K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2021

cha hieu gi ca

17 tháng 11 2021

Trường em là một ngôi trường làng nhỏ ở phía trên đồi. Tuy không có những tòa nhà cao tầng đồ sộ và hiện đại như nơi khác. Nhưng trường em lại có rất nhiều cây xanh mát. Trong đó, đẹp nhất là một cây phượng to lớn được trồng ngay cạnh sân chào cờ.

Cây phượng ấy đã được trồng từ rất lâu rồi. Nghe bác bảo vệ kể, từ hồi chưa xây trường thì cây phượng đã có ở đó. Mà cũng chẳng ai chắc chắn được cây đã bao nhiêu tuổi rồi cả. Cây cao lắm, cao hơn cả tòa nhà ba tầng của trường em hẳn một khúc dài. Thân cây to lớn, đến phải bốn người ôm mới xuể. Các cành cây thì cành nào cành nấy to cứ như là bắp chân vậy. Các nhánh con thì nhiều không đếm hết, đan cài vào nhau tỏa ra các hướng. Tạo nên một tán lá rộng lớn. Vào những ngày hè nóng bức, dưới bóng mát của cây phượng, có thể chứa được cả gần ba lớp học cùng ngồi chơi cơ.

Tầm tháng năm, là cây phượng bắt đầu ra hoa. Khi các loài hoa khác đã cháy hết mình vào mùa xuân, thì nay phượng mới đủng đỉnh thay áo. Mới đầu là từng bông nhỏ màu đỏ, sau lan dần ra, rộng hơn. Cả tán phượng hồng rực lửa như có ai đã châm đuốc lên đó vậy. Mỗi khi có gió thổi ngang qua, các cánh hoa lại kéo nhau rơi lả tả xuống, đẹp như một bộ phim vậy. Những cô cậu học trò đứng dưới tán cây vọng lên mà ngẩn ngơ cả buổi chiều. Nhìn phượng nở đỏ lửa, trong mỗi chúng em luôn dâng lên những cung bậc cảm xúc khó tả. Đó là sự lo lắng khi phải đối mặt với kì thi lớn, là niềm vui khi sắp được nghỉ hè và cũng là nỗi buồn khi sắp tạm xa thầy cô, bạn bè và mái trường.

Đối với em, cây phượng không chì là cây tỏa bóng mát, mà nó đã trở thành một người bạn thân thiết, một biểu tượng của những ngày tháng học trò hồn nhiên và vô tư.               ht xin k

3 tháng 4 2018

Tả cây phượng vĩ và tiếng ve vào mùa hè hay nhất - Bài văn mẫu tả cây phượng
Hình ảnh cây phượng nở hoa đỏ thắm cùng tiếng ve kêu là dấu hiệu báo mùa hè đã về

                         bài làm

  Trường em có rất nhiều cây bóng mát, cây nào cũng đẹp, cũng tươi tốt, nhưng em thích nhất là cây phượng vĩ duy nhất ở cổng trường. Cứ mỗi hè về phượng vĩ lại nở hoa đỏ rực một góc trời, mời gọi cả tiếng ve kêu râm ran trong từng khóm phượng e ấp làm nức lòng lũ học trò chúng em.

Cây phượng và tiếng ve là những điều không bao giờ có thể thiếu vào những ngày hè ngập nắng nhất là đối với lũ học trò chúng em. Không biết cây phượng được trồng từ lúc nào nhưng từ khi em vào trường, cây phượng đã đứng đó, hiên ngang, hiền lành như một người gác cổng trung thành, một người bạn lớn mang lại cảm giác an toàn cho chúng em mỗi khi bước vào cánh cổng trường. Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ màu xanh đốm đỏ. Thân cây màu nâu sẫm, xù xì, có những đốm to lồi lên như những con mắt. Lại gần, em thấy những chiếc rẽ ngoằn ngoèo như những con rắn đang uốn lượn trên mặt đất. Mùa hè đã đến, hoa phượng nở đỏ rực một góc sân trường như một cây nấm đỏ khổng lồ giữa trời. Hoa phương mọc thành cùm chứ không bao giờ mọc riêng lẻ, tụ lại thành đóa trên cành, xòe ra duyên dáng, những cánh hoa mỏng như cánh bướm, sờ vào mềm mịn. Hoa phượng có mùi hương chẳng giống loài hoa nào, một mùi hương mà chỉ đám học trò chúng em mới hiểu bởi những đóa phượng đã góp phần tô điểm vào quãng đời học sinh chúng em những kỉ niệm khó quên. Vào những ngày hè oi bức, còn gì thú vị hơn khi được vui đùa cùng đám bạn dưới gốc cây râm mát này cơ chứ! Chúng em thường ngồi dưới gốc phượng, học bài, kể chuyện cho nhau nghe, mấy đứa nghịch ngợm thì lấy nhị phượng chơi trò đánh trận giả. Đến cuối năm, chúng em bảo nhau ép những đóa phượng vào trang lưu bút để lưu lại kỉ niệm tuổi học trò đến mãi về sau. Nhìn những cánh phượng được ép giữa trang vở như những cánh bướm dập dờn, làm sáng tươi cả một vùng trời tuổi thơ. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ cho một mùa hè vì chỉ khi có âm thanh của tiếng ve râm ran trong vòm lá, không khí hè mới ngập tràn cả sân trường. Trong những kẽ lá phượng, ve đồng loạt kéo về tạo những dàn hợp xướng ca vui suốt ngày đêm làm rộn lên không khí náo nhiệt của mùa hè. Có đôi lúc chúng em còn rủ nhau ra gốc phượng ngồi để làm khan giả cho dàn đồng ca ấy. Hình như những chú ve sầu kia chẳng biết mệt, em chẳng thấy chúng ngừng nghỉ lúc nào mà luôn có tiếng nhạc phát ra từ vòm phượng như thúc giục chúng em bước vào mùa thi. Đó là lúc chúng em vừa vui vừa buồn. Vui là vì được ngắm những cánh hoa phượng đung đưa trong nắng và gió, được nghe dàn đồng ca mùa hè râm ran trong lá suốt ngày, cũng là lúc chúng em được nghỉ hè. Buồn là vì kì thì sắp tới và cũng vì đó là báo hiệu cho sự chia tay mái trường, bạn bè, thầy cô. Và khi những chùm hoa phượng tàn, tiếng ve kêu thưa thớt trong từng vòm cây kẽ lá là lúc mùa hè đã kết thúc, chúng em lại chuẩn bị bước vào một năm học mới với những niềm vui mới, cây phượng và tiếng ve lại tiếp tục đồng hành với tụi học trò vào mùa tiếp với hứa hẹn những niềm vui mới. Gắn với mỗi niềm vui nỗi buồn của tụi học trò chúng em nên phượng được gọi với cái tên thân thương: “Hoa học trò” còn tiếng ve được coi như sứ giả báo tin mùa hè.

