kỹ nghệ khảm trai là gì ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)Báo cho mọi người xung quanh
b)Em sẽ chạy lại đưa cho người đánh rơi nếu không kiệp thì đến công an đưa cho chú công an
c)Em không cho vào hoặc gọi điện thoại cho bố mẹ hay 113
Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng. Ông đã sáng tác rất nhiều bài thơ cách mạng, có nhiều bài thơ về các em bé. Trong số đó có bài thơ Lượm, ca ngợi tấm gương thiếu nhi tham gia kháng chiến.
Chuyện của Lượm xảy ra vào thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp ở Huế. Lượm là một chú bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, ăn mặc gọn gàng trong bộ trang phục giao liên.
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Ca lô đội lệch,
Lượm có đôi má đỏ au như bồ quân, có nét cười thoải mái hồn nhiên:
Cháu cười híp má
Má đỏ bồ quân…
Lượm vui tính và tinh nghịch: ca lô đội hơi lệch (thế mới oách) mồm thì huýt sáo vang. Lượm lúc nào cũng thấy vui vẻ và thích thú. Huýt sáo vang, cười híp mí, Lượm còn tâm sự thật thà:
Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà.
Lượm rất vui khi được phục vụ cho cách mạng, Lượm coi cách nạng như một ngày hội. Qua diễn tả của nhà thơ, chúng ta có cảm tình ngay với Lượm, yêu mến Lượm vì Lượm hồn nhiên, cởi mở và dỗ làm thân quá.
Cách mạng đòi hỏi phải chuyển thư hoả tốc băng qua mặt trận. Thế là Lượm lên đường. Mặc cho đạn bắn như mưa "đạn bay vèo vèo" nhưng Lượm vẫn "bỏ thư vào bao" để ra đi. Lượm rất nhanh nhọn. Cái chân thoăn thoắt đã đưa chú bé "Vụt qua mặt trận. Đạn bay vèo vèo", Lượm đã qua được hiểm nguy nhưng hiểm nguy chưa hết. Giữa lúc vắng vẻ, hình ảnh Lượm thấp thoáng trên đồng lúa đã làm cho giặc chú ý:
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng.
Một làn đạn của giặc đã làm Lượm ngã xuống:
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Lượm hi sinh như một thiên thần ngã xuống thảm lúa:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
"Hồn bay giữa đồng"! Phải chăng khi chết, hồn của Lượm vẫn gắn bó với quê hương đất nước, và em vẫn nắm chặt bông lúa như nắm chặt quê hương. Không ai không xót thương cho Lượm và căm thù kẻ đã bắn Lượm. Em cũng cảm thấy xót thương đau đớn như chính em bị trúng đạn.
Lượm đã làm cho em cảm nhận được sự hi sinh anh dũng của những người thiếu niên tuổi nhỏ, chí lớn. Lượm hi sinh, cùng với những Kim Đồng, Lê Văn Tám làm rạng rỡ truyền thống yêu nước của thiếu niên Việt Nam. Lượm đã để lại cho em niềm cảm phục, tự hào. Lượm sẽ sống mãi trong lòng chúng ta. Em nghĩ rằng mình phải gắng học hành để lớn lên xây dựng đất nước giàu đẹp, và để khỏi phụ lòng những thế hệ cha anh.
Câu chủ vị em thích:
Cháu / nằm trên lúa
C V
Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót .
Trong cuộc sống, thật khó để chúng ta có thể tránh khỏi những lần mắc lỗi. Em cũng từng có một lần mắc lỗi khiến bố mẹ buồn mà cho tới bây giờ em vẫn còn ân hận lắm. Đó là lần em trốn học bỏ đi chơi.
Em vốn dĩ là con ngoan, trò giỏi được thầy cô, bố mẹ tin tưởng, được bạn bè quý mến. Suốt 5 năm học cấp 1, em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Năm học lớp 5, em còn được tham dự kì thi học sinh giỏi của tỉnh và giành được giải Nhì. Năm học lớp 6 này em được học lớp chọn của một trường điểm trong thành phố. Khỏi phải nói, bố mẹ tự hào về em như thế nào. Vậy nên em cũng chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm bố mẹ phải buồn.
