K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2020

Các quan hệ từ là:

a. vì

b. cho

c. trong

d. Nếu... thì

e. nhưng

g. nhưng

17 tháng 2 2020

a, Thành phần chủ ngữ

b, Thành phần chủ ngữ và vị ngữ

c, Thành phần vị ngữ

Chúc bạn học tốt

17 tháng 2 2020

Trận thi đấu bóng bàn trong cung thiếu nhi tuần qua giữa anh Nam lớp 5/2 và anh Dũng lớp 5/6 diễn ra thật hào hứng, sôi nổi. Tỉ số hai bên gần như ngang bằng nhau suốt cả trận. Đường bóng anh Nam thì căng và khá bất ngờ. Còn đường bóng anh Dũng thì lắt léo, rất khó đỡ. Người này ăn một trái thì tức khắc người kia lại san bằng. Cả hai cây vợt đều rất dẻo dai và cũng lanh lợi như nhau. Trận thứ nhất anh Dũng thắng, trận thứ hai anh Nam thắng. Bước sang trận thứ ba phân thắng bại, anh nào cũng hết sức cẩn thận từ khâu phát bóng cho đến khâu đỡ. Mồ hồi vã ra thấm ướt cả chiếc áo may ô. Khi bước đến con số hòa 19, cả hai anh xin phép trọng tài nghỉ ngơi. Đây là khoảng thời gian căng thẳng và hồi hộp nhất cho cả người thi đấu và người xem, rồi trận đấu lại tiếp tục. Lần này, anh Dũng phát bóng. Quả bóng từ trong tay anh Dũng tung lên cao, từ từ rơi xuống. Khi đã đúng tầm, anh đưa vợt ra lẫy nhẹ một cái, quả bóng xoáy tít theo đường vòng cung làm cho anh Nam lúng túng đỡ bóng. Không may cho anh, quả bóng rúc vào lưới, nâng điểm số của anh Dũng lên hai mươi. Lần này thì anh Nam phát bóng. Quả bóng vừa mới bay sang lưới thì anh Dũng phản công liền bằng một đường ve rất chính xác, làm anh Nam trở tay không kịp. Trận đấu kết thúc với "tỉ số 2-1". Một trận đấu đầy kịch tính và hấp dẫn.

         link mình với         

Bác Hồ đã từng dạy rằng: Phải rèn luyên thể dục thể thao để có một thân hình khỏe mạnh. <Chính vì thế>. Chúng ta phải phát huy tư tưởng, lờ răn dạy của Bác để có một tương lai tươi sáng. Bạn muốn có một sức khỏe dồi dào hay làm một kẻ yếu đuối. < Tùy bạn>. Khi thể thao sẽ giúp bạn thấy trong mình năng động và thêm yêu đời hơn. Hãy hành động để đừng trở nên yếu đuối.

17 tháng 2 2020

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

Chuc bạn học tốt~~~

17 tháng 2 2020

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại. Thế nhưng, hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực.

Đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Tất nhiên, cũng phải thừa nhận rằng trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việtnhư Internet, trang web…, song đáng chê trách nhất vẫn là việc dùng chữ viết nước ngoài (chủ yếu là chữ Anh) thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng như show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)… một cách tự nhiên như thể đó là những từ tiếng Việt mà ai cũng hiểu.

Có ý kiến ngụy biện cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Nhưng thực ra, muốn thực hành ngoại ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài ở Việt Nam… Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc dĩ. Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người “hay chữ lỏng” và có câu nói “dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”.

Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen dùng chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là nói “tiếng lai”. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, phong trào cứu quốc, nâng cao tinh thần dân tộc thôi thúc sinh viên, học sinh từ bỏ cách nói chen tiếng Pháp. Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước đây thường tự mình nêu gương sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng từ gốc Hán khi có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Ví dụ như vì sao báo chí, hay thậm chí cả trong văn bản chính thức của nhà nước, thường dùng cụm từ “người tham gia giao thông” thay cho “người đi đường”?

