Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Bài 1:
- Ẩn dụ : nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền...
- Nhân hoá : chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ.
Bài 2:
Câu 1:
PTBD: biểu cảm
Câu 2:Phép tu từ so sánh thể hiện sự dũng cảm, kiên cường, quyết chiến với kẻ thù của những người chiến sĩ trong nhiệm vụ bảo vệ đảo quê hương.
Câu 3:Hai từ láy thể hiện rõ tâm trạng lo lắng, sẻ chia, yêu thương của những Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt dành cho Trường Sa.
Câu 4:
Nguồn:Hoidap247
Vấn đề giữ gìn biển đảo của nước ta thực sự là một vấn đề nhạy cảm mang tính chất chính trị dân tộc sâu sắc. Vì sao lại vậy? Theo như thời sự báo đài đưa tin, Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của Việt Nam: kẻ đường lưỡi bò, đặt giàn khoan tùy tiện hay đưa tàu thuyền vào biển VN. Dưới nỗ lực đàm phán và giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phía VN đã yêu cầu TQ chấm dứt các hành động như vậy vì nó là vi phạm công ước quốc tế. Về phía nhân dân, cả nước VN chung lòng thống nhất hướng về biển đảo, hướng về với lòng biết ơn những người lính hải đảo đang hy sinh thầm lặng từng ngày bảo vệ chủ quyền đất nước. Họ chính là những người lính hải đảo với tình yêu biển đảo, yêu dân tộc sâu sắc của mình mà hy sinh hạnh phúc cá nhân, sống xa vợ con để mà cống hiến cho quê hương, giữ gìn từng tấc biển của dân tộc. Tình yêu đối với biển đảo của người dân VN đâu chỉ có thế, mà nó còn được thể hiện qua việc làm thiết thực hướng tới biển đảo của người dân. Đầu tiên, ta có thể nhận thấy rằng, các bạn trẻ thanh thiếu niên đã nhận thức được trách nhiệm và lòng tự hào dân tộc của mình khi chủ quyền đất nước bị xâm lăng. Trong nhận thức của những người trẻ, mỗi cá nhân đều cần nhận thức được tình yêu của mình đối với tổ quốc và hành động xâm lăng của Trung Quốc nói riêng và các nước khác nói chung là không thể chấp nhận được. Đó là sự chuyển biến trong nhận thức rất đáng kể. Thứ hai, các bạn thanh thiếu niên, người dân cả nước tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ của địa phương, của các tổ chức đoàn thể uy tín để ca ngợi công ơn của các chiến sỹ hải đảo. Tuy nhiên, có 1 bộ phận nhỏ những bạn trẻ hay người dân thiếu hiểu biết nên bị các đối tượng xấu kích động, xúi giục đi biểu tình hoặc gây nên bạo loạn ở 1 số vùng vì đây là vấn đề nhạy cảm. Theo em, đối với vấn đề biển đảo VN, người dân đặc biệt là các bạn trẻ cần có tinh thần cảnh giác trước các đối tượng xấu lợi dụng kẽ hở chính trị của VN mà phản động, người dân cần đoàn kết chung lòng yêu nước bằng tinh thần sáng suốt, trong sạch. Đồng thời, nhà nước cũng luôn cần các chính sách vận động, tuyên truyền người dân về biển đảo để tình yêu biển đảo được thấm nhuần trong mỗi người dân, để tình yêu ấy luôn được trong sáng và mãnh liệt nhất.
Câu nghi vấn: in đậmTham khảo:
Qua khổ thơ thứ ba, Tế Hải anh đã vẽ nên bức tranh đầy tươi sáng, sinh động khi dân làng đánh cá trở về. . .Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo.Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền.Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
Tham khảo nha em:
Đây là 4 câu thơ hay nhất, tinh tế nhất được trích trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Dưới ngòi bút điêu luyện và tài hoa của tác giả, câu thơ thứ 1 đã tả thực được hình ảnh dân chài lưới với "làn da ngăm rám nắng" đủ để thấy sự vất vả của người dân chài. Tiếp đến với câu thơ thứ 2 là hình ảnh đầy lãng mạn "cả thân hình nồng thở vị xa xăm", câu thơ gợi cho ta về những miền đất xa xôi, nơi cuối đất cùng trời mà người chài lưới đi tới. Bằng biện pháp nhân hóa, câu thơ tiếp theo đã giúp người đọc hình dung rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Tế Hanh đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách tinh tế qua động từ"Nghe" chỉ hoạt động của thính giác,"thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Với những biện pháp nghệ thuật đó đã làm cho con thuyền trở nên có hồn hơn. Ôi! Nó không còn là 1 vật vô chi vô giác nữa mà đã trở thành bạn của ngư dân.
Câu cảm thán: in đậm nghiêng