K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. C

2. C

3. B

4. C

5. A

6. C

@Nghệ Mạt

#cua

14 tháng 11 2021

1.c

2.b

3.b

4.a

5.d

6.c

học tốt nhoa

Là từ đồng âm

@Nghệ Mạt

#cua

14 tháng 11 2021

đúng nhé 

học tốt

Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ “Tiếng gà trưa” được Xuân Quỳnh sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiếng gà trưa chính là tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ:

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Người chiến sĩ đang trên đường hành quân. Cuộc hành trình ấy đầy gian lao, vất vả. Khi nhìn thấy xóm làng ở phía xa, liền dừng chân vào nghỉ ngơi. Bỗng âm thanh của tiếng gà vang lên “Cục… cục tác cục ta” đã đánh thức suy nghĩ của người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ - những năm tháng được sống bên bà. Nhà thơ đã khéo léo sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “nghe” cùng với các hình ảnh ẩn dụ “xao động nắng trưa”, “bàn chân đỡ mỏi”, “gọi về tuổi thơ” đã nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa.

Những kỉ niệm tuổi thơ bên người bà lần lượt hiện ra qua dòng hồi tưởng của người cháu:

“Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng”

Đó là hình ảnh “con gà mái mơ” - mình hoa đốm trắng, “con gà mái vàng” - lông óng như màu nắng vốn gần gũi với cuộc sống nông thôn nơi làng quê Việt.

Đặc biệt nhất là kỉ niệm khi cháu tò mò xem gà đẻ trứng, bị bà mắng:

“Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt”

Lời mắng của bà khiến đứa cháu lòng đầy lo lắng. Đó là những nỗi lo âu hồn nhiên rất con trẻ.

Rồi cả hình ảnh một người bà tần tảo sớm hôm:

“Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp”

Đôi bàn tay của bà “khum soi trứng” - nâng niu, chắt chiu từng quả trứng để con gà mái ấp. Cuộc đời của bà làm lụng vất vả cũng là vì con vì cháu. Bà chẳng nghĩ gì đến bản thân mình. Rồi khi mùa đông tới, trời trở lạnh, bà lại lo lắng đàn gà sẽ chết sẽ không có gì để bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu:

“Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Khổ thơ cuối cùng là tình cảm sâu sắc của cháu dành cho bà. Tiếng gà trưa là nơi lưu giữ những hạnh phúc, những ước mơ mà cháu vẫn thường mong ước thuở nhỏ. Để rồi hôm nay đây, khi trưởng thành, cháu đã trở thành một người lính:

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Điệp từ “vì” nhằm khẳng định mục đích của cháu khi tham gia chiến đấu. Trước hết đó là vì lòng yêu đất nước - “vì lòng yêu Tổ quốc”, yêu quê hương - “yêu xóm làng thân thuộc”. Sau cùng đó chính là vì bà - cháu hy vọng bà có thể sống bình yên. Đó đều là những mục đích chiến đấu hết sức cao cả, thiêng liêng.

Âm thanh “tiếng gà trưa” bao trùm khắp cả bài thơ - không chỉ gợi về những kỷ ức đẹp đẽ của tuổi thơ mà còn chứa đựng những tình cảm sâu sắc của người cháu dành cho bà của mình.

Cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa - Mẫu 6

Xuân Quỳnh là một trong những nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại. “Tiếng gà trưa” được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.

Tiếng gà vốn là một là âm thanh đã rất quen thuộc ở các làng quê Việt. Nó gợi về cuộc sống bình yên của người nông dân quanh năm sau lũy tre làng. Nhưng bằng những cảm xúc rất riêng của mình, Xuân Quỳnh đã thổi vào âm thanh ấy dòng kỷ về những ngày thơ ấu. Tiếng gà trưa đã làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Người lính như được tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh dâng trào cảm xúc. Tiếng gà giống như tiếng gọi của quê hương:

“Cục...cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Tiếp đến, cụm từ “tiếng gà trưa” được nhắc lại ba lần khiến người cháu nhớ về hình ảnh người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng:

“Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng”

Những năm tháng tuổi thơ cháu được sống bên bà đã trải qua thật nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Cháu nhớ nhất là khi tò mò xem bà đẻ trứng, rồi bị bà mắng. Lòng cháu ngây thơ tin lời bà, sợ mặt bị lang liền về lấy gương soi:

“Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng

Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Nhưng nổi bật nhất chính là hình ảnh người bà. Bà đã luôn ân cần, hi sinh và mệt nhọc để mong có được một đàn gà để cuối năm bán đi lấy tiền sắm sửa quần áo cho cháu. Cả cuộc đời bà là những lo toan cho con cho cháu:

“Ôi cái quần chéo go,
Ống rộng dài quết đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt”

Tuổi thơ sống bên bà là những ngày tháng mà cháu không thể nào quên được. Tiếng gà trưa còn là lời gọi về những giấc mơ của người lính:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”

Thứ âm thanh quen thuộc vang lên gợi nhắc về những kỉ niệm tuổi thơ. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, thứ âm thanh ấy cũng giống như tiếng gọi của quê hương thân thuộc. Tiếng gà không chỉ là một âm thanh bình thường mà con người nghe thấy. Mà nó đã ám ảnh trong lòng người cháu với những ước mơ. Cuối cùng bài thơ cho người đọc thấy được mục đích chiến đấu của người chiến sĩ:

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Từ “vì” được điệp lại bốn lần - khẳng định mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Người cháu chiến đấu vì tổ quốc thân thương, vì xóm làng quen thuộc nơi nhưng quan trọng nhất cũng là vì bà, với mong ước cuộc sống yên bình. Hai tiếng “bà ơi” vang lên thật xúc động. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu.

Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã khắc họa nổi bật tình cảm bà cháu đầy thiêng liêng. Đồng thời, người đọc cũng cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước.

@Nghệ Mạt

#cua

14 tháng 11 2021

Gia đình em có bốn người bố, mẹ em và một cậu em trai ngoan ngoãn. Em trai em tên là Vũ và em cũng rất yêu quý em Vũ nhất trong nhà.

Em Vũ năm nay em mới có 5 tuổi. Em Vũ ngoan lắm cho nên cả nhà ai ai cũng yêu quý em. Là con trai nên em cũng có lúc nghịch ngợm nhưng khi được cả nhà chỉ bảo là em nghe theo ngay. Mái tóc của em lưa thưa thật mềm mại biết bao nhiêu, ở lớp em cũng rất được cô giáo yêu quý. Bạn bè của Vũ cũng thích chơi với Vũ. Mỗi lần đi chơi nhà bạn gần nhà em cũng đều xin phép bố mẹ cần thận rồi mới đi. Khi em học bài thì Vũ cũng thích lắm, nó cứ chăm chú nhìn em học và cũng biết được những chữ cái mà cô giáo trong trường mầm non dạy cho. Vũ có trí nhớ cũng thật tốt, chỉ cần học vài ba lần là nó cũng đã thuộc được những câu thơ ngắn. Hay thỉnh thoảng còn đứng kể truyện cổ tích cho cả nhà nghe nữa.Những câu truyện cổ tích Vũ kể nó cũng chỉ là kể được những điểm cốt chuyện, lắm khi còn lộn xộn, kể qua một đoạn mới nhớ ra quên mất chi tiết làm cả nhà cười lăn ra.

Vũ có dáng người nhỏ nhỏ nhưng nhanh nhẹn lắm, ở lớp không ai chạy nhanh bằng nó. Ai cũng thích nói chuyện với Vũ vì Vũ lại có tính hài hước nữa.Em cũng rất quý em Vũ và tự hứa sẽ cố gắng học tập tốt để cho em Vũ noi theo.

15 tháng 11 2021

Bị điểm kém đối với nhiều người có lẽ chẳng phải là điều gì quá ghê gớm, thế nhưng đối với với một học sinh được xếp nhất lớp, thì đó là một sự xấu hổ vô cùng với bạn bè, với thầy cô và cả sự sợ hãi nếu như bố mẹ biết. Thế nên một đứa như tôi đã làm một việc rất hài hước và ngờ nghệch.

