K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

AT - Chị nhấc thằng Bi xuống chiếc Vespa, dẫn vào quán phở trước mặt chợ. Chị gọi cho con tô phở đặc biệt trị giá bằng mấy ổ bánh mì của những công nhân ở xí nghiệp may đầu ngõ nhà chị. Thằng Bi nhìn tô phở ngao ngán:- Con không ăn hết đâu, mẹ gọi tô nhỏ hơn đi.Chị lắc đầu quả quyết:- Con phải ăn cho thật nhiều vào mới khỏe. Ăn tới đâu hay tới đó, không hết thì bỏ, tiếc gì!- Nhưng bà nội...
Đọc tiếp
AT - Chị nhấc thằng Bi xuống chiếc Vespa, dẫn vào quán phở trước mặt chợ. Chị gọi cho con tô phở đặc biệt trị giá bằng mấy ổ bánh mì của những công nhân ở xí nghiệp may đầu ngõ nhà chị. Thằng Bi nhìn tô phở ngao ngán:

- Con không ăn hết đâu, mẹ gọi tô nhỏ hơn đi.

Chị lắc đầu quả quyết:

- Con phải ăn cho thật nhiều vào mới khỏe. Ăn tới đâu hay tới đó, không hết thì bỏ, tiếc gì!

- Nhưng bà nội nói ăn phung phí là mang tội. Bữa trước bà dẫn con đi chùa, sư thầy cũng nói thế.

Chị gạt đi:

- Không lôi thôi gì hết! Mẹ nói sao thì nghe vậy!

Bỗng mắt thằng Bi dừng lại ở thằng nhóc bán vé số trạc tuổi mình đang mời khách ở bàn kế bên. Nó nói với mẹ:

- Hay mẹ sớt nửa tô phở của con cho bạn này đi. Chắc là bạn ấy đói lắm. Mà con cũng không ăn hết đâu.

 

Chị trợn mắt nhìn con:

- Thôi đừng nhiều chuyện nữa. Ăn nhanh lên còn đi học!

Thằng Bi cố nuốt, nhưng cũng như mọi khi, tô phở chỉ hết một nửa. Bàn kế bên, thằng bé bán vé số nhìn nửa tô phở còn lại bị chị phụ quán đổ vào cái xô đựng phở thừa, cặp mắt nó tiếc rẻ. Nó nuốt nước bọt, chân bước nhanh ra khỏi quán.

Bỗng thằng bạn cùng hội vé số chạy lại chìa cho nó một gói xôi nhỏ:

- Cho mày nè. Dì Năm ve chai cho tao một gói, tao ăn nửa thôi, để dành mày một nửa.

Chị vừa bước ra quán phở, nghe thấy, mặt bỗng đỏ bừng.

Viết bài văn phân tích nhân vật người mẹ của cậu bé Bi trong vâu chuyện trên.

Giúp mik với ạ!

 

3
11 tháng 12 2022

Các bạn ơi giúp mik với

 

11 tháng 12 2022

Các bạn ơi giúp mik vs:((

 

12 tháng 12 2022

có lm mới có ăn

Thật vậy, quả như lời nhận xét của Garrone đã nói với Betti những gì về Carlo Nobis: Hắn tự kiêu, vì cha mình là nhà quý tộc giàu sang! Một người cao ráo, phong lưu, trán rộng râu đen và đường bệ, hầu như mỗi ngày đều đưa Carlo Nobis đến trường, đấy là ngài quý tộc Nobis.Sáng hôm qua, trong lúc cãi với betti, - một trong những bạn nhỏ nhất lớp và là con của một người bán than – Carlo đã lăng mạ, mà không...
Đọc tiếp

Thật vậy, quả như lời nhận xét của Garrone đã nói với Betti những gì về Carlo Nobis: Hắn tự kiêu, vì cha mình là nhà quý tộc giàu sang! Một người cao ráo, phong lưu, trán rộng râu đen và đường bệ, hầu như mỗi ngày đều đưa Carlo Nobis đến trường, đấy là ngài quý tộc Nobis.

Sáng hôm qua, trong lúc cãi với betti, - một trong những bạn nhỏ nhất lớp và là con của một người bán than – Carlo đã lăng mạ, mà không lường trước hậu quả: “Cha mẹ bạn chỉ là kẻ bần hèn!” Betti tức tối, không đáp lại chỉ biết khóc.