Cây phượng vẫn đứng đó chứng kiến bao bọc học sinh đã trưởng thành từ đây cùng với tiếng ve không ngơi nghỉ báo hiệu mùa hè. Dù sau này xa mái trường nhưng em sẽ nhớ mãi về cây phượng như một người bạn của học sinh và âm thanh tiếng ve bên gốc phượng sẽ là âm thanh gọi về bao kỉ niệm của tuổi hoa sau này.  

13 tháng 2 2018

Ở vườn nhà ngoại trồng rất nhiều loại cây khác nhau. Cây xoài lúc lỉu quả chín. Cây hoa hồng toả hương thơm ngát. Cây nhãn nặng những chum quả chín… Nhưng em thích nhất là cây bưởi.

Cây bưởi được ông trồng hơn 20 năm. Cây cao gần 2m. Thân cây không to lắm chỉ bằng bắp chân người lớn. Thân cây màu rêu xám, không sần sùi và nhiều u bướu như cây bàng. Rễ cây to, bám chắc vào đất, hút dinh dưỡng từ đất nuôi cây. Từ thân cây chia ra thành ba cành lớn chắc chắn như những cánh tay của lực sĩ cử tạ. Ba cành lớn ấy lại phân ra thành nhiều cành nhỏ khác nhau. Lá cây to bằng bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu. Hoa bưởi nhỏ, màu trắng ngọc, mọc thành từng chum. Mùa xuân hoa nở thơm ngát cả khu vườn. Khi hoa bưởi rụng đi, những quả bưởi sẽ thay thế. Quả bưởi tròn, da trơn nhẵn được nâng đỡ cẩn thận. Những quả bưởi ấy như những đứa con đầu tròn trọc lốc được cây mẹ chắt chiu dinh dưỡng nuôi nấng. Mùa thu là mùa bưởi chín. Khi ấy những quả bưởi chín vàng, ăn những múi bưởi sẽ thấy vị ngọt dịu mát đọng lại.

Cây bưởi có rất nhiều ích lợi khác nhau. Hoa bưởi thơm ngát thường được dung để ướp chè. Ông ngoại em hay ướp chè với hoa bưởi ủ trong lá sen. Nước chè được ướp bằng hoa bưởi uống vừa thơm vừa ngọt. Vào những ngày Rằm Tháng Tám, quả bưởi được mang đi thắp hương cúng lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên. Hay những dịp Tết thì quả bưởi không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc. Các bà các mẹ lấy vỏ bưởi phơi khô để gội đầu. Tóc sau khi được gội bằng vỏ bưởi vừa óng mượt, chắc khoẻ lại vừa thơm thoang thoảng mùi bưởi.

Bưởi có nhiều loại giống cây khác nhau. Có bưởi đào, bưởi ổi, bưởi năm roi, bưởi Diễn,… Mỗi loại có một cách trồng và chăm sóc khác nhau. Nhưng người trồng muốn có được mùa quả bội thu đều phải khéo léo, cẩn thận và chăm sóc cây bằng tất cả tình yêu dành cho nó.

Mỗi mùa hoa nở em lại có dịp cùng ông ngoại đi hái hoa về ướp chè, được cảm nhận mùi hương thơm ngát của hoa bưởi. Em rất thích cảm giác ấy và thấy yêu cây bưởi vô cùng.

13 tháng 2 2018

 Sau vườn nhà tôi có trồng một cây bưởi ổi. Cây bưởi này có trái cả ba mùa và năm nào cũng sai trái.

   Bưởi có nhiều giống: bưởi đỏ, bưởi sẻ, bưởi ổi, nhưng tôi thích giống bưởi ổi hơn cả. Cây bưởi ổi thấp hơn các loại bưởi khác. Thân cây màu hơi mốc, xẻ thành nhiều nhánh, các nhánh nhỏ đều có gai.

