K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2017

Nguyễn Đức Thắng copy trên mạng về, sao mà bạn ấy làm dài vậy được. Không công bằng, xin đừng tk cho bạn ấy

26 tháng 10 2017

Đã có ai phải tự hỏi: “mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?”. Riêng tôi,tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm,nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy,cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn…

Đó là 1 buổi sáng đẹp trời,tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay,tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi,nó chạy đến vỗ lên vai tôi,nói: “Ê! Hôm nay đi trễ thế mạy?”.”Tao không đi trễ,tại tụi mày đi sớm thôi”-tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp:”thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?”.” Ok,nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!”-thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói:” Tường trắng,bàn gỗ mới “tin” đây này,cần gi giấy chứ!”.

    Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này-tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng,tôi lấy 1 lọ nước,đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:”thôi,quay lại học đi”. Thằng Thuận ngắt lời:”Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi,không tắm thì uổng lắm”. Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu,ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong,chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả,sau đó qua nhà Ông Sáu,trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều,chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường,tôi đã thấy cô Thu-cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến,cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc:”em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay”. Nói xong cô quay đi,bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: ” thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô,hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!”.”thôi đi,bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!”-tôi hét lên.

Sáng hôm sau,chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi,đến xin lỗi cô Bích,lao sạch những hình vẽ ghê tởn. Cô tôi có nói “siêu nhân vẫn là người,không ai mà không mắc lỗi,không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!”.

Tôi khuyên các bạn,đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn,nếu ko 1 ngày nào đó,người hối hận sẽ là chúng ta!

26 tháng 10 2017

Nhắc đến ngày nhà giáo việt nam là nhắc đến một ngày trọng đại, ý nghĩa nhất trong những ngày ý nghĩa. Là ngày để toàn nhân loại hướng về các thầy cô-những người lái đò âm thâm, lặng lẽ, những người ươm mầm xanh cho đất nước. 
Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước. Vì vậy, khi ngày 20-11 đến, từ cụ già mái tóc bạc phơ đến những em thơ cắp sách đến trường, từ miền xuôi đến miền ngược, từ hải đảo xa xôi đến miền núi đều đến chúc mừng, thăm hỏi và tỏ lòng biết ơn vô hạn tời các thầy cô giáo của mình. 
Là những học sinh đang ngồi học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, là những chủ nhân tương lai của đất nước, tập thể lớp 8D chúng em đã, đang và sẽ phấn đấu ra sức rèn luyện tài đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, để không phụ lòng mong mỏi của các thầy cô, để 8D là một khóm hoa đẹp trong mái trường. Điều đó được thể hiện qua từng giờ học, sự tiến bộ qua các tuần học của lớp, phấn đấu thi đua giành những bông hoa điểm 10 tươi thắm nhất kính tặng thầy cô nhân ngày 20-11.Và hơn nữa, chúng em đang ấp ủ trong mình những ước mơ, hoài bão, đó cũng là một động lực giúp chúng em vươn lên.Với cá nhân em, em luôn có một ước mơ cháy bỏng là trở thành cô giáo để đem ánh sáng văn hoá về thắp lên những tâm hồn bé nhỏ của các em thơ tại huyện nhà, tiếp bước các thầy cô dìu dắt những em nhỏ trở thành ngưòi có ích cho xã hội.

26 tháng 10 2017

rất buồn và chán

ko đi còn hơn

26 tháng 10 2017

Ai trong chúng ta cũng đều có mẹ- người sinh ra ta, người nuôi nấng và chăm sóc ta vô điều kiện, yêu thương chúng ta với tình yêu bao la, rộng lớn vô ngần, với sự hi sinh thầm lặng và cao cả. Tôi cũng có một người mẹ như vậy.

