K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:CON CHIM QUÊN TIẾNG HÓT(NGUYỄN QUANG SÁNG) Bà nội tôi là kho chuyện đời xưa, mỗi đêm một chuyện cho đàn cháu nội, cháu ngoại, lũ nhỏ vây quanh bà trên bộ ván ngựa gỗ giữa nhà trong ánh sáng tù mù của ngọn đèn dầu. Chuyện này không phải là chuyện đời xưa. Chuyện của nhà mình nhưng lúc đó bà còn trẻ, tụi con chưa có, vậy cũng là chuyện...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

CON CHIM QUÊN TIẾNG HÓT

(NGUYỄN QUANG SÁNG)

Bà nội tôi là kho chuyện đời xưa, mỗi đêm một chuyện cho đàn cháu nội, cháu ngoại, lũ nhỏ vây quanh bà trên bộ ván ngựa gỗ giữa nhà trong ánh sáng tù mù của ngọn đèn dầu.

Chuyện này không phải là chuyện đời xưa. Chuyện của nhà mình nhưng lúc đó bà còn trẻ, tụi con chưa có, vậy cũng là chuyện đời xưa phải không? Đêm ấy, bà kể:

Ông tôi có nuôi một con nhồng. Con nhồng đẹp lạ lắm. Nó như một cô công chúa khoác chiếc áo choàng đen, ấy là bộ lông mượt mà của nó, từ mí mắt kéo đến cổ nó là một đường vàng hình lưỡi câu. Viền quanh cổ là một đường mầu trắng, như công chúa quấn qua cổ chiếc khăn bằng lông cừu, mỏ vàng và đôi chân cũng vàng. Ông tôi vốn là một thợ mộc, cho nên cái lồng của nó như một cái lâu đài. Con nhồng lúc nào cũng vui tươi, nhảy nhót trong chiếc lồng lộng lẫy treo trước hiên nhà. Vừa đẹp, lại vừa biết nói, nó là niềm vui của cả xóm, không chỉ cho trẻ con mà cho cả người lớn. Thấy có người thoáng qua, nó cất tiếng: "Chào khách.". Khi người dừng lại trước mặt nó, nó hỏi: "Khỏe không?". Ai hỏi gì thì nó dạ. Nó bắt chước giọng ông, nó gọi bà: "Em ơi, em!". Nó bắt chước giọng bà, nó gọi ông: "Anh ơi, anh!". Trong nhà đang nói chuyện, bỗng chợt nghe tiếng cười, nó cười: "Khậc khậc." y như giọng cười của ông. Thỉnh thoảng nó lại cất tiếng: "Thôi, thôi thôi!" nghe như lời can gián thiết tha của một cô gái.

Khách ! Ngồi trong nhà nghe nó nói, biết là có khách sắp vào nhà.

Người lớn hay trẻ nhỏ hàng xóm, mỗi lần đến chơi với nó cũng cho nó một trái ớt. Thò mỏ gắp trái ớt, nó mừng nó nhảy.

Trong nhà ai cũng dạy nó tiếng nói lịch sự, lễ phép. Nhưng hình như bấy nhiêu tiếng đó, nghe hoài cũng nhàm, bớt vui. Chẳng biết đứa nhỏ nào cắc cớ dạy thêm cho nó vài tiếng chửi cục cằn: "Đồ đểu, cút, cút đi!".

Ngày đầu, nghe những tiếng lạ lùng đó, bọn nhỏ vỗ tay và nó được nhiều ớt hơn mọi ngày.

Nhỏ vui đã đành, người lớn cũng vui... nghe nó chưởi "Đồ đểu!" người nghe không nghĩ là mình đểu nên chẳng ai giận, nghe nó bảo "Cút, cút!" người ta không cút mà cười và lại thưởng cho nó ớt ngon hơn, nhiều hơn. Nó nói riết thành quen không ai để ý nó quên tiếng hót từ lúc nào.