   Trời vừa đổ mưa là bưởi ra lá non. Lá bưởi non lớn bằng bàn tay, màu xanh dịu, đến già thì màu xanh đậm. Lúc bấy giờ bưởi cũng ra hoa. Hoa bưởi kết đầy cành, trông như hoa mù u có từng chùm nhỏ, đôi khi thấy hoa mà không thấy lá. Hoa nở màu trinh bạch, nhị vàng. Hương bưởi thơm dịu mà ngọt thoang thoảng khắp vườn. Không gì thích thú bằng một đêm trăng ngồi dưới gốc bưởi để thưởng thức mùi hương hoa êm dịu. Cành hoa bưởi đong đưa trước gió, vài cành hoa rung nhẹ bên hồ làm cho tôi có cái cảm giác như lạc vào cõi thần tiên nào.

   Bưởi kết trái vào khoảng tháng tư. Trái bưởi ổi tròn, trên đầu có núm trông như trái ổi lớn, vỏ bưởi xanh non. Đến khoảng tháng tám thì vỏ ửng vàng, bưởi sắp chín.

   Hoa bưởi là loại hoa có giá trị hoàn toàn. Hoa rụng cánh để cho ta những trái bưởi ngon. Lột bưởi ra, tôi thấy có nhiều múi. Bưởi ổi ngọt lại không có chất the như các giống bưởi khác.

   Nhìn cánh hoa bưởi, tôi nhớ lại câu hát:

   Hoa lài, hoa lí, hoa ngâu,

   Không bằng hoa bưởi thơm lâu dịu dàng.

Chúc bn hk tốt !

3 tháng 4 2018

Quãng thời gian học trò được xem là đáng nhớ nhất của đời người. Bởi ở đó có thầy cô ân cần, có những ngày tháng tinh nghịch bên bè bạn, có những giọt nước mắt, nụ cười..... và có cây phượng đỏ thắm mỗi khi xuân qua hè đến nơi góc cuối sân trường thân yêu. Cây phượng cùng tiếng ve và sắc thắm của nó đã đi vào tâm trí chúng ta mãi mãi.

Cũng chẳng biết tự bao giờ cây phượng nơi góc sân trường đã đứng ở đó, chỉ biết từ rất lâu rồi, khi chúng tôi vào trường học thì nó đã đứng sừng sững ở đó. Cũng đã qua biết bao lớp học trò đi qua, ghi ấn bao kỉ niệm tháng năm học trò.

Là cây phượng duy nhất và dường như cũng là cây sống lâu năm nhất nên cây rất to. Cây cao lên tận đến tầng hai của dãy nhà học, tán lá tản rộng và xum xuê các cành lá. Thân cây xù xì, trên thân còn xuất hiện các cục to tròn như u bướu. Thân cây rất to, đến nỗi một vòng tay tôi mới có thể ôm xuể. Ngược lại thì các cành của cây phượng rất mảnh, có cành to cành nhỏ vươn dài ra trông như những cánh tay lực lưỡng của các lực sĩ. Lá phượng rất nhỏ, bé li ti, cứ mỗi lần có một cơn gió nào ghé qua là những chiếc tán lá rung rinh trong gió như những bàn tay bé nhỏ đáng đang vẫy tay với chúng học sinh. Gốc cây, rễ cây đâm rất sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng từ lòng đất mẹ. Có những rễ cây to, sần sùi chồi lên hẳn mặt đất trông như những con rắn khổng lồ đang trườn bò trên mặt đất.

Cây phượng đã đi vào kí ức của từng học sinh với biết bao kỉ niệm thân thuộc cùng hình ảnh về bông hoa phượng đỏ thắm. Hoa phượng thường bắt đầu nở vào đầu hè, tháng 5, tháng mà học sinh sắp bước vào kì nghỉ hè. Hình ảnh bông hoa phượng đẹp biết bao mỗi khi xuất hiện, cùng với đó là tiếng ve râm ran mỗi khi hè về, lại làm cho tâm hồn mỗi người vui mà cũng buồn. Bởi đó chính là báo hiệu cho sự chia li, chia xa bè bạn thầy cô và mái trường. còn đối với các anh chị cuối cấp thì đó cũng có thể là những giờ phút cuối cùng nơi mái trường, là những giọt nước mắt.

Mỗi độ hè về là dịp tụi học trò chúng tôi lại tụ họp cùng nhau ngắt những bông hoa, những nụ, nhụy hoa để chơi trò chơi đấu gà hay gấp thành những chú bướm xinh xắn nhỏ bé để gập vào trong vở. Tuổi thơ của tôi không bao giờ có thể quên những kỉ niệm đẹp đẽ ấy, kỉ niệm cùng những cánh bướm làm từ bông phượng rực rỡ như chính khao khát được chắp cánh ước mơ bay lên bầu trời tri thức rộng lớn ngoài kia.

Cây phượng vẫn đứng đó, vẫn sừng sừng nhưng ở đó tôi thấy được sự đẹp đẽ của cả những năm tháng học sinh trong đó. Hình ảnh cây phượng cùng những âm thanh của ve mỗi dịp hè về vẫn còn in đậm mãi trong tâm trí tôi dù có đi đâu về đâu.

3 tháng 4 2018

Cây phượng là loại cây hay được trồng ở trường học. Xung quanh trường em là những cây phượng, với những chùm hoa đỏ rực một góc trời vào mùa hè, báo hiệu một mùa chia tay bạn bè, mái trường và thầy cô nữa lai đến.

