sơ đồ tư duy cơ học vật lý 6 đến bài : trọng lực đơn vị lực
(vật lý)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”
Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất – thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5.
Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực
Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy.
Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy – thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế – thầy còn là một người bạn lớn.
Cô Minh Nguyệt là người luôn chỉ bảo, giảng dạy cho chúng tôi từng li từng tí. Cô là người mẹ hiền thứ hai của tôi, người đã mở ra cho tôi kho tàng tri thức của tuổi học trò.
Năm nay, cô Nguyệt đã ngoài ba mươi tuổi. Cô có dáng người thon thả, mái tóc mượt mà, đen nhánh xõa ngang vai. Bàn tay thon thon như búp măng của cô viết nên những dòng chữ thật đẹp. Khuôn mặt của cô hình trái xoan. Trên đôi môi của cô lúc nào cũng nở một nụ cười tươi rói với học sinh. Đôi mắt của cô luôn nhìn chúng tôi với vẻ hiền từ, trìu mến. Đôi mắt ấy biết cười đùa, biết xoa dịu, biết vỗ về an ủi. Cô là người đã dạy cho tôi bao điều để giờ đây, khi cầm tấm giấy khen trên tay, tôi đã rất xúc động và thầm cảm ơn cô rất nhiều.
Cô là một người rất bao dung, độ lượng và rất mực thương yêu học trò. Khi chúng tôi mắc lỗi, cô không la mắng mà chỉ ân cần, nhẹ nhàng chỉ bảo để chúng tôi hiểu chỗ sai của mình và sửa lỗi. Những hôm tôi bị ốm, cô và các bạn thường đến thăm tôi và động viên tôi.
Người ta thường nói: “Nghề giáo như nghề chèo đò, mỗi năm là một chuyến đò đưa khách qua sông”. Quả đúng như vậy. Cô đã dạy bảo biết bao nhiêu thế hệ học sinh như chúng tôi. Tôi sẽ nhớ mãi về cô, người mẹ thứ hai đã chắp cho tôi đôi cánh để bay cao, bay xa hơn tới tương lai. Sau đó, tôi sẽ phải xa cô, xa các bạn. Cứ nghĩ đến lúc đó, bất chợt, trong tâm trí tôi lại hiện lên những vần thơ của tuổi học trò.
Tôi sợ ngày mai tôi sẽ lớn
Xa cổng trường khép kín với thời gian
Sợ phượng rơi là nỗi nhớ với thời gian
Sẽ phải sống trong muôn vàn nuối tiếc
Rồi mai đây bé làm người lớn
Còn ai đi nhặt cánh phượng hồng
Còn ai làm con thuyền giấy trắng
Mùa hạ về lấp lánh bên sông
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non ríu rít sân trừng
Tôi sẽ mãi giữ những vần thơ ấy như là một kỉ niệm về cô – cô giáo của tuổi thơ tôi.
Bài làm 2
Tuổi thơ em được nuôi lớn trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của những người thân trong gia đình. Tối tối, em được ru bằng những lời ru ngọt ngào của mẹ, những câu chuyện cổ tích thần kì của bà. Khi đến trường, em lại nhận được sự dạy dỗ, dìu dắt, tận tình của các thầy cô giáo. Em yêu quý nhất là cô Thúy – người cô luôn tận tình với chúng em trong suốt hai năm học cuối bậc Tiểu học.
Cô có dáng người cân đối, nước da trắng, khuôn mặt dịu hiền. Đôi mắt cô đen láy với ánh nhìn yêu thường, trìu mến. Mỗi lần cười, cô để lộ hàm răng trắng đều. Cô còn đôi má lúm đồng tiền duyên dáng. Nụ cười của cô như đóa hoa hồng nở trong ánh nắng ban mai. Ngày ngày, cô đến lớp trong tà áo dài màu thiên thanh truyền thống khiến cô đã đẹp lại càng đẹp hơn. Giọng cô dịu dàng, trong trẻo như tiếng hát của chim họa mi, cách giảng bài của cô rất dễ hiểu. Từng bài giảng như in sâu vào tâm trí của mỗi chúng em. Với mỗi bài văn, bài thơ, cô đều thả vào đó tâm hồn của mình giúp chúng em hiểu hơn về bài học. Cô Thúy viết chữ rất đjep và còn có cách rèn chữ hiệu quả nữa. Cả lớp em đều đạt vợ sạch chữ đẹp. Riêng em, nhờ được cô chỉ bảo, chữ viết của em tiến bộ hơn nhiều. Em đã giành giải Nhì cuộc thi viết chữ đẹp của Huyện.
