K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2020

"Khi thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào vương trên tóc thầy". Mỗi lần lời bài hát "Bụi phấn" vang lên, trong tâm trí tôi lại hiện về hình ảnh của thầy giáo Nam - thầy giáo chủ nhiệm tôi năm lớp Năm. Thầy là một người mà tôi vô cùng biết ơn và kính trọng.

Thầy Nam năm nay đã hơn năm mươi tuổi rồi. Dáng người thầy cao và có phần hơi mập. Mái tóc thầy đã có những sợi điểm bạc - bạc vì ở tuổi ấy, có mái tóc ai còn xanh đâu, bạc vì bụi phấn, bạc vì những lo toan thường nhật và vì lũ học trò tinh nghịch chúng tôi nữa. Gương mặt thầy vuông chữ điền, toát lên sự cương nghị. Đôi mắt thầy ánh lên sự cương trực với cái nhìn đầy xa xăm nhưng ánh mắt thầy dành cho học trò chúng tôi thì thật ấm áp biết bao. Sống mũi thầy rộng và vầng trán lại thật cao. Mỗi khi thầy cười, những nếp nhăn nơi khóe mắt, khóe miệng lại hằn sâu hơn, phản chiếu những lo toan và vất vả trong cuộc đời. Thầy ăn vận giản di lắm nhưng lại vô cùng lịch lãm.

Thầy hiền và tốt với chúng tôi lắm. Có những lần học sinh bị ốm, thầy đều hỏi han tận tình, giảng lại bài cho chúng tôi. Trong lớp, nếu có ai học kém hoặc có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, thầy đều cố gắng giúp đỡ như động viên các bạn cố gắng học tập, giúp đỡ các bạn cả về vật chất lẫn tinh thần. Tôi nhớ, trong lớp tôi có cái Lan, nhà nó khó khăn lắm, bố mất sớm, gánh nặng gia đình dồn cả vào đôi vai của người mẹ nhưng mẹ Lan lại hay đau ốm, có lần vì không đủ tiền nộp học, mẹ Lan định cho Lan nghỉ học nhưng thầy đã khuyên mẹ bạn ấy và sẵn lòng giúp đỡ khoản tiền học phí ấy. Thầy như người cha thứ hai luôn ân cần bảo ban, chăm sóc chúng tôi, nhắc chúng tôi mỗi khi trời lạnh phải mặc áo ấm hay buổi sáng đến trường thì không bao giờ được bỏ bữa. Nhưng cũng có lúc, thầy rất nghiêm khắc, đó là những khi chúng tôi không vâng lời thầy, về nhà có khi còn không chịu làm bài, hay có những lần mắc khuyết điểm, những lúc ấy thầy đều nhắc nhở. Vậy là thầy không chỉ dạy chúng tôi tri thức mà còn dạy chúng tôi cách sống, cách làm người. Thầy luôn được các bậc phụ huynh, đồng nghiệp và mọi người yêu mến, đó là bởi thầy không chỉ tốt bụng, nhiệt huyết mà còn hăng hái tham gia vào mọi hoạt động của trường.

Dù thời gian có trôi đi, dù sau này có không được gặp thầy thì trong trái tim tôi mãi hiện về hình ảnh của thầy. Làm sao tôi có thể quên được sự ân cần chỉ bảo cùng những bài học định hướng một nhân cách cao đẹp của thầy dành cho chúng tôi?

19 tháng 3 2020

"Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm hôm...". Đó là lời bài hát mà tôi rất thích, nó còn gợi về thầy Huy- thầy giáo chủ nhiệm lớp 5 của tôi và là người tôi vô cùng kính trọng. Dù sau này có đi tới đâu, tôi vẫn mãi nhớ về bài học làm người thầy đã dạy.

Thầy Huy mới chuyển về công tác ở trường tôi được một năm. Ngày đầu thầy bước vào lớp thay cho cô chủ nhiệm mới sinh em bé, ai trong lớp cũng hồ nghi về thầy. Một thầy giáo trẻ, chưa có kinh nghiệm liệu có thể dẫn dắt được lũ học trò này không nhỉ? Nhưng ngay buổi đầu giảng dạy, thầy đã khiến chúng tôi rất ngạc nhiên và thích thú. Dáng người thầy dong dỏng cao trông rất thư sinh nho nhã. Mái tóc cắt ngắn ép sát vào da đầu lúc nào cũng được chải rất gọn gàng. Người ta nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn và đôi mắt thầy chính là một ô cửa sổ như thế. Đôi mắt vừa ánh lên vẻ thông minh, sáng dạ lại vừa hiền từ nhưng cũng thật nghiêm túc. Thầy hay đeo một cặp kính gọng sáng khiến đôi mắt như càng long lanh hơn. Gương mặt xương xương nhưng khá cân đối, gương mặt ấy rất ít khi nở nụ cười, rất ít khi biểu lộ tình cảm nhưng thật ra lại vô cùng ấm áp. Chỉ cần là một ánh mắt âu yếm thầy dành cho chúng tôi, âu đó cũng là một tình yêu thương thầy dành cho lũ học trò này.

