K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2019

Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện mình định kể.
+ Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
+ Ấn tượng chung về câu chuyện đó.
Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện:
- Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh, xuất hiện mang theo cái rét như cắt da, cắt thịt. Hoạt động của lão: len lách vào từng đường thôn ngõ xóm, lão leo lên tất cả cây cối trong vườn…Lão đi đến đâu, tàn sát không thương tiếc đến đó, khiến mọi vật đều vô cùng run sợ. 

- Hình ảnh Cây Bàng về mùa đông: bị lão già Mùa Đông đến hành hạ, lão bẻ từng chiếc lá khiến cành cây trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ.
- Đất Mẹ: hiền hậu nhân từ, điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Nàng tiên Mùa Xuân đến và dồn chất cho cây.
- Nàng tiên Mùa Xuân xuất hiện: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng, mang theo những tia nắng ấm áp xua đi cái lạnh giá của mùa đông. Mọi vật đều vui mừng phấn khởi khi Nàng tiên Mùa Xuân đến. Cây cối như được hồi sinh, trăm hoa khoe sắc….Cây Bàng đâm chồi nảy lộc….Tất cả như được tiếp thêm sức mạnh, tràn trề nhựa sống….
- Cây Bàng cảm ơn Đất Mẹ, cảm ơn Nàng tiên Mùa Xuân…
Kết bài:
- Suy nghĩ về câu chuyện vừa kể.
- Bài học từ câu chuyện ( Cần có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt khi khó khăn hoạn nạn).

9 tháng 3 2019

Trần Thảo Nguyên cảm ơn bạn

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề..."

Bài ca nằm trong hệ thống ca dao về đề tài thương nhớ, một cung bậc trong ca dao tình yêu của người bình dân Việt Nam. Bài ca diễn tả nỗi nhớ niềm thương của một cô gái. Nhớ thương da diết, nhớ đến thao thức, cồn cào gan ruột mà không dễ bộc lộ. Cô phải hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi cả mắt mình. Những câu hỏi không có câu trả lời càng nén chặt nỗi thương nhớ, để cuối cùng trào ra trong nỗi lo âu cho hanh phúc:

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề.

Cái khăn được hỏi đến đầu tiên và được hỏi nhiều nhất, đến 6 câu thơ:

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Cái khăn (khăn đội đầu hoặc khăn tay) thường là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người yêu (Gửi khăn, gửi áo, gửi lời - Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa). Sáu câu thơ được cấu trúc theo lối vắt dòng, láy lại 6 lần từ "khăn" ở vị trí đầu các câu thơ và láy lại 3 lần câu "khăn thương nhớ ai" như một điệp khúc bất tận, thể hiện nỗi nhớ triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là nỗi nhớ lại trào dâng thêm. Cái khăn, tự nó không biết "thương nhớ" không biết "rơi xuống", "vắt lên", "chùi nước trắt", nhưng những hình ảnh vận động mang cảm xúc người đã làm hiện lên hình ảnh con người với tâm trạng ngổn ngang niềm thương nhớ cùng nỗi lo âu. Nhớ đến ngơ ngẩn, nỗi nhớ tỏa theo nhiều hướng của không gian "khăn rơi xuống đất" rồi lại "khăn vắt lên. Vai", cuối cùng thu lại trong cảnh khóc thầm "khăn chùi nước mắt".

Nỗi nhớ trong 6 câu trên lan tỏa vào không gian, đến 4 câu tiếp lại xuyên suốt theo thời gian. Nỗi nhớ ban ngày kéo dài sang cả ban đêm:

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Vẫn là điệp khúc "thương nhớ cũ", nhưng nỗi nhớ đã chuyển từ "khăn" sang "đèn". Hình ảnh ngọn đèn gợi ra đêm khuya vò võ canh tàn, và cái đốm lửa đang cháy kia phải chăng là hình ảnh của nỗi nhớ cháy rực trong lòng cô gái? Ngọn đèn mãi không chịu tắt, nỗi nhớ cứ da diết khôn nguôi. Cũng như chiếc khăn, ngọn đèn đã giúp cô gái thổ lộ nỗi lòng.

Nhưng dù gợi cảm bao nhiêu, thì chiếc khăn và ngọn đèn cũng chỉ là cách nói gián tiếp theo lối biểu tượng, nhân hóa. Nỗi lòng của cô gái buộc phải bật ra trong cách nói trực tiếp:

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Thương nhớ đến không ngủ được, cứ trằn trọc thao thức là cách biểu lộ quen thuộc trong ca dao:

Đêm nằm lưng chẳng tới giường.

