thầy còn nhớ .


những mùa thu năm ấy
thầy dịu dắng chúng em
bước qua nhiều gian nan
thầy vẫn cố gắng lắm !!


thầy ơi cũng là thầy !!!
chỉ biết nghĩ cho em
để sau này thành tài
giúp việc cho tổ quốc


ngày ấy vẫn xa lắm
mà sao thầy vẫ đợi
thầy đã thức suốt đêm
lo cho trang giáo án


để cho em kiến thức
ôi thật tuyệt thầy ơi
bây giờ mà kể lại
thầy có nghe được không


em trở thành người tài
thầy có nghe thấy không
bây giờ mà nói lại
làm sao có thể kể


dù không được gặp thầy
bài thơ này chứng minh
em nhớ dóng chũ ấy
cũng nhớ !NGƯỜI LÁY ĐÒ

 

Thơ 5 chữ hay về thầy cô 42:
 



Viên phấn nào trên tay
Thầy dạy em học chữ
Bụi phấn nào bay bay
Vương tóc thầy trắng xóa


Bao mùa thu đi qua
Thầy xưa nay đã già
Khai trí em thêm sáng
Cho cây đời nở hoa


Từng lời giảng yêu thương
Bao lớp trẻ xa trường
Gói hành trang thêm nặng
Nghĩa tình thầy vấn vương


Mai lớn khôn nên người
Khi nào em quên được?
Công ơn người đi trước
Dìu dắt chúng em theo.


*Về cha mẹ:
Tìm kiếm cả non sông
Ai vất vả bằng cha
Vác nặng cả cuộc đời
Để con được ăn học.


Lặn lội cả biển trời
Ai khổ nhọc bằng mẹ
Mang nặng nổi đau thương
Để con được nên người.

 

Thơ 5 chữ hay về tình bạn 43: 
 



Tình bạn của chúng ta
Tinh tú như đất trời
Tinh khôi và sáng ngời
Không bao giờ bị vơi.

 

Thơ 5 chữ hay về tình bạn 44: 
 



Đi khắp thế gian này
Không gì bằng tình bạn
Tình bạn thật cao cả
Soi sáng cả tấm lòng

 

Thơ 5 chữ hay về tình bạn 45: 
 



Bạn bè là đám mây
Còn tôi là Mặt trời
Đôi bạn bước cùng nhau
Trên còn đường tình bạn
Tình bạn là vô tận
Dễ tìm nhưng dễ mất
Tình bạn mãi tồn tại
Tình bạn luôn sống mãi
Trong trái timcon người
Tình bạn có câu rằng:
Nếu có ai hỏi bạn
Tình bạn giá bao nhiêu
Bạn hãy trả lời rằng
Tình bạn là vô giá.

 

Thơ 5 chữ hay về tình bạn 46: 
 



từ xưa đến bây giờ
trên con đường xóm nhỏ
tình bạn mãi không phai
vẫn đậm đà thắm thiết


từng ngày dắt nhau đi
ta vẫn cười vui vẻ
dù cho có đan nguy
mình vẫn luôn tươi tẻ


tình bạn như ta đây
chẳng bao giờ nhạt phai

 

Thơ 5 chữ hay về tình yêu 47: 
 



Những đoá hồng thắm đỏ
Là mơ ước nơi em
Hai mươi đoá dịu êm
Dải lụa mềm yêu thế...!!!


Em sẽ đợi anh về
Dù mưa giông bão nổi
Dù đêm đen tăm tối
Dù đường vắng hoang sơ


Em sẽ đợi anh về
Dù mắt mờ chân mỏi
Dù đắng cay trăm lối
Dù nắng gội mưa trào


Nhớ anh em ước ao
Thắm mộng đào tình ngọt
Bàn tay anh nắn nót
Nâng đỡ bờ vai thon


Đây ánh mắt xoe tròn
Đây bờ môi nồng thắm
Làn da em mịn lắm
Xin dành trọn, chờ anh.

