K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2017

Sáng chủ nhật tuần trước bố mẹ cho em đi chơi công viên ngoài bãi trước. Ở đó em khám phá được biết bao điều thật thú vị.

Sáng sớm công viên còn rất yên tĩnh. Không khí thật trong lành mát mẻ. Bao trùm cả công viên là màu xanh thật dễ chịu. Trên bầu trời, thỉnh thoảng điểm những đám mây xốp trôi bồng bềnh. Gió nhè nhẹ thổi nhưng cũng đủ để các cành phải rung lên nhè nhẹ. Trên các bãi cỏ xanh mượt, những giọt sương còn đọng lại long lanh trong nắng sớm. Những bồn hoa bắt đầu tỉnh dậy vươn mình uống những giọt sương mai, sẵn sàng khoe sắc. Xa xa, gần giáp biển, hàng dừa kiêu hãnh xòe những đám lá đón làn gió biển mát rượi. Phía đằng đông, một vệt hồng rạng lên góc chân trời, vệt ấy cứ lớn dần cho đến khi dải thành một đường hồng thắm. Sóng biển lấp lánh những giải màu hồng. Rồi như trong phép lạ, một quả cầu lửa tròn, to và đỏ nhô lên khỏi biển, oai vệ tỏa sáng khắp công viên.

Cả công viên như bừng tỉnh dậy. Mọi người bắt đầu đổ vào rất đông. Người lớn, trẻ em, cụ già hay thanh niên đều chăm chỉ luyện tập. Trên một khoảng đất rộng, các cô, các chú đang tập múa kiếm. Ở chỗ khác, các anh thanh niên đang tập Thái Cực Quyền với những động tác dẻo dai, khỏe mạnh. Phía bên kia, các cụ già đang tập dưỡng sinh. Nhiều nhất là những người đi bộ quanh công viên.

Mặt trời dần lên cao, công viên ngập tràn trong nắng sớm. Những chú chim bắt đầu cất tiếng hót líu lo để đón chào một ngày mới. Mọi người dần ra về trả lại sự yên tĩnh trong công viên.

Được ngắm công viên vào buổi sáng thật sảng khoái. Công viên thật có ích, vừa tô điểm cho thành phố, vừa là nơi cho mọi người rèn luyện thân thể và nghỉ ngơi.

27 tháng 10 2017

Vào mỗi buổi sáng sớm, ông bà cho em ra công viên bãi giữa để tập thể dục. Không gian thoáng mát cùng không khí trong lành ở đây thật tuyệt vời.

Nhìn từ xa, công viên như một tấm thảm khổng lồ nhiều màu sắc. Nổi bật là hàng dừa nghiêng về phía biển chào đón các con tàu từ khơi xa trở về. Các lối đi tỏa ra từng phía như búi rễ khổng lồ được lát bằng gạch men màu vàng sạch sẽ. Ở trung tâm công viên có một cái hồ nước hình tròn.

Giữa hồ là tượng ba chú cá heo chụm lại, nước phun lên như bông hoa pha lê thật thích mắt. Bên cạnh các lối đi là các bồn hoa, ở đó trồng rất nhiều hoa: hoa hồng đỏ thắm, hoa huệ tráng muốt, hoa cúc vàng tươi ..., hương thơm tỏa ra quyến rũ làm ong, bướm cứ dập dờn. Đẹp hơn cả là trên những thảm cỏ xanh rì, những giọt sương đêm còn đọng lại long lanh dưới ánh nắng mặt trời, kế bên là các bụi cây được nghệ nhân cát tỉa thành những con thú ngộ nghĩnh.

Góc này, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Góc kia mấy con nai mắt ngơ ngác nhìn du khách. Bên cạnh cây cổ thụ to sừng sững là chị công xòe đuôi múa. Đó đây có những bức tượng đá: nào là tượng mẹ bồng con, nào là tượng người lấy nước.... rất đẹp và tinh tế. Thích nhất là khu vui chơi cho thiếu nhi, có cầu trượt, xích đu, bập bênh... Buổi sáng, công viên thật nhộn nhịp. Góc này, các cụ già tập dưỡng sinh. Góc kia, cô chú thanh niên chạy bộ, đánh cầu lông.

Em rất thích công viên bãi giữa, vì đây là nơi thư giãn thật lý tưởng. Em sẽ góp phần công sức nhỏ bé của mình để giữ gìn, bảo vệ công viên xanh sạch đẹp.

