Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chi tiết: "ông chế ra thuốc chống sốt rét và tự tiêm vào cơ thể mình những liều thuốc đầu tiên" chứng tỏ bác sĩ Đặng Văn Ngữ rất dũng cảm.
Các chi tiết sau đây nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ :
Năm 1948, ông rời nước Nhật, nơi có điều kiện sống tốt hơn, về nước tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp.
Năm 1967 ông lại lên đường ra mặt trận chống Mĩ chẳng quản ngại gian lao nguy hiểm.
Tham khảo:
Chưa bao giờ em được xem xiếc cả, bởi quê em ở xa vùng thị thành, thỉnh thoảng chỉ được xem những tiết mục xiếc trên tivi mà thôi. Nhưng lần ấy một đoàn xiếc ở thành phố về biểu diễn lưu động tại huyện em. Dù cách thị trấn bốn cây số, em cũng đòi bố đi xem cho bằng được. Đây là buổi biểu diễn cuối cùng, ngày mai đoàn sẽ lên đường đi huyện khác. Hai bố con em đến nơi thì chương trình biểu diễn đã được tiến hành khá lâu rồi. Bố dẫn em leo lên cái sân khấu nơi diễn ra tiết mục “Xiếc mô tô”. Nghe mọi người ca ngợi tiết mục này, nên bố mua vé để xem tiết mục này trước. Sân khấu xiếc mô tô chỉ chứa được khoảng trăm người trở lại. Khách đã đứng thành vòng tròn quanh sân khấu. Bỗng nhiên, em thấy sân khấu rung lên, rồi trục xoay chuyển động cả các khối tròn hình thì như cái giống quay nhanh dần. Và bỗng nhiên ba chiếc mô tô từ đáy giếng rồ ga, bay vọt lên theo thành giếng. Hai nghệ sĩ trẻ nam và một nghệ sĩ nữ, tay cầm lái, tay đưa ra vẫy chào khán giả, miệng cười tươi như hoa. Họ lượn lên, lượn xuống không khác gì những cánh chim chao liệng trong không trung. Đó là tiết mục xiếc “Mô tô bay” mà lần đầu tiên em mới thấy. Em cảm phục lòng dũng cảm của các nghệ sĩ xiếc. Sau đó, bố còn dẫn đi xem các tiết mục khác cũng nằm trong sân vận động của thị trấn xiếc người đi trên dây thép, khi đi xe đạp, xiếc đu quay… Tiết mục nào cũng thú vị, cùng hấp dẫn như xiếc của nước ngoài chiếc trên tivi vậy.
HT^^
1. Mở bài:
- Đó là chiếc cặp em được má mua cho vào dịp khai giảng năm học lớp 5.
2. Thân bài:
- Tả bao quát chiếc cặp sách:
- Chiếc cặp có quai đeo
- Làm bằng vải da
- Hình khối hộp chữ nhật
- Màu xanh tươi và xanh thẫm
- Tả chi tiết từng bộ phận:
+ Nắp cặp và mặt trước:
- Màu xanh tươi có hình trang trí.
- Đường viền cặp màu vàng.
- Khóa sáng loáng.
- Mặt sau cặp:
- Hình chữ nhật xanh thẫm hơn mặt trước.
- Có vân chìm, đặt tay lên thấy ram ráp.
- Quai cặp:
- Quai da den để xách.
- Dây đeo màu xanh, để deo qua vai.
- Các bộ phận bên trong:
- Cặp có 3 ngăn, một ngăn rộng, 2 ngăn hẹp.
- Công dụng của từng ngăn,...