Lúc đó là thời lớp 4, khi mọi đứa trẻ đã bắt đầu lớn đã có suy nghĩ riêng và cũng nhận thức được tầm quan trọng của sĩ diện, lớp chúng tôi có sự phân bì rất lớn giữa những cá nhân có lực học tốt nhất lớp. Và bản thân tôi luôn là đứa đứng đầu, lại là lớp trưởng thế nên mẹ tôi tự hào về tôi lắm, cô chủ nhiệm cũng rất thích nói về tôi khi họp phụ huynh. Rồi có một ngày trong buổi kiểm tra thường xuyên, chẳng biết đầu óc tôi lú lẫn thế nào lại làm sai hai trên tổng số ba bài, kết quả là tôi được ba điểm, khi phát bài tôi sốc vô cùng. Tôi cảm thấy mặt mình nóng lên, tôi vội cất bài kiểm tra của mình đi. Cả buổi học hôm ấy tôi không thể vui vẻ nổi, tôi lại nghĩ đến mẹ và tôi tìm cách giấu bài kiểm tra, bởi sợ mẹ sẽ thất vọng và sẽ buồn vì tôi lắm.

Tôi đã giấu nó ở ngăn trong cùng của cặp sách, rồi khóa lại chỉ đơn giản vì tôi nghĩ mẹ sẽ không bao giờ lục cặp sách của tôi đâu. Ai ngờ tôi đã lầm, mẹ đã tìm ra bài kiểm tra của tôi, nhưng mẹ không mắng tôi mà mẹ chỉ lắc đầu cười nói với tôi: “Mẹ chưa thấy đứa nào dốt như mày, ai đời lại đi giấu bài kiểm tra trong cặp sách, tưởng mẹ không xem chắc, ít nhất ngày xưa mẹ còn biết thủ tiêu nó đi cơ. Sao mẹ sinh ra mày mà mày lại chẳng thông minh được như mẹ gì cả”. Tôi đứng hình với câu nói hóm hỉnh của mẹ, bỗng tôi thấy mình ngốc thật, đúng là trẻ con thì khó mà nghĩ xa xôi được. Sau đó mẹ nhẹ nhàng nói với tôi: “Mẹ nói nhé, con người cũng có lúc sai lầm, có lúc thất bại, nhìn xem bố mẹ trồng cà phê đâu phải chưa từng có cây bị chết, nhưng chính từ những cây chết đó bố mẹ mới rút được kinh nghiệm để trồng thành công cả vườn cà xanh tốt như bây giờ. Học tập cũng vậy, điểm kém là để con phấn đấu và không lơ là trong học tập, đó là tiếng chuông cảnh tỉnh dành cho con, chứ không việc gì phải xấu hổ, người có bản lĩnh chính là người đứng lên từ thất bại để thành công con ạ”.

14 tháng 11 2021

Trong cuộc sống, con người thường mắc phải nhiều lỗi lầm. Tôi cũng vậy, tôi đã từng khiến cho bố mẹ phải phiền lòng vì mình.

Đó là năm tôi học lớp sáu. Tôi vốn là một đứa trẻ ham chơi nên không chịu học tập chăm chỉ. Cuối học kì một, kết quả học tập của tôi rất kém. Sau buổi tổng kết, cô giáo đã đến nhà để trao đổi với bố mẹ tôi. Chiều hôm đó, tôi về nhà mà cảm thấy rất lo lắng. Về đến nhà, tôi đã thấy bố mẹ ngồi chờ ở phòng khách. Tôi chào bố mẹ, và chờ đợi những lời trách mắng. Nhưng không, bố mẹ không đánh cũng chẳng nói to, chỉ nhẹ nhàng trò chuyện với tôi.

Bố nói rằng, cô giáo đã đến trao đổi tình hình học tập của tôi. Cô giáo nói rằng tôi là một học sinh thông minh, nhưng chưa chăm chỉ. Điều đó khiến cho thành tích của tôi không tốt. Bố còn kể cho tôi nghe về quãng đời học sinh của mình. Bố cũng đã từng ham chơi, trốn học khiến cho ông bà phiền lòng. Mẹ cũng kể về tuổi thơ của mẹ cho tôi nghe. Vì gia đình nghèo, nên mẹ chỉ được học hết cấp hai, sau đó phải nghỉ học để phụ giúp bà ngoại. Mẹ rất mong muốn được đi học tiếp nhưng không thể. Tôi ngồi nghe mà cảm thấy nghẹn ngào.

