tả lại cảnh làng quê vào vụ mùa ( gặt ) lúc hoàng hôn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
loắt choắt trong chú bé loắt choắt là C
k nha
đúng
Năm nay, sau dịp nghỉ Tết, trường em đã phát động phong trào ủng hộ học sinh vùng cao. Cô tổng phụ trách phổ biến rằng mỗi bạn học sinh trong trường có thể đóng góp bằng hai cách. Đầu tiên, chúng em có thể đóng góp bằng những đồ vật cụ thể như quần áo cũ, cặp sách cũ, đồ dùng học tập… Thứ hai, chúng em có thể đóng góp bằng số tiền nho nhỏ được rút ra từ số tiền mừng tuổi của mỗi người.
Bản thân em thích đóng góp từ những hiện vật cụ thể. Nên em đã chuẩn bị rất nhiều “món quà” tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng tấm lòng của em. Em đã trích một số tiền nho nhỏ đề mua những món đồ dùng học tập như: bút chì, thước kẻ và tẩy... Ngoài ra, em cũng thu gom một số bộ quần áo mà mình không mặc nữa nhưng vẫn còn rất mới, giặt sạch sẽ và gấp gọn gàng.
Tất cả những món quà ấy đều được em cho vào túi cẩn thận và đem đến trường nộp lại cho cô giáo. Mẹ cũng giúp em chuẩn bị. Hai mẹ con vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ. Em kể cho mẹ nghe về công việc học tập ở lớp. Nghe thấy giọng của mẹ là em biết rằng chắc chắn mẹ đang rất vui. Em hy vọng rằng những món quà này sẽ giúp đỡ phần nào cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Chắn hẳn, nhờ những món quà nhỏ đó mà các bạn nhỏ đó có thể tiếp tục học tập như em và thực hiện được ước mơ của mình. Trong tương lai, các bạn sẽ trở thành những người có ích cho xã hội.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” - đó là những lời ca trong bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Em cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi đã làm được một việc tốt, tuy nhỏ bé nhưng cũng có ích cho xã hội.
không giám nhìn nữa,thấy bản thân bị mẹ chửi ngu dốt kia kìa
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Quê hương luôn là mảnh đất mang đến cho em thật nhiều điều thú vị. Một trong số ấy là phiên chợ mỗi tháng chỉ họp hai lần vào ngày mười lăm và ba mươi hàng tháng.
Phiên chợ bắt đầu từ lúc sáng sớm. Khi ông mặt trời còn chưa thức dậy, những tia nắng đầu tiên còn chưa chiếu xuống mặt đất. Màn đêm vẫn còn bao phủ khắp không gian và làn sương trắng mỏng như tấm màn vẫn chưa tan hết. Bầu trời vẫn còn tối đen, mọi người đã lục đục sắp xếp và đến chợ để lựa chọn cho mình những chỗ ngồi tốt. Vì đây là chợ phiên, mỗi tháng chỉ họp vài lần nên sẽ không có chỗ ngồi cố định mà ai đến trước sẽ ngồi trước.
Nói là chợ nhưng thực chất đây là một bãi đất trống, bằng phẳng và rộng rãi. Vì phiên chợ họp thường xuyên nên có những cái lán được người ta dựng lên, dù không phải tạm bợ nhưng cũng không phải là kiên cố, vững chắc. Lán được dựng bằng những thân cây lớn bằng hai bắp chân người, cao khoảng chừng hai mét, phía trên được lợp mái bằng cỏ khô, lá cọ phòng khi trời mưa, người ta còn có chỗ trú. Những chiếc lán ấy trở thành địa điểm lý tưởng cho những người bán hàng. Vì thế mà trong trí nhớ của em, mỗi lần đến phiên chợ, bà và mẹ đều phải thức dậy thật sớm để đến chợ để có thể ngồi trong những cái lán ấy. Em cũng đã có lần theo chân bà và mẹ đi phiên chợ sớm.
Đó là một buổi sáng đẹp trời. Vẫn như mỗi ngày phiên chợ họp, trời vẫn còn tối đen nhưng chợ đã đông người lắm rồi. Bà và mẹ đến sớm nên ngồi trong cái lán gần lối vào của chợ - một địa điểm đẹp để buôn bán. Mẹ và bà mang theo ngô, giỏ do ông và bố đan cùng với trứng và vài con gà để bán. Mẹ sắp xếp gian hàng thật gọn gàng và đẹp mắt để chờ đón những vị khách đầu tiên.
