K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau: Tóm tắt bối cảnh: Thùy và Hà là chị em họ. Hà là học sinh giỏi văn. Dù Thùy không đồng ý, ba mẹ vẫn quyết định chuyển trường cho Thùy, đến học chung với Hà. 3. Mẹ hỏi: “Sao không rủ em Hà đi học cho vui?”. Thuỳ dắt xe lách qua khe cửa hẹp vanh, trả lời vội vàng: “Thôi, nó đi chậm như rùa, con lại thích đi học sớm!”. Nó tự nhủ: “Dở quá, từ đầu năm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau:

Tóm tắt bối cảnh: Thùy và Hà là chị em họ. Hà là học sinh giỏi văn. Dù Thùy không đồng ý, ba mẹ vẫn quyết định chuyển trường cho Thùy, đến học chung với Hà.

3. Mẹ hỏi: “Sao không rủ em Hà đi học cho vui?”. Thuỳ dắt xe lách qua khe cửa hẹp vanh, trả lời vội vàng: “Thôi, nó đi chậm như rùa, con lại thích đi học sớm!”. Nó tự nhủ: “Dở quá, từ đầu năm tới giờ, chưa khi nào mình là người đầu tiên vào trường cả!”. Luôn luôn có những kẻ đến sớm hơn Thuỳ, hoặc là một cái xe dựng cô độc trong bãi còn vắng tanh, hoặc một anh chàng đứng tựa lan can lớp học nhìn như quét khắp sân trường rộng lớn. Thuỳ tự an ủi: “Chắc chúng nó gần nhà!” rồi ung dung vào lớp. Trên bảng đen, bài giảng lớp học chiều qua xen lẫn những câu viết đùa chữ to, chằng chịt. Thuỳ cất cặp rồi một mình giở ghế lên sẵn cho tổ trực, nó nghĩ: “Mình thật khoẻ, mình phải làm thật nhanh trước khi có người khác giúp!”. Xong việc, cũng là lúc tổ trực vác chổi vào, cả bọn xúc động, hỏi: “Thùy làm đấy à?”. Hầu như ngày nào cũng thế mà vẫn không hết bất ngờ, chỉ có Hà ái ngại nhìn Thuỳ, nó nói nhỏ: “Chị làm thế làm gì, việc tụi nó mà!". Thuỳ đáp cụt lủn: “Rảnh thì làm!". Nó muốn nói thêm: “Tao cũng không thích mày, mày trốn quét lớp luôn!", rồi lại thôi, nghĩ làm thế người ta sẽ cười hai chị em, đành lặng lẽ đi chơi chỗ khác.

4. Giỗ ông, tất cả đổ về vườn của bà. Thuỳ ngủ lại trước đó một đêm, giết gà, làm vịt. Xong việc, nó lấy xe chạy loăng quăng. Trên những con đường quê sau mưa thơm nồng hoa đêm, vài đứa trẻ con đi dạo, dựa nhau hát vọng cổ ngân nga. Thuỳ nghĩ: “Tụi này vui thật!”. Buổi sáng, các dì, cậu khen: “Thuỳ thật là chăm!”. Mẹ bảo: “Ui! lười học lắm!”. Thuỳ ngồi rửa rau, kêu to uất ức: “Con lười học hồi nào!”. Mẹ nghiêm mặt, ý bảo: “Hỗn! Không được cãi người lớn!”. Thuỳ im bặt. Nó nghe tiếng Hà nhỏ nhẹ: “Con chào ngoại, con mới tới! Con chào... Em chào...”. Mọi người lại khen với nhau: “Người lớn ghê!”. Hà đứng xa xa, hỏi: “Chị Thùy có cần gì không, em phụ?”. Thùy bảo: “Không! Xong hết rồi!”. Hà lên nhà trên, các dì, chú lại khen Hà giỏi, nghe đâu lại mới đi thi gì đó cho trường. Thuỳ đổ chậu nước, nó nghĩ: “Không ai biết rõ nó bằng mình. Nếu mình kể ra nó ích kỷ, nó không có bạn chơi, mọi người sẽ nói là mình ganh nó giỏi!”. Rồi Thuỳ buồn bã nghĩ, mà sao mình không giỏi nhỉ? Hồi bé thầy vẫn khen mà? Hay tại lớn mình ham chơi? Nãy mẹ nói mình lười chắc cũng đúng... Nước trào ra khỏi chậu, ngoại giục: “Rửa đi Thuỳ! Con nghĩ gì vậy?” – “Con không nghĩ gì cả”. Rồi nó thả vào chậu nước đầy những nắm rau xanh ngắt.

