ĐỀ 12
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Đọc bài thơ sau và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:
TỪ ẤY.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim :
Hồn tôi là một vườn hoa là
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trạng trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ...
(Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 2003)
Câu 1. Nêu chủ đề của bài thơ.
Câu 2. Từ bài thơ, hãy nêu nhận xét của em về nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 3. Chỉ ra và phân tích giá trị thẩm mĩ của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ mà em thích nhất.
Câu 4. Em có đồng ý với lẽ sống của nhân vật trữ tình trong khổ sau không? Vì sao? Hãy liên hệ lẽ sống đó với xã hội ngày nay.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trạng trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
PHẦN II. VIẾT
Câu 1: Viết đoạn văn ( 200 chữ) trình bày những việc cần làm để thể hiện trách nhiệm với đát nước?
Câu 2. Viết bài văn phân tích truyện ngắn Bà lái đò (Nguyễn Công Hoan).
BÀ LÁI ĐÒ
Chúng tôi tới một bờ sông và phải qua con sông khá rộng ấy. Chà, chúng tôi thở phào một hơi khoan khoái: Chúng tôi sẽ được nghỉ ngơi trên thuyền. Một người đàn bà ngoại bốn mươi, ngồi cạnh một thằng bé chừng tám chín tuổi, hướng mặt ra sông, đang vót tre bằng con dao nhọn.
Thấy tiếng động, người ấy quay nhìn chúng tôi và có ý hớt hải, thu xếp các thứ rồi một tay cầm dao, một tay dắt con, nhảy xuống thuyền. Bà ta lay nhố vội vàng cải sào cắm chặt vào bùn, rồi đẩy mạnh chiếc thuyền nan.
Con thuyền chổng mũi lên trời, vỗ sóng đành đạch, nhảy chồm ra xa. Nhưng không hiểu sao tự nhiên nó quay lại ghé vào bờ.
Đồng chí Việt Nam muốn chừng hiểu ý, nói:
- Bà cho chúng tôi sang sông với chứ. Sáu người chở không nặng lắm đâu.
- Vâng, cháu ghé vào chỗ khô để các ông khỏi lấm giầy.