Kể lại trải nghiêm đáng nhớ trong việc học trực tuyến mà em và đang trải qua.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TL:
Hôm qua là một ngày may mắn vì em đã được gặp một cổ tiên mà chỉ có trong truyện cổ tích mới có.
Đó là một buổi tối mưa tầm tã. Bỗng một cụ già tay không đi dầm ngoài mưa có lẽ cụ đi ra ngoài nhưng vì quên mang ô. Thấy vậy em lập tức cầm một chiếc ô chạy ngay ra và đón cụ vào nhà nằm nghỉ. Em lấy chăn đắp lên người cụ, chắc vì mệt mỏi quá nên cụ ngủ đi rất nhanh nhưng em vẫn ngồi canh chừng cụ. Bỗng nhiên xuất hiện một Cô tiên tóc có mái tóc óng ả, bằng giọng nhẹ nhàng nói : " Cháu đã rất ngoan vì đã giúp đỡ bố mẹ nhiều công việc, học tập chăm chỉ và đặc biệt là giúp đỡ một cụ già bị ốm nặng. Ta sẽ cho con một viên ngọc ước. Con hãy ước đi ". Em đã rất bất ngờ nhưng em đã định nói là muốn một thứ đồ chơi rẻ tiền; nhưng rồi em lại suy nghĩ rằng nếu muốn như vậy thì thật phí. Em suy nghĩ một lúc thì nghĩ tới tiền. Em thấy thật tội nghiệp cho cụ nên em đã cầm viên ngọc lên và ước "cháu ước Cô tiên hãy làm cho nhà cháu một túi tiền và kim cương thật nhiều." bỗng đột nhiên Cô tiên xuất hiện rồi phất nhẹ que đũa lên tay em. Rồi sau đó em ngủ thiếp đi.
Sáng ra em tỉnh dậy thấy 1 túi tiền và 1 túi kim cương. Có lẽ Cô tiên đã bạn cho em một điều ước và đã giúp em làm thêm được một việc thiện.
HT
Cuối tuần trước , em được mẹ dẫn đi mua đồ dùng học tập mới. Nhìn món đồ nào em cũng thích mê. Trong những số đồ dùng mua được, em thích nhất chiếc cặp sách.
Chiếc cặp sách đó là mẫu khá phổ biến, em rất thích nó********************************************************************************************************************************************************************************************************************************
Trong tất cả các ngày lễ Tết, Tết Nguyên đán được coi là ngày Tết quan trọng và đặc biệt nhất của người dân Việt Nam. Dù ngày Tết có bận rộn, có nhiều thứ để lo toan đến đâu thì người Việt cứ mỗi hàng năm đều mong Tết đến. Trải qua hàng ngàn năm, cuộc sống đã có bao điều biến đổi, những phong tục, tập quán cũng đổi thay quá nhiều nhưng phong tục đón Tết Nguyên đán truyền thống của người Việt vẫn được lưu giữ trọn vẹn nhất.
Sau khi tiễn ông Công, ông Táo về trời vào 23 tháng Chạp thì mọi nhà lại bắt tay vào chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho đến ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp để chuẩn bị đón Tết tốt nhất. Ngày Tết đến còn được gọi là ngày sum họp, đoàn viên của mọi gia đình. Một năm mải miết làm ăn đã kết thúc, các thành viên mới có dịp quây quần, đoàn tụ bên nhau để tâm sự, sẻ chia những buồn vui trong suốt một năm qua.
Tết là để trở về, để sum họp, để đoàn viên. Suy nghĩ đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, để ai dù có đi xa đến đâu, thì cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là cũng cố gắng trở về bên gia đình, để đón Tết cùng với ông bà, cha mẹ, người thân của mình. Trở về để cùng ăn với nhau bữa cơm đoàn tụ, để tỏ lòng thành kính tổ tiên, ông bà, để gìn giữ truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Ta vẫn thường nghe câu:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”
Từ thời vua Hùng dựng nước đến nay, đã qua lịch sử hơn 4 ngàn năm dựng nước, cũng qua bốn ngàn năm dân tộc Việt lưu truyền tục gói bánh chưng vào dịp Tết. Sau này, miền đất phía Nam được mở rộng ra, người dân nơi đây lại có tục gói bánh Tét, nguyên liệu cũng không khác gì bánh chưng nhưng hình dáng thì dài hình trụ chứ không vuông giống bánh chưng.
Chiếc bánh chưng, bánh tét xanh được làm nên từ những vật phẩm thân quen của nền văn minh lúa nước như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, lá chuối, … Ở khắp mọi nhà, trên mọi miền quê của đất Việt, dù là giàu sang hay nghèo khó, thiếu thốn hay đủ đầy, đô thị hay nông thôn thì cứ đến Tết là phải có bánh chưng, bánh Tét trong nhà.
Bên nồi bánh chưng đỏ lửa, ông bà cha mẹ lại kể cho con cháu nghe về truyền thuyết Lang Liêu gói bánh chưng bánh giầy dâng vua Hùng, kể về truyền thống gia đình, về ân đức tổ tiên, qua đó mà giáo dục con cháu về đạo lý uống nước nhớ nguồn, về lễ hiếu và cách gìn giữ trân trọng truyền thống.
Gói bánh chưng cũng cần sự tỉ mỉ và khéo léo, làm sao để chiếc bánh chưng vuông vắn, chiếc bánh tét được tròn đầy, để dâng cúng tổ tiên được chiếc bánh đẹp nhất. Cùng với bánh cặp bánh chưng hay đôi đòn bánh tét, trên bàn thờ tiên tổ còn bày biện nào mâm ngũ quả (mỗi miền 5 loại quả khác nhau), nào bánh mứt, nào hoa tươi, rượu,… Tất cả tạo nên một Tết Việt rất đậm đà, rất riêng biệt, không hề giống với bất cứ một đất nước nào.
Tất nhiên vào năm mới thì ta không thể quên tục xông đất (hay xông nhà) vào ngày mùng 1 Tết. Theo quan niệm dân gian của người Việt, nếu ngày mồng Một mà mọi việc suôn sẻ, thuận lợi, may mắn thì cả năm cũng được tốt lành, thuận lợi. Chính vì thế người khách đến thăm nhà đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng đối với gia chủ.
Gia đình thường để ý những người thân, họ hàng, bạn bè mình có ai có tuổi “tam hợp” để nhờ xông đất đầu năm. Chính vì thế mà người được nhờ xông đất cũng cảm thấy được vui vẻ, tự hào.
Khi tới xông nhà ta cũng không thể quên tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm. Ngày mồng Một Tết, các thành viên trong gia đình thường sum vầy, tụ họp đầy đủ tại nhà ông bà, cha mẹ để làm lễ cúng lạy tổ tiên, mừng tuổi người lớn và trẻ con. Cùng chúc nhau những điều may mắn, tốt lành nhất sẽ đến trong năm mới, chúc cho ông bà, cha mẹ mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi, như cây cao bóng cả tỏa bóng mát che chở cho con cháu. Người lớn thì mừng tuổi cho trẻ em những phong bao lì xì đỏ tươi cùng những lời chúc để ngoan ngoãn, hay ăn chóng lớn…
Việc xuất hành, du xuân đầu năm cũng vô cùng quan trọng. Người ta quan niệm rằng hướng đi đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng, hướng đi này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của người đó trong cả năm sắp tới. Có người còn nhờ vào sách vở, học theo kinh nghiệm dân gian rồi xem lịch để chọn ra hướng xuất hành cho mình để năm mới mọi việc được may mắn, thuận lợi nhất.
Tục đi lễ chùa để cầu bình an, cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn cho một năm mới là phong tục không thể thiếu vào dịp Tết cổ truyền. Có người chọn sáng mùng 1 Tết vừa xuất hành vừa đi lễ chùa khấn cầu những điều may mắn cho gia đình, cầu mong một năm mới bình yên, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt.
Ngày nay, những chuyến du xuân xa nhà càng phổ biến hơn, có nhiều gia đình lựa chọn các chuyến du lịch trong và ngoài nước để bù vào khoảng thời gian bận rộn trong năm cũ.
tác dụng là :nhấn mạnh sự che chở của mẹ và tình yêu của mẹ dành cho con
Hai từ láy là: Chắt chiu và dãi dầu.
Giải thích nghĩa: Thể hiện sự cẩn thận của mẹ cho ta từ trong những ngày còn nằm nôi.
TL:
Đoạn thơ nói về vẻ đẹp quê hương và tình yêu thiêng liêng của tác giả dành cho quê hương mình.
@Trunglaai
~HT~
Những ngày nghỉ nhằm giãn cách xã hội trong đợt dịch bệnh Covid19 vừa qua đã đem đến cho em những kỉ niệm, ấn tượng sâu sắc. Đó là việc em được tiếp xúc với 1 cách học mới mẻ, học trực tuyến.
Buổi học trực tuyến đem lại cho em những cảm giác thật hàp hứng và mới mẻ. Lớp học giờ đây đã hoàn toàn khác, không phải bảng xanh, bàn ghế kê san sát nhau như trước đây. Thay vào đó là không gian quanh nhà, với bảng chính là chiếc màn hình máy tính. Lớp học của em vẫn bắt đầu như thường lệ, các tiết học vẫn được thầy cô giáo sắp xếp thật đầy đủ và cố định cho học sinh.
Giờ học trực tuyến của em bắt đầu thông qua phần mềm vô cùng hữu ích, đó chính là zoom. Vào gần giờ học, tất cả mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng như việc mở máy tính lên, chuẩn bị sách vở,... Cô giáo là người đầu tiên vào lớp rồi sẽ thêm các bạn học sinh vào. Giờ học diễn ra vẫn như bình thường, đảm bảo chất lượng như các giờ học trên lớp tại trường. Giaó viên vẫn hết sức quan tâm đến học sinh. Không khí lớp học thật náo nhiệt, sôi nổi. Các bạn trong lớp vẫn hăng hái tham gia phát biểu, xây dựng bài.
Kỉ niệm về những buổi học trực tuyến chẳng thể nào phai mờ trong tâm trí em.