5. Như cả họ đã dự đoán, cuối cùng Hà cũng lên truyền hình. Cả nhà chăm chú ngồi xem cảnh Hà ngồi đọc bài đêm khuya, bên cái đèn con mới tinh. Hà cầm chổi dịu dàng quét lớp. Đến cảnh Hà giúp mẹ làm cơm, rửa chén... Thuỳ muốn kêu lên: “Ơ, mọi ngày dì Tư có để nó làm gì đâu!” nhưng kìm được, sợ mọi người lại bảo mình ganh! Nó chỉ hét lên bực tức khi thấy nhỏ Sương đứng cười bẽn lẽn bên Hà, kiểu bạn thân, cùng tiến: "Con này vẫn hay nói xấu con Hà, thế mà cũng vác mặt lên đây được!”. Mẹ bảo: “Còn hơn mày không bao giờ được lên đâu!”.

Thuỳ nghĩ, có cho lên, khéo mình cũng xin thôi. Nếu chị phóng viên hỏi: “Hằng ngày em làm gì?” chẳng lẽ lại tả, em hùng hục đi học sớm để bưng ghế, kéo bàn, em hay đạp xe loăng quăng ngoài đường. Rồi còn bạn thân, biết chọn đứa nào, bỏ đứa nào, cả một lũ lau nhau, ai mà lên ti vi cho hết được, rồi khéo lại giận nhau, lại bảo: “Mày quên tao.” mà từ xưa tới nay, có khi nào Thuỳ quên ai được!

(Trích Chị em họ, Phan Thị Vàng Anh, in trong Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, NXB Trẻ, 2012, tr. 138-141)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra nhân vật trung tâm của câu chuyện.

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong ở lời kể: Thuỳ cất cặp rồi một mình giở ghế lên sẵn cho tổ trực, nó nghĩ: “Mình thật khoẻ, mình phải làm thật nhanh trước khi có người khác giúp!”.

Câu 3 (1,0 điểm): Câu nói của Hà: “Chị làm thế làm gì, việc tụi nó mà!” khi Thuỳ trực lớp phản ánh điều gì ở nhân vật Hà?

Câu 4 (1,0 điểm): Nêu tác dụng nghệ thuật của các câu hỏi đặt ra trong phần trích: Rồi Thuỳ buồn bã nghĩ, mà sao mình không giỏi nhỉ? Hồi bé thầy vẫn khen mà? Hay tại lớn mình ham chơi?

Câu 5 (1,0 điểm): Giả sử cần rút ra một bài học có ý nghĩa từ đoạn trích thì anh/ chị rút ra bài học gì?

0
Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ ở phần Đọc hiểu.Câu 2 (4,0 điểm): Nhân vật Howard Roark trong tiểu thuyết Suối nguồn (tác giả Ayn Rand, NXB Trẻ, 2010) đã nói: Em không đứng ở điểm cuối của bất kì truyền thống nào. Em có thể đứng ở điểm khởi đầu của một truyền thống. Là một người trẻ, anh/chị có suy nghĩ...
Đọc tiếp

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ ở phần Đọc hiểu.

Câu 2 (4,0 điểm):

Nhân vật Howard Roark trong tiểu thuyết Suối nguồn (tác giả Ayn Rand, NXB Trẻ, 2010) đã nói: Em không đứng ở điểm cuối của bất kì truyền thống nào. Em có thể đứng ở điểm khởi đầu của một truyền thống.

Là một người trẻ, anh/chị có suy nghĩ gì về quan niệm được thể hiện ở câu nói trên?

Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trả lời cho câu hỏi đó.

Chú thích: Nguyễn Phong Việt sinh năm 1980 tại Phú Yên, là nhà báo, nhà thơ có nhiều tập thơ tạo nên hiện tượng xuất bản, được công chúng nồng nhiệt đón nhận. Anh đã ba lần đạt được giải “Bút mới” của báo Tuổi trẻ. Thơ của Nguyễn Phong Việt như những lời thủ thỉ nhẹ nhàng nhưng lại làm cho độc giả cảm nhận được rất nhiều điều về cuộc sống, về tình yêu cũng như những vấn đề trong đời sống con người.

0
16 giờ trước (14:24)

Đầu thế kỉ X được coi là một bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc vì chiến thắng Bạch Đằng năm 938 được coi là một bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc vì đã khép lại thời kì hơn một nghìn năm nhân dân tạ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra một trang sử mới - thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc.

