K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2018

Mùa xuân đến tự bao giờ? Xuân về mang theo những cơm mưa xiêu xiêu và gió lành lạnh. Xuân đến mà sao bất ngờ. Nụ tầm xuân nở bâng quơ, đàn chim én liệng chao trên bầu trời lộng gió. Hơi thở mùa xuân lan toả vào từng nẻo đường, ngõ phố. Những cành đào nở v­ươn vai khoẻ khoắn trong tiết trời rét đậm. Từng cánh hoa nhẹ nhành như những cánh bướm khẽ rung rinh trong gió. Mùa xuân là để đoàn tụ và chia sẻ.Không ai lo lắng suy tư trong những ngày xuân đẹp đẽ. Những người con xa quê luôn ước ao dược đón cái tết bình dị, thấm đượm tình nghĩa quê hương. Yêu xuân lắm! Đừng xa nhé mùa xuân chan chứa yêu thương.

Bạn tự đọc rồi tìm câu trần thuật đơn nha. Mình vội quá nên chưa tìm cho bn đc

4 tháng 4 2018

Nằm trên đường Phạm Đình Hổ là trường tiểu học VÕ VĂN TẦN. Từ xa nhìn lại, ngôi trường như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời với những màu sắc tươi sáng: màu ngói đỏ, màu tường vàng nổi bật giữa nền xanh cây lá. Qua chiếc cổng sắt lớn là vào đến sân trường tráng xi măng phẳng phiu. Trước cửa phòng Ban Giám Hiệu, chiếc cột cờ bằng thép vươn cao. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ phấp phới bay. Mổi gốc bàng, gốc phượng đều được xây bồn gạch hình tròn xung quanh cao khoảng gang tay, quét vôi trắng xóa. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào tiết thứ nhất của ngáy thứ hai hằng tuần, cũng là nơi học sinh tập thể dục giữa giờ theo nhịp trống và nô đùa thoải mái dưới bóng cây râm mát.

4 tháng 4 2018

Nằm cạnh bên trường Tiểu học Lương Thế Vinh là trường THCS Hồ Tùng Mậu.Từ xa nhìn lại, ngôi trường như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời với những màu sắc tươi sáng: màu ngói đỏ, màu tường vàng nổi bật giữa nền xanh cây lá. Qua chiếc cổng sắt lớn là vào đến sân trường tráng xi măng phẳng phiu. Trước cửa phòng Ban Giám Hiệu, chiếc cột cờ bằng thép vươn cao. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ phấp phới bay. Mỗi gốc bàng, gốc phượng đều được xây bồn gạch hình tròn xung quanh cao khoảng gang tay, quét vôi trắng xóa. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào tiết thứ nhất của ngáy thứ hai hằng tuần, cũng là nơi học sinh tập thể dục giữa giờ theo nhịp trống và nô đùa thoải mái dưới bóng cây râm mát.

5 tháng 4 2018

Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.

Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.

Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.

Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.

Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.

Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô


hơi dài đó

4 tháng 4 2018

Từ lúc còn bé xíu, em đã mong muốn làm gì đó cho đất nước thân yêu này . Vào lớp một , em được cô dạy cho "Năm điều Bác Hồ dạy " . Thì có lẽ bổn phận của tụi em là điều thứ hai " Học tập tốt , lao động tốt ." Học tập tốt với biết bao nhiêu là mục tiêu , nào là : vì tương lai của tụi em , vì gia đình của tụi em ... và cũng vì từ khi còn ấu thơ , ước mơ của chúng em là học tập tốt để cống hiến cho tổ quốc , nước nhà . Để có thể đưa đất nước từ một quốc gia đang phát triển thành một quốc gia phát triển mạnh ở châu á này thì tụi học trò tụi em phải cố gắng dành thật nhiều những thành tích như : cháu ngoan bác hồ , học sinh giỏi ... thì mới đem được kiến thức mà cống hiến cho Tổ Quốc nước nhà.

4 tháng 4 2018

Hồ Chủ Tịch là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Người đã để lại nhiều câu nói, lời khuyên quý báu cho thế hệ sau. Trong "Năm điều Bác Hồ dạy", Người đã khuyên "Học tập tốt, lao động tốt". Vậy, học sinh chúng ta ngày nay phải hiểu và vận dụng lời dạy trên như thế nào cho đúng ?

"Học tập tốt" nghĩa là chăm chỉ, cần cù tìm hiểu, học học trong quá trình tiếp thu kiến thức của nhân loại. Và phải biết vận dụng kiến thức ấy vào cuộc sống thực tiễn. Còn "lao động tốt" có nghĩa là mỗi bản thân chúng ta phải tự giác, tự nguyện lao động, làm việc và tuân theo những quy định khi lao động. Vậy tóm lại "học tập tốt, lao động tốt" có thể hiểu là mỗi học sinh trong chúng ta phải không ngừng học hỏi thêm kiến thức mới, và phải chung tay góp sức lao động, làm việc để đất nước ngày một đi lên.
Và lí do để chúng ta phải "học tập tốt, lao động tốt" là gì? Đó là nhiệm vụ và quyền lợi của mỡi học sinh, mỗi người dân. "Học tập tốt" ta sẽ đạt được kết quả cao như mong muốn, thầy cô, cha mẹ sẽ tự hào về ta và học tập tốt cũng là một cách để góp phần vào việc nâng cao dân trí. Đất nước muốn giàu mạnh, phát triển thì không thể thiếu "lao động tốt". Thực hiện theo lời Bác "học tập tốt, lao động tốt" là đã góp một phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới nước nhà. Người cũng đã từng nói : "Non song Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc Năm Châu đc hay không, đó là nhờ công học tập của các cháu". Câu nói đó đã thể hiện rõ một điều : những học sinh chúng ta sẽ trở thành những chủ nhân của đất nước trong tương lai. Bởi thế nên chỉ có "học tập tốt, lao động tốt" mới giúp chúng ta áp dụng kiến thức vào cuộc sống, phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân.
Bác Hồ là một tấm gương điển hình cho chúng ta noi theo. Người đã cần cù, chăm chỉ học tập và lao động kiên trì, bền bĩ. Kết quả Người đạt được là một vốn kiến thức to lớn và thành công trong việc giải phóng đất nước.
Dân có giàu thì nước mới mạnh, cuộc sống gia đình mới hạnh phúc, ấm êm, đời sống mới ngày càng được nâng cao. Tưởng tượng nếu một xã hội chỉ toàn những người lười nhác, không học tập, không lao động thì xã hội đó có phát triển được hay không? Nhân loại có được những phương tiện văn minh, hiện đại hay không?
Và nhiệm vụ của mỗi học sinh chúng ta là phải xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn. Đến trường phải ghi chép bài đầy đủ, tránh học tủ, học vẹt, học đối phó, học và hành phải luôn đi đôi với nhau, học từ những điều cơ bản rồi đến nâng cao, áp dụng những điều học được khi làm việc.
Những kẻ lười biếng, không có mục đích học và làm việc sẽ bị xã hội lên án, chỉ trích.

Mỗi lời dạy của Bác là mỗi bài học đúng đắn cho chúng ta, cho xã hội đang đà phát triển. Nghe theo lời bác, bản thân em sẽ cố gắng "học tập tốt, lao động tốt" để không phụ lòng mong mỏi nơi Bác, gia đình và thầy cô.

4 tháng 4 2018

ba vạn chín nghìn ngày là hoán dụ thuộc kiểu lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

nó có nghĩa là rất lâu

k cho mk

kb vs mk nha

4 tháng 4 2018

a) nói về cây tre trong cuộc kháng chiến

b)"Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.

Tre xung phong vào xe tăng đại bác .

Tre giữ làng, giữ nước , giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín

. Tre hi sinh để bảo vệ con người .

Tre , anh hùng lao động !

Tre , anh hùng chiến đấu !"

c)Nghệ thuật nhân hóa

TD:Miêu tả cây tre như là một người chiến sĩ ko sợ hiểm nguy mặc dù phải đối đầu với thứ vũ khí mạnh nhất của quân thù

4 tháng 4 2018

Phá rừng làm sạt nở đất, làm lũ lụt và hạn hán

Nên chúng ta phải trồng cây xanh phủ đồi trọc

4 tháng 4 2018

Vì phá rừng sẽ gây ra sạt lở, lũ lụt, hạn hán nên chúng ta hãy tuyên truyền mọi người tích cực tham gia trồng cây để tránh những hậu quả như trên.

phá rừng sẽ gây ra các hậu quả như: sạt lở, lũ lụt,hạn hán vì vậy để khắc phục hậu quả này chúng ta cần phải trồng cây

4 tháng 4 2018

bn cx chép trên mạng đó thôi

4 tháng 4 2018

Khổ đời cuộc sống mưu sinh

Đè vai nặng gánh, một mình Ba thôi

Bây giờ Mẹ đã đi rồi

Thân Ba gà trống nuôi tôi tháng ngày

Trong các thế kỉ I — VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta :
- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).
- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.
- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ nộp cống rất nặng nề.
- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.
- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.

5 tháng 4 2018

Trong các thế kỉ I — VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta :
- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).
- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.
- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ nộp cống rất nặng nề.
- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.
- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.