Ông mặt trời đã thức dậy, tỏa những tia nắng xuống mặt đất. Nắng lên khiến cho những làn sương mỏng tan dần, chỉ còn lai những giọt nước trong veo đọng trên cỏ, long lanh như những hạt ngọc. Giữa không gian tinh khôi của buổi sớm, em hít một hơi thật sâu để không khí trong lành lấp đầy trong phổi. Trên cành cây, chim chóc đã bắt đầu cất tiếng hót bắt đầu một ngày mới. Những chú ong bướm cũng đã rời tổ đi kiếm mật. Hoa bắt đầu hé nở, tỏa ra mùi hương thơm mát. Phía xa, từng đám mây trắng vẫn lững lờ lưng chừng núi như chẳng muốn tiếp tục cuộc hành trình của mình nữa.
Người đến chợ ngày càng đông. Đủ mọi mặt hàng được bày bán. Phía cuối chợ là hàng cá. Những con cá tươi ngon, vảy bạc trắng, miệng vẫn còn ngáp ngáp để thở được bày trên những cái mẹt được lót lá chuối hoặc là một tấm lưới giống như chiếu nhưng được đan dày hơn. Trước mẹt cá là những chiếc chậu nhỏ, đầy cua, ốc và cả những con trai béo mập, to tướng. Lũ trẻ con theo bà, theo mẹ đi chợ thích nhất là nhìn những con cua đen trũi với cái càng to chạy loạn trong chậu. Người bán hàng là một người phụ nữ khoảng tầm ba mươi tuổi. Nước da của cô ấy ngăm ngăm, khuôn mặt tròn tròn bầu bĩnh và miệng lúc nào cũng nở nụ cười tươi tắn dù rất nhiều khách hàng hỏi. Ngồi gần đó là cô hàng rau. Những mớ rau xanh non, mát mắt được bó thành từng bó nhỏ nhỏ xinh và được sắp xếp gọn gàng. Sạp hàng của cô nho nhỏ mà lại đầy màu sắc. Góc bàn cô bày nào rau muống, rau cải, rau ngót… chính giữa là những túi nhỏ đựng các loại rau thơm. Túi nào cũng đầy đặn, được phủ một lớp nước trên bề mặt. Gần cô hơn là những quả cà chua đỏ chót, những quả chanh xanh rì, quả ớt đỏ vàng. Chỉ là một sạp bán rau thôi mà cũng có đủ thứ màu sắc rồi. Cô bán hàng như một người nghệ sĩ, chỉ cần ai đó nói muốn mua rau gì, tay cô lại thoăn thoắt, vừa lấy rau, vừa gói lại cẩn thận, miệng thì trò chuyện, tươi cười.
Trong chợ cũng có những cô, những bà bán đồ ăn. Nào xôi, bánh cuốn, bánh đúc. Có cả một bác bán phở ở góc bên phải của chợ. Bác có một gánh phở, được sắp xếp rất khéo. Bà em bảo, bác là người Hà Nội lên đây nên phở bác nấu và cách trang trí cho gánh phở cũng mang phong cách nhẹ nhàng, thanh lịch của người Hà Nội. Bát phở ngày ấy cũng chẳng cầu kỳ. Bác có một chiếc đĩa to, trên đó đặt nhân của phở có thịt gà, thịt lợn, bung, mọc. Ngoài rìa của đĩa là rau thơm, hành hoa, rau mùi cắt nhỏ. Bên kia của gánh là chiếc bếp than hồng với nồi nước dùng thơm lừng nghi ngút khói. Bác không làm sẵn mà chỉ có người ăn bác mới tráng phở, bỏ nhân, rau thơm vào rồi chan nước dùng là bát phở nóng hổi đã sẵn sàng. Em vẫn còn nhớ mùi vị ngọt thanh, đủ vị của bát phở mà bà đã từng mua cho em ăn.
