K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2020

Vừa chia tay mái trường tiểu học, tôi bước vào cổng trường cấp hai với nhiều sự mới lạ. Cảm giác ấy khiến tôi nhớ lại buổi đầu tiên đến trường khi tôi mới sáu tuổi. Chỉ khác lần này tôi lớn hơn nên cũng bớt run nhưng vẫn còn nhiều ngại ngùng lắm. Ngày đầu tiên đến nhận lớp tôi hoàn toàn lạc lõng, bạn bè cấp một mỗi đứa một nơi mất rồi, có đứa cùng trường lại học khác lớp. Có lẽ các bạn khác trong lớp cũng vậy, mọi người còn chưa quen nhau, nhìn nhau chỉ mỉm cười chút chút. Chúng tôi hồi hộp chờ đợi giáo viên chủ nhiệm đến. Giống như chờ đợi một minh tinh màn bạc, chúng tôi ai cũng mong được gặp giáo viên chủ nhiệm, bởi đó là người sẽ gắn bó với tập thể lớp trong suốt năm học mới này. Mọi người tò mò không biết sẽ là cô hay thầy, còn trẻ hay đã già, nghiêm khắc hay hiền, nếu là cô giáo thì có xinh hay không....Bao nhiêu câu hỏi đặt ra, các bạn trong lớp ngồi bàn tán xôn xao. Lớp đang rất ồn ào thì bỗng một chị rất trẻ bước vào. Nhìn chị thật xinh, làn da trắng trẻo hồng hào, đặc biệt là đôi mắt toát lên vẻ thông minh. Chị cột tóc đuôi gà khá tinh nghịch. Quần âu với chiếc áo sơ mi trắng không làm chị già đi mà nom càng cứng cỏi. Chị vừa vào lớp vừa nơ nụ cười rất tươi để lộ chiếc răng khểnh duyên quá. Chúng tôi đứa nào cũng trầm trồ mà quên cả hỏi xem chị là ai. Dường như cũng cảm nhận được điều đó chị cất tiếng nói thật nhẹ nhàng:
- Lớp mình là lớp 6A phải không?
- Vâng ạ - cả lớp tôi đáp đồng thanh.
- Giáo viên chủ nhiệm các em chưa vào lớp à?
- Chưa ạ. Nhưng mà chị là ai thế?
Trước câu hỏi của chúng tôi chị hơi ngạc nhiên nhưng lập tức chị nở nụ cười rạng rỡ:
Vậy trong lúc chờ giáo viên chủ nhiệm lên lớp, chị có thể ở lại và cùng các em tham gia trò chơi không? Chị cũng là cựu học sinh của nhà trường mà.
Chúng tôi nghe nói đến trò chơi thì vui không kể hết, chẳng ai còn để ý đến việc giáo viên chủ nhiệm chưa vào lớp nữa. Chúng tôi ngay lập tức hưởng ứng và ai về chỗ nấy rất ngay ngắn. Chị vào lớp với những bước đi rất tự tin. Chị bắt đầu cho chúng tôi chơi trò chơi. Trò chơi này không giống như chúng tôi tưởng tượng. Trò chơi được mang tên “Làm quen”. Từng tốp lên bảng tham gia một hoạt động sôi nổi, nếu ai thua thì phải nói đôi nét vẻ bản thân. Lúc đầu còn ngại ngùng nhưng ngay sau đó chúng tôi ai cũng hào hứng, tự tin nói về mình. Dường như giữa chúng tôi không còn khoảng cách mà đã quen nhau từ trước rồi. Mọi người đều chơi rất hết mình và nhanh chóng chúng tôi biết tên nhau, biết những điều giản dị nhất về nhau. Trò chơi thật lí thú....
Kết thúc cuộc chơi sôi nổi, để tạm lắng chị kể cho chúng tôi những mẫu chuyện cười nhưng đều nói về học trò. Chị kể chuyện rất duyên, đứa nào cũng chăm chú nghe như nuốt từng lời. Rồi bất ngờ chị chuyển hướng, xây dựng một cuộc hội thảo “Em mong muôn gì ở một giáo viên chủ nhiệm?” Thế là cuộc hội thảo diễn ra, sôi động không kém gì phần chơi trước. Trong không khí thoải mái, chúng tôi tự tin nói lên những suy nghĩ, mong muốn của mình. Đáp lại chúng tôi chị có những lời giải thích thật cặn kẽ, thỏa đáng khiến ai cũng khâm phục. Cuộc thảo luận đang đến hồi cao trào thì bất chợt cô hiệu trưởng đến. Chúng tôi nghiêm trang chào cô. Cô cười hiền từ và gửi đến lớp lời chào đầu năm: “Các em là học sinh mới của trường nên được các thầy cô yêu quý và chăm sóc nhiều nhất. Vì vậy để đáp lại tình cảm của thầy cô, các em cũng phải hứa sẽ cố gắng nhé. Đây là cô Linh chủ nhiệm lớp ta...” Cô hiệu trưởng vừa nói vừa chỉ vào chị khiến chúng tôi một lần nữa ngạc nhiên, sững sờ... Hàng chục cặp mắt đưa về phía chị, mở tròn ngơ ngác.... Cô hiệu trưởng thấy thế cũng rất đỗi ngạc nhiên. Chỉ có chị mà bây giờ là cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi là không bất ngờ. Lời giải thích sau đó của cô làm cho chúng tôi “bình tĩnh” trở lại. Cả lớp cùng cô hiệu trưởng cười vang. Lớp tôi vui hơn cả vì có cô chủ nhiệm tuyệt vời. Tuy còn rất trẻ nhưng cô đã làm cho tất cả mọi người thán phục và yêu quý. Chúng tôi còn bị thuyết phục hơn bởi sau đó cô giới thiệu về các môn học. Cách nói tự nhiên, hài hước, có duyên của cô khiến cho những môn học mới lạ đã trở nên thân quen với chúng tôi biết chừng nào. Ôi buổi học đầu năm thật ý nghĩa, cô chủ nhiệm của lớp tôi thật tuyệt vời.
Người ta vẫn thường nói, người giáo viên là một kĩ sư tâm hồn, người kĩ sư tài ba nhất. Suốt cuộc đời, họ tận tâm, nhiệt huyết xây nên những công trình tuy không nhìn thấy nhưng mới vĩ đại làm sao. Chúng tôi thầm cảm ơn các thầy cô đã cho chúng tôi những bài học bổ ích từ những điều giảm dị nhất. Buổi học đầu năm ấy sẽ sống mãi trong tôi, không bao giờ phai nhạt.