Trông cho mau sáng ra đường gặp anh.

Tuy nhiên, cũng là một tâm trạng ấy, nhưng trong bài ca này, hình ảnh đôi mắt có sức gợi cảm sâu xa hơn nhiều. "Mắt ngủ không yên" tạo nên một đối xứng rất đẹp với "đèn không tắt" ở trên, gợi lên một cảnh tượng rất thực: cô gái giữa đêm khuya một mình đối diện với ngọn đèn mà nhớ người thương. Vì "mắt ngủ không yên" nên "đèn không tắt". Nói đèn cũng chỉ là để nói người thôi. Ngọn đèn soi chiếu vào đôi mắt, càng thấy nỗi nhớ thương vời vợi khôn nguôi.

Mười câu thơ là 5 câu hỏi không có lời đáp. Điệp khúc "thương nhớ ai" trở đi trở lại như xoáy vào một nỗi niềm khắc khoải, da diết. Năm lần từ "thương nhớ" và năm lần từ "ai" xuất hiện. Bản thân từ "ai" xuât hiện. Bản thán từ "ai" mang ý phiếm chỉ, gợi lên một nỗi nhớ thương sâu thẳm mênh mông, không giới hạn. Từ "ai" là phiếm chỉ, không xác định cá thể đối tượng, nhưng người nghe hoàn toàn hiểu được "ai" ấy là ai. Hỏi không có trả lời, nhưng thực ra cầu trả lời đã nằm trong giọng điệu khắc khoải, da diết kia. Không cần nói rõ, nhưng nỗi nhớ người yêu đã được bộc lộ một cách kín đáo mà gợi cảm, sâu sắc, mãnh liệt.

Cách gieo vần của bài ca cũng rất đặc sắc:

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Vần chân và vần lưng xen kẽ nhau, vần bằng và vần trắc luân phiên nhau, tất cả tạo nên một âm điệu luyến láy liên hoàn khiến cho nỗi nhớ thương của cô gái vừa như nén lại, vừa như kéo dài ra đến mênh mông vô tận theo cả không gian và thời gian. Tưởng chừng nỗi nhớ ấy sẽ không có kết thúc... Nhưng bài ca phải có điểm dừng. Khi cô gái không hỏi nữa thì niềm thương nhớ trào ra thành nỗi lo phiền.

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề...

Từ nhịp thơ 4 chữ dồn dập, liên tiếp, lời ca chuyển sang nhịp thơ lục bát, nhẹ nhàng hơn nhưng cũng xao xuyến hơn, giãi bày niềm lo âu của cô gái trước hạnh phúc lứa đôi. Không phải ngẫu nhiên mà chữ "lo" được nhắc đến hai lần. Nhớ thương người yêu và lo lắng cho duyên phận của mình "không yên một bề", tâm trạng của cô gái mang ý nghĩa phổ biến cho người phụ nữ trong cuộc đời xưa: yêu tha thiết nhưng luôn lo sợ cho hạnh phúc bấp bênh.

Bài ca khá tiêu biểu cho nghệ thuật ca dao với sự lặp lại trong cách diễn tả tâm trạng, cách dùng những hình ảnh biểu tượng, lối nhân hóa để tăng thêm sức sống cho hình ảnh, cách gieo vần linh hoạt, cách cấu tạo truyền thống kết hợp những câu thơ bốn chữ với hai câu lục bát cuối cùng... Qua nỗi thương nhớ và niềm lo âu được diễn tả trong bài ca, ta nhận ra tiếng hát yêu thương và khao khát yêu thương của người bình dân xưa.

Khi thế giới đã trở nên bình đẳng, người phụ nữ không còn chỉ ở nhà làm nội trợ nữa mà đã bước ra ngoài xã hội, tự mình làm việc đóng góp cho sự phát triển của đất nước như những người đàn ông. Mẹ em cũng vậy. Và, em thích nhất là mỗi tối được ngắm hình ảnh mẹ nghiêm túc, say mê làm việc trên chiếc bàn gỗ.

Mẹ em không chỉ là một người phụ nữ đảm đang của gia đình mà còn là một giáo viên – người lái đò chở những thế hệ học sinh trên dòng sông kiến thức mà cập bến tương lai. Mỗi tối, sau bữa cơm, mẹ đều ngồi vào bàn chấm bài của học sinh và soạn giáo án, bài dạy cho buổi học ngày hôm sau. Ngắm mẹ mỗi ngày dường như đã trở thành một thói quen của em rồi.

