K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Huy bae :)

la ai vay moi nguoi oi
2 tháng 4

việc chơi game dẫn đến nhiều tình trạng xấu: nghiện game, lấy trộm tiền ba mẹ chơi game hay ảo giác cầm dao chém người,... vậy nên các bạn ko nên chơi game nhá, chơi nhx chơi ít thôi

Kiều Phương là cô bé hay lục lọi đồ vật và bôi bẩn mặt mình. Người anh trai đặt biệt hiệu cho cô bé là Mèo. Nhờ bé Quỳnh mà chú Tiến Lê- họa sĩ, phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa. Cả nhà đều vui mừng duy chỉ có người anh trai ghen tị, mặc cảm và luôn tìm cách xa lánh em gái. Trong một lần khi em gái đạt giải nhất trong kì thi vẽ tranh với bức tranh anh trai tôi, người anh mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và tự thấy xấu hổ, hối hận về mình.


2 tháng 4

Tôi là một chàng trai nghèo, sống bằng nghề đánh cá bên bờ sông. Mỗi ngày, tôi quăng lưới mong bắt được cá để kiếm sống. Một hôm, tôi tình cờ nhặt được một chiếc lông chim rực rỡ giữa lòng sông. Không hiểu sao, tôi có cảm giác kỳ lạ khi chạm vào nó—như thể nó đang nắm giữ một bí mật nào đó.

Tối hôm đó, khi tôi nhẹ nhàng vuốt chiếc lông chim, một cô gái tuyệt đẹp xuất hiện trước mặt tôi. Nàng nói mình là công chúa bị lời nguyền, chỉ có thể trở lại hình dạng con người khi có người thật lòng yêu thương. Tôi biết đây là định mệnh của mình. Tôi quyết định bảo vệ nàng, dù điều đó có nghĩa là đối đầu với những thử thách đầy nguy hiểm.

Tôi đã chiến đấu, đã hy sinh, và cuối cùng cũng giải được lời nguyền. Công chúa trở về hình dạng thật, và chúng tôi sống bên nhau hạnh phúc mãi mãi. Chiếc lông chim, thứ mang đến sự kỳ diệu, cũng tan biến trong gió, như một dấu ấn của câu chuyện tình yêu đầy thử thách nhưng cũng thật đẹp đẽ của chúng tôi.

4o
2 tháng 4

baka


2 tháng 4

Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân ái , biết đồng cảm ,thương xót trước mảnh đời bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. Biết cho đi tình cảm đó là một niềm an ủi lớn hơn đồng tiền

Đọc và trả lời câu hỏi CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ:Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh - Ốc sên mẹ nói.Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời câu hỏi CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ:

  • Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!
  • Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh - Ốc sên mẹ nói.
  • Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
  • Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy.
  • Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?
  • Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy. Ốc sên con bật khóc, nói:
  • Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.
  • Vì vậy mà chúng ta có cái bình! - Ốc sên mẹ an ủi con - Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta.  (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)
  • Câu hỏi. “Câu chuyện ốc sên” được viết theo thể loại nào? A. Truyện cổ tích
  • B. Truyện đồng thoại  
  • C. Truyền thuyết
  • D. Thần thoại
1

B. truyện đồng thoại

( chắc thế )

2 tháng 4

- Sự ra đời của nước Văn Lang

+ Nước Văn Lang ra đời cách ngày nay khoảng 2 700 năm, kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ ngày nay). + Các di vật khảo cổ được phát hiện ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả là những bằng chứng về sự ra đời và tồn tại của nước Văn Lang - Sự ra đời của nước Âu Lạc + Khoảng năm 208 TCN, sau khi kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, Thục Phán lên ngôi vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay). + Dấu tích tường thành và nhiều hiện vật khảo cổ tìm thấy ở Cổ Loa đã khẳng định sự ra đời và tồn tại của nước Âu Lạc.

- Một số truyền thuyết/ sự tích… liên quan đến Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc:

+ Truyền thuyết con rồng cháu tiên

+ Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh

+ Sự tích bánh chưng, bánh giầy

+ Truyền thuyết Thánh Gióng

+ Truyền thuyết Nỏ thần

+ Sự tích quả dưa hấu


2 tháng 4

Nhà nước Văn Lang ra đời vào hoàn cảnh nào? 

Vào khoảng các thế kỉ 8 đến 7 trước Công nguyên, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay (chủ yếu trên vùng đất ven sông Hồng từ Ba Vì - Hà Nội đến Việt Trì - Phú Thọ, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi với nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động sản xuất kinh tế cũng đã dần phát triển và tiến bộ

- Trong các chiềng, chạ, những người người giàu và có tiếng nói nhất được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giai cấp giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.

- Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn. Từ đó phát sinh nhu cầu trị thủy, bảo vệ mùa màng, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng (làm thủy lợi)

- Xung đột, tranh chấp giữa các bộ lạc Lạc Việt, giữa người Lạc Việt với các tộc người khác. Dẫn đến nhu cầu cần có thủ lĩnh chỉ đạo các cuộc đấu tranh chống xung đột.

mình nhầm


Hiện nay, khi xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cũng là lúc có nhiều vấn đề nổi cộm nổ ra nhận được sự quan tâm của toàn dư luận. Một trong số đó phải kể đến vấn đề bạo lực học đường của học sinh hiện nay.Có thể hiểu bạo lực học đường bao gồm rất nhiều hành vi khác nhau gây tổn thương đến học sinh bao gồm cả thể xác và tinh thần. Nó...
Đọc tiếp

Hiện nay, khi xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cũng là lúc có nhiều vấn đề nổi cộm nổ ra nhận được sự quan tâm của toàn dư luận. Một trong số đó phải kể đến vấn đề bạo lực học đường của học sinh hiện nay.

Có thể hiểu bạo lực học đường bao gồm rất nhiều hành vi khác nhau gây tổn thương đến học sinh bao gồm cả thể xác và tinh thần. Nó thường xảy ra giữa những học sinh, bao gồm cả việc dọa nạt, tẩy chay hay đánh đập giữa các học sinh. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia về vấn đề này, trung bình mỗi năm tại Việt Nam xảy ra khoảng 1800 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Có thể nói đây là một con số đáng báo động đỏ về vấn nạn này.

Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên không thể không nhắc đến đó là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh còn kém, chưa có đủ nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường. Bên cạnh đó là việc muốn thể hiện bản thân mình hơn người nên dùng bạo lực và ngôn ngữ không đứng đắn để chứng minh. Nguyên nhân khách quan không thể không nhắc đến là do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc.


Hậu quả của vấn nạn bạo lực để lại vô cùng kinh khủng: nó hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung. Ngoài ra, nó còn gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai của học sinh, nhà trường và gia đình. Vấn đề bạo lực học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu.

Vì vậy việc chỉ góp một chút công sức và ý chí của bạn, vấn nạn chung của xã hội này phần nào được giảm thiểu. Trên hết, gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng. Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng. Riêng bản thân các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học đường. Không tham gia đánh nhau hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung học và vui chơi lành mạnh.

Mỗi chúng ta hãy lựa chọn cho mình một hướng đi cho phù hợp có như vậy chúng ta mới cảm thấy được cuộc sống này đang tràn ngập nhiều điều có ý nghĩa và những điều có giá trị nhất. Đem lại cho chúng ta cái nhìn mới mẻ và toàn diện hơn.


0
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và mạng xã hội, hiện tượng “sống ảo” đang trở thành một vấn đề phổ biến trong giới trẻ. “Sống ảo” có thể hiểu là việc quá đắm chìm vào thế giới ảo trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram, TikTok… để thể hiện bản thân theo một cách không hoàn toàn đúng với thực tế.Một trong những biểu hiện rõ rệt của...
Đọc tiếp

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và mạng xã hội, hiện tượng “sống ảo” đang trở thành một vấn đề phổ biến trong giới trẻ. “Sống ảo” có thể hiểu là việc quá đắm chìm vào thế giới ảo trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram, TikTok… để thể hiện bản thân theo một cách không hoàn toàn đúng với thực tế.

Một trong những biểu hiện rõ rệt của hiện tượng này là nhiều bạn trẻ quá chú trọng đến hình ảnh trên mạng xã hội, đăng tải những bức ảnh lung linh, chỉnh sửa kỹ lưỡng để thu hút lượt thích và bình luận. Thậm chí, một số người còn sẵn sàng làm mọi cách để nổi tiếng, từ khoe khoang cuộc sống xa hoa đến dàn dựng những câu chuyện không có thật. Hệ quả là nhiều bạn dần đánh mất chính mình, chạy theo sự công nhận ảo thay vì chú trọng phát triển bản thân trong đời thực.

“Sống ảo” không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn tác động tiêu cực đến các mối quan hệ xã hội. Nhiều bạn trẻ trở nên xa cách với gia đình, bạn bè vì dành quá nhiều thời gian cho thế giới ảo. Thay vì tận hưởng những khoảnh khắc đời thực, họ lại mải mê cầm điện thoại để chụp ảnh, quay video hay lướt mạng. Đáng lo ngại hơn, hiện tượng này có thể dẫn đến những vấn đề như áp lực tâm lý, tự ti vì so sánh bản thân với người khác, thậm chí trầm cảm khi không được chú ý trên mạng xã hội.

Để hạn chế tác động tiêu cực của “sống ảo”, mỗi người trẻ cần ý thức được giá trị thực sự của bản thân không nằm ở những lượt thích hay bình luận trên mạng. Chúng ta nên sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh, cân bằng giữa thế giới ảo và đời thực, dành nhiều thời gian hơn để phát triển bản thân, học tập, rèn luyện kỹ năng và xây dựng các mối quan hệ thực sự ý nghĩa.

Tóm lại, mạng xã hội là một công cụ hữu ích nếu biết sử dụng đúng cách, nhưng nếu quá lạm dụng, nó có thể khiến chúng ta đánh mất chính mình. Đã đến lúc giới trẻ cần tỉnh táo hơn trước những cám dỗ của thế giới ảo và trân trọng giá trị thật của cuộc sống.

0