Mẹ tôi năm nay đã gần bốn năm. Cái tuổi tuy không còn trẻ nữa nhưng cũng không hẳn là đã già nhưng mẹ tôi có mái tóc đen và thẳng mà mọi người thường khen là “thẳng như đôi đũa”. Mẹ tôi nhỏ bé lắm, khoảng một mét rưỡi thôi nhưng dáng người mẹ mảnh dẻ. Bề ngoài ai nhìn cũng nghĩ mẹ tôi nhỏ bé như vậy thì chắc làm việc cũng không được nhiều. Nhưng chính điều đó lại tạo nên trong con người của mẹ sự phi thường. Sáng sớm, mẹ dậy chuẩn bị đồ ăn sáng cho anh em tôi đi học, cho bố tôi đi làm và cho cả ông bà nội nữa. Mẹ còn phải nấu cám cho lợn nữa, ch gà vịt uống nữa… Tiếp theo đấy lại công việc đồng áng rồi đi chợ. Đôi khi tôi hỏi mẹ: “Sao mẹ không nghỉ ngơi đi, làm nhiều lại mệt”. Mẹ tôi lại  cười rồi bảo câu quen thuộc: “Lao động là vinh quang mà con, ngồi một chỗ chắc mẹ đau lưng mất”.

Quả đúng như thế, tôi thấy mẹ hoạt động liên hồi, nhưng chẳng bao giờ kêu than gì cả. Có thể mẹ của chúng ta sẽ chẳng bao giờ kêu than để làm việc, chăm sóc con cái. Ngày con bé, mẹ dạy tôi tập viết, tập tính. Lớn lên một tí nữa, mẹ dạy cách cầm chổi, rứa ấm chén. Thiếu nữ, mẹ dạy tôi cách nấu ăn, ứng xử… Mẹ tôi dạy rằng, dù sống trong giàu sang hay nghèo khổ thì ai cũng phải biết làm, biết lao động, biết tự phục vụ cho mình, không được ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.

    Mẹ nấu ăn rất ngon, đây chính là bí quyết để giữ chân bố tôi và là “thuốc giải” rất hữu hiệu mỗi khi tôi chán ăn. Các món mẹ nấu đều rất đậm đà: sườn xào chua ngọt, canh rau ngót, cá kho, thịt kho tàu,… và sau này tôi lại được kế thừa sự khéo léo và cẩn thận của mẹ tôi.

    Mẹ dạy tôi cách gấp quần áo, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, cách là quần áo sao cho phẳng phiu, mẹ dạy tôi thật bình tĩnh để giải quyết vấn đề, nóng vội chỉ làm hỏng tất cả, rước phần thiệt về mình. Là con gái, vẻ hình thức là quan trọng, nhưng hãy chú ý đến vẻ đẹp tâm hồn, hãy chăm sóc nó thật hoàn thiện, mẹ dạy điều hay lẽ phải, chỉ ra cái đúng cái sai, việc nên hay không nên, giải đáp mọi thắc mắc cho tôi… Mẹ giống như cuốn từ điển mà khi tôi cần gì có thể hỏi và biết được đáp án. Mẹ rất yêu thương anh em tôi, gia đình tôi thật sự hạnh phúc bởi bàn tay “xây tổ ấm” của mẹ.

Không biết mẹ có đọc được những lời này nhưng tôi luôn muốn nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm”. Chúng ta- những người con ngoan hay nghịch ngợm hay đừng làm mẹ phiền lòng, bởi “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ”.

Mẹ tôi người đã dạy cho tôi rất nhiều điều, đi khắp thế gian này tôi cũng không bao giờ tìm được ai tốt như mẹ của mình. Mẹ chăm lo cho tôi từng ly, từng tý một, cả cuộc đời của mẹ luôn vất vả vì tôi, chăm lo cho tôi, không lúc nào, mẹ kêu ca lời nào, mẹ là người dành cho tôi nhiều tình cảm nhất, luôn dạy tôi những điều hay lẽ phải, dạy cho tôi cách làm những người có ích cho xã hội. Mẹ của tôi người phụ nữ của gia đình, mẹ luôn tần tảo và quan tâm chăm sóc cho tất cả các thành viên của gia đình, mẹ luôn dạy tôi những điều cần thiết trong cuộc sống, mẹ tần tảo trong cách dạy dỗ và chăm lo cho các thành viên trong gia đình.

