K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài thơ sau:Bầy chim sẻ có nhìn thấy tôi không?Nguyễn Phong ViệtBầy chim sẻ bị nhốt trong chiếc lồng và chở đi trên phốcứ ríu rít kêu mãi không thôiTôi đi trong dòng ngườiliếc ngang liếc dọcnhìn những con chim sẻ thất thần, rụng lông, ngơ ngácrồi nhìn ra chung quanh… Những con chim sẻ không được bay trong bầu trời xanhmột điều nghịch lýbạn bè tôi nhiều khi phải sống không theo cách...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau:

Bầy chim sẻ có nhìn thấy tôi không?

Nguyễn Phong Việt

Bầy chim sẻ bị nhốt trong chiếc lồng và chở đi trên phố

cứ ríu rít kêu mãi không thôi

Tôi đi trong dòng người

liếc ngang liếc dọc

nhìn những con chim sẻ thất thần, rụng lông, ngơ ngác

rồi nhìn ra chung quanh…

 

Những con chim sẻ không được bay trong bầu trời xanh

một điều nghịch lý

bạn bè tôi nhiều khi phải sống không theo cách mình nghĩ

một điều bình thường?

 

Rồi những con chim sẻ sẽ được phóng sinh

một người đi bên cạnh tôi bảo thế

cuộc đời mà lẽ ra nó được hưởng với mây, mưa và gió…

chẳng cần đợi một bàn tay cứu rỗi nào

 

Bầy chim sẻ bị nhốt trong chiếc lồng

có nhìn thấy được tôi đâu?

(Theo Văn học và Tuổi trẻ, số 2 năm 2013, tr.51)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Điều nghịch lý nào được đề cập đến trong bài thơ?

Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra ý nghĩa của hình tượng chiếc lồng trong bài thơ.

Câu 4 (1,0 điểm): Trình bày tác dụng của nghệ thuật đối trong những câu thơ sau:

Những con chim sẻ không được bay trong bầu trời xanh

một điều nghịch lý

bạn bè tôi nhiều khi phải sống không theo cách mình nghĩ

một điều bình thường?

Câu 5 (1,0 điểm): Thông điệp nào trong bài thơ có ý nghĩa sâu sắc nhất với anh/chị? Vì sao?

0
Đọc đoạn trích sau: Thưa mẹ!Con về với mẹ đâyNhững ngọn gió thổi qua vườn cuối hạLá xôn xao những cánh thư thầm Chiến tranh đã tắt cuối con đườngCau vẫn rụng vào những chiều thương nhớBầy sẻ nâu đã bao mùa sinh nởCon đã về, mẹ có thấy con không Cỏ đã lên mầm trên những hố bomÔi Tổ quốc lại một lần đứng dậyGió thổi suốt bốn nghìn năm và mẹNước mắt đầy trên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau: 

Thưa mẹ!

Con về với mẹ đây

Những ngọn gió thổi qua vườn cuối hạ

Lá xôn xao những cánh thư thầm

 

Chiến tranh đã tắt cuối con đường

Cau vẫn rụng vào những chiều thương nhớ

Bầy sẻ nâu đã bao mùa sinh nở

Con đã về, mẹ có thấy con không

 

Cỏ đã lên mầm trên những hố bom

Ôi Tổ quốc lại một lần đứng dậy

Gió thổi suốt bốn nghìn năm và mẹ

Nước mắt đầy trên những vết nhăn

 

Con đã về với mẹ, chiều nay

Mà mẹ không nhìn thấy

Con mèo thay con thức cùng với mẹ

Lặng im theo bóng mẹ lưng còng

 

Chiến tranh qua rồi và mãi mãi con tin

Con ngủ quên dưới cánh rừng lá bạc

Khi gió thổi là con tỉnh giấc

Theo đường gió con về ngắm mẹ sau lưng.

(Trích Thư gửi mẹ – Nguyễn Quang Thiều, in trong Những mảnh ghép của huyền thoại, Nguyễn Thanh Tâm tuyển chọn, NXB Văn học, 2024, tr.367)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. Trong cảm nhận của người con, người mẹ hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về nội dung của khổ thơ sau?

Chiến tranh đã tắt cuối con đường

Cau vẫn rụng vào những chiều thương nhớ

Bầy sẻ nâu đã bao mùa sinh nở

Con đã về, mẹ có thấy con không.

