K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2020

 Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới ngày nào bé xíu, cả tuổi thơ là những ngày bắt ếch, thả diều, đạp xe khắp làng cùng đám nhóc nghịch ngợm phá phách, từng dấu vết ở quê hương khi ấy vẫn còn in ngần trong tâm trí em. Vậy mà mấy năm trôi qua, khi dần lớn lên, quê hương của em đã có nhiều đổi khác. Mọi thứ đều ít nhiều khoác lên diện mạo mới, tươi đẹp và hiện đại hơn nhưng dù thế nào em vẫn yêu quê hương của mình nhiều lắm.

Trở về trên con đường làng năm xưa, oto đi băng băng không bị sóc nẩy bởi những đám đất kết bẩn và bùn lầy như trước nữa. Con đường bê tông trải dài thẳng tắp, hàng cau cao vút đã mọc lên như chống cả một khoảng trời. Hai bên ruộng đầy những rau, hoa các loại và màu lúa vẫn chín ươm như thế. Dù con đường đã được bê tông hóa nhưng cái cảm giác về mùi đất ẩm, lúa chín và đàn bướm cải bay bay dưới nền trời xanh mượt không vết mây vẫn còn. Giờ đây, em bỗng thấy những chiếc xe gặt lúa tuốt lúa thật to, chúng tiện lợi hơn cái thời dùng máy đạp chân để tuốt từng chút thóc một, người dân quê em cũng nhờ vậy mà đỡ vất vả hơn nhiều. Rồi những chiếc máy xới đất cứ chạy ùn ùn trên những thuở ruộng mềm mại, chẳng còn đâu dáng vẻ các bác các chị cực nhọc cầm cuốc bổ từng nhát giữa trời nóng nực. Việc làm nông giờ hiện đại quá, cũng vì quê mình đang phát triển, đời sống được cao hơn.

Cổng làng kia cũng xây cao vút, đẹp đẽ với chữ chào mừng rắn rỏi, những bồn hoa trước cổng ủy ban thật bắt mắt. Còn cái bãi đất trống trải đầy cát khi xưa em hay lăn lộn chơi đồ cứu với đám trẻ con trong làng nữa, giờ đã xây thành một trường tiểu học với đủ các trò chơi trong sân như xích đu, cầu trượt, vòng xoay ngựa gỗ… Thật nhiều thứ khác quá, mà đẹp thật. Trường cấp hai với những cánh cửa rỉ sắt, mặt đất bụi bặm đã được xây lại sạch sẽ, sân trường lát gạch, còn chia ra từng khu phục vụ các nhu cầu thiết yếu của học sinh.

Cái ao nhỏ xinh hàng ngày trâu lội xuống tắm, đàn vịt bơi tung tăng cũng đã được quây bằng hàng rào có hoa xung quanh, không còn mùi hôi mỗi khi đi qua nữa mà chỉ còn màu nước xanh dịu, mát mẻ và sạch sẽ. Cái quán tạp hóa gần cái ao cũng chỉ toàn những thứ đồ ăn vặt mới lạ, tường không còn cũ kỹ mà được sơn lại đẹp lắm. Nhưng chẳng còn thấy cái chai nước khoáng màu xanh ngọt lịm xin tiền bà để mua, chẳng còn cái trò bốc thăm trúng thưởng hay cái kẹo vị cũ bóc vỏ có hình xăm… Đồ chơi cũng phong phú hơn, kiểu dáng cầu kỳ, thích mắt. Búp bê nhựa mỏng năm xưa giờ toàn là búp bê đóng trong hộp giấy với đủ kiểu quần áo giày dép, từng chiếc rổ cũng mới lạ chẳng còn màu đục đục cũ mèm.

