Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cô ...... là giáo viên Văn của trường ........... Nhiều năm nay, cô đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Lớp 5C chúng em vinh dự được cô làm chủ nhiệm.
Cô ...............khoảng ba mươi tuổi. Dáng người thon thả trông rất ưa nhìn. Mái tóc đen óng ả buông ngang lưng rất hợp với gương mặt thanh tú và đôi mắt lúc nào cũng ánh lên nét vui tươi.
Đúng như cái tên, cô giản dị và rất dễ gần. Học sinh chúng em quý mến cô, coi cô như người bạn lớn, như người mẹ hiền. Có băn khoăn thắc mắc gì, cứ hỏi cô là sẽ được giải đáp đến nơi đến chốn.
Em không thể nào quên giờ Văn cuối buổi học thứ sáu tuần qua, bởi truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên qua lời giảng của cô Hiền đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.
Trước khi giảng, cô hỏi chúng em nghĩa của hai tiếng đồng bào là gì? Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau. Hai tiếng này em thường nghe thấy trên đài, trên tivi, nhất là trong chương trình kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào xóa đói, giảm nghèo hay cứu trợ cho nhân dân ở các vùng bị thiên tai lũ lụt hằng năm nhưng em chưa hiểu tường tận về ý nghĩa của nó.
Đợi cho tiếng xôn xao lắng xuống, cô Hiền từ tốn nói:
– Hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các em thiên truyện nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ nước ta. Đó là truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên nói về nguồn gốc của dân tộc Việt. Cô hy vọng rằng sau giờ học này, các em sẽ hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của hai tiếng đồng bào.
Cô đọc mẫu một lần, cả lớp im lặng lắng nghe. Giọng cô trong và ấm lắm! Chúng em như lạc vào một thế giới huyền ảo đầy hoa thơm cỏ lạ và ríu rít tiếng chim. Nơi ấy Lạc Long Quân đã gặp gỡ với Âu Cơ. Một người là con của Thần Long Nữ dưới biển Đông, một người là Tiên ở non cao, dòng dõi Thần Nông. Trai tài gái sắc kết duyên vợ chồng. Kết quả cuộc hôn nhân kì lạ của hai người là Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra thành trăm người con trai khôi ngô tuấn tú; chẳng cần bú mớm vẫn lớn nhanh như thổi. Sau đó, đàn con được chia hai. Năm mươi người theo cha xuống biển sinh sống, năm mươi người theo mẹ lên rừng lập nghiệp. Họ chia nhau cai quản các phương. Con trưởng được lập làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Đất Lạc Việt với kinh đô ở Phong Châu khẳng định chủ quyền độc lập của người Việt và dân tộc Việt tự hào là dòng giống Rồng Tiên.
Rồi cô giải thích: đồng là cùng, bào là bọc; đồng bào là cùng chung một bọc sinh ra. Tên gọi này bắt nguồn từ Sự tích trăm trứng hay còn gọi là Con Rồng cháu Tiên hoặc Truyền thuyết Âu Cơ, Lạc Long Quân.
Chưa bao giờ em thấy cô giảng hay đến thế và cũng chưa bao giờ em thấy mình nghe chăm chú, say mê đến thế. Tiếng trống tùng tùng báo giờ học đã hết mà cả lớp vẫn chìm trong không khí mơ mơ thực thực của câu chuyện cổ.
Giờ Văn của cô ........... có sức hấp dẫn lạ lùng. Cô đã tạo nhiều cơ hội cho học sinh tự khám phá và tìm hiểu bài học. Điều ấy làm cho chúng em thích thú. Cô là người dẫn dắt chúng em trên con đường tìm đến với thế giới muôn màu muôn vẻ của văn chương. Chính vì vậy mà cứ đến giờ Văn là chúng em lại háo hức đón chờ cô.
Cô ...... là giáo viên Văn của trường ........... Nhiều năm nay, cô đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Lớp 5C chúng em vinh dự được cô làm chủ nhiệm.
Cô ...............khoảng ba mươi tuổi. Dáng người thon thả trông rất ưa nhìn. Mái tóc đen óng ả buông ngang lưng rất hợp với gương mặt thanh tú và đôi mắt lúc nào cũng ánh lên nét vui tươi.