Cây phượng ở trường em đã to, có lẽ nó được những thế hệ thầy trò đầu tiên của ngôi trường mà em đang học trồng. Đến thế hệ của chúng em thì nó đã lớn và chiếm một khoảng khá rộng ở sân trường. Thân cây rất to chắc phải mấy đứa chúng em ôm mới xuể, phần rễ cây rất phát triển nhô cả lên mặt đất, vô tình như một cái ghế tạo thành chỗ ngồi cho học sinh ở trường. Cây phượng có rất nhiều cành, cành to, cành nhỏ thi nhau vươn cao, xa để đón lấy ánh nắng mặt trời.

Lá phượng rất đặc biệt, mỗi cành có rất nhiều cành lá, trên mỗi cành lá lại có nhiều lá con. Vì lá phượng nhỏ như vậy nên cả một cây phượng không tạo thành một bóng mát, những tia nắng lọt qua kẽ lá chiếu xuống sân như những đốm sáng nhỏ trông rất đẹp. Mỗi khi hè đến, cả cây phượng chìm trong tiếng ve kêu, rất ồn ào nhưng lại vui tai, những chum hoa phượng bắt đầu nở, rồi cả cây phượng nở hoa, che lấp những cành lá màu xanh, nhìn từ xa cây phượng đỏ rực cả một góc trời.

Nếu không có tiếng ve, không có những chùm hoa phượng thì có ai biết hè đã đến từ bao giờ. Chúng em thường nhặt hoa phượng làm thành con bướm rồi đem nó ép vào trang vở như để cất giữ những kỉ niệm. Hoa phượng nở báo hiệu mùa hạ về, mùa thi đến, mùa chia tay thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu khiến ai cũng có cảm giác xốn xang. Thế rồi hoa phượng tàn, kết thành những quả phượng dài, cong cong mà mấy bạn con trai hay nhặt để làm kiếm. Khi quả phượng rụng hết, cây phượng cũng trụi lá và đợi đến mùa xuân để mọc lên những tán lá xanh non mơn mởn.

Cây phượng vẫn đứng đó chứng kiến bao lớp học sinh đã trưởng thành từ đây. Dù xa trường nhưng em sẽ nhớ mãi về cây phượng như một người bạn của một thời học sinh.

hok tốt, tk mk nha, thanks bn

Đã bao giờ khi dạo quanh trên một con phố quen, bạn bất chợt nghe đâu đó những âm thanh thật trong trẻo và tươi mới mang chút dư vị quê hương khiến bạn thấy lòng xốn xang, rồi bạn nhận ra từ bao lâu bạn đã để lòng mình lơ đễnh và có lúc nào đó đã quên mất những hương vị quê nhà. Bất chợt, một chiếc lá vàng rụng, thật nhẹ nhưng cũng đủ để bạn cảm nhận sự chuyển mình của đất trời, để được tận hưởng cái nắng nồng nàn đong đầy trong những làn gió dịu nhẹ. Đúng rồi, hè đang về. 

Những ngọn gió giao mùa rủ nhau về hong ấm từng vạt mưa ẩm ướt, làm những nỗi muộn phiền ngơ ngác chợt bốc hơi, lẩn khuất đâu đó rồi tan nhanh dưới vòm trời xanh đầy gợi cảm. Cái nắng đầu hè cũng thật là lạ, nhưng cũng thật đẹp. Không phải là cái nắng run rẩy nép mình trong cái se lạnh của mùa xuân nữa, cái nắng cũng chưa tới mức chói chang gay gắt, cái nắng làm tô thêm vẻ lẳng lơ, khiêu gợi của những chùm phượng rực đỏ, và tôn lên vẻ đằm thắm, sâu lắng của sắc tím bằng lăng. 

Dường như có một làn hương dịu dàng len nhẹ giữa thời gian mang theo chút hồn quê phảng phất đâu đây, để lòng ta lại xốn xang với bao cảm xúc bộn bề về một điều gì đó chẳng thể gọi thành tên. Và rồi bạn thấy nhớ, nhớ cái hương vị quê nhà, nhớ hương lúa ngọt mát, nét thanh bình, yên ả, không chút ồn ào, vội vã. Bạn nhớ hương cau, hương bưởi thoang thoảng mỗi buổi sớm thức dậy. 

Nhớ lắm cái hương thơm ngào ngạt của cánh đồng lúa trổ bông mà mỗi sáng vẫn đạp xe tới trường trên con đường đê quen thuộc. Nhớ cả những chiều cùng lũ bạn thả diều, đánh đáo, nhớ cả những tiếng kẽo kẹt, tiếng gió đưa xào xạc nơi những gốc tre già… Và bạn nhớ tới bố mẹ, nhớ ông bà, nhớ căn nhà nơi tôi đã gắn bó cả một thời tuổi thơ … 
Quê hương là gì hả mẹ? 
Mà cô giáo dạy phải yêu 
Quê hương là gì hả mẹ? 
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều". 

Đúng là, đã bao lần, khi bước đi trong dòng đời hối hả, ta bỗng thấy chồn chân mỏi gối, thấy nhớ quê và muốn trở về. Phải rồi, quê hương nơi in dấu tháng ngày thơ ấu luôn dang rộng vòng tay đón ta như một người mẹ hiền ôm đứa con thơ vào lòng, cho ta một cảm giác bình yên và êm đềm thuở nào. Đó như một bến đỗ để tâm hồn ta tìm về. Ta bỗng mong được là đứa trẻ và được thấy mình hồn nhiên vui đùa giữa mùa hè quê hương. 

