K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 7

Em từng được nghe người thân kể những câu chuyện: Sự tích cậu bé Tích chu; Sự tích Tấm Cám; Truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ. Trong đó, em nhớ nhất câu chuyện về cậu bé Tích chu: cậu bé ham chơi không chăm sóc khi bà bị ốm, bà đã không còn ở bên cậu – bà biến thành con chim bay đi – để lại cậu bé Tích chu một mình trong sự cắn rứt, xót xa vì thói ham chơi của mình.

D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 7

Câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học:

Câu chuyện: Nâng niu từng hạt giống

Viện nghiên cứu của ông Lương Định Của bất ngờ nhận được một món quà do một người bạn của ông gửi tặng. Đó là mười hạt giống lúa quý. Đang lúc trời rét đậm kéo dài, ông Của chia mười hạt giống ra làm hai. Một nửa gieo ở phòng thí nghiệm, còn một nửa ông đem về, dùng nước ấm để ngâm, rồi gói vào khăn. Tối tối, ông ủ vào trong người để nhờ nhiệt độ cơ thể giúp hạt giống nảy mầm. Quả nhiên sau đợt rét, chỉ có năm hạt giống ủ trong người là nảy mầm xanh tốt.

Ông là một nhà khoa học đã tạo ra được nhiều giống lúa quý cho nền nông nghiệp Việt Nam.

D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 7

Em trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện với bạn theo gợi ý:

+ Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện thường có 3 phần: mở đầu, triển khai, kết thúc.

+ Nội dung chính mỗi phần là:

– Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả và nếu ấn tượng chung về câu chuyện.

– Triển khai: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện, nêu những điều yêu thích ở câu chuyện (nhân vật, sự việc, ý nghĩa của câu chuyện,...) và thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.

– Kết thúc: Khẳng định một lần nữa giá trị, ý nghĩa của câu chuyện hoặc nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.

+ Người viết cần thể hiện tình cảm, cảm xúc chân thật, nhẹ nhàng, phù hợp với nội dung và tình tiết có trong câu chuyện. Đồng thời phải đồng cảm với nhân vật có trong truyện.

D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 7

a. Qua đoạn văn trên, người viết muốn nói rằng: Cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn nếu chúng ta biết yêu quý và trân trọng sự sống của muôn loài.

b. Các câu văn trong đoạn ứng với phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn:

– Phần mở đầu: câu văn từ “Không nên phá tổ chim” đến “cảm xúc khó quên”: giới thiệu về tên câu chuyện và ấn tượng ban đầu của bản thân với câu chuyện.

– Phần triển khai: các câu văn từ “Câu chuyện kể về một em nhỏ” đến “trân trọng sự sống của muôn loài”: kể tóm tắt lại nội dung câu chuyện kết hợp với cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân trước các sự việc câu chuyện; bài học và điều rút ra từ câu chuyện.

– Phần kết thúc: câu văn từ “Gấp trang sách lại” đến hết: Bộc lộ cảm xúc trước ý nghĩa nhân văn của câu chuyện.

c. Trong đoạn văn, những từ ngữ hoặc câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết:

– Những từ ngữ: giản dị, cảm xúc khó quên, nhẹ nhàng, thấm thía, xúc động, ý nghĩa nhân văn, cao đẹp, tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, yêu quý, trân trọng, quấn quýt, in đậm trong tâm trí.

– Những câu văn:

+ Không nên phá tổ chim là một câu chuyện giản dị nhưng lại mang đến cho tôi nhiều cảm xúc khó quên.

+ Lời khuyên của chị thật nhẹ nhàng mà thấm thía.

+ Câu chuyện tuy ngắn nhưng thật xúc động bởi ý nghĩa nhân văn cao đẹp: Cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn nếu chúng ta biết yêu quý và trân trọng sự sống của muôn loài.

+ Gấp trang sách lại, hình ảnh những chú chim non bé bỏng quấn quýt bên mẹ vẫn in đậm trong tâm trí tôi.

Đọc câu chuyện dưới đây và trao đổi với bạn.                               Không nên phá tổ chimThấy trên cành cây có một tổ chim chích choè, ba con chim non mới nở, tôi liền trèo lên cây, bắt chim non xuống để chơi. Chị tôi thấy vậy, nhẹ nhàng bảo: “Chim non đang sống với mẹ, sao em nỡ bắt nó? Lát nữa chim mẹ về, không thấy con, sẽ buồn lắm đấy. Còn lũ chim non xa mẹ, chúng sẽ chết. Hãy đặt lại chim vào...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện dưới đây và trao đổi với bạn.