Đối với em, cô giáo như người mẹ hiền thứ hai vậy. Cô luôn quan tâm đến tất cả các bạn học sinh trong lớp. Bạn nào có hoàn cảnh đặc biệt, cô đều nắm bắt được và sẵn sàng động viên, giúp đỡ. Em còn nhớ như in kỉ niệm hồi lớp Năm. Hôm ấy, đúng giờ tan học, bỗng nhiên một cưa mưa bất ngờ ấp tới, quanh cảnh sân trường thật náo loạn. Người thì mặc áo mưa về, người thì chạy đi trú. Em chờ mãi mà không thấy bố mẹ đến đón. Một lúc sau, trường vắng ngắt, chỉ còn một mình em. Vừa lạnh vừa sợ, em bật khóc nức nở. Đúng lúc ấy, cô Thúy đang chuẩn bị ra về. Nhìn thấy em, cô vội tới hỏi han và dỗ dành em. Cô gọi điện thoại cho bố mẹ em nhưng không ai nhấc máy. Cô liền đèo em về nhà. Về đến nhà, thấy cửa vẫn khóa, cô đã cùng em đứng chờ bố mẹ về. Mãi tối muộn thì bố mẹ mới về tới nhà vì tắc đường. Cả nhà em đều cảm ơn cô. Cô chỉ mỉm cười và chào gia đình em để ra về. Lúc đó, trời đã sẩm tối, em rất lo cho cô. Sáng hôm sau, em nghe tin cô bị ốm. Em kể lại câu chuyện chiều hôm trước cho các bạn trong lớp nghe. Chúng em cùng đến thăm cô và chúc cô chóng khỏe. Cô rất xúc động trước tình cảm của cả lớp em.
Kỉ niệm về cô Thúy không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Cô như người lái đò cần mẫn, ngày ngày từng bước đưa chúng em đến gần với ước mơ. Cô dạy chúng em trở thành người có ích cho đất nước như ươm những mầm xanh. Cô sẽ mãi là người mẹ hiền thứ hai của em, em cũng tự hứa sẽ mãi là đứa con ngoan của cô. Mai này, dù cất cánh bay đi khắp phương trời nào, em cũng sẽ tìm về thăm cô.
Từ xưa đến nay, người tài trí luôn được coi trọng, bởi họ có thể giúp ích cho nước nhà. Trải qua các triều đại với nhiều biến cố trong lịch sử, đất nước ta cũng đã xuất hiện rất nhiều người tài giúp ích cho đất nước, giúp nước ta vượt qua khó khăn mỗi khi có quân xâm lược. Trong nhân gian cũng có nhiều câu chuyện kể về người tài, đề cao những người có đức, có tài, trong số đó có truyện Em bé thông minh.
Ngày xửa, ngày xưa, có một vị vua nổi tiếng là thanh liêm, bình an trị quốc rất giỏi. Một ngày nọ, đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc khắp nơi đều nhòm ngó và muốn tiến quân đánh chiếm nước ta. Trước tình hình đó, nhà vua bèn sai cận thần của mình đi khắp nơi để tìm người tài về giúp vua cai trị đất nước. Vị cận thần nghe lời vua dặn, đi khắp nơi để tìm người tài về giúp vua nhưng tìm mãi, tìm mãi mà vẫn chưa thấy có một người nào thông minh, lỗi lạc.
Kể sáng tạo truyện Em bé thông minh bằng lời văn của em
Một ngày nọ, vị cận thần đi qua cánh đồng quê, nơi đây chỉ toàn những người nông dân chân lấm tay bùn, lúc đầu ông nghĩ rằng: “Người tài chắc sẽ không hiện hữu ở những nơi như thế này đâu”. Sau đó, ông nhìn thấy hai cha con nhà nông phu đang miệt mài làm ruộng, người cha thì đánh trâu cày còn người con trai khoảng bảy, tám tuổi đang đập đất. Vị cận thần lúc này đã rất chán nản, tuyệt vọng, nhưng rồi ông tự nhủ “Hay là mình cứ thử xem sao, biết đâu điều kì diệu sẽ xảy ra”.