Lâu lắm rồi tôi mới lại có được những cảm giác rạo rực khi hè về, hè về trong đất trời, hè về trên quê hương. Thích thú biết nhường nào những buổi sáng mùa hè, sau cơn mưa, được ngắm thảm lúa vàng mênh mông như bỗng chợt rùng mình rũ sạch những giọt nước mưa còn bám lại trên lá, được thả hồn cùng những làn gió mát long lanh rạng rỡ nắng mai. 

Yêu lắm hình ảnh của những đứa trẻ chăn trâu, yêu cái cảm giác thanh bình, yên ả khi nghe tiếng bước chân của đàn trâu nện xuống nền đất đều đều. Thấy nhớ quá cái vẻ tần ngần của những bụi tre bên đường, nhớ tiếng gọi gà về văng vẳng đâu đây. Tiếng nước giếng khơi dội ào ào. Nhớ tiếng bát đũa, tiếng lũ trẻ con nô đùa vang xa trong xóm. 

Và kìa, những chú ve con vừa lột xác, bắt đầu vang lên những khúc ca mùa hè dài bất tận, ngân nga khắp không gian. Bạn sẽ thấy yêu cả những tiếng chẫu chuộc, tiếng ếch kêu râm ran bên ao bèo khi chiều muộn và suốt đêm khuya, tiếng côn trùng kêu rỉ rả, nỉ non hòa lẫn trong tiếng gió vi vu. Thật yên bình biết bao khi được ngồi ngắm sao trời hằng hà sa số, lại được nghe những âm thanh quen thuộc của những ngày ấu thơ mà suốt những năm tháng học tập và làm việc xa nhà bạn không cảm nhận được. 

Và rồi, bạn sẽ chợt nhận thấy mình bé lại khi văng vẳng đâu đây tiếng dỗ con của người mẹ trẻ, tiếng ru ầu ơ ngọt ngào trên cánh võng đong đưa. Tất cả hòa âm lại thành một bản giao hưởng rộn rã, vui tươi của tự nhiên, của đất trời như một đặc ân của tạo hóa chỉ ban tặng riêng cho mùa hạ quê mình. Có thể mọi thứ vẫn lặng lẽ diễn ra bình yên như ngàn đời vẫn thế. 

Có thể tất cả chỉ còn là hoài niệm bởi mọi việc đã thay đổi quá nhiều. Nhưng những âm thanh trong trẻo của mùa hè thì vẫn còn đây, đầy đủ và nguyên vẹn như khi tôi ấu thơ, và rồi đến tận khi xa quê hương, tôi mới thực sự nhận ra, tất cả đều đã ở trong tim mình tự bao giờ.

4 tháng 4 2019

Tiếng ve râm ran trong những vòm lá xanh báo hiệu màu hè đến. Mùa hè với những ánh nắng rực rỡ, chẳng se sắt hao gầy như mùa đông, chẳng có những cơn mưa phùn rả rích. Mùa hè có những đặc trưng riêng của nó. Chẳng biết tự bao giờ, mùa hè đã gắn với những kí ức tuổi thơ: những năm tháng chạy dài trên cánh đồng bao la với con sáo diều vi vu trong gió, những ngày tháng ngụp lặn trong dòng nước mát lành, hay được bố mẹ cho đi du lịch, để thấy rằng non sông Việt Nam thật tươi đẹp. Hai bài văn miêu tả mùa hè dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn toàn cảnh về mùa hè ở hai không gian đối lập: thành thị và nông thôn. Dù là vùng đất nào thì khi làm đề bài này cần chú ý miêu tả những nét đặc trưng của mùa hè như nắng, bầu trời,..miêu tả những trạng thái của vạn vật khi mùa hè đến. Chúc các bạn thành công!

 

3 tháng 4 2018

Quãng thời gian học trò được xem là đáng nhớ nhất của đời người. Bởi ở đó có thầy cô ân cần, có những ngày tháng tinh nghịch bên bè bạn, có những giọt nước mắt, nụ cười..... và có cây phượng đỏ thắm mỗi khi xuân qua hè đến nơi góc cuối sân trường thân yêu. Cây phượng cùng tiếng ve và sắc thắm của nó đã đi vào tâm trí chúng ta mãi mãi.

Cũng chẳng biết tự bao giờ cây phượng nơi góc sân trường đã đứng ở đó, chỉ biết từ rất lâu rồi, khi chúng tôi vào trường học thì nó đã đứng sừng sững ở đó. Cũng đã qua biết bao lớp học trò đi qua, ghi ấn bao kỉ niệm tháng năm học trò.

Là cây phượng duy nhất và dường như cũng là cây sống lâu năm nhất nên cây rất to. Cây cao lên tận đến tầng hai của dãy nhà học, tán lá tản rộng và xum xuê các cành lá. Thân cây xù xì, trên thân còn xuất hiện các cục to tròn như u bướu. Thân cây rất to, đến nỗi một vòng tay tôi mới có thể ôm xuể. Ngược lại thì các cành của cây phượng rất mảnh, có cành to cành nhỏ vươn dài ra trông như những cánh tay lực lưỡng của các lực sĩ. Lá phượng rất nhỏ, bé li ti, cứ mỗi lần có một cơn gió nào ghé qua là những chiếc tán lá rung rinh trong gió như những bàn tay bé nhỏ đáng đang vẫy tay với chúng học sinh. Gốc cây, rễ cây đâm rất sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng từ lòng đất mẹ. Có những rễ cây to, sần sùi chồi lên hẳn mặt đất trông như những con rắn khổng lồ đang trườn bò trên mặt đất.

