K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1

1 Last week, the ranger showed the group a tree that is native to the area

2 This course includes activities whose purpose is to improve speaking skills

7 tháng 1

1 The Mekong Delta is a unique area which is home to a rich variety of wildlife

2 She asked students if they understood Englisg grammar well

3 He asked when the best time to visit the Amazon Rainforest was?

Thông báo kế hoạch thanh tra, rà soát, tổng kết, xếp giải, khen thưởng thành viên, cộng tác viên tích cực kì I năm học 2024 - 2025.Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các thành viên của Olm. Vậy là học kì I đã sắp kết thúc, các bạn cũng đang dồn sức để ôn tập cho các môn thi cuối kì I sao cho đạt kết quả tốt nhất. Để cổ vũ tạo động lực, thể hiện sự quan tâm, luôn song hành cùng...
Đọc tiếp

Thông báo kế hoạch thanh tra, rà soát, tổng kết, xếp giải, khen thưởng thành viên, cộng tác viên tích cực kì I năm học 2024 - 2025.

Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các thành viên của Olm. Vậy là học kì I đã sắp kết thúc, các bạn cũng đang dồn sức để ôn tập cho các môn thi cuối kì I sao cho đạt kết quả tốt nhất. Để cổ vũ tạo động lực, thể hiện sự quan tâm, luôn song hành cùng cộng đồng học sinh, sinh viên toàn quốc. Ban quản trị có kế hoạch xem xét, tổng kết, xếp giải, khen thưởng các cộng tác viên tích cực của Olm đã trung thực, nhiệt tình, vô tư, giúp đỡ các bạn trên cộng đồng Olm trong học kì I vừa qua. Bên cạnh đó Olm cũng hết mực quan tâm đến các thành viên khác của Olm. Đảm bảo sự yêu thương của Olm lan tỏa đến tất cả những người đã đồng hành cùng Olm nhiều năm qua, đó là khen thưởng những bạn không phải là cộng tác viên, nhưng hoạt động tích cực trên Olm trong học kì I năm học 2024 - 2025.

Để được xét khen thưởng các em thực hiện các yêu cầu sau:

Bước 1, Bình luận thứ nhất: Em đăng kí tham gia sự kiện trao thưởng thành viên, cộng tác viên tích cực học kì I năm học 2024 - 2025

Bước 2: Chụp ảnh trang cá nhân up vào câu hỏi này.

Bước 3: Viết một đoạn văn nêu lên cảm nghĩ, cảm xúc, những điều em đã học, đã làm, đã đạt được trên Olm trong học kì vừa qua.

Thời hạn tham gia từ ngày 07 tháng 01 năm 2025 đến ngày 10 tháng 01 năm 2025.

Chúc các em sẽ trở thành người chiến thắng, bước trên con đường vinh quang mà cộng đồng tri thức ngưỡng mộ, cùng với giải thưởng trị giá cao từ Olm

35
DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
7 tháng 1

Trong học kì I vừa qua, em cũng đã cố gắng tích cực để xứng đáng với danh hiệu cộng tác viên của OLM. Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi được làm cộng tác viên của OLM. Trong khoảng thời gian thi giữa học kì I và thi cuối kì I, em đã phải ôn bài nên không có thời gian vào OLM ạ. Nhưng em cảm thấy rất vui vì mình đã đóng góp được một ít cho OLM ạ. Em chúc quý thầy cô OLM thật nhiều sức khỏe!!!

7 tháng 1

Trong học kì vừa qua, em chỉ làm được một ít đóng góp nhỏ cho cộng đồng OLM. Tuy nhiên, em cảm thấy rất vui và thích thú khi tham gia OLM khi mới bắt đầu lớp 3. Trước khi em trở thành 1 CTVHS cô Hoài là người đầu tiên hướng dẫn em, là người đầu tiên đào tạo em. Khi em tham gia OLM các thầy cô cũng mở rất nhiều mini game để cho chúng em tham gia. Trên OLM em đã đổi được rất nhiều quà như: Túi tote OLM, thẻ cào 100K. Em mong em sẽ sắp xếp thời gian để giúp các bạn trên OLM nhiều hơn nữa.

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:        Việt Nam quê hương ta       Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn       Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều       Quê hương biết mấy thân yêu Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau       Mặt người vất vả in sâu Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn       Đất nghèo nuôi...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

       Việt Nam quê hương ta

      Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
      Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
      Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
      Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

      Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
      Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
      Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
      Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

      Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
      Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

      Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
      Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường

      Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
      Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan...

                             (Trích trường ca Bài thơ Hắc Hải, 1958, Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ. 

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ. 

Câu 3. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong khổ thơ sau: 

      Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
      Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan...

Câu 4. Con người Việt Nam hiện lên trong bài thơ với những phẩm chất nào?

Câu 5. Phát biểu đề tài, chủ đề của bài thơ. 

0
6 tháng 1

Cầu cứa

 

6 tháng 1

Tác phẩm Nhà mẹ Lê là câu chuyện về cuộc đời những người dân ngụ cư mà nhân vật chính là mẹ Lê cùng mười một đứa con.