20 tháng 9 2020

Từ mượn là gì

Tiếng Việt rất đa dạng, ngoài các từ ngữ tự sáng tạo, nhân dân ta còn sử dụng những từ mượn của nước ngoài để biểu thị hiện tượng, sự vật…

Khái niệm

Từ mượn là những từ vay mượn của nước ngoài giúp tạo sự phong phú, đa dạng cho ngôn ngữ Tiếng Việt.

Ngoài định nghĩa từ mượn mà chúng tôi đưa ra trên bách khoa toàn thư Wikipedia còn có khái niệm cụ thể hơn. Các em quan tâm có thể xem nhé.

Tại sao có từ mượn?

Trên thế giới không có ngôn ngữ nào thuần chủng mà đều có sự vay mượn, hoặc nguồn gốc từ các ngôn ngữ khác. Tiếng Việt cũng trong xu thế trên. Vay mượn hoặc sử dụng từ ngữ từ nơi khác là hiện tượng phổ biến và tất yếu của sự tiếp xúc về ngôn ngữ, văn hóa của các quốc gia với nhau. Nhất là trong thời đại phát triển công nghệ, nhiều thuật ngữ, khái niệm mà ngôn ngữ Tiếng Việt không thể đáp ứng việc vay mượn sử dụng ngôn ngữ khác là điều tất yếu để đáp ứng sự phát triển của kỷ nguyên mới.

Ví dụ trong ngôn ngữ Việt có sử dụng nhiều từ mượn trong tiếng Hán cổ. Nguyên nhân trong thời kì dài nước Hán (Trung Quốc) đô hộ nước ta.

Trong tiếng Mỹ có nhiều từ mượn của tiếng Anh, đa số người Mỹ từ nước Anh di cư từ hàng trăm năm trước.

=> Mượn từ là xu thế tất yếu của sự phát triển ngôn ngữ.

Nguyên tắc mượn từ

Nhằm bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt khi mượn từ cũng có những nguyên tắc riêng đó là không sử dụng tùy tiện, lạm dụng các từ mượn. Nếu như lạm dụng thường xuyên sẽ làm hại đến ngôn ngữ Tiếng Việt, về lâu dài khiến cho ngôn ngữ trở nên pha tạp. Bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ là nhiệm vụ vô cùng quan trong của mọi quốc gia trên thế giới.

Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. Gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngôn ngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa. Tuy nhiên, việc tạo mới và sử dụng các từ mượn cũng cần hết sức quan tâm để tránh làm mất đi bản sắc ngôn ngữ nhận, đánh mất sự đa dạng của ngôn ngữ; để tránh điều đó chỉ nên sử dụng từ mượn trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp.

****( Trong Sách giáo khoa cũng có ) 

20 tháng 9 2020

          Lang Liêu là một ông hoàng “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai …”. Đó là một ông hoàng giàu nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Anh mồ côi mẹ, là một ông hoàng bị “lép vế” trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Việc Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng có ý nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ “thần bảo như dân bảo”.Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ về cách thức cụ thể làm bánh ra sao. Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đõ xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng nguyên liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xú sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phân thưởng cao quý.

          Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giầy tượng trung cho Trời, bánh chưng tượng trưng cho Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hòa hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật.  Lá dong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá dong mà nêu cao bài học thương yêu đòan kết. Nhà vua ngẫm nhắc các hoàng tử và quân thần bài học giữ nước. Bánh chưng, bánh giầy với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, xứng đáng được vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên vương chứng giám.

20 tháng 9 2020

cảm ơn bạn linh nhoa 

20 tháng 9 2020

Sơn Tinh là biểu tượng sức mạnh của nhân dân ta. Muốn chống lại thiên tai của thiên nhiên. Và đó cũng là một hình ảnh, ước mơ chế ngự thiên tai của nhân dân ta. Dù có khó khăn cũng không lùi bước.Dù lũ lụt có diễn ra hằng năm nhưng Sơn Tinh vẫn quyết tâm bào vệ mảnh đất của cha ông. Tôi mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi vào cảnh lũ lụt hằng năm. Những cơn lũ lụt hằng năm cứ kéo đến mà Sơn Tinh vẫn vững vàng chống chọi tất cả để bảo vệ người dân chúng ta. Chúng ta cần ghi nhớ những công lao to lớn mà Sơn Tinh đã làm cho đất nước chúng ta. Tôi chắn chắn rằng Sơn Tinh luôn theo dõi và bảo vệ người dân chúng ta.

20 tháng 9 2020

Sơn Tinh Thủy Tinh là truyền thuyết nổi tiếng gắn bó với tuổi thơ mỗi người. Tác phẩm đã cho thấy người anh hùng Sơn Tinh tài năng, dũng cảm đã chiến đấu chống lại sự đánh trả quyết liệt của Thủy Tinh. Sơn Tinh đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc. Nếu như Thủy Tinh đại diện cho sức mạnh thiên nhiên hung bạo, dữ dội thì Sơn Tinh lại là đại diện sức mạnh của nhân dân, cộng đồng. Tác phẩm được bắt đầu bằng câu chuyện kén rể của vua Hùng. Nhà vua có một người con gái tên là Mị Nương đã đến tuổi lấy chồng, bởi vậy vua cha muốn kén cho con gái yêu của mình một người chồng thật xứng đáng cả về tài năng lẫn phẩm chất. Trong vô vàn những người đến cầu hôn, có hai chàng một người là Sơn Tinh, một người là Thủy Tinh khiến nhà vua ưng ý hơn cả. Thủy Tinh đến từ vùng biển cả có tài hô mưa gọi gió; Sơn Tinh lại là chúa vùng non cao có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Tài năng của hai chàng chẳng ai kém ai khiến nhà vua vô cùng băn khoăn. Trước tình thế đó, vua Hùng đã đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem đến trước sẽ được rước Mị Nương về làm vợ. Sính lễ bên cạnh những sản vật bình dị như cơm nếp, bánh chưng còn có những sản vật kì dị, quý hiếm “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Ngay từ sính lễ ta đã thấy phần nào chiến thắng nghiêng về phía Sơn Tinh. Và quả đúng như vậy, hôm sau, Sơn Tinh mang sính lễ đến sớm, rước nàng Mị Nương về làm vợ. Thủy Tinh vô cùng tức giận, đến sau không lấy được Mị Nương, chàng đã đem quân đánh trả. Trước sự hung hãn của Thủy Tinh, để bảo vệ vợ yêu, bảo vệ người dân Sơn Tinh đã bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn chặn dòng nước lũ. Trận chiến kéo dài hàng tháng trời, sau Thủy Tinh đuối sức đành phải bỏ về. Nhưng hàng năm Thủy Tinh vẫn quay lại báo thù Sơn Tinh. Với việc xây dựng nhân vật Sơn Tinh nhân dân ta đã thể hiện truyền thống đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Đồng thời với nhân vật này, cùng với sự việc hàng năm Thủy Tinh vẫn tiến đánh Sơn Tinh là cách dân gian giải thích về hiện tượng mưa bão hàng năm. Ngoài ra, Thủy Tinh chỉ nhận lại sự thất bại trong cuộc chiến với Sơn Tinh đã phản ánh ước mơ, khát vọng chiến thắng thiên tai, bão lũ của nhân dân ta. Để xây dựng nhân vật Sơn Tinh các tác giả đã vận dụng trí tưởng tượng tài hoa tạo nên xuất thân thần kì, những chiến công vĩ đại của nhân vật (thần núi Tản Viên, có nhiều phép lạ: bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi,…). Cùng với đó là việc xây dựng cốt truyện kịch tính, sự kiện sinh động đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm. Qua truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, đặc biệt là qua nhân vật Sơn Tinh các tác giả dân gian đã gửi gắm niềm mơ ước, khát vọng chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta. Sơn Tinh là một hình tượng đẹp đẽ trong lòng người đọc. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng để lại cho ta bài học đáng suy ngẫm về mẹ thiên nhiên. Mỗi người chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để hạn chế bão lũ cũng như có biện pháp phòng chống bão lũ phù hợp để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của chúng ta.

