Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy
Một canh...hai canh... lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành ;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài: giới thiệu cô giáo mà bạn định kể
Trong cuộc đời mỗi người đều trải qua quãng đời học sinh, những kỉ niệm vui buồn, những người bạn tốt gắn bó suốt đời với ta. Ngoài những người bạn thì thầy cô cũng là một trong những người gắn bó với ta trong quảng đời học sinh. Ai cũng có một thầy cô giáo cho riêng mình. Đối với tôi thì thời học sinh, cô giáo chủ nhiệm năm lớp 1 là người tôi vô cùng yêu thương và trân trọng, đó là cô Bích.
II. Thân bài: kể về cô giáo
1. Giới thiệu cô giáo
a. Ngoại hình:
- Năm nay cô 46 tuổi
- Cô không có thân hình đẹp như siêu mẫu nhưng đối với em cô là siêu mẫu của lòng em
- Cô mũm mỉm
- Đi dạy cô thường mặc áo dài
- Cô có giọng nói rât truyền cảm và thân thiện
- Đôi mắt biết nói của cô khiến ai cũng phải bắt chuyên
- Đôi môi mỏng, mỗi khi cô cười rất xinh
- Khuôn mặt tròn
- Mái tóc dài ngang lung, trông rất đẹp
- Mũi cô cao
- Cô hay đi dép cao khi mặc áo dài
b. Tính tình:
- Cô rất hiền, nhưng những lúc cô rất nghiêm khắc
- Những bạn không lo học hay chú ý nghe giảng cô đều ân cần bảo ban và chăm sóc
- Cô rất công bằng, không yêu thương ai hay gét bất kì ai
- Cô rất yêu thương chúng em
- Cô rất yêu thương học trò, tận tình chăm sóc và bảo ban
2. Kể về cô giáo:
a. Kể về cô khi cô ở trường:
- Cô rất ân cần và dịu dàng
- Cô luôn đến trường rất sớm
- Cô thường chỉ dạy chúng em rất tận tình
- Cô luôn công bằng trong công việc và học tập
b. Kể về cô khi cô ở nhà:
- Em thường đến thăm nhà cô, nhà cô rất gọn gang, sạch sẽ
- Nhà cô có 1 vườn rau xinh xinh, cô rất đảm đang
- Cô rất khéo tay, mọi đồ dung trong nhà đều do tay cô làm.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cô
- Em rất yêu thương và kính trọng cô
- Cô là tấm gương cho em học tập và noi theo
1. Mở bài:
- Thầy Văn Chi là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong những thầy cô giáo đã từng dạy em.
- Thầy đã dạy em ở năm học lớp bốn.
2. Thân bài:
a) Tả ngoại hình:
- Ngoài bốn mươi tuổi.
- Dáng người cao
- Nước da ngăm đen
- Mái tóc bạc nhiều
- Thường mặc những bộ âu phục sẫm màu.
- Thường đeo kính trắng
- Đôi mắt sâu, hiền từ.
- Miệng hay tươi cười; hàm răng trắng, đều đặn.
- Bàn tay xương xương có nổi những đường gân rắn rỏi.
b) Tả tính tình:
- Quan tâm đến học sinh
- Quan tâm đến tất cả mọi người .
- Giúp đỡ đồng nghiệp.
- Yêu nghề dạy học
- Tận tụy với công việc.
- Mong học trò khôn lớn, nên người
- Dìu dắt, mong nhiều học trò thành đạt ở tương lai.
3. Kết bài:
- Em luôn nhớ về thầy
- Xem thầy như người cha thứ hai của mình
- Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.