Thầy Huy giảng bài rất có sức hút. Lời thầy nói rất nhẹ nhàng mà truyền cảm, đưa lũ học trò chúng tôi bay vào thế giới của tri thức mở rộng. Đôi tay thầy cầm viên phấn trắng, lật giở từng trang sách, thầy giảng bài cứ như người lái đò cần mẫn trước những chuyến đò ngang đến với bến bờ tri thức. Lời thầy giảng đến bây giờ 

vẫn còn in dấu ấn đậm nét trong tâm trí tôi.

Là người dạy thay cho cô chủ nhiệm, thế mà chẳng mấy chốc thầy đã chiếm được cảm tình của lũ học trò. Thầy quan tâm tới từng gia đình khó khăn, thầy ân cần chỉ thêm cho những bạn học kém. Chính thầy là người đã bồi đắp tình yêu môn văn cho cô học trò nhỏ là tôi, thầy đã nói rằng chỉ cần có đam mê và nỗ lực thì tất cả đều có thể trở thành hiện thực. Thầy luôn là ánh đèn soi sáng cho mỗi bước đường chúng tôi đi.thầy giảng cho tôi về lẽ sống, thầy truyền cho tôi ước mơ và niềm tự tin tràn đầy. Có lẽ chính nhờ thầy mà tôi có được kết quả như ngày hôm nay. Dưới lớp vỏ bọc lạnh lùng với gương mặt ít khi nở nụ cười, lại là một trái tim rất ấm áp. Lớp chúng tôi yêu thầy và kính trọng thầy hết mực. Thầy mãi mãi là thầy giáo đáng mến nhất trong quãng đời học sinh của tôi.

Mấy hôm trước tôi có dịp trở về thăm thầy. Thầy đã già hơn trước nhưng vẫn phong thái của những năm tháng trước kia, thầy lại đem đến cho tôi những bài học sống quý báu. Thầy ơi, dù sau này có bất cứ điều gì xảy ra, con vẫn mãi coi thầy là người thầy con kính trọng nhất.

# học tốt

19 tháng 3 2020

Vua Lê Thánh Tông

19 tháng 3 2020

Tao đàn nhị thập bát tú hoặc Tao đàn Lê Thánh Tông là tên gọi của hậu thế cho hội xướng họa thi ca mà Lê Thánh Tông đế sáng lập vào năm 1495 và duy trì cho đến năm 1497.

 Hok tốt ~!

19 tháng 3 2020

Điền từ còn thiếu vào câu sau:

  "Của một đồng, công một nén "

 Hok tốt !

19 tháng 3 2020

đây bạn ơi :Của một đồng, công một nén

có nghĩa là: là câu tục ngữ, ý nói giá trị về vật chất kinh tế thì nhỏ, nhưng giá trị về công sức, về tinh thần thì lớn lao, cần phải biết trân trọng, hoặc cũng có ý là sản phẩm làm ra hoặc mang lại không đáng so với công sức bỏ ra.

Đồng và nén là những đơn vị đo lường cổ về khối lượng của Việt Nam, theo đó thì một nén bằng 10 lạng, 1 lạng bằng 10 đồng (hay tiền), vậy nên 1 nén = 100 đồng.
Từ đó ta thấy được ý nghĩa của câu tục ngữ trên là nếu như giá trị về vật chất kinh tế là 1, thì giá trị về tinh thần, công sức là 100, gấp cả trăm lần

hok tốt

{[ ae 2k6 ]}

19 tháng 3 2020

Người đứng đầu nhà nước Văn Lang là Vua Hùng, kinh đô ở Phong Châu (Phú Thọ). Dưới vua có các Lạc hầu, Lạc hầu có thể thay mặt vua giải quyết các vấn đề trong nước. Dưới Lạc Hầu có các Lạc tướng đứng đầu các bộ (chuyển hóa từ bộ lạc). Dưới bộ là các làng (còn gọi là kẻ, chạ) truyền thống, một thứ công xã nông thôn do già làng đứng đầu.

19 tháng 3 2020


" Đảo xa " : chủ ngữ
" tím pha hồng " : vị ngữ

Học tốt

19 tháng 3 2020

Trl :

  Đảo xa / tím pha hồng

   CN                VN

 Hok tốt !

19 tháng 3 2020

Các câu đượch liên kết với nhau bằng cách nào?

"Giôn-xơn tội ác bay chồng chất

Cả nhân loại căm hờn

Con quỷ vàng trên mặt đất."(Tố Hữu)

A .lặp từ ngữ            b.thay thế từ ngữ            c.dùng từ ngữ                d.cả ba đáp án

19 tháng 3 2020

D) Cả ba đáp án.

19 tháng 3 2020

Câu 2 là ĐÚNG nhất 

18 tháng 3 2020

c nhé bạn

18 tháng 3 2020

Đề bài là j z bn?