Câu 1: Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là ?
A. Giáo dục, răn đe là chính
B. Có thể bị phạt tù
C. Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng
D. Chủ yếu là đưa ra lời khuyên .
Câu 2: Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật là?
A. Là hành vi trái pháp luật.
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
C. Vi phạm pháp luật phải có lỗi.
D. Tất cả ý trên.
Câu 3: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm :
A. Phạt tiền người vi phạm.
B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
C. Lập lại trật tự xã hội.
D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.
Câu 4: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Từ 18 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 5: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là người
A. từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. từ 18 tuổi trở lên.
D. từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 6: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 7: Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không?
A. Có.
B. Không.
C. Tùy từng trường hợp.
D. Tất cả đều sai.
Câu 8: Đối tượng của vi phạm hành chính là
A. cá nhân.
B. tổ chức.
C. cá nhân và tổ chức.
D. Cơ quan hành chính.