Thế nhưng chẳng ai có thể ngờ được khi bước vào lớp 6, em bắt đầu thay đổi. Đó là khi em bắt đầu tiếp xúc với mạng internet. Ở nhà, bố mẹ có lắp mạng từ lâu để em có thể lên mạng tra cứu tài liệu phục vụ cho học tập và bố mẹ cũng chấp nhận cho em dùng mạng để giải trí. Mỗi ngày em có 30 phút để giải trí trên mạng. Lên lớp 6, em được một người bạn hướng dẫn cho vào phòng chat để kết thêm bạn và trò chuyện qua mạng. Việc trò chuyện trên mạng không hiểu sao khiến em cảm thấy vô cùng thú vị. Em có thể ngồi nói chuyện mãi mà không biết chán. Vì ở nhà ngồi chat không được thoải mái nên em đã lén ra quán chat. Buổi chiều 2 giờ vào lớp thì em đi sớm từ lúc 1 giờ để có thêm thời gian ngồi quán nét. Bố mẹ em không biết đến chuyện này bởi vì buổi trưa bố mẹ thường không về nhà. Hàng ngày bố mẹ cho tiền ăn sáng, em chỉ tiêu một nửa, một nửa để dành để đi chat. Hôm ấy, ngồi chat với một người bạn mới quen, trò chuyện mải mê khiến em quên mất đã đến giờ đi học. Lúc ngẩng đầu lên thì đã gần 3 giờ mất rồi. Lúc ấy em có chút sợ hãi nhưng vì vẫn chưa muốn dứt chuyện nên em đánh liều ngồi chat hết buổi chiều hôm ấy. Đến 4 giờ 30 tan học em mới chịu ra về. Em nghĩ chắc bố mẹ sẽ không biết và hôm sau chỉ cần báo với cô là em bị đau bụng không đến trường là được. Nào ngờ khi em về đến nhà, bố mẹ đã ngồi sẵn ở đó. Trên gương mặt mẹ tỏ rõ sự lo lắng còn bố thì rất giận. Thì ra, vì không thấy em đi học nên cô giáo đã gọi điện cho bố mẹ để hỏi. Bố mẹ em đã vội vã trở về nhà, đã đi tìm kiếm em ở khắp nơi nhưng không thấy. Mẹ còn khóc sợ em bị người ta bắt cóc. Em đã khóc và thành thật với bố mẹ. Bố mẹ không đánh, không mắng em, nhưng những lời bố mẹ nói khiến em cảm thấy áy náy và quyết tâm sửa đổi bản thân.
Kể từ ngày hôm ấy, em không ra quán nét nữa. Em dành nhiều thời gian hơn cho việc học để lấy công chuộc tội. Em tin rằng, bố mẹ sẽ tha thứ cho lỗi lầm của em.
Tình thương yêu của ông bà, cha mẹ đối với con cháu là vô bờ bến. Đó là những người đã có thể yêu thương, tha thứ, bảo vệ tôi, giúp đỡ tôi những lúc tôi gặp khó khăn nhất. Vậy mà tôi nỡ gây ra một việc khiến bố mẹ buồn lòng. Tôi rất hối hận mặc dù câu chuyện xảy ra đã lâu rồi... Tôi là con út trong gia đình nên rất được cưng chiều, và dĩ nhiên từ nhỏ tôi dã có ngay ý nghĩ: “Tôi sinh ra đương nhiên phải được cưng chiều, được phục vụ”. Vào một ngày nọ, tôi vừa đi học về thì gặp ngay một bà cụ ngồi trong nhà dang nói chuyện với bố mẹ tôi. Người cụ toát ra một vẻ gì đó rất nhà quê, cổ hủ, áo quần cũ kĩ, thô kệch với giỏ xách chứa toàn trái cây. Nhìn qua tôi cũng biết là mới ở quê lên và có ngay ý coi thường. Nhưng tôi giật mình, bố mẹ đã gọi tôi ra chào bà nội. Thật lòng tôi không ngờ đây lại là bà nội của tôi. Tôi 11 nhí chào bà rồi lên lầu, không ngoái nhìn lại.
