K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2021

Đã thành lệ, đêm nào, trước khi đi ngủ, bà nội cũng kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe. Đêm qua, bà kể chuyện “Cây tre trăm đốt”. Câu chuyện thật hay. Chúng em bị cuốn hút theo từng lời kể hấp dẫn của bà...

Ngày xưa có một anh chàng cày hiền lành, khoẻ mạnh, đi ở cho một lão nhà giàu. Anh rất chăm chỉ lại thạo việc đồng áng nên lão nhà giàu muốn anh làm lợi thật nhiều cho lão. Một hôm, lão gọi anh đến và ngon ngọt dỗ dành:

- Con chịu khó thức khuya dậy sớm làm lụng giúp ta, chớ quản nhọc nhằn. Ba năm nữa, ta sẽ gả con gái cho.

Anh trai cày tưởng lão nói thật, cứ thể quần quật I làm giàu cho lão. Ba năm sau, nhờ công sức anh, lão chủ có thêm nhà ngói, sân gạch, tậu thêm được ruộng, được vườn. Tuy nhiên, lão nhà giàu chẳng giữ lời hứa năm xưa. Lão đã ngấm ngầm nhận lời gả con gái cho con trai một nhà giàu khác trong vùng. Một hôm, lão làm ra vẻ thân mật bảo anh trai cày:

- Con thật có công với gia đình ta. Con đã chịu khó ba năm, trồng cây sắp đến ngày ăn quả. Cơ ngơi nhà ta chỉ còn thiếu cây tre trăm đốt, con gắng lên rừng tìm cho được đem về, ta sẽ gả con gái cho.

Anh trai cày mừng rỡ xách dao lên rừng. Anh không biết ở nhà hai lão nhà giàu đã sắp sẵn cỗ bàn để làm lễ cưới con trai, con gái chúng. Hai lão hí hửng bảo nhau: “Cái thằng ngốc ấy có đi quanh năm suốt tháng cũng đố mà kiếm được cây tre đủ trăm đốt! Thế nào rồi cũng bị rắn cắn, hổ vồ!”

Về phần anh trai cày, anh hì hụi trèo đèo lội suối, luồn hết bụi này bờ khác tìm kiếm mà chỉ thấy những cây tre thấp bé bình thường, cây cao nhất cũng chưa được năm chục đốt. Anh buồn quá, ngồi bưng mặt khóc. Nghe tiếng khóc, Bụt hiện lên hỏi:

- Làm sao con khóc?

Anh trai cày thưa rõ đầu đuôi câu chuyện. Bụt cười và bảo:

- Khó gì việc ấy! Con hãy chặt đủ một trăm đốt tre, đem xếp nối với nhau rồi hô: “Khắc nhập, khắc nhập” thì sẽ có ngay cây tre trăm đốt.

Nói xong, Bụt biến mất. Anh trai cày làm đúng lời Bụt bảo, quả nhiên cả trăm đốt tre dính liền nối nhau thành một cây tre rủ trăm đốt. Anh sung sướng nâng lên vai vác về. Song, tre dài quá, vướng bờ vướng bụi, không sao đưa ra khỏi rừng được. Anh lại ngồi xuống khóc, Bụt lại hiện lên hỏi:

- Cây tre trăm đốt có rồi, sao con còn khóc?

Anh nói tre dài quá không vác về nhà được, Bụt liền bảo:

- Con hãy hô: “Khắc xuất, khắc xuất”, những đốt tre ấy sẽ rời ra!

Anh làm theo lời Bụt, quả nhiên cây tre rời ra trăm đốt, anh kiếm dây rừng buộc làm hai bó, mừng rỡ gánh về.

