K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 1 2018

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

25 tháng 1 2018

. Bạn có thể tự tả từ dàn ý này kết hợp với những biện pháp nghệ thuật như so sánh( nên sử dụng nhiều), nhân hóa, ẩn dụ,...:

Đề bài: Tả cây đào ngày Tết

I. Mở bài Giới thiệu cây hoa đào ngày Tết của gia đình. ( mua ở đâu? bao giờ? trồng bao lâu? ở đâu? ai trồng?...) có thể đặt 1 câu ca dao, tục ngữ nào đó để mở đầu sẽ hay hơn.

II. Thân bài

1. Tả chi tiết cây đào

– Bao quát cây hoa đào (đặt ở đâu? cao bao nhiêu?)

+ Nhìn từ xa? Nhìn gần cây như thế nào?

+ Mùa đông, mùa xuân cây ra sao?

– Cây đào có các đặc điểm:

+ Dáng cây (uốn lượn)

+ Thân cây ( màu nâu, cành cây uốn lượn mềm mại, thân có nhiều các nhánh nhỏ khác nhau)

+ Lá đào (mọc tập trung ở đầu cành, màu xanh non)

+ Cánh đào (màu hồng nhạt, cánh hoa xếp chồng lên nhau, cánh mịn màng như nhung)

+ Hoa đào ( thường mọc từng bông, đơn lẻ)

+ Hương hoa đào (thơm nhẹ, dễ chịu)

+ Không khí ngày tết của gia đình em trở nên ý nghĩa hơn khi có hoa đào.

+ Trên cây người ta trang trí nhiều đồ dùng may mắn: bao lì xì, đèn,…

-

2. Ý nghĩa cây đào ngày Tết

Hoa đào mang ý nghĩa đoàn tụ, may mắn, tài lộc trong năm mới.

III. Kết bài: Hoa đào có ý nghĩa trong văn hóa Miền Bắc, thường được trưng bày làm đẹp nhà cửa trong dịp Tết.

.

 Mẫu:

" Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh."

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

25 tháng 1 2018

Cố lên đội tuyển đá bóng VN

25 tháng 1 2018

Từ lâu r bn bây giờ ms bt ak ...

25 tháng 1 2018

Ta là chúa sơn lâm của chốn rừng xanh. Bây giờ, ta đã già rồi, nhưng ta vẫn không sao quên được ân nhân đã cứu sống ta. Đó là bác tiều tốt bụng tên Mỗ.Các cháu phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khản, hoạn nạn.

Hôm đó, ta rất đói bụng, may mắn thay, ta vớ bẫm được một con bò lớn. Ta lao vào bắt nó, sau một hồi vật lộn, ta lôi con bò ra gần gốc cây rồi vui vẻ đánh chén. Đang ăn thì chợt có một chiếc xương to bị mắc ngang cổ họng khiến ta rất khó chịu. Chẳng biết làm thế nào, ta cho tay vào cổ họng móc xương ra. Nhưng dường như, ta không thích hợp để làm việc này. Ta loay hoay mãi mà chiếc xương vẫn không ra. Bàn tay ta to quá nên càng móc, chiếc xương lại càng vào sâu. Những nanh vuốt sắc nhọn chỉ làm cho cổ họng ta thêm đau đớn. Ta lãn lộn trên đất khiến cát bụi bay mù mịt, những cành cây xung quanh giập nát. Chốc chốc, ta lại cho tay vào họng móc thử mong là nó sẽ ra, nhưng đều bất lực. Đến lúc ta cảm thấy tuyệt vọng rồi, thì có một bác tiều từ xa tới. Bác ta bước đi lảo đảo, mặt đỏ gay. Chắc bác ta đang say rượu. Thấy ta móc họng, máu me trào ra, bác tiều liền trèo lên cây, kêu lên: "Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho." Hiểu ý của bác, ta nằm phục xuống, há to miệng nhìn bác tiều với vẻ mặt cầu cứu. Bác tiều trèo xuống, tiến lại gần rồi lấy tay thò vào cổ họng ta, móc ra chiếc xương bò to bằng cánh tay. Ta cảm thấy nhẹ nhàng như trút được một gánh nước. Sau đó, bác tiều bỏ đi và chỉ nói lại một câu: "Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé.". Sáng hôm sau, ta khoẻ mạnh như thường, và lại tiếp tục đi kiếm mồi. Săn được một con nai to, nhớ lời bác tiều, ta đem đặt nai trước cửa nhà bác. Cứ như vậy, thỉnh thoảng ta lại mang mồi ngon đến với bác. Mười năm thấm thoắt trôi qua. Rồi một hôm, khi ta mang lợn đến nhà mới hay bác đã qua đời. Hôm sau, từ xa, ta thấy rất nhiều người đứng quanh chiếc quan tài, bên cạnh một hố sâu. Ta chạy lại, đứng trên hai chân sau và gầm thét. Mọi người sợ hãi bỏ chạy. Ta ngồi rất lâu cạnh quan tài, dụi đầu vào nó để tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, ta đi quanh quan tài vài vòng rồi bỏ vào rừng sâu, lòng đầy thương cảm. Từ đó về sau, cứ đến ngày giỗ bác tiều, ta lại đem lợn hoặc dê đặt trước cửa nhà bác.