Chợ càng lúc càng đông người, mọi người ai cũng cười nói vui vẻ. Theo phía sau các bà các mẹ vẫn là những đứa bé mập mạp với khuôn mặt háo hức, nụ cười thường trực trên môi. Trên tay mỗi đứa cũng đang cầm đồ ăn, với vẻ hài lòng. Em ngồi trong lán quan sát mọi người mua bán, còn bà và mẹ thì mải bán hàng. Hai người chỉ dặn em không được đi xa vì có thể sẽ bị lạc. Bà và mẹ thì luôn tay. Em chỉ có thể giúp gói đồ, buộc lại đưa cho các bác đang đứng ngoài, chứ cũng không biết bán thế nào. Chợ cứ đông đúc như thế cho đến tận giữa trưa. Mặt trời lên đến đỉnh đầu nên người đến chợ cũng thưa dần, mọi người cũng chuẩn bị thu dọn đồ đạc để về nhà. Nhà ai cũng cách chợ 5 - 6 cây số nên phải về nhà sớm, trước khi mặt trời lặn. Bà và mẹ đã bán gần hết số đồ đạc hai người mang đi, chỉ còn lại một ít trứng và mấy cái giỏ. Em giúp hai người thu dọn những thứ linh tinh, quét sạch rác rưởi trong và xung quanh lán rồi theo bà và mẹ trở về nhà.
Phiên chợ đã hết nhưng ấn tượng của nó thì vẫn sẽ còn lại mãi trong tâm trí của em với sự nhộn nhịp, dân dã và bình dị ấy. Bây giờ em đã lớn, chợ phiên cũng họp thường xuyên hơn nên em cũng không còn háo hức như ngày còn bé nữa. Nhưng dù thế nào, phiên chợ ở quê em vẫn sẽ là kỉ niệm đẹp mà em mang theo trong suốt quãng đời sau này.
Tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em - Mẫu 2
Tờ mờ sáng, vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình lên sâu vào lớp sương đêm dày đặc. Vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm. Xa xa, vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm
Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá. Trên phía mép đường, những hàng thịt với bao nhiêu nào thịt heo, thịt bò, thịt gà… đã được dọn từ rất sớm để mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng. Trời sáng dần, hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngõ chợ như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá, hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ. Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt, từ các xóm dưới nào rau, nào củ, nào quả… các thứ hàng nằm trong mẹt, thúng được các bà buôn chuyện đi vào chợ.
Cả khu chợ rộn lên, bắt đầu cuộc đấu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán, có khi bớt một thêm hai đồng bạc. Có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo, cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi, để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhảm của mấy bà buôn. Lũ trẻ nhỏ đi học sớm, được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh, cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và bàn tán vài câu rồi bỏ đi.
Qua giữa buổi, chợ bắt đầu thong thả, người đi chợ sớm tản sang các ngả rời khỏi chợ. Những hàng cá, hàng thịt, hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kỹ tính của các bà nội trợ đảm đang. Các bà hàng nước gom mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước.
Trưa, mặt trời lên qua đỉnh đầu. Mọi người bán đã dọn hàng về nhà nghỉ ngơi. Chợ đã tan từ lâu.
mình tham khảo nhé
Tuổi thơ tôi có rất nhiều những kỉ niệm đáng nhớ. Cho đến bây giờ và cả mãi sau này, tôi sẽ chẳng thể nào quên được những buổi chiều thả diều, nhuững lần tắm sông. Và rồi cả những lần tôi theo mẹ đi chợ, được ngắm phiên chợ quê mình nữa.
Chợ ở quê tôi diễn ra theo phiên. Hằng tuần, người ta họp chơj ba lần vào các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu. Từ sáng sớm, đã tấp nập người mua, kẻ bán. Hàng bày bán la liệt, có rất nhiều thứ để phục vụ cho cuộc sống của con người. Đầu tiên là những hàng bán đồ ăn sáng. Ở đây, người ta bán những món đồ dân giã, quen thuộc mà trong đó ẩn chưa một văn hóa ẩm thực từ lâu đời: đó là phở- moọt món ăn đã từng xuất hiện trong những trang văn của Nguyễn Tuân, của Thạch Lam, đó là bún, là bánh cuốn,…
Tiếp đó, là những hàng rau. Người dân quê tôi bán những loại rau do chính họ tự tay trồng được. Những mớ rau nhỏ, xanh mướt được bó lại gọn gàng bằng những cọng rơm khô bày bán rất nhiều. Đó là rau mùng tơi, là rau muống, rau đay, có cả những quả mướp nữa,… Kế đó là những quầy hàng bán thịt bò, thịt lợn. Ở quê tôi,có cả ruộng và sông nên khi phiên chợ diễn ra, người ta còn bày bán cả cua đồng, cá rô đồng, những con cá chép nữa,…Toàn những thức ăn người ta tự nuôi được cả…
Phiên chợ diễn ra, tất nhiên người ta còn bán cả hoa quả nữa. Là quả chanh to, căng mọng. màu xanh bóng. Là quả ớt chín đỏ tươi. Là những trái lê, trái bưởi, trái táo,..tất cả đều do người nông dân tự trông được…
Một vài gian hàng lớn hơn thì bày bán quần áo, giày dép. Những bộ quần áo với đủ màu sắc, đa dạng về chất liệu, dành cho mọi đối tượng,..để moị người có thể thoải mái lựa chọn theo nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mình. Vài gian hàng còn bày bán cả những phụ kiện như cặp tóc, bông tai,… Những cô bán hàng cuối chợ lại bày bán những túi hạt đỗ xanh, đỗ đen,..