27 tháng 10 2017

Một lần em đang chơi Liên Quân thì chợt em trai em bắt gặp và về mách mẹ .

=> Kết quả : Hôm sau , bạn em tưởng em là ma  vì hôm qua bị mẹ cho ăn đòn , sưng vù mắt . 

Em cảm thấy rất vui và sẽ khuyên con cháu đời sau hãy gìn giữ truyền thống cày game đầy ý nghĩa này . 

Chân thành cám ơn các bạn đã lắng nghe tâm sự của em ! 

;3

27 tháng 10 2017

Hehe , đề bài của bn hay thiệt đó

Nhưng mk chưa đánh game và sau đó bị mẹ mắng bao giờ

^-^

27 tháng 10 2017

Kể về kỉ niệm với thầy cô giáo cũ nhân ngày 20-11

“Đại dương lớn bởi dung nạp trăm sông,con người lớn bởi rộng lòng bao dung cả những điều lầm lỗi”.Đó là bài học đầu tiên tôi học được từ cô giáo của mình và cho đến tận bây giờ,những kỉ niệm yêu thương về cô giáo đầu tiên vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi!
Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1.Cô giáo của tôi cao,gầy,mái tóc không mướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc,cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp.ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng,nghiêm nghị mà dịu dàng.Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên…
Hôm ấy là ngày thứ 7.Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen”lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút.Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng,thầm ao ước được cầm nó trong tay…
Đến giờ ra chơi,tôi một mình coi lớp,không thể cưỡng lại ý thích của mình,tôi mở cặp của Mai,ngắm nghía cây bút,đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa.Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày,được tự mình sở hữu nó,được thấy nó trong cặp của chính mình…
Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp,Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay!Cả lớp xôn xao,bạn thì lục tung sách vở,bạn lục ngăn bàn,có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không…Đúng lúc đó,cô giáo của chúng tôi vào lớp!Sau khi nghe bạn lớp trưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút:nào là nó màu gì,có chữ gì, có điểm gì đặc biệt,ai cho,để ở đâu,mất vào lúc nào…Cô yên lặng ngồi xuống ghế.Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:
-Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!
Cô hình như không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:
-Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?
Cả lớp nhìn tôi,vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi,những cái nhìn dò hỏi,nghi ngờ,tôi thấy tay mình run bắn,mặt nóng ran như có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trường,chỉ một cái gật đầu của cô lúc này,cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ được mở tung ra…Bạn bè sẽ thấy hết,sẽ chê cười,sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa…Tôi sợ hãi,ân hận,xấu hổ,bẽ bàng…Tôi oà khóc,tôi muốn được xin lỗi cô và các bạn…Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng,cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp,giờ học lặng lẽ trôi qua…
Sáng thứ hai,sau giờ chào cờ,cô bước vào lớp,gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống.Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:
-Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình,có phải là cây bút của em không?
Mai cầm cây bút,nó sung sướng nhận là của mình,cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận,giờ học trôi qua êm ả,nhẹ nhàng…Ra chơi hôm ấy,các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước.Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu…
Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi,cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều.Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm,cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường,coi rẻ…
Năm tháng qua đi,bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết.Nhưng hôm nay,nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình nh¬ là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.
Giờ đây tôi đã lớn,đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình,tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NG¬ỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ!

27 tháng 10 2017

Tuấn là bạn thân nhất của tôi. Chúng tôi chơi với nhau từ hồi còn bé xíu, có chuyện gì cũng kể cho nhau nghe, vui buồn cùng chia sẻ. Ngỡ tưởng hai đứa chẳng có gì phải giấu nhau vậy mà chỉ vì quyển nhật kí của Tuấn và sự dại dột của tôi mà đã có chuyện xảy ra. 