3. Kết bài:
- Tình cảm gắn bó với chiếc cặp
>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý tả chiếc cặp sách của em lớp 4
Dàn ý tả chiếc bàn học
1. Mở bài: giới thiệu đồ dung học tập mà em định tả
2. Thân bài:
a. Tả bao quát chiếc bàn học
- Chiếc bàn có ghế liền
- Chiếc bàn học màu trắng
- Chiếc bàn có giá sách ở phía trên
- Bàn dài 1m và rộng 50cm
- Trông chiếc bàn rất đẹp
b. Tả chi tiết từng bộ phận của chiếc bàn học
- Mặt bàn:
- Màu trắng
- Nhẵn bóng
- Có gắn hộp đựng bút hình con hưu cao cổ
- Hộc bàn:
- Được đính kèm dưới mặt bàn
- Có ngăn kéo ra kéo vào rất tiện lợi
- Có núm cầm hình tròn
- Ghế:
- Ghế được nối với bàn
- Cố thanh gác chân
- Màu trắng
- Hình vuông
- Giá sách:
- Đính trên mặt bàn
- Màu trắng
- Có 10 hộc to nhỏ khác nhau với nhiều hình dạng khác nhau
- Bàn rất chắc chắn và tiện nghi
- Em thích để những đồ yêu thích của mình trên chiếc bàn
c. Công dụng của chiếc bàn
- Ngồi học bài
- Để sách vở
- Dùng để đặt các vật trang trí
- Giúp em rèn luyện viết chữ đẹp
- Giúp em rất nhiều trong học tập
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc bàn học
- Em rất thích chiếc bàn học của em
- Nhờ có bàn mà em học tốt hơn
- Em sẽ giữ gìn và bảo vệ cẩn thận chiếc bàn học
MB: gioiwsi thiệu thời gian, địa điểm mà sự vật, sự việc diễn ra
TB: khái quát sự việc
tả chi tiết thời gian, địa điểm và tâm trạng
cảm xúc của em
TB: ý nghĩa của sự việc đó đối với em
Tham khảo:
Ai ai trong cuộc đời học sinh cũng có một người thầy hay một người cô giáo mà mình yêu mến, kính trọng. Em cũng vậy. Trong năm năm học tiểu học, có nhiều cô dạy em và cô nào em cùng yêu mến, kính trọng nhưng người khiến em yêu mến nhất chính là cô Mai. Cô Mai là giáo viên chủ nhiệm của em khi học lớp năm dưới mái trường tiểu học. Lương Thị Tuyết Mai là tên cô. Ôi! Cái tên mới đẹp làm sao! Cô có vóc dáng hơi mập nhưng khá cao. Em được biết cô năm nay bốn mươi tuổi nhưng em thấy cô như trẻ hơn cái tuổi của mình. Khuôn mặt cô hình trái xoan rất đẹp. Mái tóc cô dài, óng ả, có màu đen nhánh thường được cô buộc lên cao cho gọn. Trông cô thật trẻ trung khi buộc cao tóc lên bởi vì mái tóc đó rất hợp với khuôn mặt hình trái xoan của cô. Cô có một đôi mắt rất đẹp, nổi bật trên khuôn mặt. Dưới đôi mắt tinh anh kia là một cái mũi dọc dừa, thanh tú làm sao! Cô rất hay cười và mỗi lần cười cô lại để lộ hàm răng trắng tinh, đều tăm tẳp đằng sau đôi môi đỏ tươi. Nước da cô trắng ngần, tuyệt đẹp. Mỗi khi cô bước đi trên bục giảng là tà áo dài tím lại phấp phới bay. Trong lớp em, ai cũng bảo là cô đẹp nhất trường. Đứa nào cũng ước được đẹp giống cô một chút thôi cũng được. Cô Mai là một giáo viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề; đi dạy đã gần hai mươi năm. Cô Mai rất thương yêu học sinh và lúc nào cũng muốn giúp đỡ học trò học giỏi, đạt kết quả tốt. Trong lớp em năm đó có khoảng chừng bảy bạn học không tốt. Cô liền dạy phụ đạo thêm cho các bạn đến khi nào các bạn tiến bộ hẳn và cô không nhận một đồng nào từ phụ huynh. Cô còn cố gắng đến trường sớm để cùng truy bài với chúng em. Không những vậy, cô còn quan tâm giúp đỡ các bạn nghèo, khó khăn. Bằng chứng là cô Mai đã đến tận nhà các bạn nghèo để tặng quà, làm ba mẹ các bạn rất cảm động. Có lần bạn Tú Anh bị bệnh nặng phải nghỉ học cả tuần, cô liền đến thăm và nhờ chúng em chép bài hộ bạn. Các phụ huynh và chúng em rất cảm động trước tấm lòng yêu thương rộng lớn của cô đối với học sinh. Mẹ em bảo rằng: "Cô Mai đúng là một giáo viên giỏi, tận tâm với học sinh. Mẹ rất mừng vì con được cô dạy học.". Em thầm nghĩ rằng mẹ nói thật đúng vì cô Mai là giáo viên giỏi, tận tâm khi mà chúng em không hiểu chỗ nào là cô sãn sàng giảng lại kĩ hơn cho chúng em hiểu. Em thấy mình may mắn khi được vào học lớp cô. Đối với đồng nghiệp, cô Mai luôn vui vẽ, cởi mở và cô luôn dìu dắt các đồng nghiệp trẻ. kính trọng các thầy cô lớn tuổi hơn mình. Em được biết rằng, gia đình cô chẳng khá giả gì. Chồng cô là thương binh luôn yếu ớt và bệnh tật. Cô còn có hai con nhỏ nên gia đình luôn gặp khó khăn nhưng cô lại bỏ tiền túi ra để mua quà thưởng cho các bạn học giỏi, chăm ngoan. Em thấy cô thật đáng khâm phục. Hôm có kết quả thi cuối kì hai, cô đã thưởng cho các bạn cao điểm nhất một cây bút máy màu xanh rất đẹp mà đến giờ em vẫn còn giữ. Bây giờ em đã trở thành một học sinh lớp bảy, nhưng em vẫn nhớ đến người giáo viên dạy mình năm lớp Năm. Em thật sự yêu mến, kính trọng và rất khâm phục cô Mai. Đến giờ em vẫn chưa thể về trường cũ thăm cô được. Em cảm thấy mình thật có lỗi khi ngày 20/11 không về thăm cô. Cô Mai là người em yêu mến, kính trọng vì cô là giáo viên hết sức thương yêu học sinh. Em luôn mong cô được khoẻ mạnh, hạnh phúc, được học sinh yêu mến. Cô Mai ơi, một ngày nào đó em sẽ về thăm cô!