Từ khi bà lên ở nhà tôi, mọi hoạt động trong nhà đều bị xáo trộn, thường là ngày nào cũng phải nghe ba mẹ “mở máy hát”: “Con phải nhường cái này cho bà, không được mở nhạc để bà ngủ, con phải..., con phải...”. Tôi chán lắm rồi, ở nhà như bị giam. Vì thế tôi ghét cay ghét đắng bà. Một buổi chiều, trời nắng đẹp, con nhỏ bạn gọi diện cho tôi bảo: “Ê, Thi, đi ăn kem không, tao vừa biết chỗ này ngon lắm.”, sẵn lúc không có gì làm ở nhà, tôi liền đồng ý ngay. Nhưng thật đau lòng, ba mẹ không ở nhà, làm sao có tiền đi chơi, chẳng lẽ phải xin “bà già nhà quê” đó. Không, tôi kiên quyết không chịu. Ngay lúc đó, tôi nảy ra ý hay là lấy tiền của ba mẹ vậy, chắc họ không biết đâu. Cũng may, khi vào phòng, ở trước mặt tôi, trên cái bàn còn nguyên một tờ giấy năm chục ngàn mới tinh. Tôi liền lấy ngay số tiền đó đi chơi. Cuối cùng, tôi cũng có một buổi đi chơi tuyệt vời vói đám bạn. Khi về, vừa bước vào cửa, tôi đã nghe thấy tiếng mẹ hỏi: “Anh có thấy tờ năm chục để ở bàn không?”. Tôi hoảng hốt, nhưng vẫn cứ thản nhiên bước vào như không có chuyện gì xảy ra. Khi mẹ hỏi, tôi liền nói: “Con không biết mẹ mất tiền, con không lấy vì từ chiều tới giờ, con đi chơi với bạn. À hình như ở nhà còn bà nội và cô giúp việc...”. Nhưng bố mẹ tôi mắng át: “Im! Con chớ có lộn xộn!” Bà từ trong buồng bước ra và lên tiếng: “Thôi đừng trách cứ nhau nữa, đúng là mẹ lấy đó”. Bỗng nhiên cô giúp việc lên tiếng: “Từ chiều tới giờ, bà đau lưng nằm trong buồng, con xoa bóp cho bà, chỉ thấy em Thi từ trong phòng cô cậu bước ra”. Tôi lạnh xương sống. Bô" tôi lạnh lùng quay lại hỏi: “Thi, hôm nay ba mẹ đi hết, không hề cho con tiền, lấy đâu tiền mà con đi chơi với bạn!”. Tôi giật mình ấp úng không nói nên lời. Bấy giờ mẹ tôi mới lên tiếng: “Thôi rồi, là con rồi, mẹ thất vọng về con quá, chính mình lấy mà không tự nhận, mẹ buồn vì con đã gian dối, buồn vì con đã nói hỗn với bà...”. Đôi chân tôi run run rồi quỵ xuống, mắt tôi rưng rưng, nước mắt chảy dài. Tôi không khóc cho kẻ bị phát hiện mà tôi khóc vì lời mẹ nói, nó như hàng trăm mũi kim đâm chích vào tim tôi. Đến khi tôi nhận ra thì thật muộn màng, tôi đã bán rẻ lòng tin của mình chỉ trong một phút lầm lỡ. Bỗng có một bàn tay dịu dàng, ấm áp ôm lấy tôi và giọng nói nhẹ nhàng, thiết tha của bà: “Thôi đừng khóc nữa, cháu biết lỗi là tốt rồi”. Rồi bà quay lại nói: “Thi à, bà tuy nghèo tiền bạc nhưng giàu lòng tự trọng. Bà rất yêu cháu, yêu rất nhiều”. Lần này, tôi òa khóc thật sự, cứ như một người vừa lạc trong rừng giờ mới thấy ánh mặt trời. Ôi, đôi mắt bà sao nhân từ thế, lòng bà sao nhân hậu thế. Người bà của tôi đây sao, người thật hiền hậu và bao dung. Tôi yêu bà biết bao nhiêu! Vừa ôm bà, tôi vừa khóc: “Bà ơi, cháu có lỗi với bà”. Sau đó vòng tay của ba mẹ ấm áp đến nao lòng. Có lẽ, ba mẹ đã tha thứ cho tôi. Tình thương bây giờ đầy ắp cả căn nhà khiến cô giúp việc cũng bật khóc. Bây giờ nhớ lại, tôi vẫn thấy rất hối hận. Đừng nên làm những điều dại dột với những người thân yêu của mình, các bạn nhé!
Bài viết :Kể lại một việc làm khiến bố mẹ buồn
Suốt mấy tháng nay không có lấy một trận mưa. Tiết trời ngột ngạt, oi bức, thật là khó chịu! Nước trong ao trong đầm cạn cả. Mặt ruộng nứt nẻ, lúa ngô héo úa. Từ con trâu con bò cho đến đàn gà, đàn vịt... đều lờ đờ, uể oải vì nóng. Vườn cây của ông em trước đây xanh tươi là thế mà bây giờ cũng ủ rũ trong cái nóng như nung. Mọi người trong làng ai cũng ao ước được vài cơn mưa rào cho mặt đất tươi nhuần trở lại.
Thế rồi cơn mưa mong đợi bấy lâu cũng tới.
Giữa trưa, trời đang, nắng chang chang bất chợt tối sầm. Mây đen ùn ùn kéo tới. Tiếng sấm ì ầm nổi lên bốn phía. Chớp nhoang nhoáng như xẻ rách bầu trời. Gió càng lúc càng mạnh. Muôn nghìn cây mía lá như những lưỡi gươm đang múa tít. Đàn mối vỡ tổ, bay tán loạn. Mối trẻ bay cao. Mối già bay thấp. Bầy gà hoảng hốt kêu chiêm chiếp, cuống quýt chạy tìm nơi ẩn nấp. Kiến đen, kiến vàng nối đuôi nhau, hối hả tha trứng lên những nơi cao ráo. Những cơn lốc cuốn lá vàng bay ràn rạt.