       Hôm ấy như nhiều lần khác, Tuấn mời tôi đến nhà nó chơi. Lên đến phòng, Tuấn bảo: "Uyên cứ tự nhiên nhé, mình xuống nhà phủi bụi nốt bàn làm việc của ba rồi lên ngay!". Trong lúc chờ Tuấn xuống nhà làm  chút việc, tôi lại gần tủ sách của Tuấn tìm truyện đọc. Bất chợt, đôi mắt đang dò dẫm của tôi dừng lại ở gáy cuốn sổ có dòng chữ: "My diary". Hình như là nhật kí của Tuấn thì phải - tôi nghĩ thầm - mình đọc thử chút để xem bấy lâu nay mình có nghĩ nhầm về thằng bạn thân không! Tôi nhanh tay rút lấy quyển sổ. Tôi khẽ đóng cánh cửa phòng Tuấn rồi mở cuốn nhật kí ra đọc. 
       Ngay trang đầu tiên, Tuấn đã viết: "Hôm nay mình thấy Uyên hơi quá đáng khi trêu Hoàng Sơn với Thuỳ Dương. Mình nghĩ làm vậy hai bạn ấy sẽ ngượng lắm. Tội cho hai bạn ấy quá! Mai mình sẽ bảo Uyên bỏ cái trò này''. Ô! Thế hóa ra Tuấn không đồng tình với mình à! Thế mà lúc ở lớp nó lại hùa vào làm mình cứ tưởng nó thích thú lắm. Tôi giở sang mấy trang sau, toàn nhận xét về tôi cả. Khi thì "mình không thích thái độ của Uyên với bọn thằng Bình, thằng Dương tí nào cả, ít ra cũng phải nhắc bài cho nó để điểm nó đỡ kém chứ. Mình biết tối hôm qua Bình phải đi học thêm đến tối mịt mới về nên nhắc bài cho nó đỡ tội", rồi thì "mình nghĩ Uyên nên sửa cái tính tự ti ấy đi thì hơn, có thế mới hòa nhập được với mọi người chứ". Ôi trời ơi! Và còn cả thế này nữa "không biết phải nói với Uyên thế nào nhỉ? Mình nghĩ là mình thích Tiểu Nguyệt rồi hay sao ý. Nó mà biết thì nó cười thối mũi mình ra ý chứ". Đang căng ra đọc những dòng nhận xét về mình, tôi bỗng nghe tiếng lạch cạch ngoài cửa, tôi cất vội quyển sổ vào giá sách rồi ngồi trên giường đung đưa chân, mặt cười hớn hở. Tuấn đặt đĩa bánh lên giường rụt rè: 
-    Uyên ơi, tớ có chuyện này muốn nói với cậu. Chuyện tế nhị ấy mà, tớ nghĩ tớ đã...       

-    Tôi cắt ngang: 

-   Thích Tiểu Nguyệt rồi chứ gì? 

Tuấn sững người. Tôi chột dạ: "Thôi chết! Nó mà biết mình đọc trộm nhật ký thì coi như xong". Tôi vội lảng sang chuyện khác: 

-   Thôi, đã là chuyện tế nhị thì không nên ép mình phải nói. Mấy cuốn truyện này cậu mua ở đâu mà hay thế! 
       Tuấn trả lời tôi nhát gừng và suốt cả buổi chiều hôm ây, giữa tôi và Tuấn như có một đám mây u ám, ngờ vực chen vào giữa. Cậu ta luôn tỏ thái độ nghi ngờ, đề phòng. Còn tôi thì phấp phỏng lo âu, chỉ sợ bạn biết được sự thật. Mà tính nó thì dễ tự ái lắm. Chuyện này mà lộ ra thì nó sẽ không thèm nhìn mặt tôi nữa. Nghĩ vậy nên tôi suy nghĩ trước khi nói để tránh những câu hỏi vặn vẹo của nó về việc tôi đã làm gì trên phòng nó lúc trước. 

