K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chiến lược dân số của Việt Nam qua các thời kì Giai đoạn 1961-1975 đánh dấu sự khởi đầu nhận thức về tác động của sự gia tăng dân số tới sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Việc sinh đẻ có hướng dẫn đã đánh dấu sự ra đời của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở nước ta. Quyết định này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở...
Đọc tiếp

Chiến lược dân số của Việt Nam qua các thời kì

Giai đoạn 1961-1975 đánh dấu sự khởi đầu nhận thức về tác động của sự gia tăng dân số tới sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Việc sinh đẻ có hướng dẫn đã đánh dấu sự ra đời của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở nước ta. Quyết định này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á tiến hành công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Kể từ đây người dân đã bắt đầu có ý thức hơn về vấn đề dân số và chấp nhận sinh đẻ có kế hoạch.

Trong giai đoạn 1976-1990, sau khi đất nước thống nhất, cuộc vận động sinh đẻ kế hoạch tiếp tục được triển khai và đẩy mạnh trên phạm vi cả nước. Các kỳ Đại hội Đảng cũng luôn xác định công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình là những chỉ tiêu quan trọng trong phát triển đất nước, cùng hàng loạt văn bản về chính sách dân số được ban hành.

Giai đoạn 1991-2000 là dấu mốc của sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở nước ta. Từ đây, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đã có sự thay đổi cơ bản, toàn diện cả về nội dung, cách làm, huy động toàn hệ thống chính trị tham gia vào công tác này; xây dựng và từng bước kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình. Kết quả công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn này đã vượt các mục tiêu đề ra, tốc độ gia tăng dân số quá nhanh đã cơ bản được kiềm chế. Ghi nhận những thành công và đóng góp của Việt Nam, Liên hợp quốc đã trao giải thưởng Dân số của Liên hợp quốc cho Việt Nam vào năm 1999.

Từ năm 2001-2016, nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước được ban hành, như: Nghị quyết 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của Bộ Chính trị, Pháp lệnh Dân số của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Nghị định của Chính phủ, Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam 2011-2020. Dân số được xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, là nền tảng quan trọng trong chiến lược phát triển con người của đất nước. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế (năm 2006) và duy trì vững chắc đến nay.

Từ năm 2017 đến nay, nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước mang tính bước ngoặt được ban hành, như: Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới; Nghị quyết số 137/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW; Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Bên cạnh đó, nhiều chương trình được phê duyệt và đưa vào triển khai thực hiện, như: Chương trình truyền thông dân số đến năm 2030; Chương trình củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030…

0
10 tháng 12 2024

Nhật Bản là đất nước có nhiều núi rừng chiêm khoảng 67% diện tích, các cánh đồng được can tác chiếm khoảng 13%. Nhật Bản gồm 4 hòn đảo chính là Hokkaido (83.453 km2), Honshu (231.078 km2, chiếm trên 60% tổng diện tích), Shikoku (18.788 km2) và Kyushu (42.165 km2) và hàng ngàn hòn đảo nhỏ khác.

3 tháng 12 2024
  • Vị trí địa lý: Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, với sự tác động của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Gió mùa mang lại lượng mưa và độ ẩm khác nhau cho từng khu vực.

  • Địa hình: Địa hình phức tạp với nhiều dạng núi, cao nguyên, đồng bằng và bờ biển dài hơn 3,000 km làm thay đổi điều kiện khí hậu tại mỗi vùng.

  • Vĩ độ: Sự khác biệt vĩ độ từ Bắc xuống Nam cũng dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ và lượng mưa giữa các vùng miền.

  • Ảnh hưởng của biển: Vùng biển Đông góp phần điều hòa khí hậu, đặc biệt ở các tỉnh ven biển, tạo ra sự khác biệt giữa các vùng gần biển và sâu trong đất liền.

2 tháng 12 2024

Qatar có nước lượng khí thải độc hại bình quân đầu người cao nhất thế giới.

2 tháng 12 2024

Trả lời:

Hiện nay (năm 2024), Trung Quốc là nước có lượng khí thải độc hại bình quân đầu người cao nhất thế giới.

13 tháng 11 2024

Bạn tham khảo:

1. Trái Đất được cấu tạo gồm ba phần chính: lớp vỏ, lớp manti và lõi. Lớp vỏ là lớp ngoài cùng, có độ dày từ 5 đến 70 km và là nơi chúng ta sinh sống, với các loại đá trầm tích, đá biến chất và đá mácma, nơi xảy ra các hiện tượng tự nhiên như động đất và núi lửa phun trào. Bên dưới lớp vỏ là lớp manti, chiếm khoảng 84% thể tích Trái Đất, với độ dày khoảng 2.900 km, chủ yếu là các khoáng chất silicat giàu sắt và magie, và được chia thành manti trên và manti dưới. Cuối cùng là lõi Trái Đất, nằm ở trung tâm và bao gồm hai phần: lõi ngoài lỏng dày khoảng 2.200 km và lõi trong rắn có đường kính khoảng 1.200 km, cả hai đều chứa sắt và niken, với nhiệt độ rất cao.

2. Trên lược đồ Trái Đất, các mảng kiến tạo lớn bao gồm mảng Thái Bình Dương, mảng Á-Âu, mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Phi, mảng Ấn Độ - Úc và mảng Nam Cực. Ở những đới tiếp giáp nơi các mảng xô vào nhau, thường xảy ra các hoạt động địa chất mạnh mẽ, như tại dãy Himalaya, nơi mảng Ấn Độ xô vào mảng Á-Âu, tạo nên một trong những dãy núi cao nhất thế giới. Một ví dụ khác là vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nơi nhiều mảng xô đẩy và va chạm, gây ra nhiều hoạt động núi lửa và động đất. Những vùng tiếp giáp này chính là nơi tập trung nhiều hiện tượng tự nhiên dữ dội do áp lực và ma sát giữa các mảng kiến tạo.

8 tháng 11 2024

A

 

8 tháng 11 2024

A nha!