15 giờ trước (14:58)

Đầu thế kỉ X được coi là một bước ngoặc lớn của lịch sử dân tộc vì chiến thắng Bạch Đằng năm 938 được coi là một bước ngoặc lớn của lịch sử dân tộc, đã khép lại thời kì hơn 1 nghìn năm nhân dân ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra một trang lịch sử mới - thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc.

Nếu đúng nhớ tick cho mình nha!

Đọc bài thơ sau:Bầy chim sẻ có nhìn thấy tôi không?Nguyễn Phong ViệtBầy chim sẻ bị nhốt trong chiếc lồng và chở đi trên phốcứ ríu rít kêu mãi không thôiTôi đi trong dòng ngườiliếc ngang liếc dọcnhìn những con chim sẻ thất thần, rụng lông, ngơ ngácrồi nhìn ra chung quanh… Những con chim sẻ không được bay trong bầu trời xanhmột điều nghịch lýbạn bè tôi nhiều khi phải sống không theo cách...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau:

Bầy chim sẻ có nhìn thấy tôi không?

Nguyễn Phong Việt

Bầy chim sẻ bị nhốt trong chiếc lồng và chở đi trên phố

cứ ríu rít kêu mãi không thôi

Tôi đi trong dòng người

liếc ngang liếc dọc

nhìn những con chim sẻ thất thần, rụng lông, ngơ ngác

rồi nhìn ra chung quanh…

 

Những con chim sẻ không được bay trong bầu trời xanh

một điều nghịch lý

bạn bè tôi nhiều khi phải sống không theo cách mình nghĩ

một điều bình thường?

 

Rồi những con chim sẻ sẽ được phóng sinh

một người đi bên cạnh tôi bảo thế

cuộc đời mà lẽ ra nó được hưởng với mây, mưa và gió…

chẳng cần đợi một bàn tay cứu rỗi nào

 

Bầy chim sẻ bị nhốt trong chiếc lồng

có nhìn thấy được tôi đâu?

(Theo Văn học và Tuổi trẻ, số 2 năm 2013, tr.51)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Điều nghịch lý nào được đề cập đến trong bài thơ?

Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra ý nghĩa của hình tượng chiếc lồng trong bài thơ.

Câu 4 (1,0 điểm): Trình bày tác dụng của nghệ thuật đối trong những câu thơ sau:

Những con chim sẻ không được bay trong bầu trời xanh

một điều nghịch lý

bạn bè tôi nhiều khi phải sống không theo cách mình nghĩ

một điều bình thường?

Câu 5 (1,0 điểm): Thông điệp nào trong bài thơ có ý nghĩa sâu sắc nhất với anh/chị? Vì sao?

0
11 giờ trước (19:29)

Nhắc đến trò chơi dân gian của Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến thả diều. Một trò chơi xuất hiện từ rất lâu rồi nhưng vẫn còn tồn tại đến tận ngày hôm nay.

Trò chơi thả diều đã có từ ngàn xưa, được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam Ở Việt Nam. Với tuổi thơ của rất nhiều người, hình ảnh những cánh diều trên cánh đồng quê đã trở nên vô cùng quen thuộc. Hay hình ảnh những chú bé chăn trâu ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thả diều đã trở thành một biểu tượng của làng quê Việt Nam.

Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Khung diều làm bằng cật tre mềm, khi nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Cánh diều có hình dáng cong cong, nhìn từ xa giống như là hình lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản. Cách làm diều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Diều sáo là một loại hình diều được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh du dương, tha thiết.

Thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, hấp dẫn của mọi lứa tuổi. Người chơi sẽ dựa vào sức gió của thiên nhiên để đưa diều lên cao qua một sợi dây dài. Gió không mạnh quá và không được nhẹ quá. Thời điểm thích hợp nhất là buổi chiều gió lộng. Hình ảnh những đứa trẻ tụ tập trên những khu đất trống cùng nhau hò hét, chạy theo cánh diều đã là hình ảnh quen thuộc ở làng quê Việt Na,

Ngày nay, diều vẫn nhận được sự yêu thích của mọi tầng lớp thế hệ qua những hình dáng, màu sắc đầy sáng tạo. Các cuộc thi thả diều lớn được tổ chức thường niên và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người.

À mà mấy bài này trên mạng có nhiều lắm mà bn^^'

8 giờ trước (22:03)

Em sẽ báo cho cơ quan chức năng, tuyên truyền bảo vệ môi trường, kêu gọi cộng đồng cùng phản đối.

20 giờ trước (10:20)

là.................

5 tháng 5

1005a + 2100b = 15.67a + 15.140b

= 15.(67a + 140b) ⋮ 15

Vậy (1005a + 2100b) ⋮ 15 với mọi a, b ∈ ℕ