Lúc anh về tới nơi, thấy hai họ ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, anh mới biết rõ là lão nhà giàu đã lừa anh và đã lén lút đem con gái gả cho người khác. Anh giận lắm nhưng không nói năng gì, lẳng lặng gấp trăm đốt tre nối nhau và hô: “Khắc nhập, khắc nhập”. Một cây tre đúng trăm đốt tươi xanh óng ả hiện ra trước mắt mọi người. Lão chủ thấy lạ, chạy lại gần xem. Anh đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”. Lão tà dính liền ngay vào cây tre, không tài nào dứt ra được. Lão thông gia thấy vậy chạy lại định gỡ cho nhà chủ. Anh đợi cho hắn tới gần, rồi lại đọc: “Khắc nhập, khắc nhập”. Thế là lão ta cũng dính chặt luôn vào cây tre. Hai lão nhà giàu kêu khóc thảm thiết, van lạy anh trai cày xin anh gỡ ra cho và hứa trước hai họ sẽ gả con gái cho anh ngày hôm đó. Lúc bấy giờ, anh mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất”. Tức thì cả hai lão kia rời khỏi cây tre và cây tre cũng chia thành trăm đốt. Anh trai cày làm lễ cưới cô gái và hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc suốt đời.

Khi nghe xong chuyện “Cây tre trăm đốt”, các bạn nhỏ ngồi quanh bà đều là lên: “Đáng đời cho bọn gian tham, quỷ quyệt!”. Mấy lời đó đã làm em ngẫm nghĩ: Tụi nó nhỏ mà cũng biết suy xét phải trái. Ở đời, những kẻ tham lam thường chuốc hại cho mình, còn những người hiền lành, chăm chỉ như anh trai cày sẽ được mọi người yêu quý và đạt được kết quả tốt đẹp.

Bài văn mẫu số 2

Ở trước nhà em có trồng rất nhiều cây tre. Mỗi khi rảnh rỗi, em thường ngồi đếm các đốt của cây tre. Có lần em hỏi ông: “Ông ơi, có cây tre nào có một trăm đốt không ạ?”. Nghe vậy ông bật cười: “Muốn có cây tre trăm đốt thì phải có thần chú cơ.” Nghe vậy em liền quấn lấy ông đòi biết được câu thần chú. Vậy là ông bảo em ngồi xuống rồi kể cho em nghe câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt.

Chuyện kể về một anh chàng thanh niên tuy nghèo khó nhưng rất khỏe mạnh, chịu khó làm lụng. Anh làm đầy tớ cho một ông lão, và được ông ta hứa là nếu chịu khó làm lụng cho nhà lão mà không lấy tiền thì lão sẽ gả cô con gái xinh đẹp của mình cho. Nghe vậy, anh vui lắm, nên ra sức làm lụng mà không lấy dù chỉ một đồng điền công.

Tuy nhiên, khi đến lúc cô con gái xinh đẹp trưởng thành thì ông ta đổi ý. Muốn gả cô cho tên phú hộ trong làng. Vì vậy, hắn nói với chàng trai rằng, hãy tìm cho được một cây tre trăm đốt về làm đũa cưới thì mới gả con gái cho. Thế là chàng trai hì hục thi tìm cây tre trăm đốt. thế nhưng chàng tìm mãi, tìm mãi vẫn không tìm được cây tre trăm đốt nào cả. Quá mệt mỏi và tuyệt vọng, chàng ngồi xuống bật khóc tức tưởi. Đúng lúc đó bụt hiện lên, bảo anh hãy chặt một trăm đốt tre và dạy cho anh hai câu thần chú. Câu thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” để một trăm đốt tre tự gắn lại với nhau tạo thành cây tre trăm đốt. Câu thần chú “Khắc xuất, khắc xuất” để các đốt tre tự rời nhau ra để tiện di chuyển.

Thế là chàng trai mừng rỡ mang tre về nhà. Về đến nơi, chàng thấy trên sân là đám cỗ linh đình thì nhận ra là mình bị lừa. Thế là, chàng vội chạy lại, gọi ông lão lại xem cây tre trăm đốt. Khi lão ta vừa lại gần, chàng đọc ngay “Khắc nhập, khắc nhập” khiến lão bị dính luôn vào cây tre, trở thành đốt tre một trăm linh một. Cả nhà hỗn loạn, đầy tờ tìm mọi cách vẫn không gỡ lão ra được. mãi sau, lão đồng ý gả con gái cho chàng đúng như đã hứa. Chàng không tin ngay, mà bắt lão thề thốt nhiều lần mới thả cho lão xuống.