Biển trời lấp lánh từng cánh hải âu
Dập dờn sóng nước thuyền ơi lướt mau
Bay đi xa đi xa hãy vút lên những cánh chim
Yêu quê hương bao la ánh nắng tươi thắm chan hòa
Tay trong tay bên nhau ta cùng hòa ca
Tay trong tay bên nhau ta cùng hòa ca
t - copyhời thơ ấu của tôi lặng lẽ trôi bên dòng Châu Giang lững lờ, xanh biếc. Với những buổi chiều nằm dài trên thảm cỏ xanh của con đê ngoài làng, thả hồn theo những cánh diều xa và dòng nước mơn man. Có thể đây là những gì tôi có thể tưởng tượng được về thời thơ ấu của mình. Bởi không hiểu thế nào mà tôi không thể nhớ hết hay hình dung được thời thơ ấu của mình trải qua như thế nào.
Chín tuổi, tôi đã phải rời quê theo bố mẹ vào Nam, nói đúng hơn là vào miền Trung nhưng vì lý do nào đó nên đã chuyển vào Lâm Đồng (quê hương thứ hai của tôi có thể khẳng định như vậy). Tôi không còn được thấy những hình ảnh thân quen ngày nào, không được gặp bạn bè, thầy cô, đi học trên con đường làng mát rượi. Tất cả đã trở thành kí ức, kỉ niệm trong tôi nhưng về bản thân tôi - về thời thơ ấu của tôi - như thế nào, đó là cả một thách thức lớn đối với tôi. Tôi thường nghe về một thời thơ ấu rất là đẹp - thời thơ ấu với những kỉ niệm và xúc cảm mãnh liệt. Còn thời thơ ấu của tôi, tôi đang cố gắng tìm cho mình một cái gì để nhớ, một kỉ niệm và những xúc cảm sâu sắc - thời gian gắn bó với quê không đủ cho tôi có những cảm xúc sâu sắc và mãnh liệt nhưng cũng đủ để tôi viết lên cho mình những kí ức đẹp về một thời thơ ấu - thời của những xúc cảm đầu đời.
Có thể tôi là một con người cầu toàn, mong muốn mọi thứ đều phải đẹp, đều phải như ý muốn nhưng đó chỉ là mong muốn và khi viết ra điều này thì tôi vẫn cho tôi, tự nhận tôi là một con người cầu toàn - điều đó là không thể phủ nhận - tôi cầu toàn khi mong muốn mình có được một thời thơ ấu đẹp nhưng... điều đó là không thể, vì những gì đã thuộc về quá khứ thì hãy để nó là quá khứ - không thể thay đổi - không thể biến nó thành tương lai một cách mơ muội mà hãy giữ lại những gì có thể khi không còn bên cạnh mình.
Tro ve thoi au tho...
Thời thơ ấu - thời thơ ấu của tôi - tôi muốn viết về nó lâu rồi nhưng sao thật là khó khăn. Cái gì đó đang buộc chặt lòng tôi, đang cố kìm nén trong tôi những cảm xúc dâng trào về những kỉ ức đầu đời - giống như một sợi dây vô hình tự buộc lòng mình.
Mười năm - một khoảng thời gian không nói là quá dài nhưng cũng không thể nói là ngắn để ta còn nhớ một cách rõ nét và sâu sắc những gì đã xảy ra trong đời chứ chưa nói là quên - tôi trở lại thăm quê.
Những cảm xúc dâng trào trong tôi, một chút ngậm ngùi, một chút xúc động, một chút vui mừng, một chút ngỡ ngàng, một chút xa lạ, một chút... một chút... tất cả đan xen làm cho tôi có những cảm giác thật lạ. Quê tôi ngày nào đây ư, con đê ngày nào tôi thả diều đây ư... con đường làng, con sông, lũy tre, ao cá, mảnh ruộng, cái ngõ kia... sao bỗng quen thuộc mà là lạ, những hình ảnh đó hiện lên trong tôi thật to lớn khi trên đường về nhưng sao bây giờ nó không còn to như thế, có phải tôi đã lớn hơn nó nhiều lần hay nó tự bé lại - điều đó là không thể - có thể những kí ức trong tôi quá lớn, mong muốn gặp lại quá lớn, sự cầu toàn thể hiện rõ ở đây. Trước mặt tôi là tất cả những gì mà tôi đã trải qua thời thơ ấu nhưng không còn như ngày nào và không còn giống như những gì tôi nghĩ.
