Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc đấu tranh để giữ nước và đòi lại độc lập chủ quyền. Chính vì vậy nước ta có rất nhiều vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân của họ từ chính những người dân bình thường. Hai Bà Trưng cũng vậy. Hai Bà Trưng ghi danh vào trang sử hào hùng với cuộc chiến chống ách đô hộ nhà Đông Hán (40-43) tại quê nhà Bắc Ninh của hai bà. Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man, bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị tại thành Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh. Trước khi xuất binh, hai bà đã đọc vang lời thề:
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này
Trong cuộc khởi nghĩa của hai bà, có rất nhiều nữ tướng tham gia và họ cùng nhau lập những chiến công khiến cho quân giặc khiếp hồn, thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Sau khi làm chủ đất Mê Linh, Trưng Trắc lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, hoàn thành sứ mệnh nối nghiệp họ Hùng. Năm 43, quân giặc tiến quân xâm lược, Hai Bà Trưng kiên cường chống trả, song quân địch quá đông và mạnh, Hai Bà thua trận và đã tự tử tại sông Hát . Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa của hai nữ tướng đã góp phần không nhỏ vào việc chống giặc ngoại xâm.
Danh tướng Lý Thường Kiệt là một trong những vị anh hùng để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong em. Bài thơ Nam Quốc sơn hà mà rất nhiều thế hệ người Việt Nam thuộc nằm lòng chính là bài thơ được ông sáng tác:
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
(Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!)
Nhưng ngoài tài văn chương thơ phú, tấm lòng, tinh thần và những đóng góp của ông cho đất nước và dân tộc cũng là những vấn đề đáng được nói đến. Năm 1077, nhà Tống kéo quân sang xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân giặc và giành thắng lợi. Chiến lược đánh giặc của ông cũng rất hay. Cũng chính nhờ bài thơ Nam quốc sơn hà trên của ông được lan truyền đi khắp nơi, đến tai quân giặc và khiến chúng hoang mang, hoảng sợ trước khí thế của dân tộc ta, đóng góp phần công sức tinh thần làm cho quân giặc đại bại, phải cầu hòa xin về nước.
Lý Thường Kiệt được ghi nhận là một trong số những anh hùng kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Một danh tướng văn võ song toàn rất đáng được ghi nhận. Em rất khâm phục tinh thần trượng nghĩa anh hùng và tấm lòng yêu nước thương dân của ông.
SORRY HƠI NGẮN MONG BẠN THÔNG CẢM :3
-HỌC TỐT-
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có rất nhiều anh hùng được sử sách ghi danh, một trong số đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Người mà được toàn thể nhân dân Việt Nam kính trọng gọi bằng Bác Hồ. Bác là người lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng tháng 8, lập lên nước Việt nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, Bác lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn thống nhất đất nước. Bác được UNESCO phong tặng danh hiệu " Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới." Cả cuộc đời Bác là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và lối sống giản dị của Bác để cho nhân dân noi theo. Nhờ có sự lãnh đạo của Bác mà Việt Nam đang là thuộc địa của thực dân Pháp nay đã thành một nước độc lập. Để biết ơn Bác, em nguyện ngoan ngoãn chăm học làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Vua Quang Trung
Vào thế kỉ thứ XVI, đất nước chìm vào cuộc nội chiến do hai chúa: chúa Trịnh chuyên quyền lấn át vua Lê ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ra sức xây dựng và mở mang thế lực ở Đàng Trong. Nội chiến của nước ta là điều kiện thuận lợi cho phong kiến phương Bắc tiến quân xâm lấn. Năm 1786, ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa và làm chủ được nhiều nơi. Năm 1788, quân Thanh ồ ạt đưa quân vào Thăng Long. Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi vua và chỉ huy toàn lực lượng tiến quân ra Bắc. Hành quân thần tốc và chỉ trong năm ngày chiến đấu, vua Quang Trung Nguyễn Huệ giải phóng hoàn toàn thành Thăng Long, đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước ta. Giải phóng hoàn toàn đất nước, vua Quang Trung bắt tay xây dựng Tổ quốc. Tiếc thay, mọi cải cách của ông đang tiến hành thì ông đột ngột từ trần. Người anh hùng áo vải, cờ đào khi ấy chỉ mới bốn mươi tuổi. Vua Quang Trung mất đi để lại trong lòng người dân Việt sự kính trọng, mến tiếc khôn nguôi và lòng tự hào về một anh hùng chống ngoại xâm lỗi lạc.
Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền. Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc.
Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.
Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền. Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc.
Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.
Hok tốt#
Vào thế kỉ thứ XVI, đất nước chìm vào nội chiến do hai chúa: Chúa Trịnh chuyên quyền lấn áp vua Lê ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ra sức xây dựng và mở mang thế lực ở Đàng Trong. Nội chiến của nước ta là điều kiện thuận lợi cho phong kiến phương Bắc tiến quân xâm lấn.