Nguồn: https://yeuvan.com/dong-vai-con-ho-ke-lai-cau-chuyen-con-ho-co-nghia-van-mau-lop-6#ixzz55AY0U212

25 tháng 1 2018

Hôm đó, ta rất đói bụng, may mắn thay, ta vớ bẫm được một con bò lớn. Ta lao vào bắt nó, sau một hồi vật lộn, ta lôi con bò ra gần gốc cây rồi vui vẻ đánh chén. Đang ăn thì chợt có một chiếc xương to bị mắc ngang cổ họng khiến ta rất khó chịu. Chẳng biết làm thế nào, ta cho tay vào cổ họng móc xương ra. Nhưng dường như, ta không thích hợp để làm việc này. Ta loay hoay mãi mà chiếc xương vẫn không ra. Bàn tay ta to quá nên càng móc, chiếc xương lại càng vào sâu. Những nanh vuốt sắc nhọn chỉ làm cho cổ họng ta thêm đau đớn. Ta lãn lộn trên đất khiến cát bụi bay mù mịt, những cành cây xung quanh giập nát. Chốc chốc, ta lại cho tay vào họng móc thử mong là nó sẽ ra, nhưng đều bất lực. Đến lúc ta cảm thấy tuyệt vọng rồi, thì có một bác tiều từ xa tới. Bác ta bước đi lảo đảo, mặt đỏ gay. Chắc bác ta đang say rượu. Thấy ta móc họng, máu me trào ra, bác tiều liền trèo lên cây, kêu lên: "Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho." Hiểu ý của bác, ta nằm phục xuống, há to miệng nhìn bác tiều với vẻ mặt cầu cứu. Bác tiều trèo xuống, tiến lại gần rồi lấy tay thò vào cổ họng ta, móc ra chiếc xương bò to bằng cánh tay. Ta cảm thấy nhẹ nhàng như trút được một gánh nước. Sau đó, bác tiều bỏ đi và chỉ nói lại một câu: "Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé.". Sáng hôm sau, ta khoẻ mạnh như thường, và lại tiếp tục đi kiếm mồi. Săn được một con nai to, nhớ lời bác tiều, ta đem đặt nai trước cửa nhà bác. Cứ như vậy, thỉnh thoảng ta lại mang mồi ngon đến với bác. Mười năm thấm thoắt trôi qua. Rồi một hôm, khi ta mang lợn đến nhà mới hay bác đã qua đời. Hôm sau, từ xa, ta thấy rất nhiều người đứng quanh chiếc quan tài, bên cạnh một hố sâu. Ta chạy lại, đứng trên hai chân sau và gầm thét. Mọi người sợ hãi bỏ chạy. Ta ngồi rất lâu cạnh quan tài, dụi đầu vào nó để tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, ta đi quanh quan tài vài vòng rồi bỏ vào rừng sâu, lòng đầy thương cảm. Từ đó về sau, cứ đến ngày giỗ bác tiều, ta lại đem lợn hoặc dê đặt trước cửa nhà bác.                                      Giờ đây ta đã già nua ốm yếu lắm rồi. Ta kể lại chuyện này cho các cháu nghe. Các cháu phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khản, hoạn nạn. Có như vậy, sống ở đời mới giữ được tình cảm lâu bền.


