ĐỀ BÀI
Viết đoạn văn chứng minh nhận định về HOÀI THANH trong " văn chương luyện cho ta những hình ảnh ta sẵn có"
Các bạn giúp mình với
Cảm ơn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Việt Nam- đất nước của những bản anh hùng ca vĩ đại, đất nước của những con người kiên cường, bất khuất sẵn sàng dâng hiến cả cuộc cả đời mình cho tổ quốc thân yêu. Trong chiến tranh đau thương hay cuộc sống thanh bình, đất nước đã tạc ghi biết bao tấm gương anh hùng phi thường, làm nên kỳ tích. Và hôm nay trong những ngày cả nước đang sục sôi quyết tâm đẩy lùi đại dịch COVID-19,đã giúp bao nhiêu con bao người con của đất Việt lại viết tiếp bản anh hùng ca ấy có những việc làm ý nghĩa cử cao đẹp, thầm lặng.Họ là ai bạn biết không đó là hàng ngàn Chiến Sĩ Biên Phòng ngày đêm băng rừng vượt suối bảo vệ biên giới tổ quốc, là hàng ngàn tình nguyện viên sẵn sàng phục vụ trong các khu cách ly, là hàng ngàn bác sĩ căn mình chiến đấu đẩy lùi bệnh tật. Nhờ sự cống hiến và hy sinh thầm lặng đó hàng chục bệnh nhân đã được chữa trị thành công. Hàng ngàn kiều bào được tổ quốc dang tay chào đón trở về từ các vùng dịch. Hàng chục ngàn người dân được đảm bảo an toàn trong các khu cách ly. Anh hùng không ở đâu xa, họ ở ngay cạnh chúng ta và có lẽ ở trong chính chúng ta nữa. Chỉ cần một hành động nhỏ thôi "một người vì mọi người" mỗi chúng ta có thể làm nên những điều phi thường. Ngay lúc này đây, chúng ta hãy trở thành một người hùng Thầm Lặng sẵn sàng hành động nói tiếp Bản Trường Ca hào hùng của đất Việt thân yêu!
Bài làm
Trong quá trình ngày đêm đang “chiến đấu” với dịch bệnh đội ngũ thầy thuốc đã phải đối mặt với không ít khó khăn, vất vả, nguy hiểm, đã có không ít những tấm gương sáng. Họ là những y, bác sĩ ngày đêm cứu chữa bệnh nhân nhiễm Covid-19, trực tiếp thực hiện việc xét nghiệm, sàng lọc, cách ly bệnh nhân đang phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm từ chính bệnh nhân; là những nhà khoa học nghiên cứu chỉ trong thời gian rất ngắn đã nuôi cấy và phân lập thành công virus Covid-19 tạo điều kiện cho việc xét nghiệm nhanh trường hợp nhiễm và nghi nhiễm Covid-19.
Tham khảo nha
Hok Tốt !
# mui #
*Dàn ý:
-Mở bài:Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng ,ý chí ,nghị lực trong cuộc sống đó chính là chân lí
-Thân bài:
+Chí là ý chí, nghị lực,người có chí sẽ thành công
VD: Trạng nguyên Nguyễn Hiền
+Chí giúp cho con người vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể
VD:Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay,phải viết bằng chân
+Có công mài sắt ,có ngày nên kim
-Kết bài: mọi người nên tu dưỡng ý chí bắt đàu từ những việc nhỏ để ra đời làm những việc lớn
Tham khảo:
Cuộc sống có rất nhiều những khó khăn, và “sống” tức là đối mặt với những khó khăn đó. Ở đời có mấy ai không muốn đạt được thành công? Song không phải ai cũng có đủ niềm tin và nghị lực khắc phục những thử thách, trở ngại để tiếp tục cho đến khi thành công. Do đó mà từ xưa, ông cha ta đã dạy: “Có chí thì nên”
Trải qua bao năm tháng, câu tục ngữ vẫn còn nguyên những ý nghĩa sâu sắc, khẳng định vai trò của chữ “chí’ trong cuộc sống. Vậy “chí” là gì? “Chí được hiểu là ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp; sự kiên trì, và quyết tâm. Ai có chí thì sẽ thành công. Điều đó được minh chứng qua bao tấm gương từ xa xưa.
Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết - mà chính là ở ý chí.
Chắc các bạn ai cũng biết Trạng nguyên Nguyễn Hiền - Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. Để đạt được thành công đó là cả một quá trình bền bỉ. Tuy nhà rất nghèo, không có tiền cho cậu đi học nhưng ngày nào cũng vậy, dù nắng hay mưa, cậu bé hiếu học vẫn đứng ngoài cử lớp nghe thầy giảng bài. Khi đi chăn trâu, cậu viết trên lưng trâu, trên nền cát, bài tập được cậu làm trên lá chuối.
Hay có ông Cao Bá Quát viết văn hay nhưng chữ lại xấu. Nhận ra điều này, ông đã không quản vất vả, ngày đêm kiên trì tập viết. Khi chữ viết đã đẹp hơn, ông còn tập viết lên cột nhà cho nét chữ thêm cứng cáp. Chẳng bao lâu sau, ông đã nổi danh vì “văn hay chữ tốt”.
Chúng ta cũng biết đến bao người học trò nghèo đêm đêm bắt đom đóm cho vào vỏ trứng, lấy ánh sáng học bài. Đó chính là tên tuổi lẫy lừng của lịch sự khoa bảng Việt Nam- ông Mạc Đĩnh Chi- “lưỡng quốc Trạng nguyên”.
Có một câu chuyện cảm động về sự kiên trì của anh Nguyễn Ngọc Kí. Dù bị liệt cả hai tay nhưng mong ước đến trường đã không ngừng thôi thúc anh tập viết bằng chính đôi chân của mình. Những nét chữ nguệch ngoạc đầu tiên đã khiến anh không khỏi buồn bã. Không chỉ có vậy, đôi bàn chân còn tê cứng, sưng buốt nhiều khi như không còn nằm trong sự kiểm soát. Và con người ấy vẫn không nản lòng, ngày qua ngày vẫn chăm chỉ tập viết. Và ngày nay, chúng ta biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Kí- Anh hùng lao động- một nhà giáo ưu tú được bao thế hệ học sinh kính trọng, mến yêu.
Nhìn ra thế giới, ta sẽ thấy vô vàn những tấm gương nêu cao ý chí, đáng ngưỡng mộ và học tập. Trong đó phải kể đến Hê-len Ki-lơ- đại sứ hòa bình. Các bạn có tin không, năm mới hai tuổi, thế giới của Hê-len đã không còn âm thanh và ánh sáng. Phải chăng ý chí, quyết tâm luôn nhắc nhở bà không được gục ngã. Những năm tháng tập nói thật không hoài phí để sau này, bà đã đứng lên cất tiếng nói hòa bình cho nhân loại.
Ít ai biết rằng cô Pa-lu-đa, người Anh bị mù mà vẫn tự tin sải bước trên sàn catwalk, ông Ốt- xtơ-rốp-xki bị mù mà vẫn trở thành nhà văn nổi tiếng. Ý chí quả là có sức mạnh phi thường, giúp con người ta vượt qua những điều dường như không tưởng.
Vậy đó, “chí” là điều rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của mỗi người, không có “chí” khó mà có thể làm thành công điều gì. Học sinh chúng ta cũng cần phải có “chí”. Bắt đầu bằng những việc lắng nghe thầy cô giảng, ghi chép bài đầy đủ, sau đó không đầu hàng tước những bài toán khó, kiên trì luyện viết những câu văn hay. Với những bạn không có hay không đủ điều kiện để học hành, đừng buồn chán mà hãy cố gắng vượt lên hoàn cảnh của mình, tự nhủ những khó khăn sẽ là nguồn động lực thôi thúc mình tiến xa. Mỗi người hãy bắt đầu từ những việc nhỏ để sau này làm dược việc lớn, như Bác Hồ từng nói:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.”
Câu tục ngữ: “Có chí thì nên” đã trở thành một chân lí. Nó như một lời nhắc nhở, khuyên dạy chúng ta trên con đường tiến tới tương lai. Cho nên có ước mơ, hoài bão là điều rất đáng quý nhưng niềm tin, nghị lực và sự kiên trì còn đáng quý hơn, đó là những yếu tố làm nên sự thành công của con người.
Chúc bạn học tốt!
Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.
Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa
Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.
Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.
Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.
Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.
Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.
Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.