Câu 4. Trình bày hiệu quả của yếu tố tượng trưng trong hai câu thơ sau:

Cỏ đã lên mầm trên những hố bom

Ôi Tổ quốc lại một lần đứng dậy

Câu 5. Từ nội dung của đoạn trích trên, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của hòa bình trong cuộc sống hôm nay (trình bày khoảng 5 – 7 dòng).

0
5 tháng 5

Bài làm

Đọc bài thơ " Lượm " của tác giả Tố Hữu em rất ấn tượng với nhân vật Lượm người liên lạc nhỏ. Hình ảnh cậu bé liên lạc nhỏ hiện lên với vẻ hồn nhiên, ngây thơ. Dáng người chú nhỏ bé, chiếc mũ ca nô đội lệch trên đầu và dáng vẻ rất hoạt bát, nhanh nhẹn. Tác giả đã dùng các từ láy như : " loắt choắt ", " xinh xinh ", " thoăn thoắt", " nghênh nghênh " cộng thêm điệp từ " cái " đã nói lên bức chân dung này. Dù vẫn chỉ ở độ tuổi 12, nhưng Lượm vẫn giữ được tinh thần dũng cảm, yêu nước sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ này đã được giao cho chú. Giữa mặt trận khốc liệt " đạn bay vèo vèo" nhưng điều đó cũng chẳng thể làm gì để khiến chú sợ hãi. Chú vẫn ung dung cầm lá thư " Thượng khẩn " đang cần được đưa đến tay người nhận. Em vô cùng ngưỡng mộ Lượm trước sự dũng cảm, yêu nước và ý chí kiên cường lớn lao đã cho thấy Lượm là người có trách nghiệm và tham gia cuộc chống quân địch của thực dân Pháp đã càn quét. Nhưng rồi người liên lạc nhỏ của chúng ta đã bị trúng đạn và ngã xuống cánh đồng thơm mùi sữa khi đang làm nhiệm vụ đưa thư " Thượng khẩn ". Đây có lẽ chính là hình ảnh đẹp khi Lượm ngã xuống cánh đồng thơm ngào ngạt mùi sữa. Em nghĩ mẹ thiên nhiên có thể sẽ động lòng và dang rộng đôi tay ôm lấy Lượm vào lòng. Đọc xong bài thơ này em cũng rất cảm động trước sự dũng cảm, yêu nước và ý chí kiên cường đã trở thành tấm gương sáng để mọi người noi theo. Em mong rằng mọi người sẽ luôn học hỏi tấm gương sáng này của " Lượm " người liên lạc nhỏ tuổi của chúng ta.

Mình tự làm á! Nhớ tick cho mình nha!



Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc tự lập trong cuộc sống.Câu 2 (4,0 điểm).Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích tình cảm của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:“Khi tôi vun trồng xanh những ước mơMẹ gánh mùa dông xuống đồng chiêm mặnLội dòng sông tát ánh trăng chống hạnCây lúa gầy nhễ nhại giọt phù sa. […] Cơn gió...
Đọc tiếp

Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc tự lập trong cuộc sống.

Câu 2 (4,0 điểm).

Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích tình cảm của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:

Khi tôi vun trồng xanh những ước mơ

Mẹ gánh mùa dông xuống đồng chiêm mặn

Lội dòng sông tát ánh trăng chống hạn

Cây lúa gầy nhễ nhại giọt phù sa.

 

[…] Cơn gió Lào cho mắt mẹ âu lo

Cỏ dại mọc tràn bờ xôi, ruộng mật

Đám lá lúa cứa nóng bừng da mặt

Ngọn cỏ gừng đâm nhói những bước chân.

 

[…] Và tôi như hạt thóc vàng bé nhỏ

Mẹ đã gieo hi vọng ở trên đồng

Chợt lo sợ ngày cuối mùa, hết vụ

Hạnh phúc mẹ chờ chẳng kịp trổ bông.