Từ đó, mọi người ai cũng nể phục chàng lắm. Còn chàng thì cưới được cô vợ xinh đẹp, chung sống bên nhau hạnh phúc.

Bài văn mẫu số 3

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi/ Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”. Câu thơ ấy còn mãi trong lòng tôi mỗi khi tôi nhớ lại những câu chuyện cổ tích mà bà tôi đã kể. Tôi như chìm đắm vào thế giới của bà tiên, ông Bụt của cô Tấm thảo hiền, những hình ảnh về tuổi thơ cứ trở lại trong tâm thức của tôi với biết bao kỉ niệm. Tôi vẫn nhớ như in, từng chi tiết trong câu chuyện của bà, tôi rất ấn tượng với hình ảnh anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt”. Các bạn đã bao giờ nhìn thấy cây tre nào có một trăm đốt chưa? Rất lạ phải không, ấy thế mà anh Khoai trong câu chuyện lại là người đi tìm được cây tre trăm đốt các bạn ạ, và chúng ta sẽ nghe lại câu chuyện để hiểu tại sao anh ấy lại phải đi tìm cây tre trăm đốt nhé.

Ngày xửa, ngày xưa có một anh chàng nghèo tên là Khoai. Tính tình cần cù, chịu khó ai cũng quý mến. Anh đi ở cho nhà phú ông, giàu có trong vùng. Phú ông thấy anh chăm chỉ, hiền lành liền ngon ngọt dỗ dành anh. “Mày làm lụng thật giỏi rồi tao gả con gái út cho mày”. Khoai tưởng thật, nên đã làm lụng gấp năm gấp mười trước đây. Ba năm sau, cô Út đã lớn, đến tuổi lấy chồng nhưng anh Khoai cũng chẳng thấy phú ông nhắc gì đến chuyện sẽ gả con gái cho mình, anh Khoai buồn lắm.

Một hôm anh Khoai nghe người làm trong nhà nói chuyện, biết phú ông sắp gả cô Út cho con trai viên cai tổng giàu có, anh Khoai bất bình lắm, liền đến nói với ông chủ. Lúc ấy phú ông không giải thích gì với anh mà chỉ nói: “ Mày vào rừng đem về đây một cây tre trăm đốt để làm đũa cưới, tao cho mày cưới cô Út ngay”.

Vốn thật thà, Khoai tin theo lời phú ông hăm hở lên rừng tìm cây tre trăm đốt. Đi hết một ngày, qua nhiều cánh rừng anh chẳng tìm thấy cây tre nào trăm đốt cả. Trời đã dần tối, anh đã đếm qua không biết bao cây tre mà không thấy. Vừa mệt, vừa đói, lại nghĩ đến việc không tìm được cây tre mang về thì làm sao cưới được cô Út, anh thất vọng bèn ngồi khóc một mình. Bỗng nhiên có một cụ già, râu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền từ phúc hậu chống gậy đi đến gần anh và hỏi: “Cơ sự làm sao mà con khóc?”. Anh Khoai bèn kể lại cho cụ già nghe rõ sự tình, cụ liền bảo anh đi chặt nhanh về một trăm đốt tre. Sau khi anh Khoai mang tre về, cụ già nhìn vào đống tre và nói: “Khắc nhập, khắc nhập” Tức thì các đốt tre liên kết lại thành một cây tre đốt. Anh vui mừng lắm, nghĩ mình có thể nhanh chóng về nhà để hỏi cưới cô Út. Ý nghĩa ấy, thoáng hiện trong đầu anh, nhưng khi anh quay lại nhìn về chỗ cụ già vừa đứng thì cụ đã không còn ở đó. Anh liền nhanh chóng đứng dậy vác cây tre ra khỏi rừng, nhưng loay hoay mãi, quay hết chiều dọc đến chiều ngang anh cũng không thể xoay chuyển được cây tre. Thấy mình không làm được gì nữa, anh bất lực ngồi khóc. Cụ già một lần nữa lại hiện lên giúp và nói với anh nếu muốn mang cây tre ra khỏi rừng một cách đơn giản, con hãy nói: “Khắc xuất, khắc xuất”. Các khúc tre sẽ tự động rời khỏi nhau, con có thể dễ dàng mang chúng về nhà. Cụ già dặn anh Khoai ghi nhớ hai câu thần chú và cách dùng rồi biến mất, anh còn chưa kịp nói lời cảm ơn với cụ. Nhìn các đốt tre đã rời khỏi nhau, anh liền nhanh chóng bó chúng vào rồi tức tốc trở về nhà phú ông.

