K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn tham khảo :

Mỗi lần về quê thăm ông bà ngoại, tôi đều có những trải nghiệm thật đáng nhớ. Vùng quê thanh bình đem đến nhiều điều tuyệt vời và thú vị.

Đó có thể là những buổi sáng thức dậy thật sớm để cùng ông đi dạo trên cánh đồng lúa mênh mông, cảm nhận hương thơm của bông lúa mới. Đó là những bữa cơm ngon lành mà bà ngoại nấu, dù giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của bà. Đó là những buổi chiều cùng đám bạn trong xóm đi thả diều, bắt cá ngoài đồng. Thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ nhưng có lẽ có một kỉ niệm mà tôi vẫn còn nhớ mãi cho đến bây giờ.

Đó là kỉ niệm xảy ra vào lúc tôi mười tuổi. Tôi và anh Hoàng - anh trai của tôi rủ nhau đi câu cá. Hai anh em tôi ngồi câu cá được một lúc thì nghe thấy tiếng hò reo sôi nổi. Phía đằng xa là một nhóm học sinh đang thi bơi lội. Chúng tôi chạy đến chỗ cuộc thi diễn ra. Thì ra là nhóm bạn hàng xóm tôi mới quen hôm trước. Tôi cảm thấy rất thích thú, liền đề nghị được tham gia. Tôi liền rủ anh Hoàng nhưng anh lại từ chối. Tôi biết vì sao anh Hoàng từ chối tham gia. Trước đây, anh từng đạt giải Nhất cuộc thi bơi của thành phố. Anh rất yêu thích bơi lội. Bạn bè, người thân đều nói anh có tài năng. Nhưng vì một sự cố, anh đã từ bỏ ước mơ của mình. Điều đó đã khiến tôi cảm thấy rất buồn...

Nhóm thi đấu của chúng tôi gồm có năm người. Trọng tài là Tuấn - người bạn hàng xóm thân thiết nhất của tôi. Sau khi trọng thổi còi bắt đầu hiệp đấu. Hai tuyển thủ từ tư thế chuẩn bị đã nhanh chóng vào cuộc đua. Tiếng hô hào, cổ vũ vang vọng khắp con sông. Các đối thủ ngang sức ngang tài, không ai chịu kém ai vẫn đang bơi song song nhau. Tôi cố gắng bơi hết sức. Bỗng nhiên tôi cảm thấy chân bên trái của mình bị tê. Tôi bơi chậm lại rồi dần tụt lùi phía sau. Tôi nghe thấy có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: “Hình như thằng Lâm bị chuột rút rồi”.

Tôi vùng vẫy trong nước. Nhưng không thể bơi tiếp. Không biết bản thân đã uống biết bao nhiêu là nước. Trong lúc mê man, tôi nghe thấy một giọng nói quen thuộc: “Lâm ơi, em ơi! Mau tỉnh lại đi em!”. Cho đến khi tỉnh táo thì tôi đã thấy anh Hoàng trước mặt mình. Khuôn mặt của anh đầy lo lắng. Hình như chính anh Hoàng là người đã cứu tôi.

Tôi dần dần tỉnh lại. Tôi thấy mọi người xung quanh đều thở phào nhẹ nhõm. Có tiếng nói cất lên: “Anh Hoàng tài thật, ở khoảng cách xa như vậy mà đã cứu được Lâm một cách thần kỳ!”. Có tiếng hưởng ứng: “Đúng vậy!”, “Đúng vậy!”... Tôi mỉm cười, lòng đầy tự hào rồi nhìn anh Hoàng, khẽ nói: “Cảm ơn anh!”.

Nhờ có trải nghiệm ngày hôm đó, tình cảm của hai anh em càng trở nên thắm thiết. Không chỉ vậy, anh Hoàng còn quay trở lại tập luyện để chuẩn bị cho cuộc thi bơi dành cho thiếu niên sắp diễn ra. Một trải nghiệm nhỏ nhưng đem đến cho anh em tôi thật nhiều điều tốt đẹp.

16 tháng 12 2021

yếu tố khí

1 tháng 12 2024

yếu tố khí nhé bn

16 tháng 12 2021

Nội dung:

- Câu chuyện Cô gió mất tên kể về cuộc hành trình đi làm việc tốt giúp đời của cô Gió và quá trình tìm lại tên của chính cô. Qua câu chuyện, chúng ta có thể rút ra được bài học về cách làm việc tốt.

Câu 1 (6 điểm). Đọc phần bản sau và trả lời các câu hỏi: Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi....
Đọc tiếp

Câu 1 (6 điểm). Đọc phần bản sau và trả lời các câu hỏi: 

Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.

Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.

Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy. Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai, trong đó, tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài hai chục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.

(Trích “Buổi học đầu tiên trường Yên Phụ”  - Nguyễn Hiến Lê)

a. Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào em đã được học ? Vì sao em biết ? (1đ)

b. Hãy chỉ ra tính xác thực của thể loại đó trong phần văn bản trên ? (1đ)

c. Văn bản được kể ở ngôi thứ mấy ? Tác dụng ? (1đ)

d. Phần văn bản trên có nội dung gì ? (1đ)

e. Trong câu: “Cha tôi dạy sớm… để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ”, từ “chân” được hiểu theo nghĩa nào ? Giải thích nghĩa của từ đó ? Từ “chân” là một từ đa nghĩa, em hãy đặt 01 câu với từ “chân” có nghĩa khác với nghĩa từ “chân” ở trên và giải thích rõ nghĩa. (2đ)

Giúp với ạ!Cảm ơn!

1
16 tháng 12 2021

:))))))

16 tháng 12 2021

Cha mẹ là những người đã đưa chúng đến với thế giới rộng lớn này. Và rồi, không quản ngại bao gian nan, vất vả, cha mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ chúng ta nên người. Câu ca dao của cha ông ta như lời nhắc nhở với những người con về tình cảm thiêng liêng, suốt đời ta không thể trả hết:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Núi cao biển rộng mênh mang
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Cha mẹ sinh dưỡng và nuôi nấng ta lên người. Công lao của của cha được ví như ngọn núi Thái Sơn – ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của Trung Quốc, để thấy được sự hi sinh và vất vả của cha không thể kể xiết và đong đếm được. Ngọn núi ấy được lớn dần theo năm tháng nhờ sự nâng lên của người mẹ Trái Đất và tình cha cũng ngày càng đong đầy. Sử dụng hình ảnh ngọn núi để ví với người cha cũng là ngầm ý so sánh về vai trò trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình, là người mang gánh nặng lo toan giữa cuộc đời. Ta thêm trân trọng và thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn mà cha gánh vác. Còn với mẹ, đó là ơn nghĩa sinh thành, mẹ đã hi sinh cả bản thân để đổi lại nụ cười và hạnh phúc của con. Nước trong nguồn chẳng bao giờ cạn như tình mẹ mênh mang, chảy dài theo dòng sông cuộc đời của con. Dòng nước ấy khiến ta nghĩ đến dòng sữa trắng trong của mẹ, đã nuôi ta khôn lớn từ thuở lọt lòng. Mội giọt sữa thơm là bao chắt chiu, tình cảm mẹ dành cho con. Công ơn nghĩa nặng được ví như biển rộng núi cao, mênh mông và trường tồn mãi mãi theo thời gian. Bởi vậy “cù lao chín chữ”, công lao cha mẹ ta hãy mãi khắc ghi và thể hiện tấm lòng hiếu thảo với mẹ cha. Bài ca dao bằng những hình ảnh, ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc và thấm thía vô cùng. Đó là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta theo suốt cuộc đời về tình cảm thiêng liêng, bất tử dành cho cha mẹ.

 Câu 1 Bức tranh quê hương được gợi tả qua những hình ảnh nào ? nêu nhận xét của em về những hình ảnh đó Câu 2 Tâc giả đã bộc lộ những tình cảm gì với quê hương qua bài thơ ? Câu 3Theo em, tình cảm quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời mỗi con người ? Câu 4 Viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ '' Quê Hương" của tác giả Nguyễn Đình...
Đọc tiếp

 Câu 1 Bức tranh quê hương được gợi tả qua những hình ảnh nào ? nêu nhận xét của em về những hình ảnh đó

 Câu 2 Tâc giả đã bộc lộ những tình cảm gì với quê hương qua bài thơ ?

 Câu 3Theo em, tình cảm quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời mỗi con người ?

 Câu 4 Viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ '' Quê Hương" của tác giả Nguyễn Đình Huân

Câu 5 Dòng nào sau đây toàn là từ ghép

A.Tiếng ve, chân đê, xóm làng

B.Tiếng ve, chân đê, liêu xiêu

C.Tiếng ve, ngân nga, xóm làng

D.Tiếng ve, chân đê, mênh mang

Câu 6 Chỉ ra cụm danh từ có trong hai câu thơ sau :

 "Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh "
 
 
 

bài thơ " Quê Hương "

Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
 
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
 
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
 
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu siêu đi về
 
Quê hương nhắc tới nhớ ghê
Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh
 
Quê hương mang nặng nghĩa tình
Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.
0