Bỗng một hôm có một chiếc xe hơi đậu lại trước nhà. Quan huyện từ trong xe bước ra. Một người to lớn bệ vệ trong bộ đồ tây trắng, cà vạt đỏ, giày đen. Quan huyện đến để đặt ông đóng nhái bộ salon thời Louis. Đã là quan thì phải oai quyền, trước mặt ai, không chào không hỏi.

Quan huyện vào tới cửa thì con nhồng cất tiếng:

Đồ đểu!

Quan huyện giật mình:

Đồ đểu! Đồ đểu!

Thấy quan huyện không thưởng cho nó trái ớt, nó lại cất tiếng:

Đồ đểu! Đồ đểu!

Quan huyện trợn tròn hai con mắt. Ông tôi thấy vậy sợ điếng, vội cúi rạp mình rước quan vào. Ông liếc nhìn bà. Hiểu ý ông, bà rối rít mời quan ngồi, rót nước mời quan uống.

Đang chào đang hỏi khách, bà bỗng nghe bên ngoài có tiếng đánh "bốp" một cái. Bà bước ra, bà thấy con chim bị ông đập vào cây cột, nát đầu. Trên thân cột còn một đốm máu bê bết, còn con nhồng thì nằm dưới đất như một miếng giẻ rách đen. Chẳng biết ông sợ hay ông giận, bà chỉ nghe ông lẩm bẩm:

Không! Nó bảo "Cút đi!" thì nhà này chỉ có chết.

Thương con nhồng, bà tôi quỳ xuống trước cái xác của nó. Chẳng biết lúc ấy bà tôi đau đớn thế nào, bây giờ trong ánh đèn dầu, tôi thấy hai giọt nước mắt của bà.

Con chim chết, hết chuyện, bọn tôi có đứa thò chân xuống đất, bà đưa tay kéo lại. Và sau câu chuyện bao giờ bà cũng rút lời răn dạy:

Cho nên, biết thì nói, không biết thì đừng nói theo lời người khác, chết oan đó, các con!

(Nguyễn Quang Sáng, NXB Văn học)

Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản được kể theo ngôi kể nào? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?

Câu 2 (0,5 điểm). Hãy tìm một chi tiết trong truyện thể hiện sự yêu quý của mọi người dành cho con nhồng.

Câu 3 (1,0 điểm). Câu văn sau sử dụng cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Dấu hiệu nào giúp em nhậ ra điều đó?

     Thỉnh thoảng nó lại cất tiếng: "Thôi, thôi thôi!" nghe như lời can gián thiết tha của một cô gái.

Câu 4 (1,0 điểm). Theo em qua câu chuyện về con nhồng, tác giả muốn gửi đến người đọc bài học gì?

Câu 5 (1,0 điểm). Em có đồng ý với lời dặn của người bà ở cuối truyện không? Vì sao?

     Cho nên, biết thì nói, không biết thì đừng nói theo lời người khác, chết oan đó, các con!

0
5 tháng 5

Em sẽ báo cho cơ quan chức năng, tuyên truyền bảo vệ môi trường, kêu gọi cộng đồng cùng phản đối.

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn cảm nhận của em về nhân vật ông ngoại trong đoạn trích sau:ÔNG NGOẠI (Lược phần đầu: Người nhà Dung đi nước ngoài, Dung sang ở với ông ngoại. Ban đầu Dung không hòa nhập được với cuộc sống mới, than thở với mẹ và người mẹ khuyên cố gắng chăm ông thay mẹ...) Dung anh ách lái xe về nhà ngoại, cậu đi để lại chiếc Chaly màu xanh, Dung dùng đi học....
Đọc tiếp

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn cảm nhận của em về nhân vật ông ngoại trong đoạn trích sau:

ÔNG NGOẠI

(Lược phần đầu: Người nhà Dung đi nước ngoài, Dung sang ở với ông ngoại. Ban đầu Dung không hòa nhập được với cuộc sống mới, than thở với mẹ và người mẹ khuyên cố gắng chăm ông thay mẹ...)