Vừa về đến ngõ nhà phú ông, anh Khoai không thể tin vào mắt mình, vì trong nhà đang tổ chức đám cưới linh đình cho cô Út. Thấy Khoai trở về, phú ông ra mặt cười đắc trí mà nói rằng: “Tao cần gì mấy khúc tre mày mang về chứ, mày nghèo thế làm sao lấy được con gái ông”. Anh Khoai thấy thế tức mình, bèn đọc câu thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” Tức thì các ống tre xếp vào nhau thành một cây tre trăm đốt, kéo cả phú ông và tên con rể nhà giàu kia vào. Hai người họ sau khi bị dính vào cây tre đã luôn miệng kêu gào, để có thể thoát ra khỏi cây tre, nhưng càng cựa quậy càng dính chặt hơn. Phú ông phải ra sức van xin, nài nỉ anh Khoai, xin tha anh mới đọc câu thần chú “Khắc xuất, khắc xuất” ngay sau đó cây tre rời ra thành trăm đốt và phú ông cùng tên trọc phú thoát ra khỏi cây tre. Thoát nạn, phú ông giữ đúng lời hứa phải gả cô con Út cho anh Khoai, anh làm đám cưới với con phú ông trước sự chứng kiến của bà con làng xóm, ai nấy đều thấy vui và chúc phúc cho vợ chồng anh. Anh Khoai và cô Út sống hạnh phúc bên nhau suốt đời.

Kết thúc câu chuyện cây tre trăm đốt chúng ta vui vì luôn cảm thấy người tốt sẽ gặp được điều may mắn. Ông cha ta vẫn dạy “ Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì gặp người tiên độ trì”. Và câu chuyện cây tre trăm đốt, là lời nhắc nhở với thế hệ trẻ ngày nay về lối sống, cách sống sao cho có thể trở thành người có ích trong xã hội.

3 tháng 11 2021

bn tra sách là có nhé,  trong bài văn bn cứ tìm mấy câu trả lời liên quan ấy. nếu bn ko có sách thì bn dùng sách điện tử nha!

chúc bạn học tốt

:)

Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?

Trả lời:

Mưa ở Cà Mau đến rồi đi bất ngờ: sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.

Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao? Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?

Trả lời:

- Cây cối trên đất Cà Mau phải mọc thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất để chống lại cơn thịnh nộ của thời tiết.

- Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.

Người Cà Mau có tính cách như thế nào?

Trả lời:

Người Cà Mau có tính cách: Họ thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây.

Bài văn trên có mấy đoạn? Em hãy đặt tên cho từng đoạn văn.

Trả lời:

- Bài văn trên có 3 đoạn:

Đoạn 1 (từ đầu … cơn dông): Mưa ở Cà Mau.

Đoạn 2 (Cà Mau … cây đước): Thiên nhiên ở Cà Mau, Đất, cây cối và nhà cửa ở Cà Mau.

Đoạn 3 (đoạn còn lại): Người Cà Mau.