Khi trở về, trong bữa ăn trưa, Betti thuật lại những lời đáng xấu hổ ấy cho cha nghe. Ngay buổi chiều hôm đó, cha của Betti một người đàn ông đen đúa nhỏ thó nhưng hiền lành, đã đến thưa chuyện cùng thầy Perboni. Người bán than nói hơi lớn tiếng, khiến cho của Nobis đang đứng cởi áo khoác cho con, đã nghe loáng thoáng ai đó đề cập đến tên mình. Ông vội bước vào lớp học để biết rõ hơn, thì được thầy Perboni thuật lại:

_ Người đàn ông trung thực này đã phàn nàn với tôi rằng, cậu Carlo đứa con trai của ngài đã hạ nhục con ông ấy bằng câu “Bố của bạn là một kẻ bần hèn”.

Nhà quý tộc chau mày và hơi tức giận, ông quay sang đứa con trai:

_ Có thật con đã nói thế không Carlo?

Carlo im thin thít, cậu đứng giữa lớp, mắt hướng về phía Betti.

Nhà quý tộc cầm lấy tay con và đẩy nó gân chạm vào Betti.

_ Hãy xin lỗi bạn con, nhanh lên.

Ông nói cương quyết.

Người bán than áy náy, muốn can thiệp nhưng chỉ nói:

_ Đừng… xin đừng.

Nhà quý tộc vẫn không nghe, mà nghiêm khắc ra lệnh cho Carlo:

_ Hãy xin lỗi bạn xong và lặp lại nguyên văn những lời này: “Tôi xin lỗi bạn, Betti, về những câu nói vô lễ, thiếu suy nghĩ, mà tôi đã thốt ra đối với cha bạn, người mà bố tôi rất tự hào được bắt tay”.

Người bán than lí nhí phản đối, hết sức bối rối, nhưng ngài Nobis không chịu dừng, ông chăm chú nhìn Carlos đang cúi đầu trước Betti và lí nhí lặp lại từng câu cha mình đã dạy. Sau đó ông quay sang siết chặt tay người bán than và người này cũng đẩy con mình sát vào Carlo Nobis.

Ngài Nobis nhìn thầy giáo, nói giọng chân tình:

_ Xin thầy ban ơn cho hai cháu ngồi kế bên nhau.

Thầy Perboni vui vẻ gật gù, chọn chiếc ghế cho Betti ngồi gần Carlo. Thấy mọi việc đã xong, ông, ông chào mọi người, rồi thong thả bước ra.

Người bán than bâng khuâng lưỡng lự đứng lại một lúc, ngắm nhìn hai đứa trẻ đang ngồi kế nhau, rồi quyết định tiến tới bên Carlo, nhìn nó chan chứa cảm tình, đưa tay ra định sờ vào đầu nó, nhưng không dám nên rút tay về đưa lên trán, rồi lẳng lặng ra về.

Thầy giáo nhìn xuống những học trò của mình, ông ôn tồn nói:

_ Các con ơi, hãy ghi nhớ điều mình nhìn thấy, đấy là bài học hay và đẹp nhất trong năm!

Đề bài: Thật vậy, quả như lời nhận xét của Garrone đã nói với Betti những gì về Carlo Nobis: Hắn tự kiêu, vì cha mình là nhà quý tộc giàu sang! Một người cao ráo, phong lưu, trán rộng râu đen và đường bệ, hầu như mỗi ngày đều đưa Carlo Nobis đến trường, đấy là ngài quý tộc Nobis.

Sáng hôm qua, trong lúc cãi với betti, - một trong những bạn nhỏ nhất lớp và là con của một người bán than – Carlo đã lăng mạ, mà không lường trước hậu quả: “Cha mẹ bạn chỉ là kẻ bần hèn!” Betti tức tối, không đáp lại chỉ biết khóc.

Khi trở về, trong bữa ăn trưa, Betti thuật lại những lời đáng xấu hổ ấy cho cha nghe. Ngay buổi chiều hôm đó, cha của Betti một người đàn ông đen đúa nhỏ thó nhưng hiền lành, đã đến thưa chuyện cùng thầy Perboni. Người bán than nói hơi lớn tiếng, khiến cho của Nobis đang đứng cởi áo khoác cho con, đã nghe loáng thoáng ai đó đề cập đến tên mình. Ông vội bước vào lớp học để biết rõ hơn, thì được thầy Perboni thuật lại:

_ Người đàn ông trung thực này đã phàn nàn với tôi rằng, cậu Carlo đứa con trai của ngài đã hạ nhục con ông ấy bằng câu “Bố của bạn là một kẻ bần hèn”.

