“Nhà em có con gà trống ... Gà trống gáy ò...ó...o...”. Gà trống là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Khi nhớ về quê hương, bên cạnh những hình ảnh đẹp đẽ khác, chú gà trống lại hiện về trong em.Chao ôi! Chú gà trống mới đẹp làm sao! Chú khoác trên mình một bộ lông rực rỡ với sắc vàng, sắc tía,... thật đẹp. Với chiếc mào đỏ chót, chú như đang đội một chiếc mũ thật...
Đọc tiếp
“Nhà em có con gà trống ... Gà trống gáy ò...ó...o...”. Gà trống là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Khi nhớ về quê hương, bên cạnh những hình ảnh đẹp đẽ khác, chú gà trống lại hiện về trong em.
Chao ôi! Chú gà trống mới đẹp làm sao! Chú khoác trên mình một bộ lông rực rỡ với sắc vàng, sắc tía,... thật đẹp. Với chiếc mào đỏ chót, chú như đang đội một chiếc mũ thật bảnh bao. Tô điểm thêm cho vẻ bề ngoài của chú là chiếc đuôi công công như lưỡi liềm với sắc màu bắt mắt. Đôi cánh chắc chắn trông thật khỏe khoắn. Mắt chú tròn xoe, long lanh như có nước và chiếc mỏ vàng nhoe bé xinh xắn. Gà trống có thân hình cao ráo với cặp đùi chắc khỏe. Đôi chân vững chãi với chiếc cựa sắc bén đầy kiêu hãnh khiến chú tự tin trước đồng loại của mình. Nhìn từ xa, trông chú thật oai vệ.
Mỗi sáng tinh mơ, khi ông mặt trời còn đang ngủ trong chiếc chăn mây bồng bềnh, chú gà trống đã thức dậy. Chú đứng trên đống rơm vàng cất tiếng gáy khỏe khoắn: “Ò..ó...o...”. Khi tiếng gáy cất lên là lúc mọi người thức dậy, chuẩn bị cho một ngày mới, người lớn đi làm, trẻ em đi học, cụ già ở nhà. Tiếng gáy của chú như chiếc đồng hố báo thức thật hữu hiệu.
Những lúc râm mát, chú dẫn đàn gà con đi kiếm mồi. Chú bới lá tìm sâu, bới đất tìm giun. Nhìn đàn con líu ríu bên cạnh chú, em thấy thật ấm áp. Mỗi lúc nguy hiểm, chú như một hiệp sĩ dũng mãnh bảo vệ đàn con khỏi kẻ thù.
Em rất yêu quý chú gà trống nhà em. Từ ngày có chú, em không cần mẹ gọi dậy mỗi sáng. Chú gà trống như một nét vẽ điểm tô thêm cho cuộc sống của em.
Bè là một dạng “bạn qua loa”. Bè trong những chữ “bè phái”, “kết bè, kết đảng” gợi lên ý tưởng không lấy gì làm hay ho cho lắm. Kết bè luôn luôn dễ dàng hơn kết bạn, như ta dễ dàng “cụng ly” với người mới tiếp xúc lần đầu trong một bàn tiệc. Bạn nhậu là một trong những dạng “bè” khá phổ biến. Bàn nhậu và cuộc nhậu mở ra những cơ hội thuận tiện cho những ai có nhu cầu kết bè.
“Bè” dễ đến, dễ đi. Những lúc ta sảng khoái thì bè xăng xái “tấp” vào, những khi ta phiền muộn thì bè lặng lẽ “trôi” đi. Những kẻ ở quanh ta trong những cuộc vui ồn ào mà ta tưởng là “bạn” thường chỉ là “bè”. Như những cuộc vui chóng tàn, những người “bạn” dễ dãi ấy cũng nhanh chóng biến mất khỏi đời sống chúng ta. Những con người ta dễ lầm tưởng là “bạn” ấy, nhiều lắm chỉ đi với ta một đoạn đường ngắn ngủi, cũng không khác mấy những anh chàng, những cô nàng vớ vẩn mà ta có lần “đụng” phải, có lần gặp gỡ phất phơ đâu đó trong đời này, nói dăm ba câu chuyện nắng mưa rồi chia tay, đường ai nấy đi và chẳng bao giờ còn gặp lại lần thứ hai.
“Bè” cũng hay “đổi bè”, khi thì hát “bè” này, khi thì đổi sang “bè” khác. Tình bè khó mà bền chặt vì thiếu sự hiểu biết và tin cậy. Bè có khi hóa thành bạn, tình bè có khi đổi sang tình bạn nếu chung sống được với nhau lâu dài. Thường thì bè chỉ là bè.
“Có hoạn nạn mới biết bạn, bè”, câu ấy không mới nhưng chẳng bao giờ cũ, chẳng bao giờ sai, và cũng cho thấy một trong những “đức tính” nổi bật của bè: những lúc “bạn” khốn đốn thì “bè” chẳng thấy đâu và thường viện những lý do chính đáng để không phải ra tay nghĩa hiệp với bạn mình.
mik lên goole ă
... câu khó ă