       Khi tôi rời nhà Tuấn về, trời đã gần tối. Tôi cũng chợt thấy lòng mình u ám khác lạ. Tôi chưa làm những việc như thế này bao giờ: Đọc trộm nhật kí cúa người khác, xấu hổ quá đi thôi. Mà lại là đứa bạn thân của mình. Chuyện này mà lan rộng ra thì sẽ chẳng còn ai tin tôi nữa, mọi người sẽ nghĩ tôi là kẻ chuyên lục lọi chuyện đời tư của người khác, lấy đó làm trò vui cho mình. Cả tối hôm đó, tôi như người mất hồn, cứ đi đi lại lại lẩm bẩm, suy nghĩ vẩn vơ, học bài cũng chẳng vào đầu chữ nào. Chuyện buổi sáng cứ ám ảnh tôi suốt cả tối. Mãi đến lúc đi ngủ, tôi mới tĩnh tâm lại và nghĩ cách giải quyết: "Nếu mình không đọc nhật kí của Tuấn thì có lẽ giờ này đã yên giấc rồi. Càng nghĩ lại càng thấy xấu hổ. Mình cứ tưởng là bạn bè thì không có gì phải giấu nhau. Nhưng mình cũng cần phải tôn trọng sự riêng tư của người khác chứ. Mình làm thế là sai rồi. Nhưng cũng nhờ đọc nhật kí của Tuấn mà mình biết mình có những khuyết điểm gì phải sửa, chắc Tuấn ngại nói thẳng. Song nếu nói hết sự thật thì Tuấn sẽ giận mình lắm, còn không nói thì lương tâm cắn rứt. Thôi vậy, không thể làm việc gì trái với lương tâm được. Mai mình sẽ nói với Tuấn vậy. Giờ phải ngủ lấy tinh thần cái đã". Và cuối cùng tôi thiếp đi, trong lòng còn lo ngại về thái độ của Tuấn khi nhận lời thú tội của tôi nhưng tôi cũng thấy thanh thản, nhẹ nhõm hẳn. 

      Hôm sau gặp Tuấn, tôi đã nói ra hết sự thật. Trái với tưởng tượng của tôi, Tuấn đã tha thứ, hai chúng tôi lại thân nhau như xưa. Tôi cũng nhận ra một bài học rằng: Giữa hai người bạn, chữ tín là điều bảo đảm cho tình bạn được lâu bền. Một lần tôi trộm nhật ký là quá đủ, tôi sẽ không bao giờ lặp lại điều đáng xấu hổ đó nữa.  

sorry bn mà

26 tháng 10 2017

Nhắc đến ngày nhà giáo việt nam là nhắc đến một ngày trọng đại, ý nghĩa nhất trong những ngày ý nghĩa. Là ngày để toàn nhân loại hướng về các thầy cô-những người lái đò âm thâm, lặng lẽ, những người ươm mầm xanh cho đất nước. 
Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước. Vì vậy, khi ngày 20-11 đến, từ cụ già mái tóc bạc phơ đến những em thơ cắp sách đến trường, từ miền xuôi đến miền ngược, từ hải đảo xa xôi đến miền núi đều đến chúc mừng, thăm hỏi và tỏ lòng biết ơn vô hạn tời các thầy cô giáo của mình. 
Là những học sinh đang ngồi học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, là những chủ nhân tương lai của đất nước, tập thể lớp 8D chúng em đã, đang và sẽ phấn đấu ra sức rèn luyện tài đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, để không phụ lòng mong mỏi của các thầy cô, để 8D là một khóm hoa đẹp trong mái trường. Điều đó được thể hiện qua từng giờ học, sự tiến bộ qua các tuần học của lớp, phấn đấu thi đua giành những bông hoa điểm 10 tươi thắm nhất kính tặng thầy cô nhân ngày 20-11.Và hơn nữa, chúng em đang ấp ủ trong mình những ước mơ, hoài bão, đó cũng là một động lực giúp chúng em vươn lên.Với cá nhân em, em luôn có một ước mơ cháy bỏng là trở thành cô giáo để đem ánh sáng văn hoá về thắp lên những tâm hồn bé nhỏ của các em thơ tại huyện nhà, tiếp bước các thầy cô dìu dắt những em nhỏ trở thành ngưòi có ích cho xã hội.

26 tháng 10 2017

rất buồn và chán

ko đi còn hơn

8 tháng 10 2017

co 4 con vit

14 tháng 10 2017

xàm lông

28 tháng 9 2017

tả chiệc nón ak 

mik mở bài cho nha 

con người ta nắng mưa phải có thứ che đầu nào là mũ, ô , áo mưa . Những thứ đó ta thấy nó như 1 người bạn thân cùng chúng ta đi hết những quãng đường đầy mưa nắng và gió . Tuy nhiên trong đó đâu có thể nào bỏ qua chiếc nón của người nông dân, chiệc nón được đan bằng cọ mà tôi thích chiếc nón mà hàng ngày mẹ tôi vẫn ra dồng cứ nhấp nhô trên bờ ruộng xanh mướt

hình chiếc nón trụ vào từ thấp lên cao có 1 đỉnh nhọn ................

hình như trên kia là kết bài đó 

28 tháng 9 2017

Nón lá là một loại nón đội đầu truyền thống của các dân tộc Đông Á và Đông Nam Á như Nhật Bản, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam... Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau, có dây đeo làm bằng vải để giữ trên cổ. Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù. Nón lá Việt Nam là một hình ảnh mà người xa quê hương lâu rồi vẫn luôn mong nhớ có ngày gặp lại. Chiếc nón đan bằng lá đơn sơ ấy có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên tháp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 - 3000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống thường ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.