Nhà quý tộc chau mày và hơi tức giận, ông quay sang đứa con trai:

_ Có thật con đã nói thế không Carlo?

Carlo im thin thít, cậu đứng giữa lớp, mắt hướng về phía Betti.

Nhà quý tộc cầm lấy tay con và đẩy nó gân chạm vào Betti.

_ Hãy xin lỗi bạn con, nhanh lên.

Ông nói cương quyết.

Người bán than áy náy, muốn can thiệp nhưng chỉ nói:

_ Đừng… xin đừng.

Nhà quý tộc vẫn không nghe, mà nghiêm khắc ra lệnh cho Carlo:

_ Hãy xin lỗi bạn xon và lặp lại nguyên văn những lời này: “Tôi xin lỗi bạn, Betti, về những câu nói vô lễ, thiếu suy nghĩ, mà tôi đã thốt ra đối với cha bạn, người mà bố tôi rất tự hào được bắt tay”.

Người bán than lí nhí phản đối, hết sức bối rối, nhưng ngài Nobis không chịu dừng, ông chăm chú nhìn Carlos đang cúi đầu trước Betti và lí nhí lặp lại từng câu cha mình đã dạy. Sau đó ông quay sang siết chặt tay người bán than và người này cũng đẩy con mình sát vào Carlo Nobis.

Ngài Nobis nhìn thầy giáo, nói giọng chân tình:

_ Xin thầy ban ơn cho hai cháu ngồi kế bên nhau.

Thầy Perboni vui vẻ gật gù, chọn chiếc ghế cho Betti ngồi gần Carlo. Thấy mọi việc đã xong, ông, ông chào mọi người, rồi thong thả bước ra.

Người bán than bâng khuâng lưỡng lự đứng lại một lúc, ngắm nhìn hai đứa trẻ đang ngồi kế nhau, rồi quyết định tiến tới bên Carlo, nhìn nó chan chứa cảm tình, đưa tay ra định sờ vào đầu nó, nhưng không dám nên rút tay về đưa lên trán, rồi lẳng lặng ra về.

Thầy giáo nhìn xuống những học trò của mình, ông ôn tồn nói:

_ Các con ơi, hãy ghi nhớ điều mình nhìn thấy, đấy là bài học hay và đẹp nhất trong năm!

Đề bài: viết bài văn phân tích người cha trong văn bản trên.

1
12 tháng 12 2022

ăn shittt

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:           Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:           Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận… Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. […]           Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì: - Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi! Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói: - Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm.         (Bạn Lộc, Xuân Quỳnh, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 năm 2021, tr.48-51) Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra số từ trong câu “Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được” và đặt một câu khác với số từ đó. Câu 3. Trong đoạn trích, mẹ của nhân vật tôi nhận xét Lộc là người như thế nào? Câu 4. Xác định và nêu chức năng của thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Câu 5. Thông tin Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp giúp em hiểu gì về Lộc? Câu 6. Nhân vật  tôi và Lộc đã có một tình bạn đẹp. Theo em, cần làm gì để có thể xây dựng được một tình bạn đẹp? Viết câu trả lời trong một đoạn văn ngắn (khoảng 3 – 5 câu).

1
CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
12 tháng 12 2022

1. Ngôi thứ nhất.

2. "vài".

3. "Bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nề nếp, cẩn thận.".

4. "Sau giờ học ở trường...".

5. Lộc cẩn thận, chỉn chu, nề nếp, biết trân trọng đồ đạc, đồ dùng học tập nên cũng là một người trân trọng việc học và tri thức.

6. Em tham khảo một số gợi ý sau:

- Thành thật với nhau.

- Tôn trọng lẫn nhau.

- Đoàn kết, biết giúp đỡ và chia sẻ với nhau.

12 tháng 12 2022

tự làm

11 tháng 12 2022

mình nghĩ là bác Ba

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
11 tháng 12 2022

Nếu câu viết chuẩn là "Mùa nực cũng như mùa rét, bác Ba phải trở về đi làm mướn." thì CN là "bác Ba" nhé!

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
11 tháng 12 2022

Tương phản là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng khá phổ biến trong sáng tác văn chương. Nó được thể hiện bằng việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính chất trái ngược nhau. Từ đó mà làm nổi bật lên một ý tưởng hoặc toàn bộ nội dung tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Trong những truyện ngắn hay của nền văn học Việt Nam những năm đầu tiên thế kỷ thì có thể nói truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là một sự vận dụng sáng tạo và sắc sảo thủ pháp nghệ thuật nêu trên.