Ông bèn cất tiếng hỏi:
– Này lão kia! Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?
Nghe thấy câu hỏi từ vị cận thần, người cha chỉ biết ngẩn ra, không biết trả lời quan như thế nào vì quá khó. Đúng lúc đó, cậu bé để tóc trái đào nhanh nhảu hỏi lại quan rằng:
– Thế xin hỏi ông câu này đã: Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy đường.
Viên quan nghe thấy liền sửng sốt, mừng thầm trong lòng. Ông nghĩ rằng cậu bé này chính là người tài mà ông muốn tìm kiếm. Ông bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi vội lên ngựa về tâu với vua.
Vị cận thần về kể lại câu chuyện cho nhà vua nghe, nhà vua rất mừng rỡ nhưng ông vẫn chưa tin ngay và muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Ngài bèn sai người ban cho làng đó ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, lệnh cho làng đó phải nuôi ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn một năm sau phải nộp đủ, nếu không cả làng phải chịu tội.
Nhận được lệnh bề trên, cả làng vô cùng lo lắng, rất nhiều cuộc họp làng đã được mở ra để tìm cách giải quyết tình huống nguy nan này nhưng vẫn vô ích. Ngay sau đó, cậu bé nghe được tin này và liền nói với cha rằng:
– Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.
Người cha nghe con nói vậy rất sợ hãi, vội khuyên can:
– Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có mà dại dột mà mất đầu đấy con ạ!
– Cha cứ mặc con, thế nào con cũng lo xong xuôi mọi việc.
Thấy con quả quyết như vậy, người cha cũng không nói gì thêm, vội ra trình với làng. Dân làng nghe vậy nửa tin nửa ngờ, bắt hai cha con viết giấy cam đoan rồi mới dám ngả trâu đánh chén.
Vài ngày sau, hai cha con cũng đến được hoàng cung, cậu bé dặn cha đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào trong rồi lăn ra khóc nức nở. Nghe thấy tiếng khóc, vua sai lính dẫn em bé vào và hỏi:
– Thằng bé kia! tại sao nhà ngươi lại khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?
Nghe thấy vậy, cậu bé nín khóc, dụi mắt vờ đáp:
– Tâu đức vua, mẹ con thì chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.
Nghe cậu bé nói vậy, nhà vua và các quan triều đình đều bật cười, vua đáp:
– Này nhóc! Mày muốn có em chơi cùng thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực thì làm sao mà đẻ được.
Chỉ đợi nghe câu này của nhà vua, em bé tươi tỉnh đáp:
– Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!
Vua cười bảo:
– Ta thử trí thông minh của nhà ngươi đấy thôi. Thế làng các ngươi không biết đem trâu ra giết thịt ăn với nhau à?
Em bé tươi tỉnh đáp:
– Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp biết là lộc vua ban nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi ạ.
Nhà vua rất hài lòng với cách ứng xử của em bé nhưng vẫn muốn thử tài em một lần nữa. Ngày hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm thì nhà vua cho cận thần đem đến một con chim sẻ, lệnh cậu bé dọn thành ba cỗ thức ăn. Cậu bé suy nghĩ một lúc rồi chạy đi lấy một cây kim và nói với sứ giả rằng: “Ông cầm lấy cái này, về tâu với đức vua xin rèn cho tôi một con dao thật sắc để xẻ thịt chim”.
Sứ giả mang cây kim về tâu với đức vua, nhà vua thán phục trí thông minh của cậu bé, thưởng cho hai cha con rất hậu hĩnh. Hai cha con vui mừng trở về quê nhà.
Không lâu sau, có một nước láng giềng muốn chiếm bờ cõi nước ta. Họ sai sứ giả đem sang cho nước ta một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố chúng ta sâu được sợi chỉ qua đường ruột ốc. Nhà vua thấy vậy bèn triệu tập bá quan văn võ trong triều để tìm cách giải quyết nhưng vẫn không được. Đức vua bèn sai người đi hỏi cậu bé. Khi nghe thấy quan mang dụ chỉ của vua đến, cậu bé chỉ cười và hát rằng:
Tang tình tang, tình tính tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tang, tình tang…
Rồi cậu bé nói với viên quan rằng: “Cứ làm theo cách đó là xâu được ngay”.
Nghe cậu bé nói vậy, viên quan vội vã về tâu với nhà vua. Vua sai người làm theo những gì cậu bé dặn và đúng là con kiến càng đã sâu được sợi chỉ xuyên qua ruột ốc. Nhà vua và triều đình ai cũng vui mừng, sứ giả nước bạn thì vô cùng thán phục. Sau này, em bé được vua phong làm Trạng nguyên và được ở trong dinh thự hoàng cung tiện cho việc giúp vua bình an trị quốc.
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, quan niệm ấy từ xưa đến nay vẫn được chúng ta duy trì và phát huy. Người có trí tuệ sẽ nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, cũng giống như cậu bé trong câu chuyện, thay vì suy nghĩ làm thế nào để thực hiện được lệnh vua ban thì hãy đặt ra các tình huống tương tự để nhà vua thực hiện. Câu truyện giống như một lời nhắn nhủ đến các nhà lãnh đạo và các thế hệ trẻ của nước ta hiện nay. Để trở thành một người lãnh đạo giỏi, cần phải biết lựa chọn người tài để giúp sức. Còn thế hệ trẻ thì cần phải cố gắng để trở thành những người tài, có ích cho đất nước. Mỗi một cá nhân cần phải rèn luyện cả đức và tài, chăm chỉ học tập, rèn luyện để cống hiến cho đất nước.
Câu 1 :Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
Cuộc sống của Người tinh khôn ở buổi ban đầu tuy có khá hơn so với Người tối cổ song họ cũng chỉ mới biết dùng đá để chế tạo công cụ lao động. Công cụ đá, dù được cải tiến không ngừng, không thể đem lại năng suất lao động cao được. Mãi đến khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN, con người mới phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ.
Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà.
Người ta có thể làm ra một lượng sản phẩm không chỉ đủ nuôi sống mình mà còn dư thừa. Một số người, do có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác, đã ngày càng trở nên giàu có. Những người trong thị tộc giờ đây không thể cùng làm chung, hương chung. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.
Câu 2 : Vẽ sơ đồ bộ máy chuyên chế cổ đại phương Đông
Qúy tộc nông dâncông xã nô lệ
Câu 1: Vì sao xã hội nguyên thủy bị tan rã
_Khoảng 400 năm trước công nguyên , con người phát hiện ra kim loại đồng , sắt và dùng kim.loại làm công cụ lao động .
_Nhờ công cụ bằng kim loại con người có thể khai phá đồng hoang , tăng diện tích trồng trọt , sản phẩm làm ra nhiều , xuất hiện của cải dư thừa .
_Một số người chiếm hưởng của cải dư thừa , trở nên giàu có , xã hội nhàn hóa thành kẻ giàu người nghèo .
=> Xã hội nguyên thủy bị tan rã.
Câu 2: Vẽ sơ đồ bộ máy chuyên chế cổ đại phương Đông
Vua Nông dân Công xã Nô lệ Nô lệ
BẠN THAM KHẢO NHA
Câu 1: Trong những nhóm cây sau đây, những nhóm cây nào gồm toàn cây có rễ cọc:
A. Cây táo, cây mít, cây su hào, cây ổi.
B. Cây xoài, cây ớt, cây đậu tương, cây hoa hồng, cây dừa.
C. Cây dừa, cây hành, cây lúa, cây xoan.
D. Cây bưởi, cây cà chua, cây cau, cây cải.
Câu 2: Thân cây to ra do đâu?
A. Sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ.
B. Sự phân chia tế bào ở tầng sinh trụ.
C. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
D. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh: tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ.
Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa thực vật với các sinh vật khác.
A. Thực vật sống ở khắp nơi trên trái đất.
B. Thực vật có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản.
C. Thực vật rất đa dạng, phong phú.
D. Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm trước các kích thích của môi trường.
Câu 4: Mạch rây và mạch gỗ ở cây có chức năng:
A. Mạch gỗ vận chuyển chất hữu cơ, mạch rây vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.
B. Vận chuyển chất hữu cơ
C. Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ, mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.
D. Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.
Câu 5: Trong những nhóm cây sau đây nhóm nào gồm toàn cây có thân rễ:
A. Cây dong ta, cây giềng, cây gừng, cây cải .
B. Cây khoai tây, cây cà chua, cây cải củ.
C. Cây gừng, cây nghệ, cây dong ta, cây cỏ tranh.
D. Cây su hào, cây tỏi, cây cà rốt, cây cà chua.
Câu 6: Đặc điểm của rễ móc là
A. rễ phình to.
B. rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.
C. rễ cây mọc ngược lên trên mặt đất do cây sống trong điều kiện thiếu không khí.
D. rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác.
II. Phần tự luận (7 điểm).
Câu 7 (2 điểm).
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết thế nào là thực vật có hoa và thực vật không có hoa? Thế nào là cây một năm và thế nào là cây lâu năm? Cho ví dụ?
Câu 8 (2 điểm).
a. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?
b. Kể tên những bộ phận chính của thân cây mà chúng ta đã học.
Câu 9 (3 điểm): Cho đoạn văn dưới đây:
Dác và ròng.
Cưa ngang một thân cây gỗ già, thấy rõ hai miền gỗ khác nhau:
- Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những tế bào mạch gỗ sống, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.
- Ròng là lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trong, gồm những tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ cây.
Quan đoạn văn trên và kiến thức hiểu biết bản thân trả lời các câu hỏi sau:
a. Trong thực tiễn người ta chọn phần dác hay phần ròng để đóng đồ như: Bàn, ghế, làm nhà, làm cửa....? Tại sao?
b. Những cây gỗ lâu năm bị rỗng ruột có sống được không? Tại sao?
TÍCH TỚ NHA
BẠN THAM KHẢO NHA
Câu 1. Đơn vị cấu tạo của cơ thể thực vật là gì?
A. Bào quan B. Tế bào C. Mô D. Các cơ quan
Câu 2. Loại tế bào nào trong cơ thể thực vật có khả năng phân chia?
A. Mô mềm B. Mô cứng C. Mô phân sinh D. Bào quan
Câu 3. Rễ cọc gồm:
A. Rễ cái và các rễ con
B. Rễ con mọc ra từ gốc thân.
C. Các rễ từ cành đâm xuống đất
D. Rễ chồi lên mặt đất.
Câu 4. Rễ gồm mấy miền:
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 5. Tại sao ở một số lá, mặt trên của lá có mầu sẫm hơn mặt dưới:
A. Mặt trên ít lỗ khí hơn
B. Mặt trên có nhiều lỗ khí hơn.
C. Tế bào thịt lá mặt trên chứa nhiều diệp lục hơn
D. Tế bào thịt lá mặt dưới chứa nhiều diệp lục hơn
Câu 6. Thân dài ra do đâu?
A. Do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
B. Do sự phân chia tế bào ở mô mềm.
C. Do sự phân chia tế bào ở mô cứng.
D. Do sự phân chia tế bào ở chồi ngọn.
Câu 7. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn cây mọng nước.
A. Cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng.
B. Cây xoài, cây cóc, cây xương rồng.
C. Cây mít, cây nhãn, cây ổi.
D. Cây cành giao, cây cóc, cây hành.
Câu 8. Cấu tạo trong của phiến lá gồm:
A.Thịt lá, ruột, vỏ
B. Bó mạch, gân chính, gân phụ
C. Biểu bì, thịt lá, lỗ khí.
D. Biểu bì, gân lá, thịt lá.
Câu 9. Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể lại phải thả thêm các loại rong?
A. Vì làm thức ăn cho các.
B. Vì làm bể cá đẹp.
C. Vì rong sẽ lấy nước và tạo khí cacbônic
D. Vì rong tạo ra khí ôxi cung cấp cho cá hô hấp.
Câu 10. Cây nào sâu đây là cây lá đơn:
A. Cây mồng tơi B. Cây me C. Cây phượng D. Cây hoa hồng
Câu 11. Phương pháp nhân giống cây trồng nhanh và tiết kiệm nhất là:
A. Chiết cành.
B. Ghép cành
C. Giâm cành.
D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm
Câu 12. Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp là:
A. Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, lá.
B. Sinh sản bằng rễ củ, lá.
C. Sinh sản bằng thân bò, rễ củ, lá.
D. Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá.
B/ TỰ LUẬN:
Câu 1. Thế nào là quá trình quang hợp? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp? (2đ)
Câu 2. Có những loại biến dạng nào của lá? Chức năng của mỗi loại biến dạng là gì? (2đ)
Câu 3. Tại sao phải thu hoạch cây có rễ củ trước khi cây ra hoa kết quả? (1,5đ)
Câu 4. Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? (1,5đ)
TÍCH TỚ NHA