Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Sự kiện thứ nhất : Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hoà.
+ Sự kiện thứ hai : Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, đã lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng nhà nước của giai cấp vô sản, nêu gương về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và để lại nhiều bài học quý báu.
+ Sự kiện thứ ba : Phong trào công nhân phát triển ở các nước tư bản dẫn tới sự thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân mỗi nước và đưa đến sự ra đời của Quốc tế thứ hai.
+ Sự kiện thứ tư : Phong trào đấu tranh của nhân dán các nước thuộc địa ờ châu Á diễn ra sôi nổi, rộng khắp và liên tục dưới nhiều hình thức nhằm giành độc lập cho dân tộc, nhưng cuối cùng đều thất bại, son" nó là cơ sở cho sự phát triển tiếp theo của phong trào trong giai đoạn sau.
+ Sự kiện thứ năm : Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa hai phe đế quốc nhằm giành giật thuộc địa. chia lại thị trường thế giới... Do vậy cuộc chiến tranh này đã gây nhiều thảm họa cho nhân loại.
Vì
Trong nước: Thay đổi vận mệnh nước Nga và số phận con người. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền-xây dựng xã hội chủ nghĩa trên một đất nước rộng lớn
Quốc tế: Là biến cố lịch sử trọng đại nhất thế kỉ XX (suy ra) những thay đổi to lớn của thế giới . Cổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức. Mở ra thời kì mới của lịch sử thế giới
bn thông cảm nhé. Mink ko viết đc dấu suy ra
Đáp án cần chọn là: C
Những nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) bao gồm:
- Các cuộc cách mạng tư sản thời kì cận đại.
- Sự chuyển biến của các nước tư bản Âu – Mĩ thế kỉ XVIII – XX và quá trình xâm lược thuộc địa
- Phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX – đầu TK XX
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
- Cách mạng công nghiệp trong thế kỉ XVIII-XIX
Những nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) bao gồm:
- Các cuộc cách mạng tư sản thời kì cận đại.
- Sự chuyển biến của các nước tư bản Âu – Mĩ thế kỉ XVIII – XX và quá trình xâm lược thuộc địa
- Phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX – đầu TK XX
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
- Cách mạng công nghiệp trong thế kỉ XVIII-XIX
Đáp án cần chọn là: C
Niên đại | Sự kiện | Kết quả |
8-1566 | Cách mạng Hà Lan | Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha. |
1640-1688 | Cách mạng tư sản ANH | Lật đổ chế độ phong kiến, đưa GCTS lên cầm quyền |
1760-1840 | Cách mạng công nghiệp mở đầu ở Anh | Anh là công xưởng của thế giới |
1775-1783 | Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ | 13 thuộc địa Anh giành độc lập, Mỹ là 1 Liên bang |
1789-1794 | Cách mạng tư sản Pháp | Lật đổ chế độ phong kiến. đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, lập nền Cộng Hòa |
1840-1842 | Nhân dân Trung Quốc chống Anh xâm lược – Chiến tranh thuốc phiện | Trung Quốc trở thành nứa thuộc địa và thuộc địa. |
28-9-1864 | Quốc Tế thứ Nhất thành lập tại Luân Đôn | Đóng góp quan trọng vào phong trào công nhân. |
1848-1849 | Cách mạng tư sản ở Châu Âu | Củng cố sự thắng lợi của CNTB,làm rung chuyển chế độ phong kiến Đức, Ý,Áo -Hung |
1868 | Cuộc Duy Tân của Minh Trị Thiên Hòang | Kinh tế TBCN Nhật phát triển mạnh và chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, mở rộng xâm lược. |
14-7-1889 | Quốc tế thứ Hai thành lập ở Pa ri | Đóng góp quan trọng vào phong trào công nhân |
1911 | Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc | Lật đổ chế độ quân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho CNTB phát triển |
1914-1918 | Chiến tranh thế giới thứ nhất | Các nước thắng trận thu được lợi lớn, bản đồ thế giới được chia lại, phong trào CM thế giới phát triển mạnh mẽ, CM T 10 Nga thắng lợi, làm thức tỉnh nhân dân thuộc địa |
vì đó là thời điểm việt nam bước ừ cái cũ sang cái mới,thời điểm của những người yêu nước hăng say đi tìm con đường giải phóng dân tộc,thời điểm chứng kiến nhiều diễn biến sâu sắc của đất nước.
chúc bạn hoc tốt,nhớ qua tài khoản mình theo dõi nhé
câu 1
- Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Cách mạng nổ ra với nhiều hình thức khác nhau song về bản chất là giống nhau đều gạt bỏ những trở ngại trên con đường phát triển TBCN.
Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ PK, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao của nền chuyên chính dân chủ Gia-cơ-banh.
Đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để, điển hình nhất trong các cuộc cách mạng tư sản; nó để lại dấu ấn lịch sử sâu sắc trong lịch sử toàn thế giới; nó như "cái chổi khổng lồ" quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu; nó thức tỉnh những lực lượng dân chủ và tiến bộ đứng lên chống chế độ chuyên chế, chống chế độ thực dân
Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ PK, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.
Câu 2. Khái niệm “cách mạng công nghiệp”: Bước phát triển của nền sản xuất TBCN, là sự thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất- từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng cơ khí, máy móc diễn ra đầu tiên ở Anh rồi lan ra các nước khác. Nó thúc đẩy việc phát minh ra máy móc, đẩy mạnh sản xuất và hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.
Hệ quả của cách mạng công nghiệp:
+ Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, như nâng cao năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn,...Từ một nước nông nghiệp trỏ thành một nước công nghiệp.
+ Về xã hội, hình thành hai giai cấp cơ bản của chế độ TBCN là tư sản và vô sản mâu thuẫn với nhau, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.
Câu 3
Công xã Pari là nhà nước kiểu mới :
-Cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền hoàn toàn khác với thới kì trước .
-Cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã tập trung trong tay quyền hành pháp và lập pháp .
-Công xã thành lập các ủy ban và đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước công xã, trước nhân dân có thể bị bải miễn bất kì lúc nào nếu đi ngược quyền lợi của nhân dân.
- Quốc hội và cảnh sát cũ được thay bằng lực lượng an ninh nhân dân .
- Nhà thờ tách khỏi nhà nước ,bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng .
Nhà nước của dân:
- Cơ quan cao nhất của nhà nước là Hội đồng công xã được bầu cử theo phổ thông đầu phiếu.
- Đại biểu trúng cử là đại diện cho nhân dân lao động.
- Công nhân là lực lượng lãnh đạo trong công xã vì công nhân là giai cấp cách mạng nhất nắm được lực lượng vũ trang và lối cuốn tiểu tư sản .
Nhà nước do dân :
- Nhân dân được quyền bầu cử và bãi miễn các cơ quan quyền lực của nhà nước .
- Nhân dân được tham gia các lực lượng vũ trang để bảo vệ chính quyền .
- Các chính sách phục vụ quyền lợi cho nhân dân
* Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari :
+ Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tôt đẹp hơn
+Công xã đã để lại nhiều bài học quí báo: Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông; phải kiên quyết chấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
Câu 4
nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.
+ Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ PK Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.
+ Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:
- Về chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...
- Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.
- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây.
+ Ý nghĩa: nhờ những cải cách toàn diện và đồng bộ, đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp.
* Nguyên nhân
- Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song. Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.
- Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bônsêvích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng Xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời).
- Đầu tháng 10/1917, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
* Kết quả
- Ngày 3/11/1918: chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
* Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và nhân loại vì cách mạng tháng mười nga thành công dẫn đến thành lập nước xhcn đầu tiên trên tg mang tới nhiều ý nghĩa to lơn không chỉ trong nước mà còn đối iss quốc tế:
- Đối với nước Nga:
+ Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.
+ Đưa công nhân và nông dân làm chủ đất nước và vận mệnh của mình, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Đối với thế giới: Làm thay đổi cục diện thế giới. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
Tham khảo:
Năm 1917 là năm xảy ra Cách mạng tháng Mười Nga. Nó đánh đổ chủ nghĩa đế quốc ở ngay “chính quốc”, đồng thời đánh vào hậu phương của nó là các nước thuộc địa của Nga hoàng; cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin. Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch sử và tính chất quốc tế vô cùng sâu rộng; không một cuộc cách mạng nào trong thời đại ngày nay lại không chịu ảnh hưởng sâu xa của Cách mạng tháng Mười. Nó cho thấy: trong thời đại ngày nay, sự kết hợp tất yếu và tự nhiên giữa cuộc đấu tranh vì dân chủ và cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội chẳng những là mục tiêu mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội, đưa xã hội loài người vươn tới tự do, công bằng, bình đẳng và văn minh. \(\Rightarrow\)Năm 1917 là năm kết thúc lịch sử cận đại.