 

Thơ 5 chữ hay về tình yêu mùa thu 48: ANH CÓ NGHE MÙA THU
 



Anh có nghe mùa thu
Về trên từng góc phố
Lá vàng rưng rưng đổ
Một chút gió hanh hao


Anh có nghe mùa thu
Nhẹ vương từng ánh mắt
Bầu trời thu trong vắt
Xào xạc lá me bay


Mùa thu về anh ơi
Nắng trãi dài con phố
Chân ai còn bỡ ngỡ
Sánh vàng bước thu sang


Mùa thu nào anh ơi
Đôi ta cùng chung lối
Gió heo may vẫy gọi
Từng nhịp bước chân qua


Anh có nghe mùa thu
Mùa thu vàng lá đổ
Trong ta còn bỡ ngỡ
Những ngày mới yêu nhau!

 

Thơ 5 chữ hay về mùa thu 49: TÌNH CA MÙA THU
 



Mùa Thu này có anh
Lòng em chan chứa nắng
Nghe từ trong sâu thẳm
Mầm tình nứt đâm chồi


Niềm vui đến sinh sôi
Mang sắc màu nắng mới
Tin yêu như đang đợi
Vẽ lên mắt môi em


Nắng Thu rót thêm men
Cho nụ tình bung nở
Ánh mắt em mắc cỡ
Nụ hôn nắng trên môi


Tim xao xuyến bồi hồi
Soi yêu thương mắt nắng
Trao anh tình sâu nặng
Trong sắc nắng Thu vàng


Hạnh phúc thật mênh mang
Vòng tay anh ấm áp
Vang từ đâu lời hát
Yêu em mãi cùng Thu

 

Thơ 5 chữ hay về mùa thu 50: KHI THU RỤNG LÁ
 



Thu rụng lá tơi bời
Lòng heo may tàn úa
Gió lùa qua khe cửa
Đánh mất một mùa yêu


Đôi mắt ai đăm chiêu ?
Đốt tro tàn mùa hạ
Thầm gọi tên vội vã
Đời vào giấc chiêm bao


Không nói một lời nào?
Dấu chân thu trên cỏ
Môi em còn ửng đỏ?
Ngập ngừng chân qua mau


Xác ve già xanh xao
Run run màu tàn tạ
Thương thầm thương chiếc lá
Khóc chi đã cúi đầu?


Em như một bóng mây
Ở góc trời phiêu lãng
Gió níu em ngày tháng
Bàng hoàng cõi bình yên


Anh như một cánh chim
Treo tình trên vách đá
Bay qua hết ngày hạ
Ngẩn ngơ nhìn thu qua


Duyên tình đôi chúng ta
Như hai vầng nhật nguyệt
Nhuốm đầy màu nuối tiếc
Khi lá vàng tương tư.
21 tháng 8 2018

He is a boy.

She is a girl.

He s football.

She s go fishing

21 tháng 8 2018

Viết bao nhiêu câu vậy bạn?

15 tháng 8 2018

I. Yêu cầu:

Người xin dự tuyển tự khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng các nội dung trong lý lịch; không tẩy xoá, sửa chữa và nhờ người khác viết hộ.

II. Nội dung khai lý lịch:

Họ và tên: Viết đúng họ, chữ đệm và tên, ghi như trong giấy chứng minh nhân dân, bằng chữ in hoa. Ví dụ: NGUYỄN VĂN A.

Nam, nữ: là nam thì ghi chữ “nam”, là nữ thì ghi chữ “nữ”.

Sinh năm: viết đúng ngày, tháng, năm sinh đã ghi trong giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay: viết rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).

Nơi ở hiện tại: viết rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).

Chứng minh nhân dân số, cấp tại, ngày cấp: ghi đúng theo chứng minh nhân dân được cơ quan công an cấp, có giá trị hiện hành.

Khi cần báo tin cho ai, ở đâu: ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại của người cần báo tin.

Bí danh: viết các bí danh đã dùng.

Nguyên quán: là nơi sinh sống của ông, bà nội, cha đẻ, trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ).

Dân tộc: viết tên dân tộc gốc của bản thân như: Kinh, Thái, Tày, Nùng, Mường...(nếu là con lai người nước ngoài thì ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ là người nước ngoài).

Tôn giáo: ghi rõ đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo... ghi cả chức sắc trong tôn giáo (nếu có), không theo đạo nào thì ghi “không”.

Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất (hoặc cải tạo công thương nghiệp): cố nông, bần nông, trung nông, phú nông, địa chủ, công chức, viên chức, dân nghèo, tiểu thương, tiểu chủ, tiểu tư sản, tư sản...

