K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2022

An Dương Vương, Mỵ Châu và Trọng Thuỷ

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
28 tháng 11 2022

Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Tình yêu quê hương, đất nước có thể được hiểu là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước. Đó là thứ tình cảm tự nhiên, trong sáng và vốn có ở trong trái tim mỗi con người. Trong lịch sử dân tộc đã có hàng nghìn năm chống lại kẻ thù phương Bắc. Sau đó, chúng ta phải kể đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Trong bất cứ thời đại nào, nhân dân Việt Nam vẫn đồng lòng, chung sức vì một tình yêu to lớn. Thế hệ trẻ hôm nay cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống quý giá đó. Từ việc nhỏ nhất là cố gắng học tập tốt, rèn luyện phẩm chất để trở thành những công dân có ích cho đất nước đến việc lớn lao như kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Dù nhỏ bé hay lớn lao thì cũng đều là tấm lòng đáng trân trọng. Tinh thần yêu nước chắc chắn sẽ là một sức mạnh to lớn để đất nước Việt Nam, con người Việt Nam ngày càng phát triển.

Từ đồng âm: trong

Từ đa nghĩa: trái tim

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
26 tháng 11 2022

Ngày xưa, có một cậu bé tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà. Hàng ngày bà phải làm việc quần quật để kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức ăn gì ngon bà cũng nhường cho Tich Chu. Ban đêm khi Tích Chu ngủ thì bà thức để quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người nói với bà:

- Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên thể nào Tích Chu cũng không bao giờ quên ơn bà đâu.

 

Thế nhưng Tích Chu lớn lên lại chẳng thương bà. Bà thì làm việc vất vả, còn Tích Chu thì suốt ngày rong chơi với bạn bè. Vì làm việc mệt nhọc, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. vì Tích Chu còn mải rong chơi với bạn bè. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi:

- Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước nào. Bà khát khô cả cổ rồi!

Bà gọi một lần… hai lần… rồi ba lần… nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Khi Tích Chu về nhà thì thấy bà đã hóa thành con chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:

- Bà ơi, bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà. Bà ơi!

- Cúc… cu… cu! Cúc… cu…cu! Chậm mất rồi cháu ạ. Bà khát quá, không thể chụi nổi, phải hóa thành con chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây! Bà không về với cháu nữa đâu!

Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu vội chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi:

- Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà. Cháu sẽ giúp đỡ bà. Cháu sẽ không làm cho bà buồn nữa đâu!

- Cúc… cu… cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!

Nghe tiếng chim nói, Tích Chu òa lên khóc. Tích Chu thương bà và hối hận lắm. Giữa lúc đó một bà Tiên hiện ra. Bà Tiên bảo Tích Chu:

- Tích Chu ơi! Nếu cháu muốn cho bà cháu trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?

Cậu bé Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay. Tích Chu chạy mãi, chạy mãi vượt qua bao nhiêu rừng núi hiểm trở, cuối cùng Tích Chu cũng đến được suối tiên. Chú vội vàng lấy đầy bình nước mang về cho bà. Về đến nhà Tích Chu gọi to:

– Bà ơi! Bà ơi! Cháu mang nước về cho bà rồi đây. Bà mau uống đi.

Vừa được uống nước bà Tích Chu trở lại thành người. Tích Chu ôm chầm lấy bà vừa khóc vừa nói:

– Bà ơi! Cháu biết lỗi rồi, từ nay trở đi cháu sẽ luôn ở bên và chăm sóc bà.

Từ đấy, cậu bé Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà. Hai bà cháu lại chung sống hạnh phúc bên nhau.

26 tháng 11 2022

Bạn tham khảo :

 

Sau khi đọc bài thơ Quê Hương của tác giả Nguyễn Đình Huân em cảm thấy bài thơ rất hay nó nói về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của ta, ở bài thơ này tác giả còn bày tỏ lòng yêu quê hương sâu sắc qua 4 câu thơ đầu tiên. Quê hương ở bài thơ này thật gần gũi đối với chúng ta nào là tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng, khi ta đọc được những dòng thơ này ký ức như ùa về gợi lên cảm giác dễ chịu, an toàn và hồn nhiên như một đứa trẻ. Ở khổ thơ Quê hương là phiên chợ\Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa. Quê hương ở khổ thơ này như những xúc mong chờ, hồi hộp để đợi mẹ mang về bánh đa thơm lừng.Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều, khi đọc đến câu thơ này em lại nghĩ đến những buổi chiều thả diều rồi ngã vào đống bùn về nhà thì bị mẹ mắng cho một trận vì cái tội làm bẩn quần áo. Ở câu thơ này tác giả muốn nói rằng Quê hương là bầu trời, cánh diều chứa đựng cả tuổi thơ của ta.Quê hương ta đó là nơi\Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về, ở câu thơ này tác giả muốn nói rằng Quê hương như cha như mẹ vì vậy đừng bao giờ quên những cảm xúc những hình ảnh những âm thanh ở quê hương và cũng đừng quên những gì mà quê hương đã cho bạn nói chung là " Hãy luôn nhớ về quê hương!"

  

CM
26 tháng 11 2022

1. Hình ảnh "con cò lặn lội bờ sông" là ẩn dụ cho hình ảnh người mẹ. Hình ảnh "con cò lặn lội" hay chính là người mẹ với những vất vả, lam lũ trong cuộc sống. Hình ảnh ẩn dụ này không chỉ giúp cho đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn mà còn tăng sức gợi cảm, nhấn mạnh sự nhọc nhằn, vất vả của người mẹ.

