(1,0 điểm): Theo em, vì sao trong cuộc sống chúng ta cần quan tâm, giúp đỡ mọi người?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà em có một khu vườn rất rộng, trên đó không chỉ trồng rất nhiều cây cối, hoa cỏ mà bố mẹ em còn nuôi rất nhiều các loại gia súc, gia cầm như: con gà, con vịt. Trong đó gà thì được nuôi trong vườn còn vịt nhà em thì được nuôi ở cuối vườn, sát với bờ ao.
Nhà em có nuôi năm con vịt. Mẹ em mua chúng về nuôi từ khi chúng còn là những con vịt con vàng óng, nhỏ xíu. Nhưng nay những chú vịt đã lớn hơn rất nhiều, cả màu sắc và hình dáng đều thay đổi rất nhiều. Vì mua những giống vịt khác nhau nên năm chú vịt nhà em cũng có màu sắc cũng rất khác nhau. Có con có màu trắng tinh, đây là loại vịt bình thường được các bác, các cô trong xóm nuôi rất nhiều. Ngoài ra lại có con có màu nâu xám, đó là loại vịt bầu, vì nó lớn chậm hơn vịt trắng nên mọi người ít nuôi hơn.
Những chú vịt đều có bộ lông rất dày và mượt. Đối với những chú vịt trưởng thành thì lông ở cánh phát triển rất dài và cứng cáp, khi chúng xòe rộng đôi cánh thì em thấy nó còn rộng hơn cánh của những chú gà rất nhiều. Chiếc cổ của vịt rất dài, chiếc mỏ màu vàng cam bẹt và khá lớn. Cũng nhờ chiếc mỏ này mà những chú vịt kiếm ăn dễ dàng hơn. Đặc biệt, những chú vịt rất thích nước và bơi lội cũng rất giỏi. Khi còn là những chú vịt con thì chúng chỉ sống ở trên bờ. Nhưng khi đã trưởng thành thì những chú vịt lại cả ngày bơi lội dưới nước, có khi chúng cũng kiếm ăn nữa, thức ăn của chúng là những con cua, con ốc ở gần bờ. Đặc biệt hơn nữa là những chú vịt còn có thể lặn dưới nước rất lâu, trông chúng như những người thủy thủ vậy.
Bố em có chăng lưới ở một góc nhỏ của bờ ao. Đây là địa bàn mà vịt sẽ sinh sống khi đã trưởng thành. Ở trên bờ bố em cũng xây một cái chuồng rộng rãi để vịt có thể vào nghỉ mỗi khi tối đến. Tuy nhiên, nơi vịt yêu thích nhất có lẽ vẫn là mặt nước, chúng có thể bơi lội cả ngày mà không biết chán. Nhìn chúng bơi lội trên mặt nước thật vui vẻ. Thức ăn hàng ngày của những chú vịt ngoài những con cua, con ốc mà chúng tự kiếm được trên mặt nước thì chúng còn ăn cám khô, cám nấu cùng với bèo. Ngày nào mẹ em cũng chuẩn bị cám cho vịt ăn. Khi được ăn đầy đủ thì vịt lớn rất nhanh.
Giống với gà, vịt cũng là loài vật đẻ trứng. Đến mỗi kì đẻ trứng, vịt thường lên bờ chọn chỗ êm ái, kín đáo để đẻ trứng. Tuy nhiên, vịt không trực tiếp ấp trứng như gà mà trứng sẽ được mẹ em mang ủ dưới những bóng điện ấm áp, nhờ đó mà những chú vịt con sẽ ra đời.
Những chú vịt không chỉ có khả năng bơi lội tự do trên mặt nước mà chúng còn là loài vật rất có ích cho cuộc sống con người, chúng cung cấp những quả trứng vịt thơm ngon, bổ dưỡng cho bữa ăn. Cách thức nuôi vịt cũng rất đơn giản, không cầu kì, tốn kém. Vì vậy, trong mỗi gia đình ở nông thôn như nhà em đều nuôi vịt.
Thông điệp mà em có thể rút ra từ câu chuyện này là sự quan trọng của việc tin tưởng vào bản thân và khả năng của mình. Dù ban đầu tác giả không tin vào khả năng viết lách của mình, nhưng thông qua việc học hỏi và sự hướng dẫn của người khác, cô đã phát triển và thành công vượt qua khó khăn. Điều này cho thấy rằng khi chúng ta tin vào khả năng của bản thân và không ngừng cố gắng, chúng ta có thể đạt được những điều mà trước đó chúng ta không tưởng tượng được. Thông điệp chính ở đây là sự quan trọng của tự tin và lòng tin vào khả năng bản thân khi đối mặt với thách thức và khó khăn trong cuộc sống.
