Tìm các giá trị m để:
(m+2)x2 - 2(m+2)x + 1 +3m <= 0, với mọi x thuộc R
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1. **Văn bản trên thuộc thể loại nào?** Văn bản trên thuộc thể loại **truyện ngắn**. Câu 2. **Người kể chuyện trong văn bản là người kể chuyện toàn tri hay hạn tri?** Người kể chuyện trong văn bản là **người kể chuyện toàn tri**. Điều này thể hiện qua việc người kể biết hết các sự kiện, suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật, đặc biệt là những suy nghĩ sâu kín của nhân vật San và những diễn biến trong đời sống của họ. Câu 3. **Chỉ ra và nêu tác dụng của thành phần chêm xen trong đoạn văn sau:** Đoạn văn: > Đó là lúc San ước mơ sau này lớn lên sẽ trở thành đào hát. Ừ, trở thành đào hát, không cần phải đóng vai chính, nổi tiếng làm gì, hát phụ cũng được, đóng vai ác, vai hầu gái, cung nữ, bà già cũng được… Nhưng San mê vai có má nhất. Dù người mẹ nghèo bị hắt hủi cỡ nào, người mẹ giàu có tàn nhẫn đến cỡ nào để chia cắt duyên con (như mấy tuồng cải lương bây giờ hay hát), nhưng có làm gì thì hết thảy đều vì quá thương con mình. - Thành phần chêm xen: **(như mấy tuồng cải lương bây giờ hay hát)** - Tác dụng: Thành phần chêm xen này giúp làm rõ và cụ thể hóa ý nghĩa của "người mẹ" trong các tuồng cải lương mà San yêu thích. Câu chêm xen nhấn mạnh sự gắn kết giữa tình mẫu tử và các vai diễn trong tuồng cải lương, qua đó thể hiện lòng thương yêu của người mẹ, dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu. Câu 4. **Phân tích tác dụng của điểm nhìn trần thuật trong đoạn văn sau:** Đoạn văn: > Những khi quán vắng, San cố ngủ cho nhiều, ngủ là khỏi thấy lòng buồn, má hi sinh cho cái phận bèo bọt này chi không biết. Ngủ để coi có mơ thấy mình trở thành đào hát không. Ngủ vì không thích tụm lại với chị em để đánh bài, bàn số đề, giũa móng tay, nặn mụn hay đi sắm áo dây, váy ngắn. - **Điểm nhìn trần thuật**: Trong đoạn văn này, điểm nhìn trần thuật là từ góc nhìn của nhân vật San, tức là **nhân vật trần thuật nội tâm**. San đang tự suy nghĩ, tự giãi bày cảm xúc của mình về cuộc sống, về ước mơ và sự buồn bã của bản thân. - **Tác dụng**: Việc sử dụng điểm nhìn này giúp người đọc cảm nhận sâu sắc tâm trạng và suy nghĩ của San. Nó thể hiện được sự cô đơn, nỗi buồn và ước mơ vươn lên của nhân vật, đồng thời làm nổi bật sự khác biệt giữa cuộc sống của San và những người xung quanh (như chị em chơi bài, đánh số đề…). Cảm giác mơ mộng và khát khao thoát khỏi thực tại khổ cực càng được làm rõ. Câu 5. **Văn bản này để lại trong em những cảm nhận, suy nghĩ gì?** Văn bản này để lại trong em những cảm nhận về **sự bất hạnh** và **khát khao đổi đời** của nhân vật San. Qua cuộc sống của San, em thấy được sự vất vả, hi sinh, và sự mong mỏi tìm kiếm một lối thoát khỏi nghèo khó và đau khổ. Tuy nhiên, ước mơ của San không dễ dàng trở thành hiện thực, và có lẽ trong một thế giới đầy bất công và khó khăn như vậy, không phải ai cũng có thể đạt được điều mình mong muốn. Đồng thời, câu chuyện cũng khiến em suy nghĩ về **giá trị của tình người** trong cuộc sống, khi San gặp những người như cô đào Điệp và Sáu Tâm, những người không ngần ngại giúp đỡ và an ủi cô, dù bản thân họ cũng phải đối mặt với nhiều đau khổ.
Câu 1: Khi đọc bài thơ À ơi tay mẹ, tôi đã có nhiều cảm nhận, suy tư. Hình ảnh trung tâm trong bài thơ là “đôi bàn tay” ý chỉ về người mẹ. Đôi bàn tay dù nhỏ bé nhưng có thể chắn “mưa sa”, “bão qua mùa màng” thật kì diệu, phi thường. Điệp ngữ “À ơi” đọc lên giống như lời ru của mẹ thuở còn thơ ấu vẫn thường nghe. Lời ru trong bài “À ơi tay mẹ” cũng giống như những lời ru của mẹ, ngọt ngào và êm đềm. Người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Hình ảnh trên mang tính biểu tượng, cho thấy được với mẹ, con chính là nguồn sống của mẹ. Dù thời gian có trôi qua, vạn vật có thay đổi, đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ ôm lấy con, lời ru của mẹ vẫn cất lên. Với đứa con thì đó là đôi bàn tay chứa đựng những phép nhiệm màu được chắt chiu từ những khó khăn, vất vả đó. Bài thơ giàu cảm xúc, gợi ra thông điệp giá trị về tình mẫu tử. Đọc “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên, tôi đã hiểu thêm về công lao của người mẹ. Câu 2: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Câu tục ngữ đã cho ta thấy được một vấn đề trong cuộc sống. Ở môi trường nào, điều kiện nào thì con người sẽ thích nghi theo môi trường, điều kiện ấy. Như vậy môi trường của xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của con người. Do đó, ông bà ta có nhận định: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông bà ta thường hay mượn hình ảnh của sự vật với nghĩa bóng có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, tượng trưng cho những cái xấu xa, không tốt đẹp. Đèn là vật phát ra ánh sáng, soi tỏ mọi vật xung quanh tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau Mực và đèn, câu tục ngữ đưa ra kết luận gần mực thì đen, gần đèn thì sáng - Đó là bản chất, là qui luật của sự vật. Từ đó, ta liên hệ đến con người, ta chợt hiểu ông bà ta muốn nói rằng: Nếu ở gần người xấu, ta sẽ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu, nếu gần được người tốt thì ta sẽ học tập được những điều hay lẽ phải. Đó là vấn đề, là mối quan hệ giữa môi trường sống với việc hình thành nhân cách con người. Tại sao như vậy? Dựa vào thực tế cuộc sống chúng ta càng thấy rõ điều đó. Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đốì với chúng ta. Nhất là tuổi trẻ thì sự tác động của môi trường càng to lớn hớn nhiều. Bởi lẽ, tuổi nhỏ thường hay bắt chước, chúng chưa đủ nhận thức để phân biệt đúng - sai, chỉ thấy người chung quanh làm gì thì chúng lại làm theo ngay, nhất là những tật xấu thói hư. Ngay từ trong gia đình, ông bà, cha mẹ, anh em không làm gương, không giữ được hòa khí, nói năng không lịch sự là mầm móng gây nên ảnh hưởng không tốt cho tuổi thơ. Đến lớp học, thường xuyên tiếp tục quan hệ với bạn xấu, lười học hay phá phách thì thói hư tật xấu ấy càng thâm nhập vào tâm tính của đứa trẻ. Để rồi lớn lên những tệ nạn xã hội, những thói ăn chơi bên ngoài dần dần lôi cuốn, quyến rũ để dẫn đến những hành vi không tốt và cuối cùng trở thành những phần tử xấu của xã hội. Đây là điều tất yếu và khó tránh khỏi, bởi “những vết mực đen” lan rất nhanh và khi dính vào thì cũng khó “tẩy” ra. Cũng vì vậy, mà xưa kia mẹ của Mạnh Tử phải dời nhà tới ba lần để có được môi trường tốt nhằm nuôi dạy con thành người. Bà đã thấy được mối quan hệ mật thiết giữa môi trường sống và việc hình thành nhân cách ở con người. Ta cũng nhìn nhận rằng: Nếu được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nền nếp đạo đức, ở trong một xóm ấp yên lành, có nếp sống văn hóa, học trong một lớp, một trường tiên tiến có qui luật khắt khe... thì chắc chắn ta sẽ trở thành con ngoan, trò giỏi. Bởi những ánh sáng của bao nhiêu cái tốt đẹp nó soi rọi lan tỏa khắp nơi nơi chung quanh ta, bởi ta đang “gần đèn” thì ắt phải được “sáng”. Phải chăng chính là điều này mà ông cha ta thường hay nhắc nhở con cháu phải biết chọn bạn tốt mà chơi. Thói thường gần mực thì đen Anh em bạn hữu phải nên chọn người. Thật vậy, nếu ta quan hệ với người bạn tốt biết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong mọi sinh hoạt khác thì dần dần ta sẽ tập cho mình có cách sống “vì mọi người”. Bạn siêng năng, hiếu học, chăm chỉ ta cũng thi đua học theo bạn, tất nhiên kết quả học tập của ta được tiến bộ hơn... Ngược lại, nếu ta quan hệ tiếp xúc thường xuyên với nhóm bạn xấu, lười học, chỉ biết rong chơi... thì một ngày nào đó những thói xấu, tật hư đó sẽ tiêm nhiễm vào ta và ta trở thành người xấu. Cho nên ta cần phải tránh xa bạn xấu và đến gần những hạn tốt là như thế. Hiện nay, những tệ nạn xã hội, những hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống tăng nhanh, bọn xấu đầy rẫy thường dụ dỗ tuổi trẻ bằng nhiều hình thức khá tinh vi, nếu mất cảnh giác ta khó lòng tránh khỏi. Vì vậy, ta cần phải ý thức thật cao và hiểu thấu đáo lời dạy của ông cha Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng để không hối hận sau này. Câu tục ngữ trên là một bài học vô cùng quí báu. Nó vừa giúp ta giữ được bản thân và sửa mình để ngày càng sống đep hơn. Và khi ta đã hiểu rằng, môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đối vđi bản thân thì ta sẽ chủ động tìm đến môi trường tốt để học tập và rèn luyện. Nếu như không may gặp phải “môi trường xấu” mà ta phải sống, thì ta phải bình tĩnh để nhận định phân biệt tốt xấu để cái xấu không làm ảnh hưởng đến cuộc sống, đến nhân cách của ta. Được như vậy, ta càng hãnh diện bởi vì ta Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Olm chào em, em muốn kết bạn trên Olm thì em chỉ chuột vào tên hiển thị của người muốn kết bạn. Khi đó, biểu tượng bạn bè sẽ hiện ra. Em nhấn vào đó là đã gửi yêu cầu kết bạn thành công.
Bấy giờ, em chỉ cần chờ bạn đồng ý. Sau khi bạn đồng ý lời mời yêu cầu kết bạn của em, hai em đã là bạn bè. Có thể trao đổi học liệu, kĩ năng sống, chia sẻ trải nghiệm thực tế, giúp nhau cùng tiến bộ.
Chúc em học tập hiệu quả và có những phút giây giao lưu thú vị cùng Olm.
Niềm tin đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nó như một ngọn đèn soi đường, giúp ta vượt qua những khó khăn, thử thách và hướng đến những điều tốt đẹp. Niềm tin vào bản thân cho ta sức mạnh để đối mặt với những điều chưa biết, dám bước ra khỏi vùng an toàn và khám phá những khả năng tiềm ẩn của mình. Khi tin rằng mình có thể làm được, ta sẽ có động lực để cố gắng, nỗ lực hết mình và không dễ dàng bỏ cuộc. Không chỉ vậy, niềm tin còn là nền tảng xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Tin tưởng bạn bè, người thân giúp ta gắn kết với họ hơn, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn và nhận được sự đồng hành, giúp đỡ. Niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống giúp ta lạc quan, yêu đời và có cái nhìn tích cực hơn về thế giới xung quanh. Tuy nhiên, niềm tin cũng cần dựa trên những cơ sở thực tế và lý lẽ đúng đắn. Niềm tin mù quáng có thể dẫn đến những sai lầm và thất vọng. Vì vậy, hãy xây dựng cho mình những niềm tin tích cực, đúng đắn để cuộc sống thêm ý nghĩa và tươi đẹp.
TH1: m=-2
BPT sẽ trở thành:
\(\left(-2+2\right)x^2-2\left(-2+2\right)x+1+3\cdot\left(-2\right)< =0\)
=>-5<=0(đúng)
=>Nhận
TH2: m<>-2
\(\text{Δ}=\left[-2\left(m+2\right)\right]^2-4\left(m+2\right)\left(3m+1\right)\)
\(=4\left(m^2+4m+4\right)-4\left(3m^2+7m+2\right)\)
\(=4\left(m^2+4m+4-3m^2-7m-2\right)=4\left(-2m^2-3m+2\right)\)
Để BPT luôn đúng với mọi x thực thì
\(\left\{{}\begin{matrix}\text{Δ}< =0\\m+2< 0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}4\left(-2m^2-3m+2\right)< =0\\m< -2\end{matrix}\right.\)
=>\(\left\{{}\begin{matrix}-2m^2-3m+2< =0\\m< -2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2m^2+3m-2>=0\\m< -2\end{matrix}\right.\)
=>\(\left\{{}\begin{matrix}2m^2+4m-m-2>=0\\m< -2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\left(m+2\right)\left(2m-1\right)>=0\\m< -2\end{matrix}\right.\)
=>\(\left\{{}\begin{matrix}\left[{}\begin{matrix}m>=\dfrac{1}{2}\\m< =-2\end{matrix}\right.\\m< -2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow m< -2\)
Vậy: m<=-2