 

25 tháng 1 2018

Đoạn "Tôi sống độc lập.. " trích trong chương I truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí".Sau hai ngày ở với mẹ, ba anh em Mèn được mẹ đưa ra bờ ruộng cho đi ở riêng. Mèn là đứa con út, sau khi được mẹ đưa vào hang, mẹ còn bỏ cho một ít ngọn cỏ non trước cửa. Một cuộc đời tự lập bắt đầu. Khoan khoái vì được ở một mình nơi thoáng đãng, mát mẻ. Sục sạo trong hang, Mèn ra đứng trước cửa hang ngắm trời xanh, vỗ đôi cánh còn ngắn, gáy lên mấy tiếng rõ to. Mèn muốn cho thiên hạ biết là mình đã lớn, đã sống độc lập rồi!

Mèn bắt tay vào xây dựng hang, hì hục khoét một cái ổ làm giường, đào đường tắt hai ngả, cửa sau, ngách thượng để phòng thân. Chập tối, Mèn ra đứng trước cửa hang, họp mặt hàng xóm, cao hứng gảy đàn hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. Dẽ yêu đời và lạc quan. Mèn có một cách nhìn sâu rộng và biết lo xa. Đêm nào Mèn cũng tụ hội với cả xóm "uống sương đọng, ăn cỏ ướt, cùng nhau gảy đàn, thổi sáo, nhảy múa, ca hát thâu đêm tận sáng mới về nhà". Cuộc sống ấy tuy êm đềm, yên vui, nhưng Mèn chán dần, không hợp với tính cách của Mèn. Đó là một bước phát triển về ý chí tự chủ của Dế Mèn.

bn tham khảo nhé ! chúc các bn hok tốt !

25 tháng 1 2018

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

25 tháng 1 2018

"Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi là một bầu không gian lưu trữ tình đặc sắc. Nó phong phú về cảnh và tình mà bài số bốn mươi ba trong chùm "Bảo kính cảnh giới" chứa đựng những nét độc đáo, thấp thoáng niềm tâm sự của tác giả. Bài thơ này có người đặt tên là "Cảnh mùa hè".

   Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm thanh thoát đến thế:

"Rồi hóng mát thuở ngày trường".

   Nguyễn Trãi kia! Ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi, ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là "Rỗi, hóng mát thuở ngày trường". Nhưng "rỗi" hay "rồi" cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc đều xong xuôi, đã qua rồi. "Ngày trường" lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả "Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài". Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải đành "hóng mát" cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.

   Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.

"Hòe lục đùn đùn. tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương"

   Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông, thiên nhiên bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán nó càng lớn dần lên có thể như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cành, hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi: sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời... .

   Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:

"Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương".

   "Chợ" là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no; chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tinh cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi:

"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương".

   "Dân giàu đủ", cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn "Nam Phong" gảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ. Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói: dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.

   Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm "cuồn cuộn nước triều Đông". Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sông thiên nhiên nhưng ức Trai vẫn canh cánh "một tấc lòng ưu ái cũ". Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.

25 tháng 1 2018

Cách xác định về từ loại:

– Dựa vào sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp, các từ được phân ra thành từng loại, gọi là từ loại.

– Từ loại là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát.

– Các từ loại cơ bản của Tiếng Việt gồm : Danh từ, động từ, tính từ, đại từ (lớp 5 ). Ngoài ra, còn có 1 số từ loại khác như: Quan hệ từ (học ở lớp 5), số từ, phụ từ, tình thái từ,…(không học ở tiểu học).

Cách xác định về cụm từ:( bn nói muốn xác định cụm danh từ hay cụm động từ hay cụm tính từ vậy bn, mk chưa hiểu câu này nhưng mk sẽ xác định cả ba loại  ):

-Cụm danh từ là một nhóm các danh từ đi chung với nhau để làm thành một danh từ chung. Cụm danh từ có thể bao gồm từ hai đến vài danh từ. Khi mỗi danh từ đứng riêng thì mang một ý nghĩa đặc trưng nhưng khi chúng được kết hợp với nhau sẽ mang một ý nghĩa khác tuy nhiên ý nghĩa đặc trưng kia vẫn tồn tại ở một khía cạnh đủ để làm nên ý nghĩa cho một danh từ mới. 
Ví dụ: cụm danh từ Thảo Cầm Viên. 
Thảo là cây cỏ hoa lá..., Cầm là thú vật, Viên là nơi chốn. 