Từng ngôi nhà mái ngói sáng dậy cứ 5 giờ là có ánh sáng lọt qua những chiếc xà ngang rọi xuống, hay mưa lấy chậu nhôm hứng nước tong tong rồi cả đám rúc vào chỗ khô cũng chẳng còn nữa. Những chiếc ngói cũ kỹ rêu phong bị gỡ đi, chỉ còn mái tôn hay trần bê tông không lo dột. Cái cửa gỗ hai cánh cài then nay được thay bằng cửa khóa, cái tường màu xanh đặc trưng ố vàng cũng đã khác xưa. Góc nhà chẳng còn để những bồ thóc chất đầy mà thay vào bàn uống nước bàn ăn. Còn cả những chiếc cốc mẻ vành đặt trên cái khay nhựa có lỗ để chảy nước cũng đều thay bằng loại cốc mới hình hài hoa mỹ và sang trọng hơn. Và cả cái quạt trần màu xanh khi xưa cũng chẳng còn thấy nữa rồi, quạt điện, quạt đá, điều hòa xua tan đi cơn nóng của miền quê oi ả, chẳng cần nằm xuống sàn cho bớt nóng nữa.

Hồi xưa cứ đi chơi tối, đều phải thủ sẵn cái đèn pin trong tay, lâu lâu đám trẻ chúng em lại dọa ma nhau, tiếng ếch nhái kêu ran và tiếng muỗi vo ve… Bây giờ đèn đường sáng choang, nhà nào cũng có điện, rồi tivi khắp nơi, tiếng nhạc, tiếng cười nói. Cả vùng quê yên bình đến vắng lặng khi xưa giờ đã trở thành một đô thị nhỏ nhộn nhịp. Có khi bước trên con đường làng vẫn thông lấy nhau ngoằn nghoèo như xưa, nhưng lại nhận thấy một cảm giác mới rằng quê em giờ này mang một dáng vẻ ngọt ngào, tươi mát hơn. Mọi người sống vui vẻ và hạnh phúc lắm. Trang phục cũ giờ đã không còn thấy nhiều, phần lớn chỉ ở các cụ già, những màu vải, kiểu dáng trên phố giờ cũng đã đầy khắp quê em. Người lớn đi tập thể dục từ sớm, duy trì thói quen đi chợ và kiểu sống cổ truyền nhưng quá trình hội nhập, phát triển chưa từng bị thụt lùi. Người quê họ sống dịu dàng tình cảm lắm, dù cuộc sống có hiện đại đổi mới đến đâu, quê em vẫn chỉ có những người chân chất mộc mạc, giỏi việc nước đảm việc nhà. Dường như mọi thứ có thể đổi thay nhưng cái đẹp tiềm tàng từ thuở trước chưa từng khác đi.

Quê em giờ đẹp quá, mới quá. Nhiều thứ đổi thay, rực rỡ và trìu mến hơn trước. Mặc dù những thứ tuổi thơ đã không còn tìm lại được nhưng vẫn thấy hân hoan trước diện mạo mới này. Hiện đại và sạch sẽ, luôn phấn đấu và tiến lên. Càng nhìn thấy càng cảm thấy thương yêu và trân trọng những đổi mới tích cực trong cuộc sống nơi quê em. Em luôn yêu và nhớ đến mảnh đất chôn rau cắt rốn này và luôn tự hào về những giá trị đổi mới mà quê hương đem lại cho con người cũng như đất nước.

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi đây gắn bó với tuổi thơ êm đềm của em. Giờ đây, ngắm nhìn quê em đang thay da đổi thịt, lòng em lại xốn xang và tự hào.

Em làm sao có thể quên được, con đường làng dẫn em tới trường nhỏ nhắn quen thuộc, chạy ngoằn ngoèo qua các rặng cây tốt um. Nếu trước đây nó là con đường đất đỏ, gồ ghề hay xuất hiện những ổ gà. Mùa nắng, đoạn đường ấy bụi bay mù mịt khi có một làn gió thổi qua, còn mùa mưa, con đường lầy lội hơn, đất níu mãi bước chân người dân quê em. Vậy mà giờ đây, em không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến con đường được trải bê tông bằng phẳng. Con đường chạy thẳng tắp tạo nên không ít thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt. Những ngả đường, bờ mương , bờ ruộng được chính quyền lên kế hoạch “ bê tông hóa”. Cánh cò trắng vẫn sải rộng đôi cánh trên triền cỏ, những cánh đồng xanh trải dài tít tắp và có khi tần ngần đáp trên mảnh ruộng. Phải chăng chúng cũng ngạc nhiên trước sự đổi mới của quê em?