Ở quê tôi, phiên chợ diễn ra rất náo nhiệt và đông vui. Người người đều đến đây để mua những món đồ cần thiết để phục vụ cuộc sống sinh hoạt của gia đình mình. Chợ họp rồi cũng đến lúc phải tàn…
Phiên chợ như một hình ảnh thu nhỏ của cuộc sống sinh hoạt quê tôi. Đó cũng là một trong những kỉ niệm mà sau này trưởng thành tôi khó có thể quên được.
1. Từ đơn: có,ở
Từ ghép: vợ chồng,............
Từ láy: vùng vẫy,..........
2.........................
3..........................
4. DT: túp lều
ĐT: thả
TT: nát
ST: thứ 2
PT: muốn
5. 2 cụm DT
- Một túp lều nát trên bờ biển
- Lần đầu
......................................
Tạm thời mình mới làm được từng này mà không biết có đúng ko mong bạn thông cảm!
Hôm ấy cô giáo trả bài kiểm tra toán. Giờ ra chơi, bọn con trai hét tướng lên:
- Bọn con gái lại toàn 9, 10 các cậu ơi!
- Đến cái Thảo cũng 10, “cẩn thận” nhé!
Nghe nhắc tên em với cái giọng mỉa mai đó, em đưa mắt nhìn về phía người nói. Thì ra, Nam đang diễn lại điệu bộ “cóp” bài của em. Của đáng tội, em cũng có bí mật liếc bài cái Thanh, nhưng làm gì đến nổi trắng trơn như nó diễn lại. Nó khom người sang bên cạnh, ngón tay trỏ và ngón tay cái làm thành vòng tròn như chiếc kính đặt vào mắt, rồi quay đầu lại làm điệu bộ ghi ghi chép chép, lại lau mồ hôi … cứ như một con rối ấy.
Em ngượng chín người, chẳng biết làm thế nào, đành nhún vai quay đi, bực với thằng Nam, bực với bạn bè, bực với cả bản thân mình: “Vì sao mình lại dốt toán đến thế nhỉ? Nỗi day dứt cứ lan dần trong em làm buổi chiều nắng ấm cuối xuân đẹp như thế mà em vẫn thấy nó tẻ nhạt làm sao ấy. Không phải em không biết gì về toán, bài nào em cũng thuộc định nghĩa và công thức nhưng không chịu suy nghĩ vận dụng những định nghĩa và công thức ấy vào những bài toán cụ thể, chỉ quen dựa dẫm vào cái Thanh, một học sinh giỏi toán được tặng danh hiệu “vô địch” ngay từ lớp 5. Nhiều lúc em tự nhủ: “Cô làm lấy xem sao”, nhưng rồi ngại khó, sốt ruột, em lại tặc lưỡi: “Nhìn một lần thôi nữa vậy”. Cứ như thế em đã nhìn nhiều lần, thành thói quen không gỡ ra được.
Một hôm cô giáo gọi em lên bảng trong giờ đại số. Em lo nhất là phải lên bảng đơn phưng độc mã chiến đấu. Tất nhiên em thuộc lòng quy tắc, cô giáo gật đầu và viết một con toán lên bảng.
- Em hãy thực hiện phép toán trên – cô dịu dàng nói.
Em nghĩ mãi không biết an x a2n là bao nhiêu. Em thấy cái Thanh đưa ba ngón tay lên. Em mạnh dạn nói:
- Thưa cô, a lũy thừa 3n ạ.