Sống chết mặc bay là một bức tranh, tương phản giữa một bên là cảnh tượng nhân dân đang phải vật lộn vất vả, căng thẳng trước nguy cơ vỡ đê. Bên kia là cánh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng đang lao vào một cuộc đánh tổ tôm, trong khi đáng lý ra họ phải là những ông quan phụ mẫu đứng mũi chịu sào. Câu chuyện bắt đầu vào lúc quá nửa đêm, khi ấy trời vẫn mưa tầm tã, nước sông dâng lên cao, khúc đê xem chừng núng thế không khéo thì vỡ mất. Ở trên đê, “dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn”. Cảnh hộ đê nhốn nháo và căng thẳng: “Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi”. Vậy mà mưa cứ đổ, nước vẫn cứ cuồn cuộn bốc lên. Sức người dường như đã tỏ ra bất lực trước thiên nhiên.

Trong lúc “lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa to gió lớn” thì các ngài quan phụ mẫu hộ đê thưa rằng “đang ở trong đình kia…”, đình ấy cũng ở trên đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì. Phải chăng các ngài đang ngồi bàn kế sách. Không đâu, được thế thì mang cho dân quá. “Trên sập… có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi”. Thế nhưng không phải ngài đang chỉ đạo mà là ngài đang… đóng cái bàn tổ tôm. Ở cái chiếu bạc ấy, thêm nữa còn có đủ mặt các ông tai to mặt lớn: thầy đề, đội nhất, thông nhì, lại thêm quan chánh tổng sở tại cũng ngồi hầu bài nữa. Các vị “phụ mẫu” đều ngồi hết cả ở đây, thế thì ở ngoài kia lũ con cháu cứ tha hồ mà kêu mà khóc.

Chiếu bạc vững yên và nghiêm trang lắm. Ngoài đánh tổ tôm, các ngài còn hút sách ăn uống, hầu hạ và vân vân còn bao nhiêu thứ nữa. Trong khi đó ngoài kia mưa gió cứ ầm ầm, dân phu thì rối rít.

Phạm Duy Tốn hành văn rất tự nhiên. Ông cứ tả, vừa tả vừa chêm xen hai cảnh cứ như là những lời nhắc nhở rất nhỏ thôi. Ấy vậy mà, người đọc cứ thấy rạo rực cứ run lên vì lo cho tính mệnh của bao người đang ôm lấy thân đê và cũng vì thế mà càng căm ghét lũ quan tham vô trách nhiệm.

Thủ pháp nghệ thuật tương phản tiếp tục được phát huy và được tác giả đẩy lên đến cao trào khi con đê đã núng ào ào tan vỡ. Có người khẽ nói “Bẩm có khi đê vỡ!”. Thế nhưng ngài cau mặt gắt rằng: “mặc kệ!”. Quan đang cao hứng vì thế mà bọn quan chức hầu bài cũng cứ nín nhịn ngồi yên. Lát sau lại có người xồng xộc chạy vào “Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!”. Thế nhưng, tiếp theo vẫn là những lời quát mắng kèm theo một khuôn mặt cáu bẳn tức giận đỏ đến tía tai. Những dòng văn của tác giả thật tài tình. Càng về cuối truyện mạch văn càng ngắn, càng nhanh, càng lo lắng và công lại càng vững chãi. Dân cứ thét cứ kêu, cứ lênh đênh trên mặt nước. Còn vị quan phụ mẫu thì đúng lúc con đê kia vỡ lại là lúc được mùa. Quan ù và ù to chưa từng thấy.

Bằng lời văn tả thực nhưng cũng vô cùng sinh động, bằng sự khéo léo trong việc đan xen kết hợp hai thủ pháp tăng cấp và tương phản, truyện ngắn đã lên án gay gắt thái độ vô trách nhiệm của bọn quan tham. Đồng thời, sống chết mặc bay cũng bày tỏ niềm cảm thương da diết trước nỗi đau của con người. Nhờ sự thành công ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật, Sống chết mặc bay xứng đáng là truyện có chất lượng đầu tiên của nền văn học hiện đại Việt Nam.

12 tháng 12 2022

dell bik

12 tháng 12 2022

cựt

13 tháng 12 2022

????

 

10 tháng 12 2022

Hai câu ấy cho thấy thái độ trân trọng, cảm phục trước tài năng thứ pháp của ông Đồ