Mẹ tôi là người khá nghiêm khắc. Hồi bé, tôi hay hỏi mẹ: "Sao mẹ hay khắt khe với con thế? Hay mẹ không yêu con?". Mẹ cười, xoa đầu tôi: "Con ngốc nghếch của mẹ, mẹ không yêu con thì yêu ai". Mãi sau này, khi đã có chút khôn lớn, biết suy nghĩ, tôi mới hiểu được sự nghiêm khắc của mẹ chính là mẹ đang uốn nắn tôi, mong tôi trở thành người có ích cho xã hội.

Mỗi ngày em luôn thành kính yêu thương và biết ơn mẹ của mình. Bởi mẹ em là người phụ nữ tuyệt vời nhất trên thế giới này.

Năm nay mẹ em khoảng 40 tuổi, hiện đang là một nhân viên của nhà máy chế biến lương thực thực phẩm. Mẹ có vóc dáng nhỏ nhắn, nhưng rất khỏe mạnh. Một mình mẹ có thể làm được mọi việc, từ nấu cơm, dọn dẹp, chăm sóc con cái, chẳng kém gì các siêu anh hùng cả. Vì làm việc trong nhà thời gian dài, mẹ có nước da trắng sáng. Mái tóc mẹ dài đến giữa lưng, hơi xơ một chút ở phần đuôi. Bình thường, mẽ sẽ búi gọn tóc lên bằng một chiếc dây nhỏ. Khuôn mặt mẹ là khuôn mặt tròn đầy đặn, phúc hậu. Với đôi mắt hạnh đen láy và hàng lông mày lá liễu. Điều khiến em thích nhất, chính là nụ cười tươi tỏa nắng của mẹ. Nó như là một mặt trời thu nhỏ vậy. Thường ngày, mẹ luôn ăn mặc giản dị giống như tính cách của mẹ vậy. Tuy mộc mạc, nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp đằm thắm, ngọt ngào.

Là một người phụ nữ nông thôn Việt Nam điển hình. Mẹ vừa đảm việc nước, lại đảm việc nhà. Em luôn cảm nhận được tình yêu thương nồng nàn của mẹ qua mọi thứ. Từ những chiếc áo được giặt sạch, gấp gọn trong tủ. Từ những bữa cơm ngon lành. Từ những món quà nhỏ vào các dịp đặc biệt. Từ những cái ôm dịu dàng, những đêm thức trắng chăm sóc khi em ốm. Tất cả thật giản dị mà quý giá biết bao nhiêu.

Em luôn cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi được là con của mẹ. Em sẽ cố gắng hơn nữa, để có thể trở thành niềm tự hào nhỏ của mẹ.

1. Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu.

Hơn 5 năm năm cắp sách tới trường là hơn 5 năm em gắn bó với ngôi trường tiểu học, trung học Đinh Bộ Lĩnh. Không biết tự bao giờ và một cách rất tự nhiên, ngôi trường đã trở thành người bạn thân thiết, là một phần kí ức tươi đẹp và in mãi trong sâu thẳm mỗi trái tim, của mỗi học sinh dưới mái trường.

2. Thân bài

a) Khái quát cảm nghĩ về ngôi trường

Nằm ở vùng quê thanh bình, yên ả, ngôi trường của em ở cạnh một cánh đồng lớn với những cơn gió đồng quê mát rượi và phía trước là con sông Đào mang phù sa màu mờ và nước chảy hiền hòa quanh năm.

Không to và đồ sộ như những ngôi trường khác, trường Đinh Bộ Lĩnh hai tầng, được xây dựng cách đây 5 năm nên khá khang trang và sạch đẹp, sân vận động rộng và khuôn viên rất thoáng đãng.