Giờ đây, dãy nhà cao tầng đồ sộ mọc lên san sát nhau đan xen những vườn cây xanh tốt trông chẳng khác nào một thiên đường thay thế những mái rạ, nhà cấp bốn xiêu vẹo. Cột điện mọc lên thẳng tắp như hàng ngũ chú lính chì oai nghiêm, mang lại ánh sáng văn minh thế chỗ ngọn đèn dầu lay lắt, chập chờn. Dọc con đường xuất hiện nhiều cửa hàng tiện lợi như nấm tạo nên không khí của cuộc sống hiện đại. Đồ gia dụng cho tới thực phẩm được kiểm duyệt hơn, tiện nghi hơn xưa.

Lũ trẻ chúng em có một khu giải trí riêng, bãi đất trống trải đầy cỏ xanh là nơi chúng em vui đùa thỏa thích với trái bóng tròn. Tiếng cười nói giòn tan, vô tư như ngày nào hòa trong tiếng hót thánh thót của mấy chú chim sẻ. Những công trình công cộng được nhà nước chú tâm hơn. Mạch ống chạy nhầm dưới các con đường để dẫn nước thải tới nơi xử lý, bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp. Ngôi trường huyện được kiến thiết khang trang và trang bị nhiều thiết bị hữu ích cho công cuộc giảng dạy như bàn ghế ngay ngắn, máy chiếu và máy tính. Cuộc sống nông nghiệp phần nào bớt nặng nhọc hơn bởi máy móc được đưa vào sử dụng giúp tăng năng suất lao động, công nghiệp hóa nền nông nghiệp mang lại nguồn lợi lớn cho nông sản. Nhiều hàng hóa của quê em xuất khẩu trên thị trường quốc gia và thế giới như vải thiều, cam, nhãn nhờ quy trình chế biến tiên tiến.

Chất lượng cuộc sống người dân quê em được cải thiện rõ rệt, lượng người thất nghiệp giảm và lượng người lao động qua đào tạo tăng lên nhanh chóng. Điều đó góp phần thúc đẩy trong công cuộc xây dựng đất nước phát triển bền vững. Nhịp sống của thời đại đã thổi vào quê hương em, tạo nên những nhảy vọt trong lao động sản xuất và đời sống tinh thần. Nhưng có những điều vẫn vẹn nguyên, đó tình người thắm thiết, tình quê sâu đậm.

Ngắm nhìn quê hương đổi thay, lòng em rạo rực niềm vui sướng, nó mở ra tương lai tươi đẹp, rạng ngời phía trước của người dân quê em. Em thầm hứa cố gắng học tập thật tốt để góp sức mình phát triển quê nhà mãi giàu đẹp.

k cho mk nha!!

Qua cách miêu tả của tác giả, với việc sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là vùng đất hoang dã, hùng vĩ với không gian sông nước mênh mông, những rừng đước bạt ngàn và có cảnh con người sinh sống tấp nập, đông vui, chân chất.


 

Tôi là một bông hoa và tôi có một giấc mơ là trở thành con người. Giấc mơ của tôi bắt đầu từ một buổi sáng mùa thu đẹp trời tôi đang say xưa ngủ trong khu vườn nhỏ trong công viên đầy nắng và gió thì chợt nghe những tiếng nói cười vui vẻ của những cô bé cậu bé. Các cô cậu đó đi đâu mà vui vẻ như vậy tiếng nói cười ríu rít, ai cũng hớn hở và họ mặc trên người những bộ quần áo rất đẹp. Trên đường đi họ cứ liên tục trò chuyện nói về những dự định cho năm học mới sắp tới.