                               Không nên phá tổ chim

Thấy trên cành cây có một tổ chim chích choè, ba con chim non mới nở, tôi liền trèo lên cây, bắt chim non xuống để chơi. Chị tôi thấy vậy, nhẹ nhàng bảo: “Chim non đang sống với mẹ, sao em nỡ bắt nó? Lát nữa chim mẹ về, không thấy con, sẽ buồn lắm đấy. Còn lũ chim non xa mẹ, chúng sẽ chết. Hãy đặt lại chim vào tổ. Sau này chim lớn, chim sẽ hát ca, bay lượn, ăn sâu bọ giúp ích con người.”.

Nghe lời chị, tôi đem những chú chim non đặt lại vào tổ.

                                                       (Theo Quốc văn giáo khoa thư)

a. Vì sao người chị khuyên em không nên phá tổ chim?

b. Theo lời người chị, loài chim có ích gì đối với con người?

c. Câu chuyện này giúp em nhận ra điều gì?

1
D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 7

a. Người chị khuyên em không nên phá tổ chim vì: lát nữa chim mẹ về, không thấy con, sẽ buồn lắm đấy. Còn lũ chim non xa mẹ, chúng sẽ chết.

b. Theo lời người chị, loài chim có ích đối với con người là: chim sẽ hát ca, bay lượn, ăn sâu bọ giúp ích con người.

c. Câu chuyện này giúp em nhận ra: mọi loài vật cũng cần được nâng niu, chăm sóc, bảo vệ cuộc sống, môi trường của chúng. Cần tạo ra một thế giới chan hoà, cộng sinh giữa tất cả vạn vật trên trái đất này.

D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 7

Nguyễn Trãi – một nhà chính trị đại tài, một nhà văn lỗi lạc, một nhà văn hoá lớn của dân tộc Việt Nam – chính ông là người tham gia tích cực cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo để chống lại quân xâm lược nhà Minh với nước Đại Việt. Bình Ngô Đại
Cáo – bài cáo viết bằng văn ngôn thay lời Lê Lợi để tuyên cáo về việc quân ta sẽ giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh – vẫn là tác phẩm nổi tiếng tới tận bây giờ.

Dấu gạch ngang trong câu nào dưới đây dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích?(1) Giuyn Véc-nơ – một trong những người được gọi là “cha đẻ của khoa học viễn tưởng” – rất thích du lịch tới các miền xa xôi. (2) Năm mười một tuổi, cậu định đi theo một chiếc thuyền Ấn Độ – chiếc thuyền mà cậu hi vọng sẽ căng buồm đi khắp đó đây. (3) Khi cha phản đối, cậu đã hứa:– Từ nay, con chỉ du...
Đọc tiếp

Dấu gạch ngang trong câu nào dưới đây dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích?

(1) Giuyn Véc-nơ – một trong những người được gọi là “cha đẻ của khoa học viễn tưởng” – rất thích du lịch tới các miền xa xôi. (2) Năm mười một tuổi, cậu định đi theo một chiếc thuyền Ấn Độ – chiếc thuyền mà cậu hi vọng sẽ căng buồm đi khắp đó đây. (3) Khi cha phản đối, cậu đã hứa:

– Từ nay, con chỉ du lịch trong tưởng tượng thôi.

(4) Nhờ những chuyến “du lịch” đó, Giuyn Véc-nơ đã viết nên nhiều truyện khoa học viễn tưởng:

– Hai vạn dặm dưới biển,

– Vòng quanh thế giới trong 80 ngày....

                                                             (Theo Bảo Ngọc)

1
D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 7

Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích là ở các câu: (1) và (2).

D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 7

a. Vị trí của dấu gạch ngang: nằm ở giữa câu.

    Công dụng của dấu gạch ngang: đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu: về tên lúc nhỏ của Lê Quý Đôn, danh thế và giới thiệu về ông.

b. Vị trí của dấu gạch ngang: nằm ở đầu mỗi câu.

    Công dụng của dấu gạch ngang: đánh dấu các ý liệt kê: mỗi câu là một nhà phát minh và phát minh tương ứng trong đời sống (có 3 phát minh được liệt kê).

c. Vị trí của dấu gạch ngang: nằm ở giữa câu.

    Công dụng của dấu gạch ngang: đánh dấu các từ ngữ trong một liên danh: Phong Nha – Kẻ Bàng là một liên danh: thị trấn (hay vùng hang động) có tên Phong Nha kết hợp với một vùng núi đá vôi Kẻ Bàng. Nơi đây là Vườn quốc gia liên danh kết hợp Phong Nha – Kẻ Bàng.

D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 7

Dấu gạch ngang trong các câu dưới đây được dùng để: D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.