Ánh đèn vàng ở trên bàn được bật lên, ấy là khi mẹ bắt đầu chuẩn bị làm việc. Từng tập bài kiểm tra gọn gàng được mẹ lấy ra từ trong cặp. Với chiếc bút đỏ trong tay, mẹ chậm rãi đọc bài của từng học sinh thân yêu. Chỗ nào được, mẹ đều đánh dấu lại rồi khen tốt vào bài như để khích lệ, động viên bạn ấy tiếp tục cố gắng như thế; chỗ nào chưa được, mẹ sẽ ghi vào là chưa được ở chỗ nào. Bởi vậy, những bài làm của học sinh đều được mẹ phê lời tỉ mỉ, cẩn thận.

Khi mẹ làm việc, mẹ rất nghiêm túc. Lưng mẹ luôn thẳng trong suốt lúc chấm bài hay soạn giáo án. Đôi môi đôi khi hơi mím lại khi đọc được những điều không ổn, đôi khi lại cong cong tạo thành nụ cười khi đọc được điều hay làm mẹ hài lòng. Thường ngày, khi làm việc, mẹ em đều đeo một chiếc kính để có thể nhìn bài của các bạn rõ ràng hơn. Đôi tay mềm mại nhanh chóng phê những dòng nhận xét đầy yêu thương mà cũng rất đỗi nghiêm khắc vào bài, những con số đỏ thắm cứ thế dần hiện ra dưới nét viết của mẹ. vforum.vn

Sau khi chấm bài xong, mẹ đều cẩn thận sắp bài lại theo thứ tự tên của các học sinh trong lớp rồi mới cất vào tập bài kiểm tra để mai trả cho lớp rồi mới soạn giáo án cho buổi học tiếp theo. Mẹ luôn ghi chú vào trong cuốn sổ của mình rằng phần nào có thể sẽ gây khó hiểu cho học sinh và nên sửa chữa ra sao. Tình yêu và sự chăm lo của mẹ dành cho các bạn học sinh thật giống như là của mẹ dành cho em vậy.

Mỗi lần mẹ làm việc xong đều đã rất muộn, em luôn để ý đến điều đó. Nhưng mẹ chẳng hề hấn gì, trái lại, mẹ rất vui vẻ nữa. Bởi với mẹ, dù phải nghỉ ngơi muộn nhưng lại có thể giúp những học sinh của mình tiến bộ hơn thì cũng là một điều tốt, càng ngày giúp chúng nên người và giỏi hơn.

Em rất yêu kính và ngưỡng mộ người mẹ thân yêu của em. Hình ảnh mẹ khi làm việc như một bức họa đã in dấu trong trái tim bé nhỏ của em, truyền cho em lửa nóng và mong muốn được trở thành một giáo viên như mẹ.

Ông em là người say mê sách báo. Ông có một tủ sách lớn chiếm gần hết một bức tường phòng làm việc chung của gia đình. Sáng nào, ông em cũng đọc báo. Buổi sáng mát mẻ dễ chịu. Ông tập thể dục, ăn sáng xong là ngồi vào ghế tựa đọc báo. Báo ông đọc là báo Công an Thành phố. Ông đeo kính vào, chăm chú xem trang bìa rồi bắt đầu đọc từng trang bên trong. Thỉnh thoảng, đôi kính trắng trễ xuống mũi, ông lại lấy ngón tay trỏ đẩy kính lên. Ông đưa mắt xem hình minh hoạ của các báo, gật gù biểu đồng tình. Khi ông đọc báo, phòng làm việc phải được giữ yên lặng. Chúng em vào phòng phải đi nhẹ nhàng, rón rén. Ông đọc hết từng trang báo, có lúc đọc nhanh phía sau, có lúc gật gù, có lúc chặc lưỡi lắc đầu. Khi ông đọc báo xong, ông để tờ báo lên bàn rồi nói với cả nhà: "Hôm nay, báo có nhiều tin hay đấy. Ông để báo trên bàn. Hồi nào các con thích xem thì xem nhé!". Đáp lại lời ông thường lệ là mẹ thưa: "Dạ, con cảm ơn ba.".

8 tháng 3 2019

_Chắc lak hai ng đó sẽ chia tay trước lúc bình minh đó mak. Đàn ông là z, đáng sợ lắm, toàn lak bọn gian dối lừa đảo.