Tình cảm của cha mẹ cao như núi thái sơn, nghĩa mẹ cao lớn và đi khắp thế gian này tôi cũng không bao giờ quên được công lao và đền đáp được tình cảm mà mẹ đã dành cho tôi. Mẹ là người mà tôi yêu mến nhất.

6 tháng 11 2017

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ:. Người yêu thương ta nhất chỉ có mẹ, người vị tha với ta nhất cũng chỉ có mẹ mà thôi. Đúng như vậy, mỗi chúng ta ai cũng có một người mẹ. Đó là chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai ai cũng phải quý trọng. Mẹ em cũng vậy, mẹ luôn luôn là người dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng em

Khi em lên 4 tuổi, bố thường xuyên phải đi công tác xa nhà. Rất lâu bố mới lại về thăm gia đình một lần. Những ngày đó mẹ là người phải chịu nhiều vất vả, khổ cực để chăm lo và dạy dỗ chúng em. Tuy thân hình mẹ hơi gầy nhưng luôn tràn đầy tình yêu thương đối với chúng em. Mái tóc mẹ uốn quăn với khuôn mạt phúc hậu. Đôi mắt mẹ giống như chiếc cửa sổ tâm hồn để mỗi khi em nhìn vào là như nhìn thầy những tin yêu từ mẹ. Mẹ làm kế toán nên nhiều hôm phải mang tài liệu về nhà để làm thêm nhưng mẹ lại luôn thức dậy sớm để kịp chẩn bị mọi thứ cho chúng em trước khi tới trường. Nhiều hôm mẹ ko có cả thời gian để ăn sáng, như ng mẹ lại chưa bao giừo hỏi em thích ăn gì để mẹ làm. mỗi buổi chiều khi tan học ở trường, mẹ luôn đến đúng giờ để đón chúng em trở về nhà. Một mình mẹ lại vội vàng tắm gội cho chúng em và chuẩn bị bữa tối. Rồi mẹ lại cùng chúng em ngồi vào bàn học, giảng giải cho em những bài toán khó, những câu văn hay. Mẹ rất nghiêm khắc khi em và em trai làm sai chuyện gì.

Em vô cùng khâm phục mẹ. Em phải phấn đấu học thật giỏi, trở thành người con ngoan để mẹ khỏi buồn lòng. Để đền đáp công lao sinh dưỡng của mẹ. Em yêu mẹ nhiều lắm, và em hiểu hơn ai hết mẹ là người yêu thương chúng em nhất trên đời.

1.              Để nguyên, ai cũng lặc lè           Bỏ nặng,thêm sắc-ngày hè chói chang                                                            (là những chữ gì ???)2.             Có sắc-mọc ở xa gần          Có huyền-vuốt thẳng áo quần co em                                                           (là những chữ gì ???)3.            Để nguyên -giũa đầu và mình           Đổi sang dấu ngã sẽ thành bữa ngon                 ...
Đọc tiếp

1.              Để nguyên, ai cũng lặc lè

           Bỏ nặng,thêm sắc-ngày hè chói chang

                                                            (là những chữ gì ???)

2.             Có sắc-mọc ở xa gần

          Có huyền-vuốt thẳng áo quần co em

                                                           (là những chữ gì ???)

3.            Để nguyên -giũa đầu và mình

           Đổi sang dấu ngã sẽ thành bữa ngon

                                                            (là những chữ gì ???)

4.            Không dấu-trời rét nằm cong

         Thêm huyền-bay lả trên đồng quê ta

               Có hỏi-xanh tươi mượt mà

          trâu bò vui gặm nhẩn nha từng đàn

                                                            (là những chữ gì ???)

1
26 tháng 10 2017

1. nặng - nắng

2. mình không biết rõ TT

3. cổ - cỗ

4. co - cò - cỏ

25 tháng 10 2017

Nhân dịp kỉ niệm hai mươi năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, lớp chúng tôi tổ chức đi thăm một số gia đình thương binh liệt sĩ.