Nội dung chính của bài đọc là về sự phát triển và tự tin của tác giả trong việc viết lách, được thể hiện thông qua hành trình của cô từ việc không tin vào khả năng của mình đến khi nhận ra và tin tưởng vào khả năng sáng tạo của bản thân. Câu chuyện tập trung vào việc tác giả tham gia một khóa học về viết lách và trải qua quá trình học hỏi, nhận được sự hướng dẫn từ một biên tập viên kinh nghiệm. Qua sự giúp đỡ này, tác giả đã học được những kỹ năng mới và phát triển khả năng viết của mình. Cuối cùng, sau khi hoàn thành bài luận dài và nhận được sự đánh giá tích cực từ người hướng dẫn, tác giả cảm thấy tự tin hơn và tiếp tục phát triển sự nghiệp viết lách của mình. Điều này thể hiện thông điệp về sự quan trọng của việc tin vào khả năng bản thân và không ngừng học hỏi để phát triển.
Thanh Hóa trong thời kỳ Bắc thuộc là một ví dụ điển hình về sự phát triển giáo dục địa phương. Trong thời kỳ này, các trường học ở Thanh Hóa chủ yếu được quản lý và vận hành bởi các cộng đồng địa phương và các nhóm tín ngưỡng.
Giáo dục ở Thanh Hóa trong thời kỳ Bắc thuộc tập trung vào việc truyền đạt kiến thức cơ bản về văn hóa, lịch sử và truyền thống dân tộc. Các em học sinh được dạy về lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc, cũng như các giá trị đạo đức và phẩm hạnh.
Mặc dù điều kiện giáo dục trong thời kỳ Bắc thuộc thường khá khó khăn do sự thiếu hụt về tài nguyên và cơ sở vật chất, nhưng nhờ vào sự nỗ lực và sự quan tâm của cộng đồng địa phương, các trường học vẫn tiếp tục hoạt động và đóng góp vào việc giáo dục thế hệ trẻ Thanh Hóa.
Nói chuyện riêng trong giờ học là một hiện tượng khá phổ biến, gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho việc giáo dục. Đến một giờ học bất kì, rất dễ để bắt gặp cảnh tượng hai hoặc một vài học sinh đang thì thầm, truyền tay những mẩu giấy, ra "ám hiệu" cho nhau khi giáo viên vẫn đang giảng bài phía trên. Sự mất tập trung này diễn ra bởi nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do ý thức người học chưa cao. Họ sẵn sàng lãng phí buổi học với bao nhiêu kiến thức quý báu chỉ vì một vài câu chuyện bên lề. Mặt khác, việc quản lí lỏng lẻo của giáo viên bộ môn cũng là yếu tố khiến hiện tượng tiêu cực kia gia tăng đáng kể. Điều này đem đến vô số ảnh hưởng đối với trường, lớp. Nói chuyện riêng không chỉ khiến người nói không tiếp thu được bài giảng mà còn gây mất tập trung cho các thành viên khác trong lớp. Từ đó, kết quả học tập bị giảm sút, chất lượng buổi dạy cũng đi xuống, ảnh hưởng đến cả thành tích của thầy cô đứng lớp. Vậy, để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần làm gì? Đầu tiên, mỗi cá nhân cần có ý thức tự giác chấp hành nội quy, quy định của trường, lớp. Việc giữ im lặng, tập trung trong giờ không chỉ giúp người học tiếp thu kiến thức tốt hơn mà còn bày tỏ được sự tôn trọng đối với giáo viên. Tiếp theo, gia đình cũng nên bảo ban, dạy dỗ con trẻ, giúp các bạn nâng cao ý thức từ sớm. Và cuối cùng, nhà trường và các thầy cô cần đưa ra hình thức xử phạt thật nghiêm khắc đối với những cá nhân cố tình vi phạm. Chỉ có như vậy, môi trường học đường mới ngày một lành mạnh, văn minh hơn.
Trong cuộc sống chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ lẫn nhau vì:
+ Hành động quan tâm, chia sẻ sẽ giúp con người có thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời.
+ Bản thân chúng ta cũng nhận được nhiều niềm vui, cảm thấy sống có ích, cuộc đời sẽ trở nên tươi đẹp hơn.