Hok tốt

P/s: dell nhận gạch đá

8 tháng 3 2019

bọn đàn ông điều là lũ chó....lúc óc lợn..chúng nó chỉ lợi dụng chơi wa đường rùi đá con gái chúng ta thui mà...

p/s : đừng đặt quá nhiều tin vào lũ con trai nhé>>>>nhất là các bj nữ yếu đuối....có lúc bj sẽ pải thất vọng tràn trề bởi những nỗi đau mà lũ con trai gây ra đáy!!!

8 tháng 3 2019

Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!

Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

8 tháng 3 2019

 Tóm tắt truyện:Lòng  yêu  nước  bắt đầu  là  lòng  yêu  những  vật  tầm thường  nhất.  Nhớđến  quê hương, người dân Xô viết ởmỗi vùng đều nhớđến vẻđẹp tiêu biểu của quê mình. Nỗi nhớcủa người vùng Bắc, người xứU -crai -na, người xứGru-di-a, người ởthành Lê -nin -grat không giống nhau nhưng lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê của họđều trởnên lòng yêu tổquốc.  Người ta càng hiểu sâu sắc hơn vềtình yêu đó khi kẻthù đến xâm lược tổquốc của mình.

8 tháng 3 2019

                                                                     Bài Làm 

Lòng yêu nước bắt đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê mình. Nỗi nhớ của người vùng Bắc, người xứ U - crai - na, người xứ Gru-di-a, người ở thành Lê - nin - grat không giống nhau nhưng lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê của họ đều trở nên lòng yêu tổ quốc.  Người ta càng hiểu sâu sắc hơn về tình yêu đó khi kẻ thù đến xâm lược tổ quốc của mình. 

MÌNH NHANH NHẤT NHA, K CHO MÌNH NHÉ

Sau khi nghiện ma túy , anh ấy đã tự lao đầu vào con đường tăm tối.

Hok Tốt !!!

T mik nha !

8 tháng 3 2019

gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

tk cho mk nha

#ngọc diệp#

                                                                   Suy nghĩ của em về nội dung câu hỏi sau:  " Chuyện kể về một ông tướng có một lần đi ngang qua trường học của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kình cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy có nhứ con không ạ! Con là....Ngườ thầy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là...-...
Đọc tiếp

                                                                   Suy nghĩ của em về nội dung câu hỏi sau:

  " Chuyện kể về một ông tướng có một lần đi ngang qua trường học của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kình cẩn thưa:

 - Thưa thầy, thầy có nhứ con không ạ! Con là....

Ngườ thầy giáo già hoảng hốt: 

- Thưa ngài, ngài là...

- Thưa thầy thầy có nhớ con không? Với thầy con vẫn là người học trò cũ. Con có được những thành công này là nhờ sự giáo dục của thầy......

                                                                                                                                      ( Trích: Quà tặng cuộc sống)

                          LÀM NHANH GIÚP MÌNH VỚI, MÌNH ĐANG CẦN GẤP! CẢM ƠN NHIỀU NHA!

2
7 tháng 3 2019

Dù ông đã lên chức lớn

nhưng vẫn không quên ân tình người đã dạy dỗ mình

k mình mình làm nhanh nhất

câu chuyện nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo , mặc dù ông đã lớn khon thành người nhưng vẫn khong quên đc người mà đã giúp ông có đc ngày hôm nay , vẫn ko quên ơn tình mà người thầy đã dành cho 

qua đo chúng ta thấy đc nguồn cội đó chính là thứ mà chúng ta ko bao h quên đc dù chỉ là 1 giây

nếu thấy hay và đúng thì k mk nha 

chúc các bn hok thật tốt

7 tháng 3 2019

=3

ngủ ngon nhá 

hc tốt

7 tháng 3 2019

2+1=3 .ok cảm ơn bn.tích cho mk nhé

7 tháng 3 2019

Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bởi vậy, việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

7 tháng 3 2019

Qua thơ văn,bút ký,hồi ký của rất nhiều người,không chỉ riêng bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ,ai cũng đã biết về tấm lòng quảng đại,yêu thương vô bờ của Bác đối với nhân loại,đối với đồng bào,và nhất là với những chiến sĩ trong quân đội giải phóng của mình . Tình cảm đó như của 1 người Cha đối với con,như 1 người Ông với cháu và hơn hết là của 1 vị tư lệnh đối với những người lính của mình trước giờ xung trận . Người Cha,người ông,vị tư lệnh thương yêu binh sĩ hết lòng đó có ngủ ngon được không khi ngày mai con,cháu hoặc những người lính của mình có thể sẽ không trở về? câu trả lời là không! Bác sẽ không ngủ ngon chừng nào quê hương chưa được tự do,đất nước vẫn còn bóng giặc