Dung anh ách lái xe về nhà ngoại, cậu đi để lại chiếc Chaly màu xanh, Dung dùng đi học. Hồi sáng này, ông ngoại dắt xe ra đến cửa Dung hỏi:

– Ngoại định đi đâu?

– Ông lên quận một chút.

Dung ngăn:

– Thôi, ngoại già rồi, không nên lái xe, có đi, con chở ông đi.

Ông tỏ vẻ giận, quầy quả vào nhà. Ôi, người già sao mà khổ đến vậy.

Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Thế giới của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo, là cái radio đâu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay. Sáng nó dậy thật sớm để nấu cơm, sau đó đi học, chiều lại học, buổi tối nó vù xe đến bạn chơi hoặc về nhà nghe mấy đứa em cãi nhau ỏm tỏi. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hoà tan nhau.

[...]

Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. Nghe cây mai nhỏ nứt mình, nảy chồi. Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại. Lắm khi lũ em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên, Dung mắng, chúng nó trề môi “Chị hai khó như một bà già”, Dung giật mình. Có lẽ quen với cái tĩnh lặng trong sân mà mỗi chiều Dung giúp ông tưới cây, cái khoảng không xanh lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc, với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, quen mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường nhận lương hưu. Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu. Chủ nhật Dung cắm cúi lau chùi bên dàn karaoke phủ bụi, ông đứng lên nheo mắt:

– Sao con không hát, con hát rất hay mà. Dung thoáng ngỡ ngàng, nó hỏi:

– Ngoại có thích nghe không?

Rồi mở máy. Hôm ấy Dung rất vui, lần đầu tiên nó hát cho riêng ông nghe và quan trọng nhất là ông đã ngồi lại đấy, gật gù.

(Trích truyện ngắn Ông ngoại – Nguyễn Ngọc Tư, Nhà xuất bản Trẻ, 2001)

* Chú thích

(1) Tác giả Nguyễn Ngọc Tư: Là nữ nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam được biết đến với phong cách viết giản dị nhưng sâu sắc, mang đậm chất Nam Bộ và thường tập trung vào những câu chuyện về đời sống người dân miền Tây sông nước.

 (2) Truyện ngắn "Ông ngoại":

– Đây là một tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp của Nguyễn Ngọc Tư xoay quanh chủ đề tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình.

– Câu chuyện xoay quanh nhân vật Dung, một cô gái trẻ sống cùng ông ngoại sau khi gia đình đi nước ngoài. Ban đầu, hai ông cháu có khoảng cách rõ rệt do lối sống và tuổi tác. Tuy nhiên, qua thời gian, Dung dần thấu hiểu và hòa nhập với ông, từ đó thấy quý trọng những giá trị tinh thần và tình cảm gia đình.

Câu 2 (4,0 điểm): Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Học sinh phải làm gì để vượt qua áp lực học tập và thi cử?

1
5 tháng 5

Bài thơ trên sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tạo nên sự sống động, sinh động cho hình ảnh và cảm xúc:

Ảo ảnh (Imagery): Bài thơ sử dụng hình ảnh một cách phong phú để tạo ra một bức tranh sống động về quê hương. Ví dụ, “mưa thánh thót”, “bông súng nở ao làng”, “màu khói tỏa mong manh” đều gợi lên những hình ảnh quen thuộc của quê hương.
So sánh (Simile): Tác giả sử dụng so sánh để làm nổi bật hình ảnh, như “Nở như sao sáng trên làn nước xanh” so sánh bông súng với sao sáng, tạo nên sự tươi mới, lung linh của hình ảnh.
Lặp đi lặp lại (Repetition): Từ “nhớ” được lặp lại nhiều lần, tạo nên sự nhấn mạnh về nỗi nhớ, lòng yêu quê hương sâu sắc của người nói.
Ngụy biện (Hyperbole): “Hồn quê theo khói lên trời từ lâu” là sự phóng đại về tình yêu quê hương, thể hiện sự gắn bó mãnh liệt và lâu dài.
Những biện pháp tu từ này giúp tăng cường hiệu quả biểu đạt, làm cho bài thơ trở nên phong phú, sinh động và đầy cảm xúc.

