Nhà thơ La - Phông - Ten có bài thơ ngụ ngôn sau :
1 con Diệc đôi chân cao ngẳng
Vươn cổ dài lững thững ven sông
Nước trong cá chép vẫy vùng
Cá Măng cũng lượn nhiều vòng quẩn quanh
Bắt quá dễ Diệc không thèm bắt
Vì bấy giờ chưa đến giờ ăn
Diệc còn đủng đỉnh dạo quanh
Chờ khi đói bụng sẽ quay lại tìm
Một lát sau thấy thèm thấy đói
Quay lại tìm chỉ thấy Rô con
" Ăn Rô chẳng bõ bẩn mồm "
Diệc nghĩ vậy biết tìm cá ngon
Lại xuất hiện vài con cân cấn
Diệc lại rằng : " Cá nhép không ăn "
Lội mò suốt dọc quãng sông
Cuối cùng đói quá đành dùng ốc sên
Đừng chê những cái con con
Kẻo khi gặp phải cái còn tệ hơn
Sống ở đời chẳng lên kén quá
Kén quá thường lỡ cả dịp may
Hãy diễn xuôi bài thơ thành câu chuyện ? Đặt tên
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
Quê hương mỗi người thật giản dị và thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tránh, yêu cánh đồng lúa chín,...Nhà văn Ê-ren-bua từng nói : suối chảy vào sông, sông chảu ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu những thứ thân thuộc xung quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Quê hương ở trong tuổi thơ, trong câu chuyện bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong cái cây dịu mát. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó nói ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra một định nghĩa thật đơn giản, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, cầm nắm và thưởng thức. Với chùm khế ngọt ta có thể cảm nhận đc bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng đã trải qua những năm tháng đến trường. Từ khi nào con đường đi học trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh '' rợp bướm vàng bay'' gợi cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất tuổi học trò. Nhắm mắt lại như thấy qh ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim của mỗi người.