Chi tiết gây cười nằm ở câu trả lời cuối của bác sĩ : “Cháu đã bao giờ thấy con thỏ nào đeo mắt kính chưa ?”
* Hãy cùng bạn bè và người thân chia sẻ những hiểu biết về dinh dưỡng giúp đôi mắt khỏe mạnh.
ờm... bn tham khảo._.:
Ông sinh ngày 4 tháng 4 năm 1910, quê ở làng An Cựu, ngoại thành kinh đô Huế. Ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1937, tại Trường Y Dược toàn cấp Đông Dương. Sau đó, ông làm trợ lý cho giáo sư bác sĩ người Pháp Henry Galliard chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Y Dược toàn cấp Đông Dương (tiền thân của trường Đại học Y Hà Nội). Ông đã kết hôn với bà Tôn Nữ Thị Cung, con gái của Thượng thư Bộ Hình kiêm Tổng đốc Nghệ An Tôn Thất Đàn.[1]
Năm 1942 ông là trưởng Labo (phòng thí nghiệm) Ký sinh trùng và ông đã hoàn thành 19 công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng.
Năm 1943 ông đi du học tại Nhật Bản. Năm 1945, ông là hội trưởng hội Việt kiều yêu nước tại Nhật Bản.
Năm 1949, ông về nước tham gia kháng chiến chống Pháp, trở thành giảng viên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa tại Chiêm Hóa. Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc, ông đã nghiên cứu thành công cách sản xuất ra thuốc Penicillin, loại thuốc kháng sinh này đã góp phần rất lớn trong điều trị chống nhiễm khuẩn cho thương binh và nhân dân trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này.
Năm 1955, ông sáng lập ra Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và côn trùng Việt Nam, và làm Viện trưởng đầu tiên của viện này. Trong chiến tranh Việt Nam, ông tập trung nghiên cứu phòng chống và điều trị căn bệnh sốt rét tại Việt Nam.
Ngày 1 tháng 4 năm 1967, ông đã mất trong một trận Mỹ ném bom B52, tại một địa điểm trên dãy Trường Sơn thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, khi đang nghiên cứu căn bệnh sốt rét.
đây la bài giới thiệu về ông
còn về bài tập đọc:
Người Tri Thức yêu nước.
cr: wiki
Ông sinh ngày 4 tháng 4 năm 1910, quê ở làng An Cựu, ngoại thành kinh đô Huế. Ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1937, tại Trường Y Dược toàn cấp Đông Dương. Sau đó, ông làm trợ lý cho giáo sư bác sĩ người Pháp Henry Galliard chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Y Dược toàn cấp Đông Dương (tiền thân của trường Đại học Y Hà Nội). Ông đã kết hôn với bà Tôn Nữ Thị Cung, con gái của Thượng thư Bộ Hình kiêm Tổng đốc Nghệ An Tôn Thất Đàn.[1]
Năm 1942 ông là trưởng Labo (phòng thí nghiệm) Ký sinh trùng và ông đã hoàn thành 19 công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng.
Năm 1943 ông đi du học tại Nhật Bản. Năm 1945, ông là hội trưởng hội Việt kiều yêu nước tại Nhật Bản.
Năm 1949, ông về nước tham gia kháng chiến chống Pháp, trở thành giảng viên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa tại Chiêm Hóa. Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc, ông đã nghiên cứu thành công cách sản xuất ra thuốc Penicillin, loại thuốc kháng sinh này đã góp phần rất lớn trong điều trị chống nhiễm khuẩn cho thương binh và nhân dân trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này.
Năm 1955, ông sáng lập ra Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và côn trùng Việt Nam, và làm Viện trưởng đầu tiên của viện này. Trong chiến tranh Việt Nam, ông tập trung nghiên cứu phòng chống và điều trị căn bệnh sốt rét tại Việt Nam.
Ngày 1 tháng 4 năm 1967, ông đã mất trong một trận Mỹ ném bom B52, tại một địa điểm trên dãy Trường Sơn thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, khi đang nghiên cứu căn bệnh sốt rét.
cho xin 1 kick nha