Nhưng tiếng cười tiếng nói đó làm cho tôi bừng tình và tôi nhớ ra hôm nay là ngày khai giảng bắt đầu một năm học mới của các bạn học sinh. Bên cạnh tôi chị hoa cúc đã tỉnh giấc từ lâu đang say sưa tắm nắng. Tôi gọi chị hoa cúc.

– Chị Cúc ơi chị có thấy các bạn nhỏ không? Trông hộ thật vui vẻ chị nhỉ
Chị hoa Cúc quay sang nhìn tôi gật gù rồi bảo

– Ừ các bạn ấy sướng thật hôm nay là ngày khai giảng mà nên ai cũng mặc áo đẹp. Tôi ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo chị hoa cúc.

– Em ước gì mình biến thành con người trở thành một cô bé có đôi chân thon thả được tung tăng chạy nhảy muốn đi đâu thì đi. Được cắp sách tới trường nghe thầy cô giáo giảng bài. Chắc đi học vui lắm chị hoa Cúc nhỉ. Chị hoa Cúc nghe tôi nói tỏ vẻ cảm thông với suy nghĩ của tôi rồi tư lự bảo.

– Ừ đi học thì chắc chắn vui lắm nhưng chúng mình sinh ra đã là kiếp hoa thì phải an phận trong công viên này thôi em ạ. Rồi chúng tôi lại tiếp tục công việc tắm nắng của mình nhưng trong lòng tôi luôn ước rằng mình có thể trở thành con người và được đi học như các bạn nhỏ kia.

Buổi tối hôm đó khi mặt trời khuất bóng chúng tôi cũng bắt đầu đi ngủ để có thể tươi tắn vào ngày mai. Trong giấc ngủ của mình tôi đã thấy mình gặp được một bà tiên. Bà tiên có chiếc đũa thần cho tôi một điều ước và tôi đã nói lên ước mơ của mình. Tôi bảo bà tiên rằng tôi không muốn làm kiếp hoa nữa mà tôi muốn trở thành một con người. Tôi muốn cho ba mẹ và được đi học. Bà Tiên hóa phép biến tôi thành một cô bé xinh đẹp với chiếc váy màu trắng tinh khôi rồi tôi ngủ trong một chiếc giường vô cùng êm ấm.
Buổi sáng khi chuông đồng hồ vang lên đúng 6 giờ tôi thấy một người phụ nữ khoảng ngoài 30 tuổi tới gần và khẽ gọi tôi dậy bằng giọng ấm áp “Hồng Nhung dậy đi con, dậy ăn sáng và đi học nào”. Tôi bừng tỉnh khẽ rụi đôi mắt của mình và không ngờ ước mơ của tôi đã thành hiện thực. Tôi vui vẻ nhảy xuống giường đứng trước gương nhìn ngắm đôi chân thon thả của mình và vô cùng hạnh phúc.

Tôi làm vệ sinh cá nhân rồi thay cho mình một bộ váy thật đẹp ở trong tủ quần áo rồi chạy xuống dưới nhà ăn sáng. Ăn xong mẹ đèo tôi đi học. Tôi khoác sau lưng một chiếc căp sách nhỏ trên cổ có đeo khăn quàng đỏ đúng hình ảnh mà tôi nhìn thấy ở những cô cậu học trò hôm nào. Tôi hạnh phúc lâng lâng trong niềm sung sướng của mình. Mẹ đèo tôi tới một ngôi trường có tên trường Tiểu học Ban Mai rồi đưa tôi và lớp 5A. Ngày hôm đó tôi được học rất nhiều điều thú vị từ thầy cô giáo của mình. Bạn bè cùng lớp ai cũng yêu thương quý mến tôi. Tôi vô cùng hạnh phúc vì niềm vui mà mình được hưởng.

Nhưng khi thời gian điểm tới 12 giờ đêm thì bà Tiên lại xuất hiện khi tôi đang ngủ say. Bà gọi tôi dạy và bảo tôi rằng thời gian của tôi đã hết tôi phải trở về làm một bông hoa như tôi sinh ra đã thế. Tôi buồn lắm nhưng không biết làm sao, dù gì chăng nữa tôi cũng đã một lần được sống thử ước mơ của mình đối với tôi như thế đã là hạnh phúc lắm rồi.