Chiếc nón lá Việt Nam là một phần cuộc sống của người Việt Nam. Nó là người bạn thủy chung của những con người lao động một nắng hai sương. Trên đường xa nắng gắt hay trong những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre, cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Ngoài Huế chiếc nón lá được thi vị hoá thêm bằng những bài thơ ***g bên trong lớp lá. Muốn đọc ta đưa chiếc nón lá lên cao, nhìn xuyên qua ánh nắng mặt trời.

Thơ sẽ hiện ra bên trong nón…

Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. Các cô nữ sinh đi học đều có chiếc nón lá theo kèm. Nó có rất nhiều công dụng đối với các cô gái ấy. Nón che nắng, che mưa. Nón che ngực, che thân những khi thẹn thùng bởi ánh mắt của các chàng trai. Rồi có lúc nón cũng dùng để đựng me, đựng mận khi các cô đi chơi vườn cây. Nón cũng được phe phẩy đem gió mát đến cho các gương mặt đang ửng hồng vì nóng.

Cùng với chiếc áo dài, nón lá là vật dụng gắn bó mật thiết với người phụ nữ Việt Nam. Từ trong thơ ca, âm nhạc, hội hoạ cho đến điện ảnh, chiếc nón đã trở thành một thứ ngôn ngữ riêng giúp biểu đạt hình tượng và cả tâm tư của người phụ nữ. Nón lá có ở 3 miền nhưng với Huế thì chiếc nón đã trở thành biểu trưng cho vẻ đẹp, sự dịu dàng, thanh mảnh, duyên dáng của người phụ nữ Huế.

Thiếu nữ Huế

Nghề nón ở Huế xuất hiện tự bao giờ, ai là tổ của nghề này... những câu hỏi ấy ngay cả các bậc cao tuổi nhất trong nghề ở Huế hiện nay cũng đều không biết. Nhưng có một điều có thể khẳng định là nghề nón ở Huế có từ rất lâu rồi, bằng chứng là chiếc nón Huế đã đi vào ca dao, tục ngữ của xứ này. Nhiều người dân Huế đã thuộc nằm lòng những câu thơ phổ biến:

“Ai ra xứ Huế mộng mơ

Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”
Hay:
“Mát mặt anh hùng khi nắng hạ

Che đầu thôn nữ lúc mưa sa”

Nghề nón ở Huế có nhiều điều thật lạ, không có ông tổ nghề nhưng người làm nghề có ở khắp nơi; Huế cũng có những làng nghề nón nổi tiếng như làng Đồng Di - Tây Hồ - La Ỷ - Nam Phổ (huyện Phú Vang) - Phủ Cam - Đốc Sơ (thành phố Huế). Mỗi làng lại chuyên về một loại nón. Làm nón 3 lớp đẹp thì có La Ỷ, Nam Phổ, Đốc Sơ; làm nón bài thơ nổi tiếng thì có Đồng Di - Tây Hồ - Phủ Cam. Trong cấu tạo hình dáng và độ thanh mảnh thì nón Huế có những điểm khác biệt so với nón ở các vùng miền khác. Cho nên, dẫu đều là nón lá nhưng với những đặc điểm riêng của mình, dù đặt ở đâu nón Huế cũng được nhận ra ngay:

“Áo trắng hỡi thửa tìm em chẳng thấy

Nắng mênh mang mấy nhịp Trường Tiền

Nón rất Huế nhưng đời không phải thế

Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”