Cô khen em và ra một bài toán nhỏ nữa. Lần này em chịu hoàn toàn vì cô giáo đứng ngay chỗ Thanh; cô thì cao, Thanh thì thấp, tầm mắt em bị ngáng lại, đường liên lạc thế là bị đứt. Trong sự im lặng gần như tuyệt đối, em thoáng nghe bạn Định ở bàn sau khẽ nhắc: 5x .. 5x.. Em vờ suy nghĩ rồi yên tâm trả lời:
- Thưa cô, 5x ạ.
Cả lớp bỗng cười ầm lên, tiếng cười của Định to nhất. Thì ra nó lừa em. Em vừa thẹn, vừa giận, vừa tủi thân. Nước mắt lưng tròng, em bước về chỗ. Cô giáo vẫn vất tiếng dịu dàng:
- Cô rất buồn khi thấy một sô em chưa tự mình suy nghĩ làm bài, còn dựa dẫm vào bạn khác, thậm chí quay cóp.
Hết giờ, bọn con trai bàn tán ồ lên, đứa thì trách bọn em hay cóp bài, đứa thì bảo cái Thanh giúp bạn không phải lối. Tiếng Định to nhát, át cả tiếng ồn ào:
- Bọn con gái là tập đoàn san hô các cậu ơi!
Em hiểu! Nó bảo chúng em dựa dẫm vào nhau như những cây tầm gửi mà hôm vừa rồi thầy giáo sinh vật đã giảng.
Buổi sáng hôm sau, nhìn sang nhà Định, em thấy gần đủ mặt các bạn trai trong lớp, bạn nào cũng khăn quàng đỏ chói. Chắc lại họp đội thôi. Nghĩ đến họp đội, em thấy buồn. Lớp chỉ còn bốn người chưa vào đội, trong đó có em, sao cái gì em cũng thua kém các bạn thế nhỉ? Em nhất quyết ngồi vào bàn học xem lại bài toán hôm trước cho kỹ hiểu mới thôi. Mấy giờ, mấy phút trôi qua, em cũng không để ý đến nữa. Chợt có tiếng kẹt cửa. Em quay lại: Nam, Định, cái Thanh và cả cái Nga chi đội trưởng bước vào. Hãy còn giận, em không mời chúng nó ngồi. Tiếng Định rụt rè:
- Hôm nay chúng tớ đến nhận khuyết điểm với cậu.
Thanh lại gần em thủ thỉ:
- Chúng tớ vừa bàn với nhau xong. Tớ ích kỷ quá, chỉ biết học gioir cho mình, có giúp cậu cũng không phải lối, đang lẽ phải giúp cậu tự học, hiểu được bài thì tớ lại đi làm thay cậu.
Nga nhỏ nhẹ:
- Chẳng riêng ý kiến của đội đâu, cô giáo cũng dự họp đấy. Theo ý cô và quyết định của đội, chúng tớ có kế hoạch giúp cậu để cậu có thể học tốt môn toán, phấn đấu trở thành đội viên. Cậu cũng nên cố gắng hơn một tí nữa.
Lòng em ngập tràn cảm xúc kỳ lạ. Em vừa tủi thân, hối hận, vừa cảm động, nghẹn ngào. Ôi! Vẫn chỉ mấy đứa bạn hằng ngày em gặp, mà sao hôm nay thấy chúng dễ thương, gần gũi vậy. Bên ngoài nắng trưa rực rỡ, những tia nắng qua khe hở của giàn mướp nhảu nhót trên nền đất như niềm vui đang nhảy nhót trong lòng em. Không thể là loài ăn bám, sống trên công sức người khác được, ý nghĩ ấy cứ xoáy sâu mãi trong lòng em. Em muốn nói nhiều nhưng nói không được.
Thanh như biết suy nghĩ của em. Thanh nắm chặt tay em.
Tham khảo
Một cơn gió vô tình bật tung cánh cửa. Hoàng Ly giật minh, cô bé nhìn ra sân, những chiếc lá tầm gửi mong manh run rẩy cố sức bám chặt vào thân cây sồi già. “Hắn” mọc tự lúc nào đến hôm nay Ly mới nhìn thấy? Đơn giản thôi, bởi có bao giờ Ly ở nhà suốt ngày đâu. Hết đi học, Ly lại đi xem phim, đi trượt patin… Nhưng hôm nay thì khác, Ly đang xem lại những bài toán. Nghĩ mà tức thật, đâu phải Ly không biết gì về toán, bài nào Ly cũng thuộc định nghĩa, công thức nhưng có điều Ly mê chơi lại ít chịu suy nghĩ vận dụng những định nghĩa, công thức vào bài toán cụ thể. Vả lại, bấy lâu nay Ly quen dựa dẫm vào nhỏ Quyên. Nhiều lần Ly quyết định làm bài một mình nhưng rồi ngại khó, sốt ruột, Ly đành trở lại “con đường cũ”.