Thực tế, người dân không bao giờ sử dụng từ “tham gia giao thông”. Người ta thường dặn dò nhau “đi đường phải cẩn thận” chứ chẳng ai nói “tham gia giao thông phải cẩn thận” bao giờ! Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo tấm gương Bác Hồ, Nhà nước nên có quy định chặt chẽ và Viện Ngôn ngữ học phải có trách nhiệm đề xuất, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Các trường học cũng phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Loại trừ sự lố bịch trong việc dùng tiếng lai cũng là một khía cạnh thể hiện niềm tự hào và tôn trọng ý thức dân tộc trong ngôn ngữ, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

17 tháng 2 2020

tham khảo bài mk nhé

17 tháng 2 2020

Đã từ lâu, dân tộc Việt Nam luôn có truyền thống ân nghĩa trước sau, nhơ ơn những người đã có ơn giúp đỡ mình. Để khuyên nhủ mọi người luôn luôn ghi nhớ công ơn của những người đã vì mình, dân gian ta có câu : " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây " .  Cũng vid thế mà dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn luôn sống  và làm theo đạo lý ấy.

Quả thực như vậy, nhân dân Việt Nam ta luôn coi đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây  là một nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, và luôn phải giữ gìn và phát huy. Nhưng trước hết, chúng ta cần phải hiểu về câu tục ngữ này. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là câu tục ngữ rất phổ biến trong đời sống của nhân dân ta. Nó thường được ông bà, cha mẹ dùng để dạy bảo, khuyên răn cho con cháu.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Về nghĩa đen, câu tục ngữ này khuyên con người ta khi được hưởng một quả thơm, trái ngọt thì phải nhớ đến công lao tiêu tưới, chăm bón, một nắng hai sương của những người nông dân, của “Kẻ trồng cây”. Nhờ có phép ẩn dụ qua hình ảnh Ăn quả- kẻ trồng cây, câu tục ngữ đã đưa ra một bài học về đạo đức, lối sống đó là khi ta hưởng một thành quả tốt của người khác, thì ta cần phải biết ơn và phải biết cách báo đáp, nhớ đến người đã có công ơn với mình. Đây là một bài học về nhân cách, là một phần không thể thiếu để xây đắp nên đạo đức của con người.

Dải đất hình chữ S hòa bình ngày nay được hình thành là nhờ có công dựng nước và giữ nước của một lớp anh hùng đi trước đã hi sinh đời mình để bảo vệ đất nước. Hồ chủ tịch đã nói: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước.” Các Vua Hùng đã có công tạo dựng nên đất nước Văn Lang, Việt Nam ngày này. Chính vì vậy, con cháu đời đời luôn nhớ ơn đến những vị anh hùng này, và ngày giỗ tổ Hùng Vương chính là ngày để tất cả con dân Việt Nam nhớ ơn và thể hiện lòng biết ơn của mình. Nhân dân ta xưa đã truyền miệng nhau rằng:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

Cứ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương là khắp con dân Việt Nam từ mọi nơi trên thế giới lại tụ hội về đền Hùng để thắp nén nhang tỏ lòng biết ơn của mình đến. Người đến dự hội đông như kiến, trên tay là những lễ vật để cúng bái tạo nên một nét văn hóa, truyền thống ngàn đời của cha ông ta mà con cháu đời sau cần phải giữ gìn và tiếp nối nó. Đất nước Văn Lang và Việt Nam ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Nước ta từ một tiểu quốc đã trở thành một đất nước xã hội chủ nghĩa sánh vai cùng cường quốc năm châu văn minh hiện đại. Đã có rất nhiều thứ thay đổi, nhưng truyền thống về ngày giỗ tổ Hùng Vương luôn được giữ gìn và phát huy. Xưa cũng vậy, nay cũng thế, cứ vào ngày giỗ tổ là người người lại đổ về, trên tay là những lễ vật với lòng thành tâm của mình.

Ngày nay, đời sống vật chất đã hiện đại, nhưng những nét đẹp thời xưa thì luôn được giữ gìn và càng ngày càng được tô điểm thêm. Bạn thử tưởng tượng xem, tuy thời nay phát triện rất khác xưa, nhưng trong mỗi gia đình điều không thể thiếu chính là ban thờ trang trọng với bát hương gia hương gia tiên để nhớ đến ông bà tổ tiên của chúng ta.

Chúng ta cũng có những cách rất độc đáo và cần thiết để thể hiện lòng biết ơn và giúp cho những người khác hiểu về các anh hùng lịch sử, người có công với đất nước. Đó là đặt tên phố theo tên các vị anh hùng lịch sử và có những dòng chữ giải thích bên dưới ví dụ như: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Lý Thái Tổ. Và chính phủ đã đặt tên một thành phố lớn và phát triển nhất đất nước bằng tên của một vị anh hùng dân tộc- một con người đã bôn ba khắp nơi để dành lại độc lập tự do cho tổ quốc: Hồ Chủ tịch. Đây là một cách rất hay để đưa sự biết ơn vào bộ phận giới trẻ và một phần tử nhỏ của xã hội đang bị cuốn vào nhịp sống hiện đại mà quên đi những truyền thống của dân tộc.

Giới trẻ ngày nay luôn tiếp thu và tiếp nối truyền thống đạo lý thời xưa. Đối với học sinh chúng tôi, điều thể hiện sự biết ơn rõ ràng và gần gũi nhất đó chính là lòng biết ơn thầy cô giáo. Vào ngày 20-11, mỗi học sinh trên tay đều có những bó hoa tươi thắm, theo những lời chúc tự đáy lòng mình gửi đến những thầy cô giáo đã có công dạy dỗ chúng ta nên người. Nhà trường và xã hội cũng tạo điều kiện để giới trẻ ngày nay thể hiện lòng biết ơn bằng cách có những cuộc thi tìm hiểu những vị anh hùng dân tộc, hay làm tập san, viết thơ vào những ngày như thương binh liệt sĩ 27-7,…. Những thế hệ học sinh ngày nay sẽ có sự hiểu biệt về lịch sử và sẽ biết ơn đến họ. Và nếu như thế hệ trẻ đã biết giữ gìn những truyền thống đạo đức này thì đất nước sẽ không bao giờ để những nét đẹp này bị mai một mà sẽ ngày càng được phát huy.

 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây-  đạo lý, lối sống, đạo đức này sẽ luôn hiện hữu trong bản chất và cách sống của nhân dân Việt Nam. Và tôi, một học sinh, một chủ nhân của thế hệ tương lai sau, cùng tất cả những con dân Việt Nam khác sẽ luôn tiếp bước, noi theo, phát huy những nét đẹp trong tâm hồn người Việt Nam.

16 tháng 3 2022

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn có truyền thống đoàn kết. Điều đó đã được thể hiện qua câu:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Câu tục ngữ đã sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng. Từ đó khẳng định rằng nếu chỉ có một người sẽ không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Như vậy, con người cần đoàn kết thì mới tạo ra sức mạnh để tiến đến thành công.

Trong quá khứ, nhân dân Việt Nam đã cùng nhau đoàn kết chung sức chống lại kẻ thù xâm lược. Từ giặc phương Bắc đến thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ. Bất kể là người già, người trẻ hay đàn ông, đàn bà đều cùng nhau chung tay giành lại độc lập cho dân tộc. Đến ngày hôm nay, điều đó vẫn được thể hiện qua việc hỗ trợ ủng hộ đồng bào miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong suốt những năm qua, hay tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch Covid-19… Cho dù trong quá khứ hay cho đến hiện tại, chúng ta vẫn giữ gìn và phát huy truyền thống đó.

Tinh thần đoàn kết trong cuộc sống hàng ngày có thể được biểu hiện rất đơn giản. Trong một lớp học, các học sinh cùng nhau cố gắng thực hiện tốt nội quy, học tập chăm chỉ… để cuối năm lớp mình sẽ được khen thưởng. Trong một công ty, các nhân viên cùng giúp đỡ nhau để công việc thuận lợi, phát triển…

Cho dù là với một cá nhân hay một tập thể, công đồng thì đoàn kết là rất cần thiết. Bởi chỉ có đoàn kết một lòng mới xây dựng xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Vậy mà vẫn có những cá nhân, tập thể nhỏ lẻ muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Cần lên án và phê phán những hành động như vậy.

Như vậy, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là một lời khuyên đúng đắn. Chúng ta cần ghi nhớ câu tục ngữ này như một lời khuyên quý giá dành cho bản thân.

mình cũng không chắc lắm

+ Định luật phản xạ ánh sáng:

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới.



 

+ Định luật phản xạ ánh sáng:

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới.

17 tháng 2 2020

 Bảng niên biểu các sự kiện chính của khởi nghĩa Lam Sơn:

STT

Thời gianSự kiện chính
1Năm 1416Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người)
2Năm 1418Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương.
3Năm 1421Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh
4Năm 1423Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh
5Năm 1424Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an
6Năm 1425Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa
7T9 - 1426Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc
8T11 - 1426Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động
9T10 - 1427Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc
10T12 - 1427Hội thề Đông Quan diễn ra, quân Minh rút quân về nước.
17 tháng 2 2020

Năm 1418: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương.
Năm 1421: Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh
Năm 1423: Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh
Năm 1424: Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an
Năm 1425: Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa
Tháng 9.1426: Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc
Tháng 11.1426: Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động
10.1427: Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc

Chúc bạn học tốt~~~

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

17 tháng 2 2020

bản dịch: kết bạn với tôi