Từ ngày đầu tiên cắp sách tới trường cho đến nay, ngôi trường đã trở thành một phần của tuổi thanh xuân. Từng ánh nắng vàng chảy trên cành cây kẽ lá, từng hành lang lớp học, từng bảng đen phấn trắng... đã trở nên gắn bó tự bao giờ. Và rồi, nếu không được gặp gỡ và gắn bó với chúng, lại thấy thiếu thiếu một điều gì đó đã trở nên quen thuộc.

b) Cảm nghĩ về các bạn

Nhân duyên đã đưa em tới ngôi trường này, cho em được gắn bó với những người bạn tốt bụng.

Trong giờ học thì chúng em say sưa học tập, trao đổi còn giờ ra chơi lại nô đùa rất vui vẻ.
Ngôi trường yêu dấu này còn mang đến cho em những người bạn, sẵn sàng lắng nghe những tâm sự sẻ chia, sẵn lòng dang cánh tay để khích lệ, động viên khi em gặp khó khăn.

Và chính những người bạn ấy, đã và đang làm nên thời áo trắng học trò đáng nhớ cho mỗi người từ những kỉ niệm, những hành động dù là nhỏ bé nhất.

c) Cảm nghĩ về thầy cô dưới mái trường

Được học tập dưới mái trường với bề dày thành tích là một niềm vui, được gắn bó với các thầy cô nơi đây còn là niềm hạnh phúc.

Những ngày đầu còm rụt rè, e sợ như cánh chim non muôn bay cao bay xa nhưng còn ngập ngừng. Khi ấy, bàn tay cô nhẹ nhàng nắm lấy tay em, truyền cho em nghị lực và ý chí, ánh mắt ánh lên niềm tin rằng em sẽ làm được. Kể từ giây phút đó, em đã hết mình.

Thầy cô không chỉ đem đến cho chúng em biển trời kiến thức theo một cách rất riêng mà còn là người cha, người mẹ ân cần chăm sóc cho những đứa trò nhỏ, dạy dỗ chúng em những điều nhỏ bé nhất.

Và thầy cô, người không chỉ đem đến cho chúng em niềm vui, bài học mà còn giúp chúng em trưởng thành. Công ơn trời bể ấy, nếu đáp đền sẽ chẳng bao giờ hết, chúng em cần phải nỗ lực hết mình để thầy cô vui lòng, để đem đến những chùm trái ngọt cho những người gieo nắng âm thầm và lặng lẽ.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bản thân

Ngôi trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai của em, có mẹ, có cha, có anh em bạn bè... Và chắc chắn khi phải xa nơi đây, em sẽ yêu và nhớ rất nhiều, nhớ tuổi vụng dại và thời thanh xuân của em, ở nơi đây.

3 tháng 11 2021

là từ ghép

3 tháng 11 2021

ghép nha vì chỉ có 1 từ

3 tháng 11 2021

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về trường em, về thầy cô, bạn bè ...

- Nêu khái quát tình cảm của em với mái trường, với thầy cô, bạn bè...hs có thể nêu một tình huống, một hoàn cảnh cụ thể để trình bày cảm nghĩ, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.

2. Thân bài:

- Giới thiệu về mái trường thân yêu của em: Qua miêu tả những hình ảnh cụ thể, sinh động về mái trường: cổng trường, hàng cây, sân trường, lớp học với những dãy bàn ghế thân thuộc gắn bó với em hàng ngày.

- Giới thiệu về thầy cô, bạn bè qua miêu tả, kết hợp kể chuyện, tạo tình huống, hoàn cảnh sinh động để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của em với mái trường...

- Trực tiếp trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em về mái trường: mái trường trở nên thân thuộc, gắn bó với em, em yêu mái trường nơi có bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ, nơi nâng bước em vào đời...

3. Kết bài

- Khẳng định lại cảm xúc, suy nghĩ chung về mái trường thân yêu ...

- Học sinh có thể liên hệ với nội dung Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đang được thực hiện ...

Tham khảo nha:

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về trường em, về thầy cô, bạn bè ...

- Nêu khái quát tình cảm của em với mái trường, với thầy cô, bạn bè...hs có thể nêu một tình huống, một hoàn cảnh cụ thể để trình bày cảm nghĩ, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.