Cây phượng đã đi vào kí ức của từng học sinh với biết bao kỉ niệm thân thuộc cùng hình ảnh về bông hoa phượng đỏ thắm. Hoa phượng thường bắt đầu nở vào đầu hè, tháng 5, tháng mà học sinh sắp bước vào kì nghỉ hè. Hình ảnh bông hoa phượng đẹp biết bao mỗi khi xuất hiện, cùng với đó là tiếng ve râm ran mỗi khi hè về, lại làm cho tâm hồn mỗi người vui mà cũng buồn. Bởi đó chính là báo hiệu cho sự chia li, chia xa bè bạn thầy cô và mái trường. còn đối với các anh chị cuối cấp thì đó cũng có thể là những giờ phút cuối cùng nơi mái trường, là những giọt nước mắt.

Mỗi độ hè về là dịp tụi học trò chúng tôi lại tụ họp cùng nhau ngắt những bông hoa, những nụ, nhụy hoa để chơi trò chơi đấu gà hay gấp thành những chú bướm xinh xắn nhỏ bé để gập vào trong vở. Tuổi thơ của tôi không bao giờ có thể quên những kỉ niệm đẹp đẽ ấy, kỉ niệm cùng những cánh bướm làm từ bông phượng rực rỡ như chính khao khát được chắp cánh ước mơ bay lên bầu trời tri thức rộng lớn ngoài kia.

Cây phượng vẫn đứng đó, vẫn sừng sừng nhưng ở đó tôi thấy được sự đẹp đẽ của cả những năm tháng học sinh trong đó. Hình ảnh cây phượng cùng những âm thanh của ve mỗi dịp hè về vẫn còn in đậm mãi trong tâm trí tôi dù có đi đâu về đâu.

30 tháng 4 2018

Ai đã từng được đến vùng đất Diễn vào dịp cuối năm chắc hẳn sẽ được ngắm nhìn những vườn bưởi Diễn với những với những chùm bưởi sai trĩu. Nhà nội em không có nhiều đất nhưng đây là nét đặc trưng của quê hương, ông vẫn giữ lại một cây ở góc sân vừa để lấy bưởi ăn, vừa để làm cảnh.

Cây bưởi nhà nội đã trồng từ lâu rồi nhưng cũng chỉ cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây đã có những vết mốc. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu.

Để tận hưởng hương thơm ngát, quyến rũ của hoa bưởi thì bạn phải đến vườn bười vào mùa xuân. Từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Nhiều người còn sử dụng hoa bưởi để pha chế vào các món ăn như nấu chè, ướp bột sắn.

Mùa xuân sắp hết cũng là lúc quả bưởi con được hình thành. Quả bưởi lớn rất nhanh. Lúc mới hình thành chúng bé bằng hòn bi, chỉ vài hôm sau chúng đã to bằng quả chanh, rồi bằng cái bát lúc nào không hay.

Vào cuối thu là lúc bười có thể ăn được, quả bưởi lúc này có màu vàng ươm, nặng trĩu cành, có mùi thơm ngọt. Bưởi Diễn có một đặc điểm là múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ, tép bưởi không bị nát và chảy nước.

Cây bưởi có thể làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát.

Phải đến dịp tết giống bưởi Diễn mới có thể ăn được. Khi bưởi đã già người ta thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Bưởi Diễn càng để héo ăn càng ngọt.

Em rất thích cây Bưởi Diễn bởi nó không chỉ là đặc sản quê hương em mà nó còn làm đẹp cho quang cảnh ngôi nhà nội thêm đẹp, thêm tràn trề sức sống. Em hi vọng giống Bười Diễn sẽ thích hợp trồng ở nhiều nơi để ngày càng nhiều người được thưởng thức món ăn dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn ấy.

30 tháng 4 2018

Hè nào em cũng về quê thăm bà ngoại. Vườn nhà bà trồng rất nhiều cây ăn quả nào na , nào ổi,…Những loại trái cây ấy đều có hương vị ngon ngọt riêng biệt. Nhưng em vẫn thích nhất là cây chuối tiêu sai quả trong bụi cây ở góc vườn.

Nhìn từ xa, cây chuối như chiếc ô xanh mát rượi.Thân cao hơn đầu người mọc thẳng, không có cành xung quanh là mấy cây con mọc sát lại thành bụi. Đến gần mới thấy rõ thân chuối to gần bằng cột nhà. Sờ vào thân thì không còn cảm giác mát rượi nữa vì cái vỏ bóng bẩy đã hơi khô.

Cây chuối tiêu có nhiều tàu lá, có tàu đã khô bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì tươi tốt nguyên vẹn, to như máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những táu lá ở trên xanh nhạt dần. Sát tàu là vàng là một bắp chuối màu đỏ đang trổ hoa.

Hoa chuối dần dần hé nở để lộ những nải chuối tạo thành một buồng chuối.

Đặc biệt nhất là buồng chuối dài lê thê, nặng trĩu với bao nải úp sát vào nhau tưởng chừng thân chuối muốn ngả về một phía. Nải nào cũng chen chúc những quả no tròn. Mỗi quả chuối dài hơn một gang tay em. Khi chuối chín, mùi thơm của nó phản phất trong gió.

Cây chuối dường như không bỏ đi thứ gì: thân chuối làm thức ăn cho lợn, lá chuối thuờng được bà dùng để gói bánh, hoa chuối làm nộm là thức ăn của người dân quê, quả chuối ăn vừa ngon lại vừa bổ.... Còn gì thú vị hơn là sau bữa cơm được ăn tráng miệng bằng một quả chuối ở nhà mình trồng.