(Trích “Mẹ và cánh đồng” – Trần Văn Lợi, “Miền gió cát”, NXB Thanh niên, 2000)

Chú thích: Nhà giáo, nhà thơ Trần Văn Lợi sinh năm 1976 tại Nam Định, hiện là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Định. Với niềm đam mê sáng tạo văn chương, ông không chỉ nổi vật trong lĩnh vực thơ ca mà còn sáng tác nhiều truyện ngắn, tản văn và nghiên cứu phê bình sâu sắc. Thơ Trần Văn Lợi giống tư chất của ông ngoài đời: chân thành, giản dị, trầm lắng mà đằm sâu, tha thiết, thể hiện một tâm hồn phong phú, luôn gắn bó sâu sắc với làng quê, với những con người thân thuộc trong cuộc sống. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: “Miền gió cát” (2000); “Lật mùa” (2005); “Bàn tay châu thổ” (2010); “Đã như là hoá thạch những mồ hôi” (2019); “Qua những mùa trăng” (2015) và “Mùa hoa xoan tím” (2016).

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“… Có lẽ các bạn trẻ ai cũng mang trong mình ước mơ và hi vọng sẽ làm được điều gì đó vĩ đại trong cuộc đời. Nhưng, trước hết, các bạn nên biết rằng điều vĩ đại chỉ sinh ra từ những nỗ lực âm thầm từng bước. Nếu chỉ vẽ lên ước mơ to lớn mà không âm thầm nỗ lực thực hiện thì suốt cả đời ước mơ cũng chỉ là mơ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

… Có lẽ các bạn trẻ ai cũng mang trong mình ước mơ và hi vọng sẽ làm được điều gì đó vĩ đại trong cuộc đời. Nhưng, trước hết, các bạn nên biết rằng điều vĩ đại chỉ sinh ra từ những nỗ lực âm thầm từng bước. Nếu chỉ vẽ lên ước mơ to lớn mà không âm thầm nỗ lực thực hiện thì suốt cả đời ước mơ cũng chỉ là mơ ước mà thôi.

Không có chiếc thang máy tiện lợi nào dành riêng cho cuộc đời mình cả. Chỉ có thể đi lên bằng đôi chân và sức lực của chính mình. Đừng ảo tưởng sẽ có con đường đi tắt, đừng ảo tưởng sẽ có thủ đoạn chớp cơ hội để biến ước mơ thành hiện thực. Phương pháp tốt nhất thực hiện giấc mơ là tiến từng bước, từng bước chắc chắn như con ốc sên trên con đường thực hiện giấc mơ.

Có lẽ các bạn trẻ sẽ kêu lên rằng: “Bước từng bước như lời ông khuyên thì có mất cả đời cũng chưa chắc đã đi hết một con đường.”. […] Trên thực tế, quá trình tích tụ từng bước, từng bước sẽ tạo ra hiệu quả cấp số nhân như thể có phép thần vậy. Chính những nỗ lực mới, rồi đến một ngày bạn chợt nhận thấy nó chất cao như ngọn núi sừng sững không thể ngờ tới. Đó là phương pháp để biến giấc mơ trong học tập, trong thể thao hay trong công việc thành hiện thực.

(Trích “Ước mơ của bạn nhất định thành hiện thực”, Inamori Kazuo, dịch giả Phạm Hữu Lợi, NXB Trẻ 2023, tr.94,95)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, những nỗ lực âm thầm sẽ mang lại điều gì trong cuộc đời con người?

Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Không có chiếc thang máy tiện lợi nào dành riêng cho cuộc đời mình cả.”?

Câu 4 (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Chính những thành quả nhỏ nhoi sinh ra nhờ nỗ lực âm thầm mỗi ngày sẽ kéo theo những thành quả và nỗ lực mới, rồi đến một ngày bạn chợt nhận thất nó chất cao như ngọn núi sừng sững không thể ngờ tới.”.

Câu 5 (1,0 điểm). Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?

0
Đọc văn bản sau: Ý NGHĨ VỀ THÀNH PHỐ LÚC VÀO XUÂN (Trích)(1) “Hàng trăm năm đã nên bãi sa bồiHàng ngàn năm đã nên làng nên xómHàng vạn năm đã nên thành phố lớnQua bao đời thành phố có nhà tôi” (2) Căn phòng tôi ở giữa thành phố lớnNhỏ nhoi và ẩn khuất mãi bên trongNhưng mùa xuân độ lượng công bằngXuân đã đến, tôi nhận vào tất cảTôi nghe tiếng rì rào trong kẽ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

Ý NGHĨ VỀ THÀNH PHỐ LÚC VÀO XUÂN

(Trích)

(1) “Hàng trăm năm đã nên bãi sa bồi

Hàng ngàn năm đã nên làng nên xóm

Hàng vạn năm đã nên thành phố lớn

Qua bao đời thành phố có nhà tôi”

 

(2) Căn phòng tôi ở giữa thành phố lớn

Nhỏ nhoi và ẩn khuất mãi bên trong

Nhưng mùa xuân độ lượng công bằng

Xuân đã đến, tôi nhận vào tất cả

Tôi nghe tiếng rì rào trong kẽ lá

Tiếng mùa xuân đang chuyển nhựa lên cành

Tôi nhìn ra bất chợt một màu xanh

Làm trẻ lại những con đường phố xá

Ngạt ngào hương, ngạt ngào hương trong gió

Xuân đi qua vầng trán những ngôi nhà

Sớm xuân này mặt đất đầy hoa

Những gương mặt rạng ngời sau cửa kính

[...]

 

(3) Sẽ có ngày tóc tôi trắng như bông

Đi giữa dòng người, đi giữa tháng năm

Mà thành phố vẫn xanh như thế đó

Lòng tôi lại yếu mềm như trẻ nhỏ

Khát khao đi, hồi hộp mỗi khi về.

(Xuân Quỳnh, Không bao giờ là cuối, NXB Hội Nhà văn, 2021, tr. 170)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Nêu điểm chung về nhịp thơ trong đoạn (1) của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra những giác quan được huy động để cảm nhận mùa xuân trong đoạn (2).

Câu 3 (1,0 điểm). Nhận xét về tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi” với mùa xuân, với thành phố thể hiện trong văn bản.

Câu 4 (1,0 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng ở hai dòng thơ:

“Tôi nhìn ra bất chợt một màu xanh

Làm trẻ lại những con đường phố xá”

Câu 5 (1,0 điểm). Mùa xuân này em bước sang tuổi mới. Hãy chia sẻ ý nghĩ về mùa xuân tuổi 15 của em trong khoảng 5 – 7 dòng.

1
5 tháng 5

Câu 1 (0,5 điểm):
Nhịp thơ trong đoạn (1) đều đặn, nhịp 4/4, tạo cảm giác trang nghiêm, sâu lắng và nhấn mạnh sự trường tồn, phát triển của thành phố qua thời gian.


Câu 2 (0,5 điểm):
Các giác quan được huy động để cảm nhận mùa xuân trong đoạn (2) là:

  • Thính giác: “Tôi nghe tiếng rì rào...”
  • Thị giác: “Tôi nhìn ra bất chợt một màu xanh”
  • Khứu giác: “Ngạt ngào hương, ngạt ngào hương trong gió”

Câu 3 (1,0 điểm):
Nhân vật “tôi” thể hiện tình cảm gắn bó, yêu thương và đầy xúc động với mùa xuân và thành phố. Mùa xuân đem đến cho “tôi” niềm vui, sự tươi mới, làm sống dậy những cảm xúc trẻ trung và khao khát. Với thành phố, “tôi” có sự gắn bó lâu dài, sâu đậm, coi đó là nơi thân quen, đầy kỉ niệm.


Câu 4 (1,0 điểm):
Biện pháp tu từ nhân hóa trong câu:

“Tôi nhìn ra bất chợt một màu xanh
Làm trẻ lại những con đường phố xá”
→ khiến cho hình ảnh mùa xuân trở nên sống động, gần gũi hơn. Việc “màu xanh làm trẻ lại phố xá” gợi cảm giác tươi mới, hồi sinh cho cả thành phố, làm nổi bật sức sống mạnh mẽ mà mùa xuân mang đến.


Câu 5 (1,0 điểm):
Mùa xuân tuổi 15 của em là mùa xuân đặc biệt. Em cảm thấy mình trưởng thành hơn, biết ước mơ, biết suy nghĩ cho tương lai. Mùa xuân như tiếp thêm cho em năng lượng, sự lạc quan để bước tiếp trên hành trình học tập và khôn lớn. Giữa sắc xuân rực rỡ, em thầm biết ơn cuộc sống và mong muốn sống thật ý nghĩa.