Năm 1786, ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa và làm chủ được nhiều nơi. Năm 1788, quân Thanh ồ ạt đưa quân vào Thăng Long. Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi vua và chỉ huy toàn lực lượng tiến quân ra Bắc. Hành quân thần tốc và chỉ trong năm ngày chiến đấu, vua Quang Trung Nguyễn Huệ giải phóng hoàn toàn Thăng Long, đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước ta.
Giải phóng hoàn toàn đất nước, vua Quang Trung bắt tay xây dựng Tổ quốc. Tiếc thay, mọi cải cách của ông đang tiến hành thì ông đột ngột từ trần. Người anh hùng áo vải, cờ đào khi ấy chỉ mớibốn mươi tuổi. Vua Quang Trung mất đi để lại trong lòng người dân Việt sự kính trọng, mến tiếc khôn nguôi và lòng tự hào về một anh hùng chống ngoại xâm lỗi lạc.
Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân từ những người dân bình thường. Nguyễn Thị Minh Khai chính là một trong những con người như vậy. Năm mười sáu tuổi bà đã tham gia hoạt động cách mạng. Trong đấu tranh bà rất kiên cường, nhanh trí khiến bọn giặc Pháp nhiều phen hoảng sợ và tìm mọi cách hãm hại bà. Năm 1940, Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt. Giặc tra tấn bà hết sức dã man nhưng sau mỗi trận đòn tra tấn đó Nguyễn Thị Minh Khai đã dùng máu của mình viết nên những câu thơ nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cộng sản. Chúng đã đưa bà ra xử bắn. Em rất tự hào được học dưới mái trường mang tên người anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai.
Tả về Hai Bà Trưng
Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải.
Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương.
Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiên đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.
Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc đấu tranh để giữ nước và đòi lại độc lập chủ quyền. Chính vì vậy nước ta có rất nhiều vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân của họ từ chính những người dân bình thường. Hai Bà Trưng cũng vậy. Hai Bà Trưng ghi danh vào trang sử hào hùng với cuộc chiến chống ách đô hộ nhà Đông Hán (40-43) tại quê nhà Bắc Ninh của hai bà. Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man, bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị tại thành Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh. Trước khi xuất binh, hai bà đã đọc vang lời thề:
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này
Trong cuộc khởi nghĩa của hai bà, có rất nhiều nữ tướng tham gia và họ cùng nhau lập những chiến công khiến cho quân giặc khiếp hồn, thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Sau khi làm chủ đất Mê Linh, Trưng Trắc lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, hoàn thành sứ mệnh nối nghiệp họ Hùng. Năm 43, quân giặc tiến quân xâm lược, Hai Bà Trưng kiên cường chống trả, song quân địch quá đông và mạnh, Hai Bà thua trận và đã tự tử tại sông Hát. Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa của hai nữ tướng đã góp phần không nhỏ vào việc chống giặc ngoại xâm.
Hai bà mãi là những vị tướng tài của dân tộc, cả dân tộc không quên công lao to lớn ấy của hai bà.
Em đã được đọc nhiều câu chuvện lịch sử kể về những vị anh hùng của dân tộc. Một anh hùng chống ngoại xâm mà em được biết qua truyền thuyết đó là Thánh Gióng.
Thánh Gióng là vị anh hùng có sức mạnh phi thường. Từ một cậu bé mới lên ba, Thánh Gióng bỗng vươn vai trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt, mình cao hơn trượng: "Ăn ba nong cơm, bảy nong cà, uống một hơi nước cạn đà khúc sông" Thánh Gióng đã xông ra chiến trận, đánh tan quân xâm lược, đem lại thái binh cho nhân dân. Thánh Gióng là vị anh hùng tiêu biểu cho sức mạnh quật cường của dân tộc Việt Nam trong buổi đầu chống giặc ngoại xâm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc mà em kính ngưỡng nhất. Cả cuộc đời của người đã hi sinh tất cả cho sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước. Người đã dành cả tuổi trẻ để ra đi tìm đường cứu nước, để hoạt động cách mạng, để lo cho dân cho đất nước. Chẳng có khi nào Người nghĩ riêng cho bản thân mình. Người sống đơn giản hết mức từ đồ ăn, nơi ở đến trang phục. Nhờ Người, mà đất nước ta có thể vùng lên, đánh đuổi bè lũ thực dân độc ác, chấm dứt những năm tháng đen tối, khổ cực, để bước về phía ánh sáng của độc lập, tự do. Được sống trong những ngày hòa bình, hạnh phúc như thế này, em lại càng thêm kính trọng và cảm ơn sự hi sinh lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
chúc em học tốt
Trần Quốc Tuấn, (Trần Hưng Đạo) sinh năm 1226 và mất năm 1300. Vào thế kỉ XIII (13), quân Nguyên Mông đã ba lần hùng hổ sang xâm lấn nước ta. Ông được vua nhà Trần phong tướng và cử cầm quân đánh giặc. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi vẻ vang. Ông đã soạn ra sách dạy việc dùng binh gọi là "Binh thư yếu lược" để huấn luyện quân sĩ. Trong quá trình đánh giặc, ông còn viết ra một bài hịch rất thống thiết, hào hùng để khích lệ toàn quân chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù. Đó là bài Hịch Tướng Sĩ mà muôn đời sử sách còn lưu. Khi ông mất đi, nhân dân ta đã tôn vinh ông như một vị thần và lập đền thờ ở nhiều nơi. Nhân dân thường kính cẩn gọi ông là Đức Thánh Trần. Ông chính là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa Việt Nam.
Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải.
Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương.
Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiên đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.
Ba ngàn năm dựng nước giữ nước có rất nhiều tấm gương sáng. Trong số đó, người đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là ông Lý Thường Kiệt. Năm 1077, quân Tống sang xâm lược nước ta, ông đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân giặc và giành thắng lợi vẻ vang. Đặc biệt, trong lần đại chiến quân Tống, ông đã làm một bài thơ tứ tuyệt, sai người nấp trong đền thờ Thánh Tam Giang, đêm đến ngâm bài thơ sau:
" Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Bay sẽ tan tành chết sạch toi "
Từ hôm sau, bài thơ được lan truyền ra khắp nơi làm cho quân giặc khiếp sợ. Khí thế đã tăng, ông bèn mở cuộc tiến công, đánh cho quân giặc đại bại, phải cầu hòa và rút về nước. Ông được lịch sử ghi nhận là anh hùng kiệt xuất. Em rất tự hào và khâm phục ông
Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại Nam Tân, huyện Nam Sách. Cô là người dân tộc Kinh, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mạc Thị Bưởi là một chiến sĩ du kích, một cán bộ cơ sở, hoạt động ở địa phương. Với lòng căm thù sâu sắc thực dân xâm lược, và giai cấp phong kiến áp bức, bóc lột, cô khắc phục khó khăn, kiên trì xây dựng cơ sở, vận động và lãnh đạo quần chúng dấu tranh chống giặc trong những năm 1946-1947, tham gia công tác phụ nữ ở địa phương.
Mạc Thị Bưởi hi sinh khi mới 24 tuổi xuân. Nhân dân địa phương và tất cả đồng đội vô cùng thương tiếc. Tấm gương của Mạc Thị Bưởi đã thúc dục tất cả mọi người dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù đề trả thù cho cô và cho đồng bào đã bị giặc giết hại.
Trong những năm tháng chiến tranh, học sinh, sinh viên cũng là một lực lượng vô cùng đông đảo, nhiệt tình tham gia đấu tranh để giành lại độc lập cho tổ quốc. Trong đó, không thể không nhắc đến sinh viên Võ Thị Thắm.
Chị sinh ra và lớn lên từ tỉnh - Long An, vùng đất nổi tiếng trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc. Từ nhỏ, chị đã nhiệt tình tham gia vào các hoạt động cứu nước. Trong chiến dịch Tổng công kích Mậu Thân 1968, trong khi thực hiện nhiệm vụ thì chị không may bị giặc bắt. Chị bị giam giữ ròng rã suốt sáu năm, bị tra tấn, đày đọa dã man. Nhưng tinh thần yêu nước của chị vẫn không hề khuất phục. Mãi đến khi Hiệp định Paris được kí kết, thì chị và các đồng chí khác mới được thả về. Sau này, khi hòa bình lập lại, chị lại tiếp tục tham gia xây dựng, đóng góp cho đất nước.
Chị Nguyễn Thị Chiên là một nữ anh hùng thực sự cả ở thời chiến và thời bình. Nhũng đóng góp của chị là vô cùng to lớn đối với dân tộc.Trong những năm tháng chiến tranh, học sinh, sinh viên cũng là một lực lượng vô cùng đông đảo, nhiệt tình tham gia đấu tranh để giành lại độc lập cho tổ quốc. Trong đó, không thể không nhắc đến sinh viên Võ Thị Thắm.
Chị sinh ra và lớn lên từ tỉnh - Long An, vùng đất nổi tiếng trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc. Từ nhỏ, chị đã nhiệt tình tham gia vào các hoạt động cứu nước. Trong chiến dịch Tổng công kích Mậu Thân 1968, trong khi thực hiện nhiệm vụ thì chị không may bị giặc bắt. Chị bị giam giữ ròng rã suốt sáu năm, bị tra tấn, đày đọa dã man. Nhưng tinh thần yêu nước của chị vẫn không hề khuất phục. Mãi đến khi Hiệp định Paris được kí kết, thì chị và các đồng chí khác mới được thả về. Sau này, khi hòa bình lập lại, chị lại tiếp tục tham gia xây dựng, đóng góp cho đất nước.
Chị Nguyễn Thị Chiên là một nữ anh hùng thực sự cả ở thời chiến và thời bình. Nhũng đóng góp của chị là vô cùng to lớn đối với dân tộc.