Đó là giấc mơ của tôi một giấc mơ thật đẹp dù nó chẳng bao giờ quay lại chẳng khi nào là hiện thực nhưng nó khiến tôi cảm thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn vì tôi có một giấc mơ.

 Bình minh đã bắt đầu le lói phía trời Đông. Những tia nắng hồng rực rỡ báo hiệu một ngày mới. Một tia nắng tinh nghịch nhẹ nhàng lay gọi bông Hồng Nhung dậy muộn. Hồng Nhung khẽ chớp chớp hàng mi ngái ngủ. Những giọt sương đêm long lanh lăn tròn trên những cánh hoa đỏ thắm. Bông hoa ngẩng cao đầu, quay mình bốn phía rồi mỉm cười nhớ lại giấc mơ đêm qua. Ôi! Giấc mơ thật đẹp!

   ... Mặt trời lặn đã lâu, khu vườn chìm trong bóng đêm dịu dàng, yên tĩnh. Đang thiu thiu ngủ, chợt Hồng Nhung cảm thấy lâng lâng như được nhấc bổng lên cao. Hóa ra là chị Mây Trắng bồng bềnh vừa sà xuống. Chị hôn nhẹ vào đôi má mịn màng của Hồng Nhung rồi thì thầm: Em đi chơi với chị nhé! Ngồi trong lòng chị Mây Trắng, cô bé Hồng Nhung rực rỡ như một đốm lửa hồng.

 Nương theo làn gió nhẹ, chị Mây đưa Hồng Nhung bay qua một cánh đồng bát ngát lúa xanh, nhấp nhô như sóng biển. Lá lúa đung đưa trong gió như những cánh tay vẫy gọi, mời mọc Hồng Nhung hãy ghé chơi và thưởng ngoại vẻ đẹp của đồng quê. Lần đầu tiên được nhìn hàng ngàn, hàng vạn khóm lúa tươi tốt mọc san sát bên nhau, Hồng Nhung thích lắm. Cô bé khoan khoái hít căng lồng ngực hương thơm ngan ngát của lúa làm đòng. Không ghé thăm được, Hồng Nhung gửi xuống cho các bạn một nụ hôn thay lời chào thân ái.

   Cuộc hành trình tiếp tục. Loáng một cái, trước mắt Hồng Nhung hiện ra một bãi cỏ bao la, ngào ngạt mùi thơm cỏ mật. Âm thanh réo rắt văng vẳng đâu đây. À thì ra là tiếng sáo của mấy chú mục đồng cưỡi trên lưng những con trâu béo mượt đang ung dung gặm cỏ. Cảnh đẹp như tranh. Hồng Nhung xuýt xoa khen ngợi và say mê nhìn ngắm mãi.

  Chị Mây Trắng đưa Hồng Nhung ra thăm biển. Quen sống trong khu vườn nhỏ nên Hồng Nhung rợn ngợp trước cảnh trời nước mênh mông. Cô bé sung sướng thốt lên: Biển rộng quá chị Mây Trắng nhỉ! Ôi! Biển mới đẹp làm sao! Dưới mắt Hồng Nhung, biển xanh thăm thẳm. Những cánh buồm trắng, buồm nâu giống như những cánh bướm khổng lồ chập chờn trên sóng nước. Chị Mây Trắng mỉm cười nói với Hồng Nhung: Có nhiều cảnh đẹp kì diệu hơn nữa, cô bé ạ!

   Vượt qua đại dương, chị Mây Trắng đưa Hồng Nhung đến xứ sở của những Kim tự tháp Ai Cập sừng sững trên sa mạc với những bức tượng nhân sư bằng đá uy nghiêm canh giữ lối vào. Rồi đến với tháp Epphen cao vút, ngạo nghễ giữa trời xanh; tháp nghiêng Pida đồ sộ và cổ kính ... Mỗi kì quan có một vẻ đẹp khác nhau khiến Hồng Nhung mải mê ngắm nhìn không chán mắt.

Bỗng cô bé reo lên: "Chị Mây Trắng ơi, chúng ta đến thăm khu vườn cổ tích đi!". Chị Mây Trắng gật đầu đồng ý. Chẳng mấy chốc, hai chị em đã tới khu công viên nổi tiếng. Tuyệt vời làm sao! Trên mặt đất cả một rừng hồng đang tỏa hương, khoe sắc. Hồng trắng, hồng đỏ, hồng vàng ... loại nào cũng đẹp! Chúng vây quanh nàng công chúa ngủ trong rừng. Nàng đẹp vẻ đẹp ngây thơ, trong trắng như một thiên thần. Tòa lâu đài, rừng cây cổ thụ, con đường mòn dẫn tới lâu đài ... Tất cả đều như mơ, như thực, đưa du khách vào cõi thần tiên. Và kìa, nàng Bạch Tuyết với bảy chú lùn dễ thương đang quây quần nhảy múa. Hồng Nhung và chị Mây Trắng ghé xuống tham dự cuộc vui với họ. Nàng Bạch Tuyết âu yếm đặt Hồng Nhung lên ngực áo trắng muốt của mình. Hồng Nhung biết rằng, bên cạnh nàng Bạch Tuyết, mình sẽ đẹp lên rất nhiều.

   Hai chị em đã đến tận Thiên Đình. Tây Vương Mẫu đang mở hội thi hoa. Chị Mây Trắng khuyên Hồng Nhung nên tham dự. Cô bé e thẹn chối từ vì thấy quanh mình là hàng trăm loài hoa muôn hồng, ngàn tía. Mọi người xúm lại khuyến khích nên Hồng Nhung đồng ý và cô bé không ngờ rằng mình lại được bầu làm hoa hậu của các loài hoa. Hồng Nhung rất sung sướng nhưng cô bé vẫn khiêm tốn nghĩ rằng mình chỉ là một vẻ đẹp trong muôn ngàn vẻ đẹp, một hương thơm trong hàng vạn hương thơm.

   Cuộc du ngoạn thế giới của hai chị em kết thúc tốt đẹp. Trở về khu vườn quen thuộc, Hồng Nhung mừng rỡ gặp lại các bạn thân yêu. Hồng Nhung cảm ơn chị Mây Trắng đã giúp mình hiểu biết về thế giới rộng lớn xung quanh ...

   Hồng Nhung thấy xao xuyến trong lòng. Lát nữa, cô bé sẽ kể cho tất cả các bạn nghe về giấc mơ đẹp đẽ đêm qua. Những cánh đồng đỏ thắm rung rinh như muốn nói: Các bạn ơi! Cuộc sống quanh ta đẹp đẽ và đáng yêu biết mấy!

-Ngoại hình:

+,Cả người rung rinh cả một màu nâu bóng mỡ

+,Đầu to nổi từng tảng

+,Hai cái răng đen nhánh như 2 lưỡi liềm máy

+,Sợi râu dài uốn cong 1 vẻ rất hùng dũng

Câu1* Hìnhthức trình bày: đoạn văn hoặc bài văn ngắn :

* Nội dung: HS trình bày cảm nhận, suy nghĩ của mìnhvề khổ thơ-

Đây là khổ thơ cuối trong bài "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ-

Về nghệ thuật:

+ Thể thơ ngũ ngôn bắt nguồn từlối hát dặm của dân ca Nghệ Tĩnh ; lời thơ là lời kể chuyện tâm tình, mộc mạc, chân thực, sinh động

+ Điệp ngữ "đêm nay Bác..." : khẳng định suốt đêm hôm ấy, trong rừng khuya, Bác đă không ngủ vì lo cho dân, cho nước

+ "lẽ thường tình" : điều hiển nhiên, hết sức bình thường. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, đêm nay chỉ là một đêm trong muôn vàn đêm không ngủ của Người.