Áo dài và nón Huế

So với chiếc nón lá các vùng miền khác thì nón Huế đi vào thơ ca, nhạc hoạ nhiều nhất. Hình ảnh cô gái Huế với chiếc nón bài thơ, khi che trên đầu, khi cầm trên tay, khi nghiêng nghiêng e thẹn đã tạo nên một vẻ đẹp rất Huế. Đã từ rất lâu rồi, khi nghe nhắc đến nón bài thơ, người ta liền nghĩ ngay đến Huế. Trong chiếc nón bài thơ có biểu hiện những nét đẹp của cả một vùng văn hoá. Chiếc nón bài thơ thanh mảnh, cầm trên tay nhẹ tênh, từ đường kim, cho đến vành nón tất cả đều thanh tao, nhỏ mà sắc nét. Nếu chỉ như vậy thì nón bài thơ cũng chưa có gì đặc biệt, làm sao để thổi được cái hồn Huế vào trong chiếc nón, vật dụng hàng ngày của người phụ nữ Huế. Và những vần thơ đề trên nón là một cách sáng tạo của người thợ làm nón ở Huế. Những câu thơ không phải đề bằng mực mà được cắt từ giấy, khéo léo ẩn dấu giữa hai lớp lá xanh, phải đưa nón lên dưới ánh mặt trời mới đọc được. Tâm tình của người Huế luôn kín đáo như vậy đấy. Có tình thôi chưa đủ mà phải có sự kiên trì, thử thách mới giải đáp được tâm hồn người con gái Huế. Và đó chính là điều bí mật của nón bài thơ xứ Huế. Dù chỉ là một chiếc nón bài thơ bé nhỏ nhưng người Huế cũng gửi vào đó một triết lý, một quan niệm sống sâu sắc.

Trong ký ức của những người lớn tuổi, người phụ nữ Huế khi ra đường, trang phục nhất thiết phải là chiếc áo dài và chiếc nón lá để đội đầu. Dù trời sáng sớm hay chiều mát, chiếc nón như là vật bất ly thân. Cuộc sống khép kín cùng những ảnh hưởng của lối sống cung đình kín đáo, chiếc nón đã giúp người phụ nữ Huế dấu khuôn mặt mình cùng những biểu hiện tình cảm một cách lịch sự với người lạ. Và trong sự khéo léo của chủ nhân, chiếc nón đã trở thành vật làm duyên hết sức kín đáo mà cũng đầy ý nhị, đến nỗi nhà thơ Trần Quang Long phải bồi hồi thốt lên: “Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón”.

Khung cảnh Huế mộng mơ, những con đường im mát, những cô gái Huế trong tà áo dài tha thướt đội nón bài thơ đã trở thành một trong những hình ảnh đẹp tượng trưng của Huế. Hình ảnh ấy đã tác động đến đời sống nghệ thuật của mảnh đất này. Chiếc nón lá không chỉ xuất hiện trong thơ ca, nhạc, mà còn trong cả hội hoạ. Với vài nét phác hoạ hình chiếc dải nón hay dáng hình chóp màu trắng xa mờ, vành nón nghiêng nghiêng là người xem đều hiểu ấy là hình tượng người con gái, ấy là nón Huế. Hoạ sĩ Đặng Mậu Tựu – Phó chủ tịch Hội LHVHNT - Thừa Thiên-Huế cho biết: “Lịch sử nón việt Nam qua nhiều giai đoạn, có những biến thiên, từ nón hình tròn (nón miền Bắc xưa), nón tròn dẹt (nón quai thao) đến nón hình chóp (nón Huế). Về mặt tạo hình, hình chóp tạo khối vững vàng trong không gian, nâng hiệu quả thẩm mỹ lên cao, nón có chiều sâu nên vừa che được nắng nhiều hơn, lại vừa tạo sự gọn gàng, duyên dáng”.

Tình riêng xứ Huế

Càng đi sâu vào tìm hiểu càng thấy trong đời sống nghệ thuật, nón Huế đã có một sức sống mạnh mẽ, tạo những trường liên tưởng phong phú. Sự thăng hoa ấy của nón Huế được xuất phát từ một yếu tố cơ bản đó là sự gắn bó với cuộc sống. Chiếc nón có mặt khắp nơi trong đời sống, từ cung cấm cho đến chốn thôn quê, từ trường học, đường phố đến ruộng đồng; thời hiện đại bây giờ nón lá còn được xuất ngoại, có mặt ở bầu trời Âu, Mỹ, có trên các sàn diễn lớn của những cuộc thi sắc đẹp tầm quốc tế có người Việt Nam tham dự. Dù xuất hiện ở khoảng không gian nào, chiếc nón Huế vẫn mang đậm hồn quê, vẫn mang đậm hương đồng, gió nội của những làng nghề truyền thống, nơi đã sản sinh ra nó.

Chúng tôi về làng Đồng Di (Thôn Di Đông – xã Phú Hồ - huyện Phú Vang) là làng làm nón bài thơ nổi tiếng từ xưa đến nay của Huế. Những người thợ nón chân quê, chất phác này chính là những người đã góp phần gìn giữ hồn Huế xưa trong từng đường kim, màu lá. Nón bài thơ Đồng Di nổi tiếng đẹp nhờ màu lá xanh, mũi kim chằm dày mà đều tăm tắp, chiếc nón nhẹ thênh, sáng trong, thấy rõ những vần thơ, những hoạ tiết ẩn chìm trong nón. Đồng Di bây giờ vẫn còn rất nhiều hộ làm nón – có đến 80% số hộ trong làng làm nghề, không như các làng nón La Ỷ, Nam Phổ, Phủ Cam... đang báo động bởi số hộ làm nón chuyển sang làm nghề khác ngày càng nhiều. Về Đồng Di tìm hiểu, được biết có rất nhiều nhà theo nghề nón đã mấy đời. Vào mùa thì người lớn ra đồng làm lúa, trẻ em ở nhà làm nón, hết vụ mùa thì cả gia đình cùng lao vào nghề. Vào năm học, trẻ em một buổi đi học, một buổi về nhà chằm nón, tuy thu nhập thấp nhưng cũng góp phần giúp bố mẹ lo khoản sách vở cho năm học mới. Một tuần, mười ngày, nón Đồng Di được người làng đem bán tại chợ Dạ Lê. Những ngày chợ quê vẫn còn là dịp trẻ em háo hức với những món quà mẹ mua, người phụ nữ sắm vật dụng cần thiết cho gia đình. Nghề nón bao đời nay đã gắn bó với người Đồng Di như thế, không hề thay đổi. Bà Đỗ Thị Trích – 60 tuổi ở Làng Đồng Di - có gần 50 năm làm nghề nón cho biết: “Nón bài thơ Đồng Di nổi tiếng từ xưa đến nay ở Huế. Người trong làng xưa làm nón thì bây giờ cũng làm nón. Nghề làm nón cho thu nhập thấp nhưng nếu siêng năng thì cũng có tiền chợ. Nhà quê, hết vụ mùa thì biết làm chi, dù ít nhưng cũng có đồng vào, con cái trong nhà có nghề nón cũng đỡ đi chơi, hoặc nghịch. Xưa Đồng Di chỉ làm nón bài thơ, nay thì có thêm nón lá kè. Dẫu làm loại nón nào thì tay nghề của người Đồng Di vẫn giữ như xưa”.

Nón Huế ngày nay không chỉ có nón bài thơ, nón 3 lớp, nón quai găng như ngày xưa mà theo thị hiếu của người tiêu dùng, nón Huế bây giờ còn có thêm nón thêu, nón lá kè. Và cũng do cuộc sống phát triển, phương tiện giao thông bằng xe gắn máy không thích hợp cho việc đội nón nên bây giờ nhiều phụ nữ trẻ Huế đã không còn cơ hội “nghiêng nón làm duyên“. Nhưng hình ảnh chiếc nón lại được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Nón lá xuất hiện như là vật trang trí duyên dáng trong các khách sạn, nhà hàng, trong các dịp lễ hội. Nghề nón được tôn vinh là một nghề mang vẻ đẹp truyền thống của Huế xưa. Tại làng hành hương Primairi Village, vị chủ nhân đã lập lại cả một gian nhà để giới thiệu với du khách về nghề nón như là một ngành nghề mang đậm nét đẹp của văn hoá làng nghề Huế.

Những vần thơ về nét đẹp nón Huế, người phụ nữ Huế vẫn mãi là những vần thơ gây xúc động trong lòng bao người. Nón Huế bây giờ, bên cạnh yếu tố cổ truyền mà các làng nghề đang gìn giữ, cũng đã bắt đầu có những phát triển để thích nghi với đời sống mới. Cuộc sống là sự vận động, nón Huế cũng đang bắt đầu bước ra khỏi không gian của Huế, của Việt Nam để đến với bạn bè quốc tế. Và cuộc giới thiệu đầy đủ nhất, chi tiết nhất về nón Huế sẽ diễn ra tại Festival thành phố Huế lần đầu tiên vào tháng 7 tới.