Nhóm chúng tôi - Đào, Mai, Hồng - đến thăm mẹ Lập, người mẹ của hai liệt sĩ: Liệt sĩ Nguyễn Văn Trường hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Liệt sĩ Nguyễn Văn Sơn hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Đào mang đến một bó hoa. Mai đem một gói cam, còn tôi thì đem một túi khoai lang vừa dỡ chiều qua; đều là những thứ cây nhà lá vườn cả. Mẹ Lập và các gia đình chúng tôi đều là chỗ thân tình. Ngoài tình làng nghĩa xóm thì hình như có bà con xa đằng nội đằng ngoại gì đó. Chúng tôi có nghe loáng thoáng người lớn nói như vậy.

- Chào ba cô bé, ai ngủ giúp cho mà dậy sớm vậy?

Mẹ Lập vừa chào chúng tôi vừa vẩy chậu nước rửa mặt thừa vào đám hoa vạn thọ, hoa mào gà trồng trước sân.

Đồng hồ nhà ai bên cạnh thong thả buông sáu tiếng.

Chúng tôi chào lại và cùng cười thú vị vì lời chào dí dỏm của mẹ Lập: '... ai ngủ giúp cho... ‘, số là thế này: có lần, cái Đào đã ngủ quên ở nhà mẹ Lập. Hôm ấy, Đào được phân công giữ nhà để mẹ Lập lên huyện dự buổi tuyên dương bà mẹ Việt Nam anh hùng. Nó khép cửa lại rồi ngồi ngủ quên ở bàn. Mẹ Lập về, đặt nó lên giường, cứ thế nó ngủ đến sáng, chẳng hay biết trời đất gì ráo. Chúng tôi đặt điều trêu chọc nó, làm nó phát khùng lên mới thôi.

Chúng tôi nhanh nhẹn giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa để lát nữa đón phái đoàn Mặt trận Tổ quốc tỉnh đến thăm.

Đào lau chùi bàn thờ, đánh sáng các đồ đồng như đỉnh đốt trầm, chân đèn và cắm hoa tươi vào lọ. Trên bàn thờ, ảnh hai liệt sĩ nhìn nó như phấn khích, như tru tư.

Mai lau bàn ghế, rửa cốc tách uống nước, quét nhà, quét sân. Trông dáng nó lầm lũi, siêng năng nhưmột cô dâu thứ thiệt.

Còn tôi đi nhóm bếp luộc khoai.

Mẹ Lập rửa mấy lá trầu, bửa cau và quan sát chúng tôi làm việc. Trong mắt mẹ, nỗi buồn xưa đã tĩnh lặng như mặt hồ nhưng không phải không ánh lên một chút buồn.

Mặt trời lên chừng một con sào thì mọi việc tươm tất, nhà cửa quang đãng, đồ đạc gọn gàng. Ngày thường, mẹ đã ngăn nắp, hôm nay càng ngăn nắp hơn.

Mẹ Lập mở hòm lấy ra lá cờ đỏ sao vàng. Chúng tôi treo nó trước cửa. Ngày mai là ngày 30 tháng 4 bất diệt!

Chúng tôi mang khoai chín, cam đặt lên bàn thờ và thắp hương.

Mẹ Lập khấn vái lầm rầm điều gì đó, mắt hơi trơn trớt rồi ra bộ phản ngồi nhai trầu.

Chúng tôi cố giữ yên lặng cho mẹ khỏi đứt dòng hồi tưởng về người chồng đã quá cố và hai người con đã hi sinh vì Tổ quốc.

Chúng tôi ra vườn vun nốt mây vồng khoai cho mẹ, dọn một đống rác, chọc mây quả ổi, chuyện trò một lát rồi quay vào nhà. Hương tàn, mẹ mang khoai luộc xuông. Mây bà cháu ngồi ăn khoai, uống nước chè tươi. Chúng tôi chuyện trò về bộ phim đang chiếu trên ti vi, cố không đả động đến chuyện mất mát lớn lao của mẹ, nhưng thực ra trong dạ ai cũng có một dòng chảy tâm tưởng hướng về những người đã khuất.

Rời nhà mẹ Lập, lòng chúng tôi cứ bùi ngùi khôn nguôi. Chúng tôi thống nhất với nhau: còn ở nhà ngày nào thì còn năng đi lại cho mẹ đỡ đơn côi trong tuổi già. Tuổi già vốn đã nặng nhọc, ở hoàn cảnh mẹ Lập càng nặng nhọc hơn.