+ "Bác là Hồ Chí Minh" , Bác là người Việt Nam đẹp nhất; vị lănh tụ vĩ đại có trái tim nồng ấm hơn ngọn lửa, cótình yêu thương bao la. Bác gần gũi mà lớn lao, giản dị mà cao cả. Hình tượng Bác Hồ trong sự cảm nhận của người chiến sĩ thật cao đẹp.

Đây là các ý để làm nha,bn nên dựa vào các ý để làm thành đoạn văn.

Hok tốt ! 

1 tháng 3 2020

bác là một người vì người khác mà quên mình và đó thể hiện bác là một người có tấm lòng bao dung

Câu 1

a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ trên?

  • Nhân hóa: Cây tre vốn là một sự vật vô tri vô giác được nhà thơ miêu tả như một con người: rễ tre siêng năng, cần cù không ngại khó; thân tre vươn mình đu trong gió; cây tre hát ru lá cành; tre biết yêu biết ghét.
  • Ẩn dụ: Tre là biểu tượng đẹp đẽ cho đất nước và con người Việt Nam.

b) Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.

  • Giới thiệu khái quát về đoạn thơ: giới thiệu xuất xứ của đoạn thơ, giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Tre Việt Nam
  • Cảm nhận về khổ thơ:
    • Nằm trong mạch thơ được viết theo thể thơ lục bát, rất gần gũi, giản dị, đời thường; ngôn ngữ thơ cũng rất mộc mạc, giản dị.
    • Đoạn thơ trước hết vẽ lên trước mắt ta một bức tranh tre xanh cao vút trên nền trời xanh, màu xanh của tre hòa quyện cùng màu xanh của bầu trời – một cảnh sắc yên bình, êm ả thân thuộc nơi làng quê Việt Nam.
    • Khéo léo và tinh tế trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã dựng lên hình ảnh cây tre tượng trưng cho hình ảnh con người Việt Nam với những phẩm chất vô cùng cao quý:

→ Phẩm chất siêng năng, chăm chỉ, cần cù

“Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”

→ Tinh thần lạc quan, yêu đời

“Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”

→ Khí phách kiên cường bất khuất, hiên ngang

“Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”

  • Cây tre đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ về đất nước và con người Việt Nam.

Câu 1
a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ trên?
Nhân hóa: Cây tre vốn là một sự vật vô tri vô giác được nhà thơ miêu tả như một con người: rễ tre siêng năng, cần cù không ngại khó; thân tre vươn mình đu trong gió; cây tre hát ru lá cành; tre biết yêu biết ghét.
Ẩn dụ: Tre là biểu tượng đẹp đẽ cho đất nước và con người Việt Nam.
b) Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.
Giới thiệu khái quát về đoạn thơ: giới thiệu xuất xứ của đoạn thơ, giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Tre Việt Nam
Cảm nhận về khổ thơ:
Nằm trong mạch thơ được viết theo thể thơ lục bát, rất gần gũi, giản dị, đời thường; ngôn ngữ thơ cũng rất mộc mạc, giản dị.
Đoạn thơ trước hết vẽ lên trước mắt ta một bức tranh tre xanh cao vút trên nền trời xanh, màu xanh của tre hòa quyện cùng màu xanh của bầu trời - một cảnh sắc yên bình, êm ả thân thuộc nơi làng quê Việt Nam.
Khéo léo và tinh tế trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã dựng lên hình ảnh cây tre tượng trưng cho hình ảnh con người Việt Nam với những phẩm chất vô cùng cao quý:
→ Phẩm chất siêng năng, chăm chỉ, cần cù
"Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù"
→ Tinh thần lạc quan, yêu đời
"Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành"
→ Khí phách kiên cường bất khuất, hiên ngang
"Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm"
Cây tre đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ về đất nước và con người Việt Nam

hok tốt!!!

a. Từ trên cao nhìn xuống, Hồ Gươm như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.