Cây chuối tiêu thực sự là người bạn tốt của em. Cây vừa cho trái ngon, tạo mảng xanh cho khu vườn thêm mát mẻ. Em rất yêu và quý cây chuối nhà mình. Em sẽ cố gắng chăm sóc thật tốt để cây cho nhiều quả ngọt.

Những ngày còn bé, em ở cùng với ông bà nội. Bà nội em là người rất thích hoa. Bởi vậy, bà thường mua những giống cây non ở chợ về trồng tại góc vườn nhỏ phía trước nhà. Biết bao nhiêu loại hoa đẹp nhưng em thích nhất vẫn là những gốc hoa hồng nhỏ xíu mà bà em thường mua để trồng ở mảnh đất đầu nhà.

Hôm ấy, bà đi chợ về, mang theo một gốc cây nhỏ màu xanh, nhưng bé chỉ bằng ngón tay út của em mà thôi. Quanh thân chỉ có những chiếc gai nhỏ, nhưng các bạn được coi thường những chiếc gai nhỏ ấy nhé. Chúng bảo vệ cả cây hoa khỏi những chú sâu phá hoại. Và khi trưởng thành, trở thành những cây hoa hồng lớn, những chiếc gai ấy trở nên cứng hơn bao giờ hết. Trên thân, những cành hoa nhỏ bằng que tăm vươn ra một cách yếu ớt nâng những chiếc lá non bên mình.

Lá hoa hồng được bao phủ bở một lớp răng cưa mỏng ở bên ngoài. Lá có màu xanh nhạt, nhưng khi lớn hơn thì màu xanh nhạt sẽ chuyển thành màu xanh thẫm hơn và những chiếc răng cưa cũng sắc bén hơn. Bà dỡ cây hoa một cách nhẹ nhàng, cẩn thận ra khỏi túi bóng trắng và gọi ông để ông trồng xuống đất nhà mình. Ông nội bắt đầu cầm lấy cuốc và xới đất ở dưới lên tạo thành một hình lõm vừa phải cho cây trụ vững dưới đất lâu dài.

Sau đó, ông đặt cây non xuống và vun đất xuống, đắp một ụ đất nho nhỏ vào gốc cây. Giúp cho cây càng thêm chắc chắn. Nhiệm vụ của em là tưới nước cho cây để cây nhanh lớn và ra hoa, tỏa hương thơm cho đời. Chỉ sau một tuần được chăm sóc mà cây lớn hẳn. Những chiếc lá trở nên đậm màu hơn, thân cũng cứng cáp hơn. Bà bảo, hoa hồng nhanh lớn lắm, chỉ sau một khoảng thời gian nữa được chăm sóc, cây sẽ lớn và có hoa thơm.

Em rất thích cây hoa hồng của bà. Mỗi lần tưới cây, em lại thầm mong cây nhanh lớn nhanh để em có thể ngắm vẻ đẹp của những bông hoa hồng ngát hương

26 tháng 3 2018

Hàng năm cứ vào mùa xuân gia đình em lại tổ chức trồng cây trong vườn, những cây xanh được ươm mầm phát triển tươi tốt giúp khu vườn thêm đẹp. Năm nay, em được cả nhà giao trọng trách trồng cây đào.

Cây đào được chọn trồng ngay mảnh đất nhỏ trước nhà, em dùng cuốc đào một hố vừa đủ đặt gốc cây, sau khi bỏ cây xuống đất dùng tay vun đất trên gốc, xới lên thật đều. Thân cây đào còn nhỏ chỉ bằng ngón tay, mảnh khảnh, cao khoảng 50 cm, xung quanh thân cây là những chiếc lá non xanh biếc đang mọc. Sau khi lấp đất tạo sự chắc chắn cho cây đứng thẳng em tưới nước vào gốc để tạo độ ẩm cần thiết giúp làm quen với đất và phát triển.

Cứ mỗi ngày ngắm nhìn cây đào như có một diện mạo khác, khi mới trồng những chiếc lá trông héo đi chỉ sau vài ngày lá cây đã tươi tốt, tràn đầy sức sống. Sau thời gian một tuần những chiếc lá như biến thành màu xanh đậm và xuất hiện thêm những chiếc lá non mơn mởn, xanh biếc. Cứ thế hàng ngày em vẫn chăm sóc tưới nước đều đặn, thân cây ngày càng to, cao hơn chẳng mấy chốc mà đã vượt qua chiều cao của em rồi.

Nhìn cây đào phát triển cả nhà ai cũng rất vui và thán phục tài chăm sóc cây cảnh của em, ai cũng bảo Tết này có đào để chưng mà không cần mua rồi.

Mỗi năm khu vườn lại có thêm một loại cây đẹp, em rất thích chăm sóc những cây non giúp khu vườn ngày càng thêm rạng rỡ sắc màu.

Hưởng ứng phong trào trồng cây, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, học sinh các khối lớp bốn, lớp năm của trường em trồng cây dọc theo đoạn đường 1A đi ngang qua huyện lị. Loại cây chúng em trồng là cây bạch đàn mới ươm.

Cây giống được hạt kiểm lâm chở tới trường và mỗi lớp lần lượt nhận số cây quy định của lớp mình. Mỗi học sinh trồng hai cây, mỗi cây trồng cách nhau ba mét. Chúng em đem cây trồng theo bờ lề. Cây con mới ươm hạt nhưng đã lên cao độ hai mươi lăm xăng-ti-mét.