Nhân dân ta không bao giờ quên ơn những người đã hi sinh vì đất nước!

Chúng ta không được bỏ quên những người thân còn lại của họ.

Uống nước nhớ nguồn là đạo lí, chúng tôi khắc tâm như vậy!

Hàng năm cứ vào dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, trường em lại tổ chức đi thăm các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Chúng em phân công nhau mỗi lớp đi một nhà, lớp em được cử đi thăm gia đình mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lan.

Mẹ quê ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Mẹ sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo giàu lòng yêu nước. Thế rồi, truyền thống yêu nước ấy được nhân lên. Mẹ lập gia đình và một lòng đi theo cách mạng. Chồng và con của mẹ tham gia hoạt động cách mạng, luôn nêu cao tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", họ đã làm rạng rỡ truyền thống kiên cường, bất khuất của nhân dân Quảng Ngãi. Với tinh thần đó, chồng và hai con của mẹ đã hi sinh trong một cuộc tiến công và nổi dậy ở Tây Nguyên, để lại trong lòng mẹ một nỗi đau thương, mất mát khôn cùng.Năm 1994, Chủ tịch nước đã kí quyết định tặng cho mẹ danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Năm nay mẹ đã ngoài 80 tuổi, mẹ sống cô đơn một mình trong căn nhà tình nghĩa mà xã xây dựng lên. Tuy tuổi cao, mái tóc đã bạc trắng nhưng mẹ vẫn minh mẫn và khỏe mạnh lắm. Có lẽ linh hồn của chống và hai con đã tiếp thêm sức mạnh cho mẹ để mẹ tiếp tục sống trên cõi đời này.

Chúng em mới tới đầu ngõ, mẹ đã đon đả chạy ra chào hỏi. Chúng em lễ phép chào mẹ. Khuôn mặt mẹ đang hằn sâu những nếp nhăn bỗng bụt tươi lên nụ cười đôn hậu. Bạn Uyên - Chi đội trưởng thay mặt liên đội kính cẩn đặt lên bàn thờ chồng và con mẹ một bó hoa huệ thơm ngát, chúng em lần lượt đến bàn thờ và thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc. Rồi chúng em tặng quà cho mẹ, ngồi quây quần bên mẹ, nghe mẹ kể cuộc đời hoạt động cách mạng của gia đình mẹ, của chồng và con mẹ. Kể đến đấy, mẹ rưng rưng nước mắt, mẹ nghẹn ngào xúc động khi lòng mẹ khơi dậy hình ảnh của người thân đã vĩnh viễn ra đi. Chúng em cũng không cầm được nước mắt. Em thầm nghĩ không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến những đứa con ruột thịt của mình cho Tổ quốc. Rồi mẹ nói tiếp: Ngày nay mẹ không còn chồng con nhưng bù lại tình thương bao la của các cháu, của cán bộ và nhân dân nên mẹ cũng an lòng. Mẹ mong chúng em học giỏi, thành tài, kế tục sự nghiệp của cha ông. Mẹ gởi lời cám ơn đến ngàng giáo dục thành phố Quảng Ngãi, các cơ quan đoàn thể đã phụng dưỡng mẹ, quan tâm chăm sóc mẹ thật chu đáo về vật chất lẫn tinh thần.

Trò chuyện với mẹ rất lâu, chúng em được nghe rất nhiều chuyện mẹ kể. Tất cả lớp đều im lặng nghe tuàng lời từng câu mẹ nói ra, ai lấy đều rưng rưng xúc động. Rồi cũng đến giờ phải trở về, chúng em xin phép mẹ ra về, mẹ tiễn chúng em ra ngõ và không quên nhắn nhủ một câu: Các cháu chăm học và học thật tốt nhé!

Cái ngày về thăm gia đình mẹ đã luôn khắc ghi trong tâm trí chúng tôi, càng hiểu được những mất mát của cha anh để có ngày hôm nay, tôi càng phải cố gắng học tập thật tốt để trở thành người tài giỏi sau này về xây dựng quê hương đất nước, đền đáp công ơn của những người đã hi sinh cho chúng ta có cuộc sống này

25 tháng 10 2017

Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Cha tôi mất vì căn bệnh nhồi máu cơ tim. Một mình mẹ tần tảo sớm khuya nuôi tôi khôn lớn. Mẹ không chỉ là người mẹ mà còn là "người cha" tuyệt nhất trên đời.

Tôi chẳng biết phải bắt đầu nói về mẹ từ đâu nữa. Mẹ tôi không đẹp lộng lẫy như cô tiên trong chuyện cổ tích. Mẹ tôi chỉ là một người bán rau bình thường. Hàng ngày, từ 4 rưỡi sáng, mẹ đã phải gánh rau ra chợ bán và về khi tối mịt. Cuộc đời mẹ là chuỗi những ngày tháng dài vất vả, lam lũ. Mẹ là người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường nhất mà tôi biết.

Mẹ tôi cao và gầy, làn da đen xạm vì nắng gió. Khuôn mặt xương xương, xuất hiện một vài nếp nhăn của tuổi 40. Đôi mắt hiền từ, chất chứa bao tình yêu thương. Mỗi khi nhìn vào đôi mắt ấy tôi như được tiếp thêm động lực, tiếp thêm niềm tin vào cuộc sống. Tôi yêu nhất đôi bàn tay mẹ. Đôi bàn tay thô ráp, các ngón tay gầy gầy, ram ráp. Chính bàn tay ấy đã nuôi tôi khôn lớn, trưởng thành. Mẹ luôn dành cho tôi tất cả những điều tuyệt vời nhất, nhưng tôi chỉ biết làm mẹ phải buồn, phải khóc.

Tôi cư xử thiếu lễ độ với mẹ, tôi luôn trách móc mẹ tại sao gia cảnh nhà tôi lại nghèo khổ, cơ cực đến thế. Mẹ đã ôn tồn nhắc nhở tôi chú ý đến lời ăn tiếng nói, nhưng tôi bướng bỉnh, không nghe theo, vẫn chứng nào tật ấy. Mẹ chẳng biết nói gì thêm, những giọt lệ lặng lẽ rơi.

Nhớ bao lần mẹ nhắc tôi sắp xếp lại bàn học, giường ngủ hay đơn giản chỉ là gấp lại cái chăn nhưng tôi cũng không làm. Mẹ cặm cụi làm hết hộ tôi. Mẹ lại buồn, và hình như mẹ đã khóc. Dù tôi có mắc lỗi bao nhiêu lần, mẹ cũng đều tha thứ. Trong ký ức non nớt, bồng bột, tôi cứ tưởng những lỗi lầm ấy dường như cũng sẽ phai mờ. Nhưng với mẹ, mẹ luôn nhớ tất cả những lần ấy như nhớ những vết thương lòng còn in sâu lại mãi. Tôi thấy rõ điều ấy trong tiếng thở dài của mẹ, trên vầng trán ngày càng nhiều nếp nhăn và qua những giọt nước mắt mặn chát mà tôi không bao giờ đếm nổi là bao nhiêu. Phải chăng tôi là đứa con gái quá vô tâm?

Mẹ tôi sống nhân hậu, bao dung và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Khi hàng xóm bận công việc thì mẹ giúp họ trông coi nhà, lo cơm nước. Khi họ cần đi xa ít ngày, mẹ đều giúp trông coi nhà cửa. Trên tất cả mẹ tôi là người mẹ tuyệt vời.

Lúc ăn cơm, mẹ luôn nhường phần cơm dẻo và thơm cho tôi, còn mẹ chỉ ăn cơm cháy. Nhà tôi khó khăn lắm, nhiều lúc hết gạo mà chẳng có tiền để mua, những lúc ấy dù có phải chạy vạy sang xin nhà hàng xóm, mẹ vẫn cố lo cho tôi một bữa ăn tử tế. Và rồi mẹ chẳng ăn hạt cơm nào mà dành hết cho tôi. Đến tối, khi tôi đã ngủ say, mẹ lại lặng lẽ luộc củ khoai ăn cho đỡ đói. Nhìn thấy mẹ như vậy, tôi chẳng biết làm gì hơn, ngoài khóc và thầm cảm ơn tấm lòng hy sinh cao cả của mẹ. Mẹ tôi là thế đấy, mẹ tôi luôn nghĩ về tôi trước khi nghĩ tới bản thân mình.

Trong đời, chẳng ai mà chẳng có một kỷ niệm nào đó với người mẹ yêu dấu. Và tôi cũng thế. Hôm ấy, đang trên đường từ trường về nhà, tôi đi ngang qua khu chợ mẹ tôi hay ngồi bán rau. Tôi chợt thấy Ly- đứa bạn cùng lớp với tôi và mẹ nó đang mua rau ở hàng của mẹ tôi. Tôi định quay mặt làm ngơ thì từ đằng sau vang lên tiếng mẹ " My à ! Sao hôm nay về sớm thế con?" Tôi quay lại, con bé Ly tròn xoe mắt nhìn tôi.

- Mẹ bạn à?

Một thoáng bối rối hiện qua trong tôi, "chẳng lẽ bây giờ mình lại tự nhận mẹ mình chỉ là một người bán rau thôi sao?" ngập ngừng một lúc tôi vội xua tay.

- Không, bác ấy chỉ là hàng xóm trong nhà mình thôi!

Dù chỉ lướt qua, tôi cũng thấy biểu cảm trên khuôn mắt mẹ thay đổi hoàn toàn, đôi mắt đỏ hoe. Khi về đến nhà, mẹ hỏi tôi trong nước mắt.

- Sao lúc nãy con không nhận mẹ là mẹ của con? Chẳng lẽ mẹ khiến con xấu hổ đến thế sao?

Tôi cố kìm nén cảm xúc:

- Phải, con rất xấu hổ. Con luôn cảm thấy ông Trời quá bất công, sao lại bắt con sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, bắt con mồ côi cha và một người mẹ bán rau ngoài chợ thế này chứ?

Câu nói vừa dứt, tôi nhận ngay một cái tát từ mẹ. Đó là lần đầu tiên mẹ tát tôi. Mẹ nói trong sự nghẹn ngào:

- Ừ thì mẹ nghèo, mẹ không cho con được cuộc sống sung sướng. Nhưng bán rau là hèn hạ lắm ư? Bán rau mà mẹ vẫn nuôi con ăn học tử tế bằng bạn, bằng bè. Mẹ làm vậy là sai sao?

Những giọt nước mắt tôi cố kìm chế cuối cùng cũng phải bật ra. Tôi vội chạy đến, ôm chầm lấy mẹ, khóc nức nở "Con xin lỗi mẹ". Mẹ cũng ôm tôi mà khóc.

Kỷ niệm này cả đời tôi sẽ không quên. Nó nhắc tôi rằng. Không có việc nào là hèn hạ cả. Như mẹ tôi vậy, nếu không có những gánh rau ấy, liệu tôi có lớn khôn như ngày hôm nay không?

Có lẽ là bao lần mẹ mong ở tôi một câu nói: "Con thương mẹ". Chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm mẹ hạnh phúc, quên đi bao lo toan, mệt mỏi trong cuộc sống. Buồn thay tôi lại cho nó là điều giả tạo chẳng hợp với tôi. Làm sao đôi môi khô khan có thể thốt lên những lời ngọt ngào ấy?

Mẹ đã hy sinh quá nhiều vì tôi nhưng chẳng mong nhận lại cho bản thân bất cứ thứ gì. Tất cả chỉ xuất phát từ một điều giản dị luôn thường trực trong tâm hồn mẹ: mẹ thương tôi. Nếu bây giờ cho tôi nói một câu với mẹ, tôi không nói "Con thương mẹ" đâu, mà tôi nói là "Con yêu mẹ. Mẹ là bậc thang để con bước lên đỉnh cao. Mẹ là ánh sao để con ước ao bao điều. Mẹ làm thật nhiều chỉ mong con sẽ thành công. Con cảm ơn mẹ!"

Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.

Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn... mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.

Những bài văn kể về mẹ của em

Những bài văn kể về mẹ của em - Ảnh minh họa

Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ.

Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị chầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chưa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.

Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: “Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp”. Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.

24 tháng 10 2017

A. Khái quát

1. Khái niệm 

- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiên 1 ý nghĩa.

-Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người và bày tỏ thái độ khen, chê.

2. Ngôi kể

-Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.

+Ngôi thứ 3

Ngôi kể này có thể kể linh hoạt tự do diễn ra với các nhan vật

+Ngôi thứ nhất

-Là người kể xung ta, tôi, em,.... có thể kẻ nhũng j mà họ nghe thấy nói ta cảm xúc của mình

1. Người đi - lòng chẳng xa lòng 
Học trò, đồng nghiệp thủy chung một đời 

23 tháng 10 2017

Tham khảo rồi tự biến thành lời văn của bạn nhé :

Không đề

    Cầm bút lên định viết một bài thơ

    Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo

    Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo

    Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.  

    Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ

    Đâu là cha, là mẹ, là thầy…

    Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…

    Biết bao giờ con lớn được,  

    Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”

    Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…

    Những con chữ đều đều xếp thẳng

    Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.

    Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu

    Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh

    Cửa sổ xe ù ù gió mạnh

    Con đường trôi về phía chẳng là nhà…  

    Mơ màng nghe tiếng cũ ê a

    Thầy gần lại thành bóng hình rất thực

    Có những điều vô cùng giản dị

    Sao mãi giờ con mới nhận ra.  

23 tháng 10 2017

1- Cốt truyện: Bài văn kể chuyện đời thường bao giờ cũng có 1 cốt truyện nhất định.

- Cốt truyện gồm 1 chuỗi các sự việc

+Sự việc mở đầu

+Sự việc cao trào 

+Sự việc kết thúc

2- Ngôi kể: Thường kể theo ngoi thứ nhất xưng "ta, tôi, em"

3-Thứ tự kể

-Kể theo thứ tự tự nhiên: Kể liên tiếp các sự việc. Xảy ra trước, xảy ra sau kể sau

-Kể theo mạch hồi tưởng: Coa thể kể kết quả trc rồi mới kể nguyên nhan, diễn biến ( nghĩa là ko theo thứ tự thời gian)

4- Lời kể

Trong bài văn chuyện đời thường phương thức tự sự là chủ yếu. Nhưng để bài văn sinh động hơn và sau sắc thì bắt buộc phải thêm yếu tố miêu tả và biểu cảm

 Là hđ cơ bản của con người, đó là tác động nhau với mục đích nhất định giữa các thành viên trong xã hội
- Giao tiếp có thể tiến hành bằng nhiều phương tiện khác nhau. Song hđ giao tiếp bằng ngôn ngữ là hđ giao tiếp cơ bản nhất, quan trọng nhất của con người 
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ ít khi chỉ dùng một vài từ, một lời nói mà thường dùng một chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất mạch lạc nhằm làm rõ nội dung, đó là văn bản
2. Các kiểu văn bản tương ứng với phương thức biểu đạt
- Văn bản tự sự sử dụng phương thức tự sự nhằm trình bày diễn biên sự việc

23 tháng 10 2017

Biểu cảm về loài cây em yêu: cây bàng.

Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em.

Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy.

Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu.

Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng.

Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ.

Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng.

Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm...là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.

23 tháng 10 2017

Văn mẫu lớp 7 số 2

Đề bài: Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về 1 loài cây nào đó mà em yêu thích

Dàn ý chi tiết bài văn biểu cảm về loài cây yêu thích:

I. ĐỀ BÀI THAM KHẢO

Loài cây em yêu (Chọn bất cứ cây gì ở làng quê Việt Nam: Tre, dừa, chuối, gạo đa,...)

II. GỢI Ý DÀN BÀI

A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

  • Em thích màu của lá cây...
  • Cây đơm hoa vào tháng... và hoa đẹp như...
  • Những trái cây lúc nhỏ... lúc lớn... và khi chín... gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?
  • Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
  • Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
  • Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: Kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó...).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

             Bài viết số 2 lớp 7 đề 2: Bài văn biểu cảm về cây phượng

"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."

Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.

Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.

Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.

Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nnhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc.

Các bạn tham khảo thêm tại đây