Con đê vĩ đại ngày nào giờ chỉ là một dải đất nhô cao. Con sông xanh biếc với những buổi chiều tắm sông bên bạn bè giờ cũng trở nên nhỏ bé và nâu xạm... tất cả đã thay đổi - tôi lại viết lại trong đầu tôi những kí ức về thời thơ ấu của mình hay sao, những hình ảnh đã trở nên lẫn lộn, tôi trở về quê mà lòng buồn biết bao.
Bạn bè của tôi - những người đã cùng tôi trải qua những năm tháng đầu đời - bây giờ cũng đã lớn, tôi vẫn nhớ mang máng khuôn mặt, dáng người nhưng khi gặp lại thì cũng đã thay đổi quá nhiều.
Khoảng thời gian ngắn ngủi mấy ngày cho tôi có cơ hội hồi tưởng lại một thời thơ ấu của đời mình - một thời để nhớ - một người để nhớ: Nụ - một người bạn - một người hàng xóm - người em gái kém tôi một ngày tuổi. Có thể tôi sẽ nhớ mãi nhưng không thể biết trước được vì chính tôi cũng không biết mình nhớ để làm gì nữa - nhớ về một người bạn thân, nhớ về một người hàng xóm hay nhớ về một người em gái thân thương.
Tro ve thoi au tho...
Hình ảnh: Deviantart
Theo lời mẹ tôi kể thì tôi sinh trước Nụ một ngày, đó là một ngày mà trời mưa nhẹ, còn Nụ sinh hôm sau, vào một ngày nắng nhạt. Điều này có liên quan gì đến tương lai của hai chúng tôi không? Tôi đang cố gắng đừng mê tín để có thể nhận ra một điều - không có liên quan gì hết - nhưng tại sao hai chúng tôi không sinh cùng một ngày? Khi đó sẽ có những thay đổi khác hơn so với bây giờ. Tất cả chỉ là ngụy biện - sự thật không có liên quan gì - tôi nên nhìn nhận nó như một kí ức đáng nhớ - tôi nhớ nhà tôi và nhà Nụ cách nhau một cái hẻm nhỏ nên hai đứa chúng tôi ngày nào cũng chơi chung với nhau, cô bé có má lúm đồng tiền hay thích đóng công chúa, còn tôi... đóng hoàng tử - thật hồn nhiên biết bao - nhưng một ngày kia - bố mẹ tôi báo nhà tôi sẽ chuyển vô trong Nam sống, lúc đó tôi cũng không biết gì hết, chỉ tới ngày sắp đi, tôi mới cảm thấy - một cảm giác thật lạ trong tôi - tôi mua tặng bạn bè những món quà, còn Nụ tôi không nhớ là đã tặng Nụ món quà gì nữa và tôi cũng không có cơ hội để hỏi lại và chắc sau này cũng không.
Một ngày trở về thăm quê, tôi mong muốn gặp lại mọi người - những người bạn của tôi - và Nụ - khi đó Nụ đã trở thành một cô thiếu nữ, nhưng Nụ đã không còn học nữa vì nhà Nụ nghèo, một mình mẹ Nụ không thể nuôi hai chị em Nụ ăn học. Nụ đã phải nghỉ học để đi làm. Tôi chỉ có cơ hội gặp Nụ có một lần khi đi cùng mấy đứa bạn qua nhà Nụ chơi - nhà ngay bên mà sao khó gặp thật - Nụ đi làm trên thị trấn từ sáng sớm tới tối mới về - nhưng đó chưa phải là lý do bởi vì... Nụ sắp lấy chồng - chồng sắp cưới của Nụ là con trai ông chủ xưởng dệt trên thị trấn - tôi muốn gặp lại Nụ, nói chuyện với Nụ để... nhưng tôi không thể
Ngày tôi đi - buổi sáng hôm ấy - tôi nghe mấy đứa em bảo chị Nụ sắp đi làm rồi, sao anh Ng không qua chào, tôi suy nghi miên man, đứng trên hiên nhà nhìn ra ngoài cổng mà lòng buồn rười rượi, tôi đang nuối tiếc điều gì - chợt tôi nhìn thấy một ánh mắt bên kia nhà hàng xóm đang nhìn qua rồi vụt mất - Nụ đứng đó nhìn tôi rồi vào sân dắt xe đạp ra cổng - tôi đoán là Nụ chuẩn bị đi làm - tôi muốn chạy ra và nói với Nụ những suy nghĩ của mình nhưng sao tôi không làm được, bóng Nụ mờ dần trên con đường làng thân thương thủa ấy! - copy
Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.
Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.
Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…
Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.
1. Bài Thơ 20/11 : Lời Ru Của Thầy
Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
Lời ru của gió màu mây
Con sông của mẹ đường cày của cha
Bắt đầu cái tuổi lên ba
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!
Thầy không ru đủ nghìn câu
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời
Tuổi thơ em có một thời
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm
Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây
Thầy ru hết cả mê say
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.
Mẹ ru em ngủ tròn đêm
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày
Trong em hạt chữ xếp dày
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm
Từ trong vòm mát ngôi trường
Xin lời ru được dẫn đường em đi
(Con đường thầy ngỡ đôi khi
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình
2. Bài Thơ 20 Tháng 11: Khi Thầy Về Nghỉ Hưu
Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
"Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…"
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.
Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường trung học
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.
Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?
Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao
Vai áo bạc như màu trang vở cũ
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!
3. Bài Thơ 20-11: Nghĩa Cô Thầy Mãi Không Quên
Bao năm tháng, nay ta giật mình tỉnh giấc
Sắp qua rồi những tháng ngày thân thương
Những ngày vui của 1 thuở đến trường
Đang trôi dạt theo từng chòm mây trắng.
Con nhớ lắm những ngày xưa đằm thắm
Cô dạy con từng nét chữ vần thơ
Cô đưa con gõ cánh cửa cuộc đời
Và duyên dáng của một người con gái.
Tâm hồn con, một nỗi buồn dài
Cô ôm ấp, xoa đầu khi con khóc
Vầng trán cô những vần nhăn se sắt
Âu yếm nhìn chúng con
Tuổi nhỏ chúng con nào đâu biết ưu phiền
Vẫn ngỗ nghịch gọi cô là “trại chủ”
Và chúng con là những con cừu bé nhỏ
Cô chăn dắt trên đồng cỏ tri thức bao la.
Khi những ngày cuối của thời học sinh sắp qua
Con mới giật mình nhận ra một điều nho nhỏ
Một tình thương bao la và vô tận
Cô dành cả cho những con cừu nhỏ chúng con.
Thích bài nào thì xào bài đấy.
Giếng: là hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, thường để lấy nước. Hèn nhát: là thiếu can đảm đến mức đáng khinh.
Công quán: nhà dành để tiếp các quan phương xa về kinh.
Tập quán: thói quen của một cộng đồng ( địa phương, dân tộc, v.v...) hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.
Rung rinh: là rung động nhẹ và liên tiếp.
Dinh thự: nhà to, đẹp, dành riêng cho những người có chức tước cao.
Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.
Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.
Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.
Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.
Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.
Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.
Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.
Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.
Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.
Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.
Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.
Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.
Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.
Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.
Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.
Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.
Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.
Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.
Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.
Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.
Tưởng tượng mình được trò chuyện với vua Lê Lợi trong truyện Sự tích Hồ Gươm và kể lại cạu chuyện đó
Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:
- Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.
Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.
Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.
Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.
Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.
Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.
Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:
- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.
Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.
Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại vói Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.
Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.
rút ra bài học là khi thiếu 1 vật trân cơ thể sẽ không làm ra cái gì đừng nên chảnh chọe ai
cia này mình không chắc 100% đâu
Truyện nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng vì vậy mỗi thành viên không thể sống đơn độc,tách biệt mà cần sống nương tựa gắn bó với nhau để cùng tồn tại và phát triển.
k cho mình nha!