2. Nội dung bài ca dao khơi gợi ở em tình yêu thương, niềm kính trọng, biết ơn mẹ.

25 tháng 11 2022

ai đó cứu với trời ơi =((

 

28 tháng 11 2022

1.

- Bài thơ được viết theo thể lục bát. 

- Dấu hiệu nhận biết: 

+ Số tiếng, số dòng: gồm nhiều cặp lục bát nối tiếp nhau; dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng. 

+ Về vần: tiếng cuối của dòng sáu tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới, tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo. 

+ Về nhịp: ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4. 

2.

 Các câu chuyện cổ được nhắc đến trong bài thơ: 

+ Tấm Cám (Thị thơm thì giấu người thơm / Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà) 

+ Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta / Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì) 

+ Sự tích trầu cau (Đậm đà cái tích trầu cau / Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người) 

3.

- Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều về vẻ đẹp tình người là: nhân hậu, sâu xa, thương người, yêu nhau, độ lượng, đa tình, đa mang, nặng sâu,….

→ Bài thơ thể hiện giá trị nhân văn của những câu chuyện cổ. Dòng thơ nào cũng hướng đến việc ca ngợi ý nghĩa của những câu chuyện cổ trong việc phản ánh những nét đẹp tình người như lòng nhân hậu, sự vị tha, độ lượng, bao dung,… Điều đó cắt nghĩa tình yêu mà nhà thơ dành cho những câu chuyện cổ được bộc lộ trực tiếp ngay trong dòng thơ đầu tiên: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi” .

4.

 

- Nghĩa của hai dòng thơ: 

+ “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha”: Đó là những tình cảm sâu nặng, thiết tha mà cha ông ta gửi gắm qua những câu chuyện cổ đồng thời cũng chính là những tình cảm thiết tha của nhà thơ với chuyện cổ nước mình. 

+ “Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” : Nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của cha ông vẫn còn ghi dấu trong những câu chuyện từ ngàn xưa. 

→ Cảm nhận được tình cảm sâu nặng, thiết tha của nhà thơ với thế giới chuyện cổ, cũng là những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa được ghi dấu trong những câu chuyện đó. Chính những câu chuyện từ xa xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ đã giúp người đọc thời nay nhận biết được “gương mặt” của cha ông thời xưa, hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh, … của cha ông. 

- Một số câu chuyện cổ trong đó dấu ấn đời sống, phong tục và những quan niệm sống của người xưa được thể hiện rõ, chẳng hạn: Cây tre trăm đốt, Sọ Dừa, Thạch Sanh, … 

5.

- Hai dòng thơ: 

“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”

Giúp người đọc cảm nhận được những bài học cuộc sống được gợi ra từ những câu chuyện cổ. Đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thành, nhân ái; phải cần cù, siêng năng; phải có trí tuệ, có chính kiến riêng của bản thân, không nghe theo lời người khác một cách thụ động, ... 

6.

- Với nhà thơ, những câu chuyện cổ “Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”: 

+ “mới mẻ”, “rạng ngời lương tâm”: Những câu chuyện cổ không cũ. Đó là những viên ngọc vẫn tiếp tục tỏa sáng trong cuộc sống hiện tại. Vẻ đẹp tình người và những bài học về đạo lí làm người ẩn chứa trong đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn có khả năng giáo dục thế hệ trẻ. 

 

 

 

CM
25 tháng 11 2022

Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

Tác dụng: 

- Giúp cho sự diễn đạt trở nên sinh động, gợi hình hơn.

- Nhấn mạnh vai trò của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật: tô vẽ, xây đắp bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ.

25 tháng 11 2022

bn ghi rõ ra nha

25 tháng 11 2022

lôi sách ngữ văn lớp 6 ra=).

25 tháng 11 2022

    Có lẽ ai cũng có một kỉ niệm hay một sở thích thời thơ ấu và tôi cũng vậy. Hồi còn thơ ấu kỉ niệm tôi ấn tượng đến bây giờ là lần đi chơi vườn bách thú với mẹ sở dĩ tôi được đi vườn bách thú vì tôi nghe các bạn nói vườn bách thú có vịt mà đây là loài vật tôi khác thích. Đi đến đấy chơi tôi được thấy nhiều động vật lạ và có cả vịt thật, những chú vịt đang bơi trong hồ. Trên đường đi tôi thấy người ta bán những con vịt cao su để thả vào bồn tắm, tôi đã đòi mẹ mua và mẹ đã mua cho tôi. Mua về đến nhà tôi vội chạy vào phòng tắm xả đầy chậu nước rồi thả những con vịt đồ chơi vào, nhìn nó nổi lềnh bềnh trên mặt nước rất vui mắt.Bây giờ tôi cũng đã lớn rồi,nhưng cái sở thích cho vịt đồ chơi vào cùng để tắm thì vẫn còn, nên nhiều lần bị mẹ mắng. Tuy bị mắng là vậy tôi vẫn chơi và cảm thấy rất vui.

CM
25 tháng 11 2022

Mỗi cá nhân đều có những sở thích riêng. Cô nghĩ không khó để các bạn chia sẻ sở thích của bản thân.

Ví dụ: sở thích thời thơ ấu của em là được vẽ tranh, sở thích đó được thể hiện qua những hành động như:

- Ngày nào cũng vẽ tranh, nếu không vẽ sẽ cảm thấy bứt rứt trong người.

- Tận dụng giấy vụn, bìa cũ để vẽ tranh.

- Tự mày mò pha chế màu vẽ.

- Thích xem các chương trình dạy vẽ trên tivi.

- ...