20 tháng 9 2020

“Nhiều người cho rằng, Thủy Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa nước lũ, còn Sơn Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa tinh thần, ý chí, khả năng và thành quả chống bão lụt của nhân dân.Không hoàn toàn như vậy, Sơn Tinh và Thủy Tinh là những hình tượng huyền thoại, được hình thành, nhào nặn trong trí tưởng tượng của người Việt cổ, trong đó những yếu tố tự nhiên và xã hội, hiện thực và lí tưởng đã kết hợp, hòa lẫn với nhau, rất khó tách bạch. Sơn Tinh là sự khái quát hóa, hình tượng hóa và thần thánh hóa không chỉ riêng lực lượng con người (tinh thần, ý chí, thành quả chống lũ lụt của nhân dân) mà còn có cả lực lượng tự nhiên (rừng, núi). Sự xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không chỉ phản ánh mâu thuẫn giữa con người và hiện tượng bão lụt trong thiên nhiên mà còn phản ánh cả sự xung đột giữa con người với con người, giữa các bộ tộc miền biển và miền núi trong thời kì Văn Lang của các vua Hùng.Cơn giận lưu niên “năm năm báo oán, đời đời đánh ghen” của Thủy Tinh là sự phản ánh và lí giải vô cùng độc đáo, tài tình hiện tượng bão lụt hàng năm (mang tính chu kì) của thiên nhiên và hiện tượng ghen tuông dai dẳng của con người.Chi tiết Thủy Tinh dâng nước cao lên bao nhiều Sơn Tịnh cũng dâng núi Tản Viền cao lên bấy nhiều thật nên thơ và độc đáo. Đó là ước mơ nhưng đồng thời cũng có nhiều tính hiện thực. Bởi vi trừ nạn hồng thủy ra, không có trận lụt nào có thể dâng nước lên cao hơn núi Ba Vì. Nếu không như vậy thì làm sao người Việt có thể tồn tại được đến ngày nay?”

20 tháng 9 2020

Bài làm

- Sơn Tinh mang lễ vật đến trước nên cưới được Mị Nương, rước nàng về núi Tản Viên.Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ nên đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh để giành lại Mị Nương.Thủy Tinh gây ra mưa to gió lớn, dâng nước sông lên cuồn cuộn...Sơn Tinh bình tĩnh chống trả. Nước dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Quân Sơn Tinh đắp thành ngăn nước, nhổ cây, ném đá, tiêu diệt quân của Thủy Tinh...Sau nhiều ngày, Thủy Tinh đuối sức phải rút quân về. Nhưng không nguôi thù cũ nên hằng năm, cứ đến dịp ấy là Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.   Đây là một câu chuyện rất hay và ý nghĩa. Qua cuộc chiến giữa hai vị thần, tác giả dân gian đã thể hiện rõ ước mơ của nhân dân về công lý, lẽ phải, cái thiện sẽ luôn luôn chiến thắng cái ác. Thuỷ Tinh dù có hàng trăm phép thần thông cũng không thể chiến thắng Sơn Tinh, bởi vì từ cổ chí kim thì người tốt luôn được đất trời che chở bảo vệ. Đồng thời câu chuyện cũng thể hiện tinh thần, ý chí chiến đấu của nhân dân ta trước những hoàn cảnh khó khăn, dù thiên thiên có hung bạo tới đâu cũng sẽ phải khuất phục trước sức mạnh kiên cường của con người.

*Ryeo*



 

20 tháng 9 2020

Cách đây đã lâu, đời vua Hùng Vương thứ 18 có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.

     Khi nàng đến tuổi lấy chồng, Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Các chàng trai từ khắp vùng tìm đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Nghe được tin đó, ta liền chọn ngay một ngày đẹp để tới xin cầu hôn nàng. Cùng với ta, ngày hôm đó cũng có một người tên là Thuỷ Tinh đến từ rất sớm. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:

     - Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho. Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

     Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật và nhanh chóng rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ, hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên biển nước.

     Ta không hề nao núng, lấy hết sức mình để bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi, cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt như nhớ lại mối thù cũ. Tuy nhiên, nhờ có sự ủng hộ và góp sức của dân chúng mà năm nào ta cũng giành được chiến thắng lẫy lừng.



 

20 tháng 9 2020

Bài Làm

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng.Ta cùng với Thủy Tinh đến cầu hôn Mị Nương,bọn ta đều ngang tài ngang sức. Ta là  chúa vùng non cao. Thuỷ Tinh là chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện: 

-"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”.

Hôm sau,Ta mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc.Ta không hề nao núng. Ta dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh ta nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

( mình kể ngắn gọn thế thôi nhé -.-")

*Ryeo*

 

Sơn TinhThuỷ Tinh
Nơi ở : vùng núi (núi Tản Viên) Nơi ở : Vùng biển
Tài năng : có phép lạ, vẫy tay về phía tây nổi núi đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nướcTài năng : hô mưa gọi gió, làm rung chuyển trời đất 
 Hành động của Sơn tinh và thuỷ tinh: giống ở tài năng (dòng trên) 
Biểu tượng : khát vọng khắc phục thiên tai của nhân dân taBiểu tượng : thảm họa, thiên tai, bão lũ.

1, , Sơn Tinh : thần núi Tản Viên , hay còn gọi là Thánh Tản  do Sơn Tinh ngự trị trên núi Tản Viên .Sơn Tinh chỉ tay đến đâu núi rừng mọc lên đến đấy, muông thú đầy đàn.

Thuỷ Tinh : Thần nước , thần biển cả .  Thủy Tinh vẫy tay thì nước dâng lên cao, ba ba, thuồng luồng nổi đầy mặt nước.

2 , Sính lễ là một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

3, 
Hai thần đánh nhau trời long đất lở. Thủy Tinh làm phép dâng nước định dìm chết Sơn Tinh, Sơn Tinh làm phép cho núi dâng cao cản nước. Thủy Tinh càng làm nước dâng cao, Sơn Tinh càng làm núi mình cao hơn. Cuối cùng Thủy Tinh đánh không lại, chịu thua. Từ đó, Sơn Tinh và Mỵ Nương sống vui vẻ bên nhau.
Tuy nhiên, hàng năm cứ vào khoảng tháng 7 âm lịch, Thủy Tinh lại nhớ đến thù xưa và dâng nước lên đánh Sơn Tinh.

4, Ý ngĩa :

- Những vất vả , khổ đau của người dân miền Bắc khi phải chống chọi , vật lộn với lũ lụt , thiên tai .

=> Những ước mơ , khát vọng của người dân xây dụng , chế ngự lũ lụt thành công .

20 tháng 9 2020

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: lòng yêu nước của :nhân dân ta từ xưa đã có sẵn ở những lứa tuổi nhỏ nhất, tiếng nói ấy là dấu hiêu mở đầu cho truyền thống yêu nước của lớp thiếu niên Việt Nam trong các thế kỉ dựng nước về sau với nhiều tấm gương, nỗi căm giận giặc xâm lăng làm cho em bé không biết nói bật ra tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc.