K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4

- Ý nghĩa được gợi lên từ “hành trình của bầy ong”: Những phẩm chất đáng quý của loài ong là cần cù làm việc có ích cho đời, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 4

Chủ đề chính của truyện là phê phán thói kiêu căng, ngông cuồng của những kẻ xem thường người khác.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 4

- Vua chích chòe đã đóng giả làm người hát rong.

- Người hát rong này đã yêu cầu công chúa nấu ăn, đan sọt, dệt vải, buôn bán nồi, bát đĩa và đi phụ bếp.

- Những việc đó đều có mục đích giúp cho nàng nhận ra giá trị của lao động, giúp nàng nhận ra nàng đã kiêu ngạo và xốc nổi đến mức nào, để từ đó nàng có thể sửa đổi được tính cách kiêu ngạo của mình.

23 tháng 4

- Vẻ đẹp: 

+ Nơi thăm thẳm rừng sâu – Bập bùng hoa chuối, trắng trời hoa ban

+ Nơi bờ biển sóng trào – Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa

+ Nơi quần đảo khơi xa – Có loài hoa nở như là không tên

⇒  Địa điểm khắp mọi miền đất nước, mở ra không gian vô tận.

⇒  Những loài hoa gắn với đặc trưng từng vùng miền. Những loài hoa có tên và không tên đều góp phần tạo mật ngọt cho đời.

- Nghệ thuật: Đảo ngữ, sử dụng nhiều từ láy, tính từ, điệp từ, điệp cấu trúc, … 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 4

- Nhà vua đã nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung.

- Điều đó khiến công chúa phải trải qua một cuộc sống hoàn toàn khác với cuộc sống xa hoa, lộng lẫy bây giờ. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 4

Công chúa giễu cợt bằng cách khích bác ngoại hình của mọi người:

- Người thì nàng cho là mập quá, nàng đặt tên là Thùng tô-nô

- Người thì mảnh khảnh quá, nàng chê gió sẽ thổi bay

- Người thì lùn, nàng lại chê lùn mà mập nữa thì vụng về lắm

- Người thì mặt mày xanh xao, bị nàng đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối

- Người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi là Xung đồng đỏ

- Người thứ sáu dáng hơi cong cong, nên nàng gọi là Cây non sấy lò cong cớn

- Người có cằm hơi cong như mỏ chích chòe, nàng nói chẳng khác gì chim chích chòe có mỏ

=> Là ai cũng bị công chúa giễu cợt, nhạo báng và lấy làm khoái chí. Công chúa có tính cách kiêu ngạo, hống hách, ngông cuồng và coi thường người khác.

(1)Có thói quen tốt và thói quen xấu. (2)Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.(3)  ...Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. (4)Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…(5) Thói quen này thành tệ nạn…(6) Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác…(7) Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ...
Đọc tiếp

(1)Có thói quen tốt và thói quen xấu. (2)Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.
(3) 
...Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. (4)Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…(5) Thói quen này thành tệ nạn…(6) Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác…(7) Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.
 
   (8)Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. (9)Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.
 
   (10)Tạo được thói quen tốt là rất khó. (11)Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. (12)Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?

                                                           (Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)

 

Câu 1. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A.   Tự sự                B. Biểu cảm                      C. Nghị luận     D. Miêu tả

Câu 2. Thói quen nào được nhắc đến trong đoạn trích?

A.   Thói quen tốt                                           B. Thói quen xấu

C. Thói quen tốt và thói quen xấu                 D. Thói quen hằng ngày

Câu 3: Từ “thói quen” có nghĩa là gì?

A.   Là nếp sống hằng ngày                                    B. Là những việc lặp đi lặp lại

B.   Là cách sống, hành động hằng ngày

C.   Là những hành vi đã được hình thành và được lặp đi lặp lại nhiều lần

Câu 4:  Thành phần trạng ngữ có trong câu văn số (7) là:

A.  Những nơi khuất, nơi công công cộng, lâu ngày                  B. rác cứ ùn lên

C.  nhiều khu dân cư                                             D. phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.

Câu 5: Chức năng của trạng ngữ được xác định ở câu số (7) là gì?

  A. Chỉ thời gian, cách thức                     B. Chỉ mục đích, nguyên nhân
  C. Chỉ địa điểm, thời gian                       D. Chỉ phương tiện, thời gian

Câu 6. Xác định từ Hán Việt trong các từ sau:

A. Nặng nề                    B. Bừa bãi                 C. Hậu quả                 D. Sống đẹp

Câu 7. Nội dung chính của đoạn trích là gì?

A. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội

B. Cần tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội

C. Cần loại bỏ thói quen xấu                              D. Cần tạo ra thói quen tốt cho mỗi người.

Câu 8. Để thuyết phục người đọc, tác giả lập luận như thế nào?

A. Chỉ dùng lí lẽ                                                      B. Đưa ra ít dẫn chứng

C. Lí lẽ và dẫn chứng đầy đủ, xác thực                    D. Lập luận chặt chẽ

Câu 9.  Từ đoạn văn trên em thấy cần phải làm gì để loại bỏ những thói quen xấu?

Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng 7 câu) nêu suy nghĩ của em về vấn đề vứt rác bừa bãi, gây ảnh hưởng đến môi trường của học sinh hiện nay?.

0
23 tháng 4

- Đặc điểm của thể thơ lục bát:

+ Các câu 6 - 8 nối tiếp nhau.

+ Vần: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng sáu của dòng tám, tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo. (Ví dụ: Khổ 1: trời - đời, xa, ra)

+ Nhịp: 2/2/2, 2/4, 4/4

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 4

- Tôi đi mãi, đi mãi mà vẫn chưa đến nơi.

- Biện pháp tu từ điệp ngữ: đi mãi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 4

a.

- Biện pháp tu từ: điệp từ

- Tác dụng: nhấn mạnh sự thần kì của niêu cơm, phản ánh ước mơ hòa bình của nhân dân qua hình tượng niêu cơm thần.

b.

- Biện pháp tu từ: điệp ngữ

- Tác dụng: Tăng sức gợi hình cho câu văn, thể hiện sự bao la, rộng lớn với những nơi mà chim thần bay qua.