Đúng như cái tên, cô giản dị và rất dễ gần. Học sinh chúng em quý mến cô, coi cô như người bạn lớn, như người mẹ hiền. Có băn khoăn thắc mắc gì, cứ hỏi cô là sẽ được giải đáp đến nơi đến chốn.
Em không thể nào quên giờ Văn cuối buổi học thứ sáu tuần qua, bởi truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên qua lời giảng của cô Hiền đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.
Trước khi giảng, cô hỏi chúng em nghĩa của hai tiếng đồng bào là gì? Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau. Hai tiếng này em thường nghe thấy trên đài, trên tivi, nhất là trong chương trình kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào xóa đói, giảm nghèo hay cứu trợ cho nhân dân ở các vùng bị thiên tai lũ lụt hằng năm nhưng em chưa hiểu tường tận về ý nghĩa của nó.
Đợi cho tiếng xôn xao lắng xuống, cô Hiền từ tốn nói:
– Hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các em thiên truyện nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ nước ta. Đó là truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên nói về nguồn gốc của dân tộc Việt. Cô hy vọng rằng sau giờ học này, các em sẽ hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của hai tiếng đồng bào.
Cô đọc mẫu một lần, cả lớp im lặng lắng nghe. Giọng cô trong và ấm lắm! Chúng em như lạc vào một thế giới huyền ảo đầy hoa thơm cỏ lạ và ríu rít tiếng chim. Nơi ấy Lạc Long Quân đã gặp gỡ với Âu Cơ. Một người là con của Thần Long Nữ dưới biển Đông, một người là Tiên ở non cao, dòng dõi Thần Nông. Trai tài gái sắc kết duyên vợ chồng. Kết quả cuộc hôn nhân kì lạ của hai người là Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra thành trăm người con trai khôi ngô tuấn tú; chẳng cần bú mớm vẫn lớn nhanh như thổi. Sau đó, đàn con được chia hai. Năm mươi người theo cha xuống biển sinh sống, năm mươi người theo mẹ lên rừng lập nghiệp. Họ chia nhau cai quản các phương. Con trưởng được lập làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Đất Lạc Việt với kinh đô ở Phong Châu khẳng định chủ quyền độc lập của người Việt và dân tộc Việt tự hào là dòng giống Rồng Tiên.
Rồi cô giải thích: đồng là cùng, bào là bọc; đồng bào là cùng chung một bọc sinh ra. Tên gọi này bắt nguồn từ Sự tích trăm trứng hay còn gọi là Con Rồng cháu Tiên hoặc Truyền thuyết Âu Cơ, Lạc Long Quân.
Chưa bao giờ em thấy cô giảng hay đến thế và cũng chưa bao giờ em thấy mình nghe chăm chú, say mê đến thế. Tiếng trống tùng tùng báo giờ học đã hết mà cả lớp vẫn chìm trong không khí mơ mơ thực thực của câu chuyện cổ.
Giờ Văn của cô ........... có sức hấp dẫn lạ lùng. Cô đã tạo nhiều cơ hội cho học sinh tự khám phá và tìm hiểu bài học. Điều ấy làm cho chúng em thích thú. Cô là người dẫn dắt chúng em trên con đường tìm đến với thế giới muôn màu muôn vẻ của văn chương. Chính vì vậy mà cứ đến giờ Văn là chúng em lại háo hức đón chờ cô.
Trong những năm tháng học trò, có lẽ, con người ta nhớ nhất chính là hình ảnh cô giáo dạy mình tập đọc, tập viết. Đó chính là những nét bút đầu tiên trong cuộc đời. Cô nhẹ nhàng uốn nắn, hướng dẫn các em viết từng chữ, từng câu. Đôi khi đáp lại đó chỉ là những nét viết nghuệch ngoạc không đầu, không cuối. Nhưng cô vẫn mỉm cười và chỉ bảo các em dần dần.
Cô giáo em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.
Chính thiên nhiên cũng như đang giao hòa với những giờ giảng bài của cô. Động từ “thoảng” với nghĩa là nhẹ nhàng cũng chính là một trong những sự tinh tế của nhà thơ. Bởi cô giáo chính là một người mẹ vô cùng dịu dàng và tình cảm. Chỉ mong sao, các em cố gắng học hành để mai sau trở thành những chủ nhân tương lai của Tổ quốc, góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp.