– Ly ơi Ly…
Tiếng nhỏ Thư làm cắt đứt dòng suy nghĩ của Ly:
– Hôm nay rạp chiếu phim Tìm vàng, tao nghe nói có Diễm Hương đống nữa, hay lắm.
Nội nghe cái tên cũng phát mê, huống hồ… Ly đứng dậy toan đi nhưng chợt nhớ đến bài toán chưa giải xong, Ly nói:
– Thôi mày đi đi, tao đang bận.
– Xời ơi, hôm nay bày đặt bận nữa. Đi đại đi, không thôi mai mốt tiếc à nha.
Ly nhìn xuống bài toán rồi quyết định:
Xem thêm: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào. Hãy nêu ý kiến của riêng mình và chứng minh cho ý kiến đó
– Không, hôm nay tao bận. Mày đi đi, tao không đi đâu.
Thư đi rồi, tự dưng Ly thấy hơi tiếc tiếc. Nhưng những hình ảnh lúc sáng chợt hiện về trong ý nghĩ của Ly.
… Một hồi chuông reo bắt đầu tiết học đầu tiên. Ly hồi hộp nhìn lên bảng. Giây phút của tử thần bắt đầu…
– Trần Trung Dũng.
Ly như trút được gánh nặng trên vai.
– Thưa cô, Dũng vắng – Tiếng nhỏ Nga lớp trưởng phá tan niềm hạnh phúc của Ly.
Cô nhìn vào sổ điểm:
– Nguyễn Hoàng Ly.
Ly giật thót mình, Ly sợ nhất là phải lên bảng một mình, Ly đơn thương độc mã chiến đấu. Ly nặng nề bước ra khỏi chỗ. Tất nhiên Ly thuộc lòng lòng qui tắc. Cô gật đầu và viết một bài toán lên bảng:
– Em thực hiện phép tính cho cô.
Ly nhìn vào bài toán như nhìn vào đám rừng. Ly nghe nhỏ Quyên thì thầm: “Bằng 2”. Ly mạnh dạn trả lời:
– Thưa cô bằng 2.
Cô mỉm cười rồi ra một bài toán nữa. Nhưng lần này thì đường dây liên lạc bị đứt, nghĩa là cô đứng ngay chỗ Quyên. Ly nghe loáng thoáng tiếng thằng Quang: “1x!” Ly vờ suy nghĩ rồi yên tâm trả lời:
– Thưa cô bằng 1x.
Cả lớp cười ồ lên. Thì ra thằng Quang lừa Ly. Vừa thẹn, vừa giận, vừa tủi thân, nước mắt lưng tròng, Ly bước về chỗ ngồi.
Xem thêm: Hãy kể lại giấc mơ của một bông hoa
Đến giờ xả hơi, thằng Quang hét tướng lên:
– Thế mà hôm qua “ấy” 10 “cộng” đấy, tụi bây thấy tài chưa?
Nói rồi, nó cười hô hố. Ly biết nó muốn chỉ Ly. Ly ngượng chín người chẳng biết làm thế nào, Ly đành ngồi úp mặt xuống bàn mà khóc, khóc vì giận thằng Quang, giận cô, giận cả bản thân mình.
Chiều nay, Ly quyết giải bài toán cho kỳ được mới thôi. Mấy giờ phút trôi qua Ly không để ý đến. Đang loay hoay với bài toán chợt nghe có tiếng gọi, Ly quay lại… Quyên, Nga, cả Quang nữa bước vào. Quang rụt rè:
– Tụi mình đến để xin lỗi bạn chuyện ban sáng…
Quyên nắm tay Ly thủ thỉ:
– Mình xin lỗi Ly, mình ích kỷ quá chỉ biết học cho riêng mình. Đáng lẽ phải giúp Ly hiểu bài, đằng này mình lại làm thay Ly.
Nga nhỏ nhẹ:
– Tụi mình vừa bàn xong, kể từ hôm nay tụi mình sẽ có kế hoạch giúp Ly học tập. Thế nào rồi Ly cũng trở thành vua toán cho mà xem.
