K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1,0 điểm) Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì từ câu chuyện? Bài đọc: BA ANH ĐẦY TỚ       Một lão nhà giàu có ba anh đầy tớ, nhưng mỗi anh một tính, anh thì rất cẩn thận, anh thì rất lo xa, còn một anh thì rất lễ phép. Lão lấy làm đắc ý lắm.       Một hôm, cậu con cả lão ngã xuống ao, anh cẩn thận trông thấy chạy về thưa với chủ:       – Thưa ông, cậu cả nhà ngã xuống ao, xin ông cho phép...
Đọc tiếp

(1,0 điểm) Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì từ câu chuyện?

Bài đọc:

BA ANH ĐẦY TỚ

      Một lão nhà giàu có ba anh đầy tớ, nhưng mỗi anh một tính, anh thì rất cẩn thận, anh thì rất lo xa, còn một anh thì rất lễ phép. Lão lấy làm đắc ý lắm.

      Một hôm, cậu con cả lão ngã xuống ao, anh cẩn thận trông thấy chạy về thưa với chủ:

      – Thưa ông, cậu cả nhà ngã xuống ao, xin ông cho phép con đi vớt cậu lên ạ!

      Vớt lên được, thì cậu cả đã chết nghẻo rồi. Lão liền vác gậy đuổi, anh cẩn thận chạy biến. Lão sai anh lo xa đi mua áo quan về liệm. Được một lúc, anh này mang về hai cái. Thấy thế ông chủ trừng mắt:

     – Tại sao lại mua những hai cái, thằng kia?

     Anh này trả lời:

     – Ấy, con mua phòng xa, nhỡ cậu hai có chết đuối thì có cái dùng ngay.

      Lão lại vác gậy đuổi đi.

      Chỉ còn anh lễ phép vẫn được lòng chủ. Một hôm anh ta cùng một người nữa cáng chủ nhà đi chơi. Đến chỗ lội bùn ngập đến lưng ống chân mà anh ta vẫn vui vẻ không một lời phàn nàn. Thấy thế ông chủ khen:

      – Anh khá lắm, biết chịu khó. Cứ cố đi rồi đến Tết ta sẽ may cho bộ cánh.

      Vừa nói đến đấy thì anh đầy tớ đặt cáng xuống giữa đống bùn khoanh tay lễ phép nói:

     – Con xin đa tạ ông!

(Theo Lê Trí Viễn)​

3
1 tháng 12

Bạn gửi văn bản này với câu hỏi gì, hãy ghi câu hỏi xuống bên dưới văn bản để người khác có thể hiểu câu hỏi của bạn.

1 tháng 12

Hãy ghi câu hỏi xuống dưới văn bản thay vì ghi lên trên để người khác dễ nhìn thấy câu hỏi hơn nhé.

29 tháng 11

Vần chân.

29 tháng 11

chân

 

Bài tập 1: Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn sau, từ đó, xác định kiểu đoạn văn (diễn dịch, quy nạp). Phân tích tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn. a/ (1)“ Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. (2) Bản chất trời phú ấy rất có ích cho xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. (3)...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn sau, từ đó, xác định kiểu đoạn văn (diễn dịch, quy nạp). Phân tích tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn.

a/ (1)“ Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. (2) Bản chất trời phú ấy rất có ích cho xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. (3) Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. (4) Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. (5) Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng”.

(Trích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan, Ngữ văn 9, tập 2)

b/ Theo số liệu báo cáo, tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động trồng trọt (ni lông, bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) xấp xỉ 661,5 nghìn tấn /năm, gồm 550 nghìn tấn ni lông, 77,49 nghìn tấn vỏ bao bì phân bón và 33,98 nghìn tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm khoảng 67,93 triệu tấn; 77 nghìn tấn chất thải nhựa vỏ bao bì thức ăn. Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát sinh khoảng 880 nghìn tấn bùn thải, 273 nghìn tấn chất thải từ bao bì thức ăn, vỏ thuốc thú y và các loại chất rắn khác.

c/ (1) Để xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, các thành viên trong gia đình phải luôn gắn bó, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, đối diện khó khăn cùng nhau. (2) Trong cuộc sống của mỗi người bao giờ cũng có niềm vui, nỗi buồn đan xen, sự quan tâm, lời động viên đúng lúc, đúng chỗ của những người thân sẽ là điểm tựa, là động lực tinh thần quan trọng để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. (3) Trong xã hội hiện đại, lối sống thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm đối với chính những người thân, gia đình của mình cũng đang là vấn đề cần cảnh tỉnh trong xã hội hiện đại. (4) Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, gia đình phải luôn là chỗ dựa vững chắc, là động lực để mỗi thành viên vươn lên trong cuộc sống.

0
28 tháng 11

Câu:"Quê hương là gì hở mẹ" là một câu hỏi tu từ ,tưởng chừng là một câu hỏi của một đứa trẻ nhưng lại mang nhiều hàm ý.Không phải khi còn bé chúng ta vẫn thường hay hỏi bố mẹ mình những câu hỏi như: Quê hương là gì? Quê hương là nơi ta sinh ra, khi ra đi ta luôn nhớ về những kỉ niệm và hình ảnh của nơi đó. Chẳng phải từ thuở mới lọt lòng sinh ra qua những lời ru tiếng hát của bà, của mẹ đã dạy ta phải yêu đất nước của mình.Câu này còn được lặp lại hai lần thể hiện sự mong mỏi và khao khát của tác giả.

    CHO MÌNH XIN LGHN NHÉ

28 tháng 11

Ngày xưa, bọn lục lâm thảo khấu thường hay ẩn cư trên núi rồi tổ chức các vụ cướp bóc, đối với những người sống quanh khu đó hoặc có việc phải đi qua khu vực do bọn chúng thống trị. 

27 tháng 11

Là sao ???

đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: trong xóm có người gọi con "bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn Bọn tớ ngao du khắp nơi này nơi nọ mà không biết nơi nao Con hỏi :"Nhưng làm thế nào mình ra được Họ nói "Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được ngọn sóng đưa đi" Con bảo "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà làm sao có thở rời mẹ mà đi được" Thế là họ mỉm...
Đọc tiếp

đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

trong xóm có người gọi con

"bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn

Bọn tớ ngao du khắp nơi này nơi nọ mà không biết nơi nao

Con hỏi :"Nhưng làm thế nào mình ra được

Họ nói "Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được ngọn sóng đưa đi"

Con bảo "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà làm sao có thở rời mẹ mà đi được"

Thế là họ mỉm cười , nhảy múa rồi bay đi

Câu1: Xác định đề tài và nội dung của đoạn trích

Câu2: Xác định nghĩa hàm ẩn của câu :"Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà làm sao có thở rời mẹ mà đi được". Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? chi tiết nào thể hiện điều đó

Câu3: Đọc đoạn thơ em nhận ra được bài học và thông điệp ý nghĩa nào ?

 

1
27 tháng 11

Câu 1: Xác định đề tài và nội dung của đoạn trích

  • Đề tài: Đoạn thơ nói về ước mơ và những cuộc trò chuyện tưởng tượng của trẻ con về việc khám phá thế giới bên ngoài, và tình cảm đối với mẹ.

  • Nội dung: Đoạn thơ kể về cuộc trò chuyện của một đứa trẻ với những người trong xóm, những người khuyến khích nó rời nhà và đi phiêu lưu. Nhưng đứa trẻ do dự vì tình yêu và sự lo lắng của mẹ, cuối cùng những người trong xóm mỉm cười và bay đi.

Câu 2: Xác định nghĩa hàm ẩn của câu "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà làm sao có thở rời mẹ mà đi được". Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? chi tiết nào thể hiện điều đó

  • Nghĩa hàm ẩn: Câu nói thể hiện tình cảm và sự gắn bó sâu sắc của đứa trẻ với mẹ. Đứa trẻ không muốn rời xa mẹ vì lo lắng rằng mẹ sẽ buồn và thiếu vắng.

  • Người nghe có hiểu hàm ý không?: Có. Chi tiết thể hiện điều đó là "Thế là họ mỉm cười, nhảy múa rồi bay đi." Điều này cho thấy những người trong xóm hiểu và tôn trọng tình cảm của đứa trẻ đối với mẹ.

Câu 3: Đọc đoạn thơ em nhận ra được bài học và thông điệp ý nghĩa nào?

  • Bài học và thông điệp: Đoạn thơ mang đến bài học về tình cảm gia đình, đặc biệt là tình mẹ con. Nó nhắc nhở chúng ta rằng sự phiêu lưu và khám phá thế giới là điều đáng quý, nhưng tình cảm và sự gắn bó gia đình cũng vô cùng quan trọng. Đứa trẻ trong câu chuyện đã chọn tình cảm với mẹ thay vì những cuộc phiêu lưu, thể hiện sự hiểu biết và lòng hiếu thảo.