Thành phần bản thân hiện nay: viết rõ: công nhân, nông dân, công chức, viên chức, nhân viên, thợ thủ công, bộ đội, nhà văn, nhà báo, chủ doanh nghiệp...; nếu sống phụ thuộc gia đình thì ghi là học sinh, sinh viên hoặc chưa có việc làm.

Trình độ văn hóa: viết rõ 12/12 chính quy; 12/12 bổ túc văn hoá.

Trình độ ngoại ngữ: viết theo văn bằng hoặc chứng nhận đã được cấp: Đại học Anh ngữ, Pháp ngữ, Nga ngữ...(nếu tốt nghiệp đại học ngoại ngữ). Đối với hệ bồi dưỡng ngoại ngữ thì ghi là: Anh, Pháp, Nga...trình độ A, B, C, D.

Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam: viết rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đảng (chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).

Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: viết rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp.

Nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn: đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật gì thì viết theo văn bằng đã được cấp, thuộc chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức, nếu có nhiều bằng thì ghi tất cả.

Cấp bậc: Bậc lương đang hưởng (nếu có)

Lương chính hiện nay: theo ngạch chuyên viên, kỹ thuật viên, kỹ sư,...(nếu có)

Ngày nhập ngũ QĐNDVN (TNXP), ngày xuất ngũ, lý do: Ghi rõ ngày, tháng, năm nhập ngũ, xuất ngũ và lý do xuất ngũ.

Hoàn cảnh gia đình: Cần khai Cha, mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), anh chị em ruột của bản thân, vợ (chồng), con cái. Viết rõ: họ và tên, năm sinh, quê quán; chỗ ở, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, thái độ chính trị của từng người.

Quá trình hoạt động của bản thân: tóm tắt quá khứ từ thời niên thiếu cho đến ngày tham gia hoạt động xã hội, đi học ở đâu, đi làm ở đâu, giữ chức vụ gì.

Khen thưởng: viết rõ tháng năm, hình thức được khen thưởng.

Kỷ luật: viết rõ tháng năm, lý do sai phạm, hình thức kỷ luật.

15 tháng 8 2018
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, nguyên quán, hộ khẩu thường trú: bạn tìm trong hộ khẩu hoặc chứng minh thư rồi ghi lại ý nguyên như vậy.
  • Chỗ ở hiện nay: nếu bạn đang tạm trú thì ghi vào giống trong giấy tạm trú, còn vẫn ở theo hộ khẩu thường trú thì ghi theo hộ khẩu.
  • Dân tộc: đa số là dân tộc Kinh, còn nếu là dân tộc khác thì ghi rõ (Mường, Tày, Nùng…)
  • Xuất thân từ gia đình: bạn có thể ghi là nông dân, công chức, viên chức, tiểu thương…
  • Trình độ chuyên môn: bạn ghi trình độ cao nhất nhé, ví dụ như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ…
  • Trình độ lý luận chính trị: trung cấp…
  • Quan hệ gia đình: phần này lưu ý là chỉ cần khai bố mẹ đẻ, anh chị em ruột trong gia đình, chồng/vợ và con đẻ. Không cần khai cả bố mẹ chồng/vợ hoặc anh chị em chồng/vợ đâu. Thông tin thì bạn lấy từ chứng minh thư của người thân hoặc hộ khẩu của gia đình để điền vào nhé.
  • Quá trình đào tạo công tác ghi theo thực tế. Nhớ cho mik nhé :))
26 tháng 8 2018

Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.

Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.

Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:

- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.

Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, lẩm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.

Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.

26 tháng 8 2018

Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.

Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.

Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:

-   Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.

Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.

Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn  thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.

Viết thơ phải không bn ?

Tham khảo :

Gạo thơm,đỗ cuộn lá dong xanh

Với hạt tiêu thơm ướp thịt,hành

Hương vị đất trời khuôn chắt đọng

Bếp hồng lũ trẻ thức ngồi canh

Thái bình muôn thủa đất Văn Lang

Bờ cõi dẹp yên giặc đã hàng

Câu chuyện vua Hùng đời thứ sáu

Chọn quan lang nối dõi ngai vàng

Ai nhớ Lang Liêu phận nổi trôi

Mẫu thân đoản mệnh sớm qua đời

Của ngon vật lạ tìm đâu thấy

Hạt gạo thiêng nguồn cội đất trời 

4 tháng 6 2021

cảm ơn bạn nhéhihihihi