Lần đầu tiên, tôi được nghe những lời chia sẻ chân thành từ bố mẹ. Buổi trưa hôm ấy trôi qua nhẹ nhàng. Sau buổi chia sẻ, cả nhà tôi cùng nhau ăn cơm. Những món ăn mẹ nấu toàn là món mà tôi thích. Tôi lén nhìn mẹ, thấy khuôn mặt mẹ đã có nhiều nếp nhăn. Dù có tức giận, thất vọng về tôi nhưng bố mẹ vẫn yêu thương, quan tâm đến tôi. Tôi cảm thấy bản thân cần phải cố gắng học tập. Bởi bố mẹ đã vất vả làm việc để cho tôi có cơ hội được đi học.

Gia đình rất quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Bởi ở đó có những người luôn yêu thương, bao dung chúng ta. Từ tận đáy lòng, tôi muốn gửi những lời yêu thương nhất đến bố mẹ.

ĐỀ 2Cho đoạn văn sau: "Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ : trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lúa non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng, thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá...
Đọc tiếp

ĐỀ 2

Cho đoạn văn sau: 

"Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ : trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lúa non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng, thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một cũn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ”.

a. Nêu nội dung chính của đoạn văn?

b. Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn?

c. Theo tác giả Thạch Lam, khi thưởng thức cốm cần đánh thức những giác quan nào của con người? 

d. Em hãy kể tên 4 món ăn đặc sản của tỉnh Nam Định và đặt một câu văn có sử dụng những từ ngữ chỉ hai món ăn mà em vừa kể.

ĐỀ 7.1

                                  Em hãy đọc đoạn trích sau:

     “Ôi!cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em sẽ vẫn nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô. Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp của cô, ở đó, em đã học được bao nhiêu điều bổ ích; ở đó, em đã bao nhiêu lần nhìn thấy cô mệt nhọc và đau đớn, nhưng luôn theo dõi lớp học, luôn yêu thương mọi người. Cô đã thất vọng khi thấy một em bé cứ cầm sai cây bút viết mà không sao uốn nắn lại được; cô đã lo lắng cho chúng em đến biến sắc mặt khi các vị thanh tra vào lớp và hỏi bài chúng em; cô lấy làm sung sướng khi chúng em đạt được kết quả xuất sắc. Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như một người mẹ.”

(Ét- môn-đô đơ A- mi-xi, Những tấm lòng cao cả)

       1. Em hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

       2. Tác giả có tình cảm gì với cô giáo của mình?

       3.Tìm các chi tiết thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả với cô giáo?

       4. Hãy nêu suy nghĩ của em về một người thầy hoặc người cô đã dạy dỗ mình.

 

ĐÊ 7.2

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: 

“Cô vừa đi vừa hỏi tôi:

- Bây giờ em đã giải được những bài toán khó, đã làm được những bài luận dài rồi đấy. Vậy em còn yêu mến cô giáo cũ của em nữa không?

Và khi xuống đến chân cầu thang, cô nói to với tôi:

- Đừng quên cô nhé!

Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa những đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô. Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp học của cô, ở đó, em đã học được bao nhiêu điều bổ ích; ở đó, em đã bao nhiêu lần nhìn thấy cô mệt nhọc và đau đớn, nhưng luôn luôn theo dõi lớp học, luôn luôn yêu thương mọi người. Cô đã thất vọng khi thấy một em bé cứ cầm sai cây bút khi viết mà không sao uốn nắn lại được; cô lo lắng cho chúng em đến biến sắc mặt khi các vị thanh tra vào lớp và hỏi bài chúng em; cô lấy làm sung sướng khi chúng em đạt được những kết quả xuất sắc. Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như một người mẹ.

Không bao giờ, phải, không bao giờ em lại có thể quên cô được, cô giáo yêu quý của em!”

                                (Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)

Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên?

Câu 2. (0,75 điểm) Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn bản? 

Câu 3. (1,0 điểm) Thông điệp nào từ đoạn trích có ý nghĩa nhất với em? Vì sao?

Câu 4. (1,25 điểm) Từ thông điệp rút ra trong đoạn văn bản, em hãy xác định những việc làm, những hành động cụ thể của bản thân trong thực tiễn cuộc sống hôm nay?  

    GIÚP MN VỚI

0