Chúc bạn học tốt!
a) Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn thơ trên là nhân hóa.
b) Nhờ biện pháp nghệ thuật đó tác giả giúp em cảm nhận được tình thương của đất đối với cây như tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ dành cho đứa con của mình và tình thương của người con dành cho người mẹ của mình.
(mình trả lời theo như suy nghĩ của mình có sai cho mình xin lỗi ạ.) (Chúc bạn học tốt)
Chu văn an từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực, sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Sau khi thi đỗ thái học sinh, ông không ra làm quan, mà trở về mở trường dạy học ở quê nhà. Học trò nhiều nơi tìm đến theo học rất đông. Trong số môn đệ của ông có rất nhiều người thành đạt, thi đỗ, làm quan to trong triều như phạm sư mạnh, lê quát… Tính nghiêm nghị, tư cách thanh cao và học vấn sâu rộng làm cho đanh tiếng của ông ngày càng lan xa, học trò đến theo học ngày càng nhiều và có đủ các loại. Tương truyền trong số đó có cả thần nước theo học, sau giúp dân trừ hạn hán.
Đến đời vua trần minh tông, ông được mời vào làm tư nghiệp ở quốc tử giám để dạy thái tử học. Ông đã cùng với mạc đĩnh chi, phạm sư mạnh, nguyễn trung ngạn tham gia vào công việc củng cố triều đình lúc đó đang đi vào con đường suy thoái. Đến đời dụ tông, chính sự càng thối nát, bọn gian thần nổi lên khắp nơi. Chu văn an nhiều lần can ngăn dụ tông không được, bèn dâng sớ xin chém bảy kẻ nịnh thần đều là người quyền thế được vua yêu. Đó là thất trảm sớ nổi tiếng trong lịch sử. Nhà vua không nghe, ông bèn treo mũ bỏ quan về ở ẩn tại núi phượng sơn thuộc làng kiệt đắc, huyện chí linh, tỉnh hải dương, lấy hiệu là tiều ãn (người ở ẩn đi hái củi). Sau ông mất tại đó.
Theo thư tịch cũ thì chu văn an viết nhiều sách, ông đã kể lại cho đời sau các tác phẩm: quốc ngữ thi tập bằng chữ nôm và tiều ẩn thi tập bằng chữ hán. Ông còn viết một cuốn sách giản ước ề tứ thư nhan đề tứ thư thuyết ước. Theo một tài liệu nghiên cứu gần đây thì chu văn an còn là một nhà đông y đã biên soạn quyển y học yếu giản tập chú di biên gồm những lí luận cơ bản về chữa trị bệnh bằng đông y. Khi ông mất, vua trần đã dành cho ông một vinh dự lớn-bậc nhất đối với một trí thức là được thờ ở văn miếu. Vua còn ban tặng tên thụy cho ông là văn trinh. Ngô thế vinh, một văn nhân nổi tiếng thế kỉ xix trong bài văn bia ở đền phượng sơn đã giải thích nghĩa hai chữ “văn trinh” như sau: “văn, đức chi biểu dã; trinh, đức chi chính cố dã” (văn là biểu hiện bề ngoài (thuần nhất) của đức); trinh là sự chính trực, kiên định của đức). Tên thụy như vậy nhằm biểu dương một người đã kết hợp được hai mặt của đạo đức: bên ngoài thuần nhã, hiền hòa với bên trong chính trực, kiên định. Trong lịch sử giáo dục nước nhà, ông cũng giành được địa vị cao quý bậc nhất, xứng đáng đứng đầu các nhà giáo từ xưa tới nay. Ông đã vượt qua ngưỡng người làm thầy giáo giỏi của một đời để đạt tới người làm thầy giáo giỏi của muôn đời như phan huy chú đã ngợi ca ông: “học nghiệp thuần túy, tiết tháo cương thượng, làng nho nước việt trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được”.
Ngày nay, để tưởng nhớ tới đạo đức và sự nghiệp của ông, nhân dân thủ đô đã lấy tên ông để đặt tên cho một đường phố và một trường trung học lớn của hà nội. Đó là phố chu văn an và trường trung học phổ thông chu văn an.
Tháng giêng của bé
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
Quất gom từng hạt nắng rơi
Làm thành quả - những mặt trời vàng mơ
Tháng giêng đến tự bao giờ?
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.
Tham khảo:
Chẳng nơi đâu có thể bằng quê hương . Vì nó ấm áp và luôn chào đón ta khi ta quay trở về . Nó đẹp và thơ mộng chẳng nơi nào bằng . Buổi sáng mùa hè như bao trùm cả xóm, ông mặt trời đỏ chói như lòng đỏ trứng gà đang dần nhô lên khỏi mặt đất . Tiếng gà trống cùng với tiếng có sửa của những chú chó như báo hiệu buổi sáng đã tớ trên cánh đồng quê em .Vào mùa hạ, tiếng đặc trưng nhất mà mỗi đứa trẻ đều nghe đó chính là tiếng ve kêu.Vào buổi sáng, ông mặt trời vừa ló dậy mà các bác nông dân đang rủ nhau ra đồng gặt lúa . Ai ai cũng mĩm cười như đón chào một ngày làm việt vui vẽ . Nhưng hạt lúa chính mọng đang ngày càng một lớn, mùi thơm của lúa như mùi sữa bay khắp làng xóm. Cánh đồng như tấm thảm vàng trải khắp cánh đồng.Những hạt nắng như rắc đều trên cánh đồng lớn .Những hạt gạo như được gói trong những chiếc bao có màu vàng óng . Sắp được tách ra khỏi vỏ . Và giờ ông mặt trời đã nhô cao lên . Những lũ trẻ cùng nhau vui đùa trên cánh đồng vàng chói . Chúng ca hát làm vang khắp xóm .Vào mùa hạ, tiếng đặc trưng nhất mà mỗi đứa trẻ đều nghe đó chính là tiếng ve kêu. Màu vàng của lúa không gắt gỏng mà rất diệu dàng êm ả .Những hạt gạo như được gói trong những chiếc bao có màu vàng óng . Sắp được tách ra khỏi vỏ.Các bác nông dân còng lưng gặt lúa .Ôi! Nhưng gọt mồ hôi lăng dài trên đôi má đỏ ửng của các bác nông dân . Nhưng ai cũng vui vì vụ lúa hôm nay rất tốt . Đó chính là những hình ảnh về quê hương đất nước tôi đang sống . Em cảm thấy yêu quê hương đất nước của chúng ta vì những anh hùng đã ngả xuống vì đất nước tươi đẹp . Trở nên đáng sông hơn .
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương có ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
CâuCâu 1:1:Đoạn văn trên dử dụng phương thức biểu đạt chính nào ??
⇒⇒Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: Biểu cảm
Câu2:` Tìm phép điệp ngữ có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của phép điệp ngữ ấy.
⇒⇒điệp ngữ: quê hương.
Phép điệp ngữ có tác dụng làm cho khung cảnh ở quê thêm gần gũi và sinh động hơn nhấn mạnh để làm nội nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh về quê hương.
CâuCâu 3:3:Theo em tác giả của bài thơ này muốn nhắn gửi chúng ta điều gì thông qua bài thơ trên.
⇒⇒Nói lên lời khuyên chân thành của tác giả gửi gắm tới người đọc . Cho chúng ta thấy được giá trị , tầm quan trọng của quê hương - ảnh hưởng đến việc hình thành mỗi con người . Dù đi nơi nào , hay đến nơi đâu thì mỗi người chúng ta vẫn luôn khao khát , nhớ mong về quê hương . Nó không hề xa hoa mà vô cùng giản dị , nó cho con người một sự bình yên thư thái đến tận cùng trái tim
Viết thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp
a) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng.
b) Phong trào Ba đảm đang thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, phong trào Giỏi việc nước, đảm việc nhà thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã góp phần động viên hàng triệu phụ nữ cống hiến sức lực và tài năng của mình cho sự nghiệp chung.
c) Thế kỉ XX là thế kỉ giải phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI phải là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó.
d) Sáng hôm ấy, có một cậu bé mù dậy rất sớm, đi ra vườn, cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân.
a) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng.
b) Phong trào Ba đảm đang thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, phong trào Giỏi việc nước, đảm việc nhà thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã góp phần động viên hàng triệu phụ nữ cống hiến sức lực và tài năng của mình cho sự nghiệp chung.
c) Thế kỉ XX là thế kỉ giải phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI phải là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó.
d) Sáng hôm ấy, có một cậu bé mù dậy rất sớm đi ra vườn cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân.