K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4

  Câu tục ngữ "Ổi Nguyên Khê, lợn sề Thạch Lỗi" là một câu tục ngữ dân gian phổ biến trong văn hóa Việt Nam. Câu tục ngữ này thường được sử dụng để chỉ ra sự không đồng nhất, không phù hợp giữa hai vật hoặc hai người.Trong câu tục ngữ này, "Ổi Nguyên Khê" và "lợn sề Thạch Lỗi" là hai từ ngữ đại diện cho hai đối tượng hoàn toàn khác nhau về tính cách, đặc điểm và đặc tính. "Ổi Nguyên Khê" thường được biết đến là một loại trái cây ngọt ngon, thơm ngon, tượng trưng cho sự tinh khôi, thanh cao. Trong khi đó, "lợn sề Thạch Lỗi" lại là hình ảnh của một con lợn xấu xí, bẩn thỉu, không được người ta ưa thích.Từ đó, câu tục ngữ này thường được sử dụng để chỉ ra sự không hợp nhau, không đồng nhất giữa hai vật hoặc hai người. Nó thể hiện sự đối lập, sự không thích hợp, không phù hợp giữa hai thứ khác nhau.Tuy nhiên, câu tục ngữ này cũng có thể được hiểu theo cách khác, đó là sự đối lập giữa cái đẹp và cái xấu, giữa cái tốt và cái xấu. Nó cũng có thể là một lời nhắc nhở về việc không nên đánh giá người khác dựa trên vẻ bề ngoại hình mà cần phải nhìn vào bản chất, tính cách và phẩm chất của họ.Tóm lại, câu tục ngữ "Ổi Nguyên Khê, lợn sề Thạch Lỗi" là một câu tục ngữ phổ biến trong văn hóa Việt Nam, thể hiện sự đối lập, không phù hợp giữa hai vật hoặc hai người và cũng là lời nhắc nhở về việc không nên đánh giá người khác dựa trên vẻ bề ngoại hình.

Cho xin tick đee

14 tháng 4

Hằng năm, quê em sẽ tổ chức hội đua thuyền vào mùng sáu tháng Giêng hằng năm. Đây là một nét sinh hoạt văn hóa lâu đời, gửi gắm nhiều giá trị quý báu của dân tộc.

Hội được chuẩn bị từ vài tuần trước. Ban tổ chức đã đến khảo sát con sông sẽ diễn ra hội. Trên sông, năm chiếc thuyền nằm chờ ở điểm xuất phát. Những chiếc thuyền dùng để thi đấu khá dài, nhưng không rộng lắm. Mỗi đội đua thuyền gồm có mười thành viên. Mỗi đội có một trang phục truyền thống với màu sắc riêng: xanh, đỏ, tím, vàng và trắng để phân biệt.

Các thành viên đội đua bắt đầu xuống thuyền. Họ di chuyển chiếc thuyền đến vạch xuất phát. Hiệu lệnh vừa nổi lên, các tay đua khom mình gò lưng đẩy mái chèo theo hiệu lệnh của người chỉ huy. Mỗi thuyền mười tay đua, ai nấy đều to khỏe, cánh tay rắn chắc. Trên gương mặt mỗi người mồ hôi ướt đẫm nhễ nhại nhưng ai cũng phấn khởi và thể hiện quyết tâm cao độ của mình.

Những con thuyền băng băng rẽ nước trên sông. Khán giả vừa chạy theo những con thuyền, vừa hò reo cổ vũ rất nhiệt tình: “Đội trắng cố lên!”, Đội đỏ cố lên!”. Tiếng trống vang lên thúc giục các tay đua phải khấn trưởng hơn. Không khí của lễ hội đua thuyền khiến cảnh ngày xuân thêm tưng bừng, náo nhiệt.

Đường đua dài khoảng mười lăm ki-lô-mét. Các đội về nhất, nhì, ba sẽ lần lượt lên nhận thưởng. Hội đua thuyền là một nét sinh hoạt văn hóa lâu đời, thể hiện giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương em.

đây nha

14 tháng 4

"Giờ Trái Đất" là một sự kiện toàn cầu nhằm tăng cường nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Ban đầu, năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a đã bắt đầu tìm kiếm phương pháp mới để tuyên truyền về vấn đề biến đổi khí hậu. Vào năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đã đặt tên cho chiến dịch của họ là "Giờ Trái Đất". Sự kiện này đã thu hút sự tham gia của hàng triệu người trên toàn thế giới, với hơn 4000 thành phố và 88 quốc gia tham gia vào năm 2009.

Mục đích của sự kiện là tăng cường ý thức về việc tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải, đồng thời khẳng định rằng mỗi hành động cá nhân đều có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta. Sự kiện này có nhiều hoạt động ý nghĩa như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ đồng hồ, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông xanh và tuyên truyền vận động cộng đồng hưởng ứng chiến dịch. Vào ngày Trái đất năm nay, cả gia đình em đã quyết định tắt toàn bộ các thiết bị điện trong nhà để góp phần bảo vệ môi trường như đèn, tivi, máy tính, điều hòa... Sau khi tắt hết các thiết bị điện, mọi người trong khu phố ra ngoài hiên ngồi trò chuyện. Lúc này cả khu phố chìm trong không khí yên bình. Em lắng nghe những câu chuyện kể thú vị của mọi người về cuộc sống ngày trước khi chưa có đèn điện đơn giản, bình dị ra sao. Hóa ra cuộc sống ngày xưa nghèo khó, chậm rãi nhưng cũng thật vui vẻ và hạnh phúc. Một tiếng "Giờ Trái Đất" trôi qua thật nhanh và ý nghĩa.

Với những hoạt động nhỏ bé, thiết thực, "Giờ Trái Đất" đã góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và tăng cường nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường. Sự kiện này có ý nghĩa rất lớn đối với bảo vệ môi trường và tương lai của nhân loại.

15 tháng 4

Olm chào em, người sáng lập ra Olm là thầy Phạm Thọ Hoàn, nguyên giảng viên trường Đại Học sư Phạm Hà Nội, giáo viên trường thpt chuyên Thái Bình. 

Đề: cảm nhận vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong trong đoạn trích sau đây:Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị. Nhưng chị vùng ra, mở mắt to, mờ trắng đi như không còn sự sống. Sao vậy? Tôi không hiểu, Chị kéo luôn tay tôi, sà xuống  mô đất. Vâng, một mô đất nhỏ, hơi dài, phủ đầy thuốc bom màu xám.- Nho, bị thương ở chỗ nào? Bị ở đâu, em?  Chị nghẹn ngào, không nước mắt. Tôi moi đất, bế Nho đặt lên...
Đọc tiếp

Đề: cảm nhận vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong trong đoạn trích sau đây:
Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị. Nhưng chị vùng ra, mở mắt to, mờ trắng đi như không còn sự sống. Sao vậy? Tôi không hiểu, Chị kéo luôn tay tôi, sà xuống  mô đất. Vâng, một mô đất nhỏ, hơi dài, phủ đầy thuốc bom màu xám.
- Nho, bị thương ở chỗ nào? Bị ở đâu, em?
  Chị nghẹn ngào, không nước mắt. Tôi moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình. Máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm vào đất. Nó không giống cái que kem trắng của tôi khi nãy nữa. Da xanh đi, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi. Qủa bom tung lên và nổ trên không. Hầm nó nấp bị sập.
  Thế đấy!
  Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phầm mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm. Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc. Chị ấy sợ máu.
- Gọi điện về đơn vị nhé!
  Chị Thao lại gần khi Nho đã nằm tinh tươm, sạch sẽ trên chiếc giường ghép bằng những thanh gỗ to.
- Không chết đâu. Đơn vị đang làm đường kia mà. Việc gì phải khiến cho nhiều người lo lắng. Ơ, cái bà này! Sao bà cứ cuống quýt lên vậy?
- Thường thế, người ngoài cảm tấy đau đớn hơn người bị thương mà.
  Chị Thao quay mặt ra của hang, lại uống nước tron bi đông. Nho gác một cánh tay lên mặt. Nó cũng biết bây giờ không nên uống nước. Tôi pha sữa cho nó tỏng cái ca sắt.
- Cho nhiều đường vào. Pha đặc! – Chị Thao bảo
  Uống sữa xong. Nho ngủ. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng. Chị Thao dựa vào tường, hai tay quảng sau gáy, không nhìn tôi,
- Hát đi, Phương Định, mày thích bài gì nhất, hát đi!
  Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh…”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu, những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị, Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ. ( Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê)

 

0
14 tháng 4

Ui ngân à t học chung thi đội tuyển vs m nè

4
456
CTVHS
14 tháng 4

@Lương Nhật Anh con j?

khổ 1: hình ảnh bếp lửa -> gợi nỗi nhớ bà của người cháu 

khổ 2: những kỉ niệm năm lên 4