2. Thân bài:

- Giới thiệu về mái trường thân yêu của em: Qua miêu tả những hình ảnh cụ thể, sinh động về mái trường: cổng trường, hàng cây, sân trường, lớp học với những dãy bàn ghế thân thuộc gắn bó với em hàng ngày.

- Giới thiệu về thầy cô, bạn bè qua miêu tả, kết hợp kể chuyện, tạo tình huống, hoàn cảnh sinh động để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của em với mái trường...

- Trực tiếp trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em về mái trường: mái trường trở nên thân thuộc, gắn bó với em, em yêu mái trường nơi có bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ, nơi nâng bước em vào đời...

3. Kết bài

- Khẳng định lại cảm xúc, suy nghĩ chung về mái trường thân yêu ...

- Học sinh có thể liên hệ với nội dung Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đang được thực hiện ...

HT

3 tháng 11 2021

Đây là bài văn mẫu tả nhà còn cái trước là tả trường nha!

https://www.google.com/search?q=b%C3%A0i+v%C4%83n+m%E1%BA%ABu+t%E1%BA%A3+nh%C3%A0+em+l%E1%BB%9Bp+5&ei=9IKCYa2fC4aRoASMp5_ACw&oq=b%C3%A0i+v%C4%83n+m%E1%BA%ABu+t%E1%BA%A3+nh%C3%A0+em+l%E1%BB%9Bp+5&gs_lcp=Cgxnd3Mtd2l6LXNlcnAQAzIGCAAQCBAeOgcIABBHELADOgQIABANOggIABAIEAcQHjoGCAAQBxAeOgUIABDNAkoECEEYAFCQvgpY9dIKYLHYCmgBcAJ4AIABiQGIAa0IkgEDMy43mAEAoAEByAEIwAEB&sclient=gws-wiz-serp&ved=0ahUKEwit6cmVm_zzAhWGCIgKHYzTB7gQ4dUDCA4&uact=5

3 tháng 11 2021

TL:

"Google là chân lý nha em"

-HT-

“… Những chị lúa phất phơ bím tócNhững cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng họcĐàn cò  trắngKhiêng nắngQua sôngCô gió chăn mây trên đồngBác mặt trời đạp xe qua đỉnh núiNhìn chúng em nhăn nhó cười…”                                                   (trích Em kể chuyện này - Trần Đăng Khoa)Câu 1 (2.0 điểm): Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Xác định những phương thức biểu đạt được sử...
Đọc tiếp

“… Những chị lúa phất phơ bím tóc

Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học

Đàn cò  trắng

Khiêng nắng

Qua sông

Cô gió chăn mây trên đồng

Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi

Nhìn chúng em nhăn nhó cười…”

                                                   (trích Em kể chuyện này - Trần Đăng Khoa)

Câu 1 (2.0 điểm): Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 2 (2.0 điểm): Tác giả đã sử dụng cách gieo vần và ngắt nhịp như thế nào?

Câu 3 (3.0 điểm): Chỉ ra các hình ảnh nhân hóa trong đoạn thơ. Nêu tác dụng cụ thể của một trong các hình ảnh nhân hóa ấy.

Câu 4 (3.0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 7 câu bày tỏ cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên.

 

1

1.

- Biểu cảm, miêu tả

- Thể thơ: tự do.

2.

Nội dung: miêu tả vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên đồng quê.

3. 

- Làm cho các sự vật sinh động như con người.

- Tạo nên một bức tranh thiên nhiên đồng quê tươi sáng.

- Sự hồn nhiên, vui tươi, yêu đời của tác giả.

4.

Được thể hiện một cách độc đáo. Với thể thơ tự do, các câu thơ dài ngắn, sử dụng các hình ảnh nhân hóa, miêu tả làm cho các nhân vật trong bức tranh ở  trạng thái động khiến thiên nhiên đều mang dáng dấp của con người.