-Cụm động từ cũng bao gồm những động từ đi cùng với nhau diễn tả một hành động mà chỉ nếu một danh từ thôi thì không thể diễn đạt hết ý nghĩa. Chính vì không có một động từ duy nhất để diễn tả hành động nên người ta ghép các động từ với nhau. 
VD: lồm cồm bò dậy. 

Cụm tính từ cũng bao gồm từ hai tính từ trở lên mà ý nghĩa nằm ở tính từ đi trước. 
VD: màu hồng nhạt. Hồng là tính từ chỉ màu sắc, nhạt là tính từ chỉ phẩm chất. Ở đây, "nhạt" vừa là tính từ vừa đóng vai trò bố túc từ cho "hồng". Nếu chỉ màu hồng không thì chưa đủ để diễn tả cái thực chất của nó nên người ta mượn thêm tình từ nhạt. 

Còn (Phó từ là một hay vài từ làm tăng ý nghĩa trong một câu. Phó từ chỉ thời gian, nơi chốn, và để trả lời cho câu hỏi như thế nào).
Cụm phó từ thường được đặt trước tính từ trog một câu. Các phó từ đi cùng nhau nhấn mạnh ý nghĩa của câu nói và làm cho sự diễn đạt trở nên phong phú hơn. 
VD: Anh ấy lúc nào cũng rất lịch sự với mọi người. 

xog rùi mk ko chắc nó đúng nếu đúng thì tk cho mk , mk chỉ biết như thế thôi.

24 tháng 1 2018

MINH . KET BAN NHA 

24 tháng 1 2018

mk nha bn

24 tháng 1 2018

1.

Ruộng ta, ta cấy ta cày, 
Không nhường một tấc cho bầy Nhật, Tây. 
Chúng mày lảng vảng tới đây, 
Rủ nhau gậy, cuốc, đuổi ngay khỏi làng. 
- Nghèo thì ăn sắn ăn khoai, 
Ai ơi, đừng có theo loài Việt gian. 
- Chúng ta chỉ có câu này : 
Thề cùng giặc Pháp có mày không tao ! 
- Cho dù Mĩ nguỵ trăm tay 
Quyết không chia được đất này làm hai. 
Cho dù cạn nước Đồng Nai, 
Nát chùa Thiên Mụ không phai lòng vàng. 
- Lòng ta như giếng nước trong, 
Giặc vào lấn chiếm những mong khuấy bùn. 
Giếng nước trong quyết không thể đục, 
Giặc Mĩ vào đánh gục chẳng tha. 
-Khu Đ đi dễ khó về, 
Lính đi mất mạng, quan về mất lon. 
- Sầu riêng ai khéo đặt tên 
Ai sầu không biết, riêng em không sầu ! 
Mỹ phun thuốc độc năm nào, 
Sầu riêng rụng lá tưởng đâu chết rồi 
Hiên ngang cây đứng giữa trời 
Một cành lá rụng, vạn chồi mọc lên 
Đất dày, rễ bám sâu thêm 
Bão lớn chẳng chuyển, bom lèn chẳng rung. 
Đất trời Nam Bộ mênh mông 
Người không khuất phục, cây không úa sầu. 
- Đạo vợ chồng trăm năm ghi tạc, 
Bởi vì ai én lạc nhạn bay. 
Lời thề ngày tập kết còn đây, 
Dù ai có kề gươm vào cổ cũng không đổi thay nghĩa chàng. 
- Bóng mây chiều hiu hiu gió thổi 
Bên Cửa Tùng sóng dội thuyền xao 
Dầu cho giặc Mĩ ngăn giậu, đón rào 
Bắc Nam vẫn một, máu đào vẫn chung.

26 tháng 1 2018

học sinh giỏi rồi mà còn bảo ko nữa chứ.Viết hay thật đấy

24 tháng 1 2018

mình thấy hay đó

24 tháng 1 2018

* Phó từ: là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ.

* Phó từ đứng trước động từ, tính từ: Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.

* Phó từ đứng sau động từ, tính từ: Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: mức độ, khả năng, kết quả và hướng. Những phó từ thường gặp: đã, đang, cũng, sẽ, vẫn, còn, đều, được, rất, thật, lắm, quá...

24 tháng 1 2018

- phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ và tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ

- phó từ từ gồm 2 loại :

+ phó từ đứng trước động từ và tính từ

+ phó từ đứng sau động từ và tính từ