→Từ so sánh: như. Tác dụng: giúp hình ảnh Hồ Gươm được sinh động hơn, tăng sức gợi hình khi được so sánh giống một chiếc gương bầu dục.

b. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.

→Từ so sánh: như. Tác dụng: giúp tăng sức gợi hình cũng như gợi cảm cho hình ảnh cây cầu Thê Húc khi được so sánh như con tôm.

c. Tàu lá dầu như cái quạt nan che lấp cả thân cây.

→Từ so sánh: như. Tác dụng: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn và hình ảnh tàu lá dầu khi được so sánh giống cái quạt nan.

d. Những cánh rừng cao su, thăm thẳm như những cái hang động màu ngọc bích.

→Từ so sánh: như. Tác dụng: làm tăng sự cảm nhận cho người đọc về màu sắc cũng như hình ảnh về những cánh rừng cao su.

1 tháng 3 2020

a/Nội dung chính của đoạn thơ thể hiện sâu sắc niềm đau đớn,tiếc thương vô hạn của nhà thơ và nhân dân ta ngày Bác qua đời.

b/Giọng thơ chân thành , tha thiết.

c/Cảm thấy bài thơ gợi tình cảm buồn,đau xót.Bài thơ như một tiếng khóc tiễn biệt,thông qua đó thể hiện sự đau thương của tất cả người dân Việt Nam trước sự ra đi của Bác.

bài 1 : hãy lập dàn ý và nói trước các bạn trong lớp về quang cảnh một buổi sáng (bình minh) trên biển. trong khi miêu tả, em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh với những gìbài 2 : từ một số truyện cổ đã học, đã đọc, em hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mkbài 3 : hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp Tết đến, xuân vềbài 4 : hãy...
Đọc tiếp

bài 1 : hãy lập dàn ý và nói trước các bạn trong lớp về quang cảnh một buổi sáng (bình minh) trên biển. trong khi miêu tả, em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh với những gì

bài 2 : từ một số truyện cổ đã học, đã đọc, em hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mk

bài 3 : hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp Tết đến, xuân về

bài 4 : hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè

bài 5 : em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mk hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó

bài 6 : em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm, bản làng nơi mk ở vào một ngày mùa đông giá lạnh

bài 7 : em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc mà em đã quan sát đc

 

4

B3:
 

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

~Hok tốt~

B4:
 

Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẽ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ.

Từ xa nhìn lại, hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời. Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng xếp thành từng hàng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân hình nó vạm vỡ, to lớn đến nổi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm được. Ở ngoài nó mặc một lớp áo giáp dày như một chàng hiệp sĩ đang che chắn những nàng công chúa hoa phượng khoe sắc thắm với những cậu lá non xanh tươi. Lúc này, những tia nắng rực rỡ của mùa hè chiếu vào khiến hoa phượng càng thêm sáng tươi. Trên những cành phượng, những nghệ sĩ ve đang hòa tấu thành một dàn đồng ca mùa hạ. Trên cao, những cây phượng thỉnh thoảng lại tạo thành một khúc nhạc hay nhờ gió. Hai thứ âm thanh đó hòa lại với nhau, tạo thành một âm thanh du dương, khi trầm khi bỗng rất êm tai. Dưới tán lá xanh tươi, những chú ve giấu mình và đang mải miết trình diễn các tiết mục của mình cho mùa hè yên tĩnh trở nên rực rỡ sắc màu. Cả sân trường như ngập tràn tiếng ve ngân. Những nhạc sĩ ve dùng các bản nhạc của mình để đánh thức những nụ hoa phượng còn e thẹn giấu mình dưới tán lá xanh non cùng khoe sắc và hòa vào không khí rộn ràng trên hàng hoa phượng vĩ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve như những người bạn thân của màu hè, chúng cùng làm nỗi bật vẽ đẹp của nhau.

Tiếng ve kêu: "Ve...Ve...Ve...", âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng vĩ khoe sắc cho chúng em biết rằng sắp được nghĩ hè. Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em.

~Hok tốt~