Họ sống nghèo khổ trong một căn nhà chật hẹp và tồi tàn. Bà mẹ phải làm lụng vất vả nhưng vẫn không đủ nuôi các con. Những ngày cực nhọc nhất của những người nông dân lại là những ngày vui sướng của bà mẹ nghèo khổ ấy vì lúc đó mới có người mướn làm. Những buổi tối cả nhà mẹ Lê xúm xít quanh nồi cơm bốc khói là những ngày hạnh phúc nhất. Nhưng những ngày như thế không nhiều. Mùa đông đến, ngoài đồng chỉ còn trơ cuống rạ, ao hồ không còn tôm tép để bắt, nguồn thức ăn của gia đình mẹ Lê không còn. Nhà mẹ Lê vốn nghèo khổ giờ càng túng quẫn hơn. Đàn con đói rét, không cầm lòng nổi trước cảnh tượng đó mẹ Lê một lần nữa tìm đến nhà ông Bá giàu có trong làng để vay gạo. Gạo vay không được, mẹ Lê còn bị ông Bá thả chó ra cắn. Được một người quen đưa về với vết thương máu chảy ròng ròng, mẹ Lê lên cơn sốt nặng. Trong lúc mê man, người mẹ tội nghiệp ấy nhớ lại quãng đời bất hạnh và khốn khổ của mình. Kết thúc câu chuyện là cảnh mẹ Lê từ giã cõi đời để lại mười một đứa con bơ vơ, không nơi nương tựa, không biết đi đâu về đâu.

Cái khổ của nhà mẹ Lê là cái khổ của cảnh đời đông con, túng quẫn. Nếu ít con hơn, có lẽ mẹ Lê sẽ có thể được bớt lo, bớt khổ phần nào. Cảnh gia đình đông con của nhà mẹ Lê không phải là hiểm trong xã hội ấy. Đông con là một áp lực, là một gánh nặng đè lên vai bất kì người phụ nữ nào, gia đình nào trong xã hội ấy.

Thạch Lam dường như đã hóa thân vào nhân vật để cảm nhận những nỗi đắng cay trong cuộc đời của họ. Ta thấy cái nhìn độ lượng, thương cảm của nhà văn khi miêu tả căn nhà tồi tàn của mẹ Lê "chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát", mùa rét phải rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm và tác giả so sánh cảnh tượng đó "trông như một ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc". Để đặc tả sự nghèo khổ của nhà mẹ Lê, tác giả cho ta thấy "cách kiếm ăn' khổ cực và bấp bênh của bà mẹ này:" Từ buổi sáng tinh sương mùa nực cũng như mùa rét bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng ". Ấy vậy mà đó là những ngày sung sướng nhất vì khi ấy còn có người mướn bác làm việc. Những con người sống với nghề nghiệp bấp bênh ấy trở nên tội nghiệp hơn khi những ngày mùa qua đi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ. Những khó khăn ấy không chỉ đến với riêng mẹ Lê mà với tất cả những người dân trong xóm ngụ cư nghèo khổ ấy. Đặc tả một khung cảnh đói khổ và buồn bã, tác phẩm dường như báo hiệu cho chúng ta thảm cảnh Ất Dậu.

Đói rét, nghèo khổ nhưng với Thạch Lam những con người trong" nhà mẹ Lê "trước bờ vực thẳm của cuộc đời không bị tha hóa, biến dạng. Giữa cái giá lạnh của cuộc sống họ" lặng lẽ, âm thầm chịu khổ một mình, không than thở với láng giềng hàng xóm bởi vì ai nấy đều biết cũng nghèo khốn như nhau ". Đây là một đặc điểm của các nhân vật trong sáng tác của Thạch Lam. Nhà văn luôn" chắt chiu cái đẹp "ấy tạo ra một thế giới nhân vật mà ở đó luôn âm thầm, lặng lẽ chịu đựng và hi sinh (Tâm trong" cô hàng xén ", Liên trong" một đời người "). Những con người ấy không dám thổ lộ nỗi khổ của mình phải chăng sợ làm tổn thương người khác? Họ âm thầm đồng cảm với nhau, lặng lẽ chia sẻ cùng nhau mà không có một phản ứng mạnh mẽ, một phản kháng quyết liệt nào về hiện thực tối tăm bao quanh mình.

Nhân vật trong" nhà mẹ Lê "sống trọn vẹn với niềm vui và cả những nỗi buồn. Những con người ấy thiếu thốn về vật chất nhưng không thiếu thốn về tinh thần. Họ không cô đơn trong cuộc sống cũng không cô độc trong cuộc đời bởi họ luôn mang trong tâm hồn mình tình người ấm áp. Tình người đẹp đẽ ấy phải chăng xuất phát từ tấm lòng bao la của nhà văn dành cho những kiếp người nhỏ bé? Thạch Lam đã đưa họ đến gần nhau để những con người ấy không chỉ thấu hiểu mà còn chia sẻ và giúp đỡ nhau. Mẹ Lê khi bị chó nhà giàu cắn được đưa về nhà trong cơn đau vẫn xúc động nói" may gặp bác Đối, chứ không biết bao giờ mới lê về được đến nhà "và khi người mẹ ấy chết đi chính những người nghèo khổ ấy đã" mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng, chôn vào bãi tha ma nhỏ đầu làng ". Họ quay trở về ái ngại và xót xa cho những đứa con tội nghiệp của người mẹ xấu số. Tác phẩm vì thế được bao trùm bởi tình yêu thương. Đó không chỉ là tình thương của những con người cùng cảnh ngộ trong truyện mà còn là tình thương của độc giả dành cho nhân vật và của chính nhà văn với" đứa con tinh thần ".

" Nhà mẹ Lê' vừa mang yếu tố hiện thực vừa được khoác lên mình màu sắc lãng mạn . Thạch Lam không chỉ cảm thông mà còn trân trọng nhân vật của mình. Sự trân trọng ấy được biểu hiện từ cách gọi tên các nhân vật. Nhà văn không gọi nhân vật của mình là "thị", "y", "hắn" như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao.. mà gọi một cách trân trọng, trìu mến "mẹ Lê", "mẹ Đối", "mẹ Hiền". Xuyên suốt tác phẩm mẹ Lê được gọi là "bác". Nó giống như đây là một câu chuyện kể về một người thân quen cùng một hoàn cảnh, cùng một tầng lớp trong xã hội.