5 tháng 5

Diều là hạt cau

Phơi trên nong trời"

-BPTT: so sánh

-Hình ảnh so sánh : diều-hạt cau

-Tác dụng:

+Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

+Làm nổi bật hình ảnh cánh diều bay trên trời trông giống như những hạt cau được phơi trên nong-một hình ảnh vô cùng thân thuộc và gần gũi.

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
5 tháng 5

Câu thơ "Diều là hạt cau / Phơi trên nong trời" sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

(4.0 điểm) Đọc bài thơ sau:GIỮA QUÊ LÒNG BỖNG NHỚ QUÊGiữa quê lòng bỗng nhớ quêNhớ mưa thánh thót, chiều nghe thu vàngNhớ bông súng nở ao làngNở như sao sáng trên làn nước xanhNhớ màu khói tỏa mong manhVấn vương mái rạ mà thành ca daoAi đang xin lửa qua ràoCó nghe tiếng sáo diều chao lưng trời...Mình ngồi tưởng tượng cho vuiHồn quê theo khói lên trời từ lâu!(Chử Văn Long, baovannghe.com.vn,...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc bài thơ sau:

GIỮA QUÊ LÒNG BỖNG NHỚ QUÊ

Giữa quê lòng bỗng nhớ quê
Nhớ mưa thánh thót, chiều nghe thu vàng
Nhớ bông súng nở ao làng
Nở như sao sáng trên làn nước xanh
Nhớ màu khói tỏa mong manh
Vấn vương mái rạ mà thành ca dao
Ai đang xin lửa qua rào
Có nghe tiếng sáo diều chao lưng trời...
Mình ngồi tưởng tượng cho vui
Hồn quê theo khói lên trời từ lâu!

(Chử Văn Long, baovannghe.com.vn, 29/9/2020)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm): Cho biết đề tài và nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 2 (0,5 điểm): Nêu những hình ảnh của quê hương được tác giả nhắc đến trong đoạn thơ sau:

Nhớ bông súng nở ao làng
Nở như sao sáng trên làn nước xanh
Nhớ màu khói tỏa mong manh
Vấn vương mái rạ mà thành ca dao

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong hai câu thơ sau:

Ai đang xin lửa qua rào
Có nghe tiếng sáo diều chao lưng trời...

Câu 4 (1,0 điểm): Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ. 

Câu 5 (1,0 điểm): Qua bài thơ, em hãy nêu vai trò của quê hương đối với mỗi người.

0
5 tháng 5

kb với mik nhé

5 tháng 5

bruhhhhh

5 tháng 5

là.................

a: Xét ΔBEA vuông tại E và ΔBAD vuông tại A có

\(\hat{EBA}\) chung

Do đó: ΔBEA~ΔBAD

b: ΔBEA~ΔBAD

=>\(\frac{BE}{BA}=\frac{BA}{BD}\)

=>\(BE\cdot BD=BA^2\left(1\right)\)

Xét ΔBHA vuông tại H và ΔBAC vuông tại A có

\(\hat{HBA}\) chung

Do đó: ΔBHA~ΔBAC

=>\(\frac{BH}{BA}=\frac{BA}{BC}\)

=>\(BH\cdot BC=BA^2\left(2\right)\)

Từ (1),(2) suy ra \(BH\cdot BC=BE\cdot BD\)

c: \(BH\cdot BC=BE\cdot BD\)

=>\(\frac{BH}{BD}=\frac{BE}{BC}\)

Xét ΔBHE và ΔBDC có

\(\frac{BH}{BD}=\frac{BE}{BC}\)

\(\hat{HBE}\) chung

Do đó: ΔBHE~ΔBDC

=>\(\hat{BHE}=\hat{BDC}\)