Rễ cây ủ kín trong túi đất, thân cây mảnh dẻ bằng nửa ngón tay út của em. Cây có hai lá mầm màu xanh non, thuôn dài. Chúng em đào lỗ đúng chiều sâu quy định rồi đặt cây xuống, lấp đất vừa phủ bầu đất. Cây bạch đàn con trông yếu ớt làm sao. Để cây vững hơn, chúng em cắm que tre, cột nhẹ thân cây vàoque cho nó tựa vào để vững vàng bám đất. Một tuần sau, chúng em đi thăm cây. Tất cả cây đều bám đất, xanh tốt, không có cây nào bị chết. Chúng em tưới nước cho cây rồi vui vẻ ra về. Cây bạch đàn đã bám đất, bén rễ, tươi tắn. Hai lá mầm của cây lớn lên một chút, tươi giòn chứ không ẻo lả.

Chúng em trồng, chăm sóc cho cây được sống và phát triển tốt. Tiền công trồng cây mà Hạt Kiểm lâm trả cho nhà trường được hiến tặng cho Quỹ Ủng hộ trẻ em bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Em rất vui vì đã góp một phần bé nhỏ của mình vào công tác từ thiện, chia sẻ nỗi đau, kém may mắn của các bạn nhỏ phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh.

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Tả một cây non mới trồng bài tiếp theo, các em chuẩn bị cho phần Tả một giàn cây leovà cùng với phần Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này.

30 tháng 8 2019

Hưởng ứng phong trào trồng cây, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, học sinh các khối lớp bốn, lớp năm của trường em trồng cây dọc theo đoạn đường 1A đi ngang qua huyện lị. Loại cây chúng em trồng là cây bạch đàn mới ươm.

Cây giống được hạt kiểm lâm chở tới trường và mỗi lớp lần lượt nhận số cây quy định của lớp mình. Mỗi học sinh trồng hai cây, mỗi cây trồng cách nhau ba mét. Chúng em đem cây trồng theo bờ lề. Cây con mới ươm hạt nhưng đã lên cao độ hai mươi lăm xăng-ti-mét.

Rễ cây ủ kín trong túi đất, thân cây mảnh dẻ bằng nửa ngón tay út của em. Cây có hai lá mầm màu xanh non, thuôn dài. Chúng em đào lỗ đúng chiều sâu quy định rồi đặt cây xuống, lấp đất vừa phủ bầu đất. Cây bạch đàn con trông yếu ớt làm sao. Để cây vững hơn, chúng em cắm que tre, cột nhẹ thân cây vàoque cho nó tựa vào để vững vàng bám đất. Một tuần sau, chúng em đi thăm cây. Tất cả cây đều bám đất, xanh tốt, không có cây nào bị chết. Chúng em tưới nước cho cây rồi vui vẻ ra về. Cây bạch đàn đã bám đất, bén rễ, tươi tắn. Hai lá mầm của cây lớn lên một chút, tươi giòn chứ không ẻo lả.

Chúng em trồng, chăm sóc cho cây được sống và phát triển tốt. Tiền công trồng cây mà Hạt Kiểm lâm trả cho nhà trường được hiến tặng cho Quỹ Ủng hộ trẻ em bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Em rất vui vì đã góp một phần bé nhỏ của mình vào công tác từ thiện, chia sẻ nỗi đau, kém may mắn của các bạn nhỏ phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh.

Chúc học tốt

9 tháng 8 2018

Dáng người : dong dỏng , thanh thanh , gầy gò.

Hành động: đánh đập ,lau dọn ,nghe viết .

tả gì?

4 tháng 5 2019

@kaito: tả 1 người ở điaj phương em

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là mảnh đất thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nơi đó là những gì thân thuộc nhất, là những nhớ những thương mỗi khi nhắc tới. Đối với em, quê hương có rất nhiều ý nghĩa. Em yêu cây đa đầu làng, yêu cánh đồng lúa rộng mênh mông, yêu dòng sông êm đềm...và yêu bà cụ bán hàng nước dưới gốc cây đa.

Em sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn, nơi có những cánh diều tung bay, những cánh đồng xanh xanh mãi tận chân trời, những cánh cò nghiêng nghiêng chao lượn. Trong kí ức tuổi thơ yên bình ấy, bà cụ bán hàng nước ghi lại dấu ấn vô cùng sâu đậm. Mọi người trong làng gọi bà là bà Tư. Bà Tư đã bước sang tuổi bảy mươi – độ tuổi xế chiều. Dấu vết của thời gian đã in sâu lên cái lưng còng của bà. Khuôn mặt già nua với những nếp nhăn và chấm đồi mồi nhưng lại hồng hào, phúc hậu như những bà tiên trong truyện cổ tích. Vết chân chim tràn đầy nơi khóe mắt đã minh chứng cho quãng đời vất vả nhọc nhằn mà bà trải qua. Thế nhưng, ánh mắt hấp háy của bà lại tinh tường lắm, dường như có thể nhìn thấu mọi chuyện trên đời. Mái tóc bà đã bạc trắng như cước, được vẩn gọn gàng xung quanh đầu rồi vòng ra bên ngoài chiếc khăn mỏ quạ màu đen. Miệng bà lúc nào cũng móm mém nhai trầu. Qua nhiều tháng năm cực nhọc, đôi bàn tay bà nhăn nheo và trai sạn, những đường gân chằng chịt nổi rõ lên, mỗi lần nhìn vào khóe mắt em chợt cay cay.