Tiếng cười cả bọn giòn tan trong buổi trưa mùa thu. Ly cảm động quá không nói nên lời…
Một cơn gió vô tình làm bật tung cánh cửa. Ly ngước mắt nhìn ra sân. Những sợi dây tầm gửi run rẩy trong nắng. Phải rồi, Ly không thế nào là cây tầm gửi sống bám vào người khác như thế mãi được…
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ. Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.
Đây nữa nè ,bn tham khỏa nha.
Tham khảo
Dù bây giờ đã lên thành phố sống được hơn 4 năm rồi nhưng em vẫn chưa bao giờ quên những năm tháng được sống dưới quê cùng ngoại. Hồi dưới quê cuộc sống yên bình lắm, thú vị lắm. Có nhiều kỉ niệm để nhớ khi còn ở quê nhưng thứ mà em nhớ nhất có lẽ là cánh đồng lúa quê hương mỗi dịp mùa gặt về.
Cánh ruộng trải dài, những vạt lúa nối đuôi nhau xa tít tắp. Những bông lúa khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả, chúng rối rít trò chuyện, hỏi han nhau như những người bạn lâu ngày không gặp gỡ. Thỉnh thoảng có đợt gió lùa qua, chúng lại xô vào nhau tạo nên một khúc nhạc đồng thiết tha, da diết. Nâng niu từng bông lúa nặng trĩu, hạt đều và chắc nịch, chúng là những hạt vàng tinh túy của thiên nhiên, em vui mừng vì chắc mẩm rằng đây sẽ là một vụ mùa bội thu, bà con mình lại được ấm no, đủ đầy.
Từ phía xa xa, các bác nông dân bắt đầu xuống ruộng gặt lúa, những chiếc nón trắng nhấp nhô giữa cánh đồng càng làm cho khung cảnh thêm đẹp, thêm yêu. Đằng kia cũng có một vạt ruộng đang gặt, những bàn tay thoăn thoắt, đều đặn gặt từng cụm lúa, dồn thành từng ôm nhỏ rải đều nơi ruộng. Các anh thanh niên khoẻ mạnh được phân công ôm lúa lên bờ, chất thành đống lớn để đợi máy đến tuốt. Ai cũng miệt mài, cần mẫn với công việc của mình. Thỉnh thoảng, lại nghe tiếng cười nói đầy vui vẻ. Thật hạnh phúc biết bao khi người ta tìm thấy những niềm vui trong công việc của chính mình. Mặt trời mỗi lúc một lên cao, dù đã thấm mệt những các bác, các cô nông dân vẫn cố gắng để hoàn thành công việc. Trên cành xa, tiếng chim chích, chim sẻ thi nhau hót tạo nên bản nhạc hoà ca đầy sôi động như đang cổ vũ mọi người làm việc. Những chú bê con chạy nhảy, đùa vui, bò mẹ thong thả ăn cỏ trên triền đê xanh tốt. Một vài cậu bé tranh thủ đi mót những bông lúa gặt còn sót lại, cạnh đó hai ba bạn đang hì hục bắt những chú châu chấu bỏ vào long để về làm thức ăn cho chim,....Mỗi người mỗi việc, mỗi vật mỗi việc,...tất cả đều góp nên một khung cảnh thật sống động mà bình yên vào ngày mùa.
Khi đã gặt xong vạt lúa cũng là lúc ông máy tuốt chạy ù ù tới. Các chú ôm lúa bỏ vào đầu máy dồn dập, thoáng chốc từ miệng máy trào ra những hạt lúa vàng ươm đều đặn. Đằng xa, một vài bác tranh thủ mang bó rơm tươi về cho bò ăn. Bên kia đường những bác nông dân đã xong việc, chở lúa về trong niềm phấn khởi. Nhìn các cô, các bác nông dân làm việc vất vả em thấy thương vô cùng.
Cảnh đồng quê mùa gặt thật đẹp và yên bình, được ngắm nhìn và cảm nhận khung cảnh ấy em mới thấu hiểu rằng mỗi hạt gạo làm ra là bao công sức, bao mồ hôi, nhọc nhằn của người nông dân. Mong rằng sau này sẽ có thêm nhiều máy móc trong nông nghiệp để đỡ dân người lao động, chia sẻ phần nào nhưng vất vả với họ.
" Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thấm thoát như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần"