K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NGÀY TRÁI ĐẤT 29/03/2014 Tối nay (29/3), 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng cả thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất, với nhiều hoạt động nhằm sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường trước biến đổi khí hậu. (1) Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế của Ô-xtrây-li-a (Australia) tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào...
Đọc tiếp

NGÀY TRÁI ĐẤT 29/03/2014

Tối nay (29/3), 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng cả thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất, với nhiều hoạt động nhằm sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường trước biến đổi khí hậu.

(1) Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế của Ô-xtrây-li-a (Australia) tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền. Tổ chức này đã thảo luận với Công ti quảng cáo Lê-Ô Bớc-nét Xít-ni (Leo Bumett Sydney) về các ý tưởng truyền thông nhằm thu hút sự chú ý của người dân Ô-xtrây-li-a về vấn đề biến đổi khí hậu. Chiến dịch dựa trên niềm hi vọng rằng mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với tương lai của Trái Đất nơi chúng ta đang sinh sống.

(2) Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a và Công ti Lê-Ô Bớc-nét Xít-ni bắt đầu xây dựng một ý tưởng tắt điện ở quy mô lớn, dự án có tên gọi “Tiếng tắt lớn”.

Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-Ô Bớc-nét được giao một nhiệm vụ khó khăn: đặt tên cho chiến dịch. Từ đó, tên “Giờ Trái Đất” ra đời, kêu gọi các cá nhân và doanh nghiệp tắt điện một tiếng đồng hồ vào tối thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hằng năm. Tên gọi Giờ Trái Đất giúp chiến dịch mở rộng từ mục tiêu kêu gọi mọi người tắt đèn và các thiết bị sử dụng điện sang mục tiêu có tính bền vững, lâu dài hơn. Chiến dịch Giờ Trái Đất nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Thị trưởng thành phố Xít-ni.

Vào ngày 31-3-2007, lễ khai mạc sự kiện Giờ Trái Đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtrây-li-a với sự tham gia của 2,2 triệu người dân và 2 100 doanh nghiệp tại đây, sự kiện kéo dài một tiếng đồng hồ từ 19h30 đến 20h30.

Chiến dịch Giờ Trái Đất ban đầu chỉ nằm trong kế hoạch thuộc phạm vi quốc gia của Ô-xtrây-li-a nhưng đã thực sự thu hút sự quan tâm của thế giới và các nước bắt đầu tham gia vào chiến dịch Giờ Trái Đất những năm sau đó.

Vào ngày 29-3-2008, chiến dịch Giờ Trái Đất mở rộng được tổ chức ở 371 thảnh phố và thị trấn thuộc hơn 35 quốc gia trên thế giới với sự tham gia của hơn 50 triệu người.

Một năm sau đó (2009), chiến dịch Giờ Trái Đất đã thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu người. Hơn 4 000 thành phố và thị trấn thuộc 88 quốc gia trên thế giới cùng biểu thị tinh thần chống biến đổi khí hậu bằng hành động tắt đèn trong vòng một giờ đồng hồ.

“Giờ Trái Đất không phải chỉ dừng lại ở hành động tắt đèn, mà đây là chiến dịch trong đó tất cả mọi người trên thế giới cùng nhau đoàn kết và thể hiện họ có thể làm gì trong suốt cả năm để bảo vệ hành tinh”.

(En-đi Rít-li (Andy Ridley), Giám đốc và là người sáng lập chiến dịch Giờ Trái Đất toàn cầu).”

 

Câu 1. Văn bản bản giải thích hiện tượng nào?

A. Văn bản giải thích một hiện tượng xã hội.

B. Văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên.

C. Văn bản kiến nghị.

D. Ý kiến khác 

Câu 2Thông tin trong văn bản chủ yếu được trình bày theo quan hệ nào?

A. Chủ yếu theo quan hệ nhân quả. 

B. Chủ yếu trình bày thông tin theo thứ tự trước sau.

C. Chủ yếu miêu tả hiện tượng.

D. Chủ yếu nêu những tác động tích cực/ tiêu cực.

Câu 3Câu Tối nay (29/3), 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng cả thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất, với nhiều hoạt động nhằm sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường trước biến đổi khí hậu.” có chứa thành phần biệt lập

A. Cảm thánB. Tình thái

C. Gọi đápD. Phụ chú

Câu 4. Câu: “Giờ Trái Đất không phải chỉ dừng lại ở hành động tắt đèn, mà đây là chiến dịch trong đó tất cả mọi người trên thế giới cùng nhau đoàn kết và thể hiện họ có thể làm gì trong suốt cả năm để bảo vệ hành tinh.” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cảm               B. Câu trần thuật

C. Câu khiến            D. Câu khẳng định

Câu 5 Ý nào nói đúng nhất về thông tin cơ bản của văn bản?

A. Sự ra đời và phát triển của giờ Trái Đất

B. Khởi phát của giờ Trái Đất

C. Khái quát và nêu lên sự kiện thông tin

D. Giờ Trái Đất chính thức trở thành chiến dịch toàn cầu

Câu 6 . Ngày Trái Đất được tổ chức hàng năm để bàn về vấn đề gì? 

A. Giúp mọi người trên thế giới đoàn kết

B. Thể hiện hành động cụ thể để bảo vệ hành tinh

C. Chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc

D. Ngày Trái Đất là ngày để nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên của Trái Đất. 

* Câu 7 (1,0 điểm). Theo em, thông tin mà văn bản cung cấp có ý nghĩa như thế nào với chúng ta?

* Câu 8 (1,0 điểm).  Những số liệu trong văn bản đã nêu nên thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, em hãy nêu những đề xuất để hạn chế việc ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay?

0
(1,0 điểm) Em hiểu thế nào về câu nói của Mahatma Gandhi: “Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu.”? Bài đọc:       (1) Vụ chiếc tàu Titanic bị chìm ngoài khơi Bắc Đại Tây Dương đêm 15-4-1912 làm hơn 1500 người thiệt mạng đã không ngừng làm đề tài cho bao tác phẩm văn chương, nghệ thuật. Titanic có nghĩa là vĩ đại. Đặt tên như thế cho con tàu, con người muốn nói lên niềm kiêu hãnh cho...
Đọc tiếp

(1,0 điểm) Em hiểu thế nào về câu nói của Mahatma Gandhi: “Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu.”?

Bài đọc:

      (1) Vụ chiếc tàu Titanic bị chìm ngoài khơi Bắc Đại Tây Dương đêm 15-4-1912 làm hơn 1500 người thiệt mạng đã không ngừng làm đề tài cho bao tác phẩm văn chương, nghệ thuật. Titanic có nghĩa là vĩ đại. Đặt tên như thế cho con tàu, con người muốn nói lên niềm kiêu hãnh cho một công trình có một không hai vào thời bấy giờ. Nhưng cái vĩ đại mà con người tưởng mình có thể đạt được trong tiến bộ khoa học kĩ thuật ấy không là gì trước sức mạnh thiên nhiên.

     (2) Sau khi chiếc tàu vĩ đại ấy bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề nhau hai bức ảnh minh họa có nội dung như sau: Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu chạm vào tảng băng, bên dưới có dòng chữ: “Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên”. Còn bức ảnh thứ hai, người ta lại thấy một người đàn ông nhường chiếc phao cấp cứu của mình cho người đàn bà đang bế con trên tay. Lần này, bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: “Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người”.

    (3) Sức mạnh, sự vĩ đại đích thực của con người hẳn không nằm trong khả năng chinh phục hay chế ngự thiên nhiên, mà chính là trong khả năng chế ngự được bản thân, vượt thắng sự ích kỉ. Mahatma Gandhi, người giành độc lập cho Ấn Độ bằng cuộc đấu tranh bất bạo động, đã nói: “Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu.”.

(Tương Quan, Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004, tr.72-73)​

0
5 tháng 5

Nhà Thư /nghèo/ nên khi /Thư/ bị bệnh bất ngờ thế này chắc ba má

DT             TT                    DT

bạn không xoay xở kịp.

5 tháng 5

Có nhé vì 2 từ này có nghĩa khác nhau hoàn toàn

5 tháng 5