Nhắc đến trò chơi dân gian của Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến thả diều. Một trò chơi xuất hiện từ rất lâu rồi nhưng vẫn còn tồn tại đến tận ngày hôm nay.

Trò chơi thả diều đã có từ ngàn xưa, được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam Ở Việt Nam. Với tuổi thơ của rất nhiều người, hình ảnh những cánh diều trên cánh đồng quê đã trở nên vô cùng quen thuộc. Hay hình ảnh những chú bé chăn trâu ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thả diều đã trở thành một biểu tượng của làng quê Việt Nam.

Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Khung diều làm bằng cật tre mềm, khi nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Cánh diều có hình dáng cong cong, nhìn từ xa giống như là hình lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản. Cách làm diều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Diều sáo là một loại hình diều được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh du dương, tha thiết.

Thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, hấp dẫn của mọi lứa tuổi. Người chơi sẽ dựa vào sức gió của thiên nhiên để đưa diều lên cao qua một sợi dây dài. Gió không mạnh quá và không được nhẹ quá. Thời điểm thích hợp nhất là buổi chiều gió lộng. Hình ảnh những đứa trẻ tụ tập trên những khu đất trống cùng nhau hò hét, chạy theo cánh diều đã là hình ảnh quen thuộc ở làng quê Việt Na,

Ngày nay, diều vẫn nhận được sự yêu thích của mọi tầng lớp thế hệ qua những hình dáng, màu sắc đầy sáng tạo. Các cuộc thi thả diều lớn được tổ chức thường niên và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người.

À mà mấy bài này trên mạng có nhiều lắm mà bn^^'

trò ô ăn quan rất hay.

hết

Trong kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam, Ô ăn quan là một trò chơi trí tuệ hấp dẫn, gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Không chỉ đơn thuần là một trò giải trí, Ô ăn quan còn giúp người chơi rèn luyện tư duy chiến thuật và khả năng tính toán, phản ánh sự thông minh, sáng tạo của người Việt.

Trò chơi này đã xuất hiện từ lâu đời và trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam ta. Trên khắp dải đất hình chữ S, đâu đâu con người cũng biết đến trò chơi thân quen này. Nó xuất hiện trong các gia đình, trường học và cả những buổi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Dù được chơi ở đâu, trò chơi vẫn mang màu sắc riêng biệt không thể lẫn với bất kỳ trò chơi nào khác.

Để chơi Ô ăn quan, người ta thường vẽ bàn chơi trên nền đất hoặc sử dụng bàn chơi cố định với hai ô quan lớn ở hai đầu và mười ô dân chia đều thành hai bên. Quân chơi có thể là sỏi, hạt hoặc bất kỳ vật nhỏ nào. Khi bắt đầu, mỗi ô dân chứa một số quân bằng nhau, còn hai ô quan có số quân nhiều hơn. Người chơi lần lượt thực hiện nước đi bằng cách lấy hết quân trong một ô và rải đều vào các ô tiếp theo. Nếu quân rơi vào một ô trống, sau đó là ô có quân, người chơi sẽ được ăn hết số quân trong ô đó. Trò chơi kết thúc khi toàn bộ quân trên bàn được ăn hết, người có số quân nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.

Ô ăn quan không chỉ là trò chơi mang tính giải trí mà còn yêu cầu sự tính toán khéo léo. Người chơi phải có sự nhanh nhạy trong tư duy và khả năng quan sát tốt. Trò chơi giúp phát triển trí tuệ, rèn luyện tư duy chiến thuật và tăng cường sự nhạy bén trong các tính toán. Ngoài ra, trò chơi còn tạo ra những giây phút vui vẻ, giúp người chơi gắn kết với nhau và phát triển tình bạn.

Ngày nay, dù xã hội phát triển với nhiều hình thức giải trí hiện đại, Ô ăn quan vẫn giữ được vị trí đặc biệt trong nền văn hóa dân gian Việt Nam. Không chỉ là một trò chơi, Ô ăn quan còn mang giá trị truyền thống, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về những nét đẹp văn hóa của dân tộc. Việc tiếp tục duy trì và phát triển trò chơi này không chỉ giúp bảo tồn bản sắc dân tộc mà còn lưu giữ những ký ức tuổi thơ đáng nhớ của nhiều thế hệ người Việt.