Lộp bộp! Lộp bộp! Trời đã đổ mưa. Hạt mưa lớn và thưa rơi trên mặt đất. Hơi đất bốc lên nóng hổi. Chỉ vài phút sau, đất trời trắng xoá trong màn mưa dày đặc. Từ ngoài cánh đồng và trong các ao chuôm, tiếng ếch nhái kêu vang, tiếng côn trùng rả rích hoà lẫn tiếng mưa tuôn rào rào, tạo thành một âm thanh náo nức, xôn xao. Lũ trẻ thi nhau chạy ra đồng để bắt cá rô rạch từ dưới ruộng lên. Đứa xách giỏ, đứa mang thùng, mang rổ, đứa tay không... Bất chấp gió mưa, chúng hí húi kiếm tìm trên bờ, dưới lạch. Mỗi khi bắt được cá, tiếng reo hò thích thú lại vang lên.
Cơn mưa kéo dài hơn một tiếng đồng hồ mới tạnh. Đồng ruộng, ao chuôm đầy nước. Cây cối trôi hết bụi bặm, như được hồi sinh, vui mừng vẫy lá. Mấy chú chim rỉa lông rỉa cánh, lích rích kêu trong vòm nhãn. Họ hàng nhà cò đậu trắng cả luỹ tre ven làng.
Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, không khí mát rượi, dễ chịu vô cùng! Mặt trời lại từ từ ló ra, cảnh sinh hoạt trở lại bình thường. Nhiều người vác cuốc ra thăm đồng, vẻ hồ hởi hiện rõ trên nét mặt. Ông em bảo trận mưa này quả là mưa vàng mưa bạc đối với nhà nông.
Ngày chiến tranh chống giặc Pháp bắt đầu, Lượm vào Huế và tình cờ gặp được người chú của mình. Tuy chỉ mới mười. mười một tuổi nhưng cậu đã xin được theo các chú bộ đội đi làm nhiệm vụ liên lạc và đã được các chú đồng ý. Lượm có vóc người nhỏ nhắn gầy gò nhưng lại dẻo dai, linh hoạt. Nhiệm vụ đi liên lạc là 1 nhiệm vụ nguy hiểm nhưng Lượm lúc nào cũng giữ được vẻ hồn nhiên yêu đời. Lượm mặc bộ đồ đội viên đã sờn cũ, bám bẩn bao nhiêu là khói bom, bụi đường.
Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ. Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm.
Khi khoe với chú mình về cuộc sống, công việc của mình ở Đồn Mang Cá, niềm vui thể hiện rõ qua giọng nói khỏe khoắn, hăng hái và đầy sức sống của Lượm.Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi hạnh phúc khi được góp phần vào cuộc kháng chiến giành lại Tổ quốc. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, Lượm thường nhảy chân sáo trên cánh đồng vàng quen thuộc gần Đồn và huýt vang bài hát mà mẹ cậu đã hát ru cậu ngày nào. Lượm muốn được sống ở Đồn Mang Cá hơn là sống ở nhà dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu. Hằng ngày, Lượm làm nhiệm vụ đi liên lạc. Cậu nhanh tay xắp xếp thư từ, giấy tờ vào chiếc túi xắc của mình sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng rồi lại tất bật lên đường đi giao liên. Không sợ bom, khói, Lượm chạy qua mặt trận dưới làn mưa đạn. Trông Lượm thật anh dũng. .
Khuôn mặt không một chút sợ sệt.Đôi chân hoạt động nhanh nhẹn không ngừng nghỉ, luồn lách qua những chỗ nguy hiểm. Lượm cẩn thận không để cho thư từ quan trọng không rơi ra khỏi cái túi xắc. Thỉnh thoảng, khi đến vùng an toàn, Lượm dừng lại nghỉ chân một lúc. Cậu cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ rồi tiếp tục lên đường. Khi băng qua cánh đồng lúa,dù Lượm đang tập trung vào nhiệm vụ nguy hiểm nhưng trông cậu như trở lại vẻ hồn nhiên ngày nào. Cảnh thiên nhiên miền quê thanh bình càng làm người ta nhớ lại cậu bé Lượm lạc quan vui vẻ dạo chơi trên cánh đồng lúa chín ngày nào.
Thế rồi một tiếng súng nổ vang vọng cả trời đất. Lượm ngã xuống trên cánh đồng lúa. Dù đã ra đi nhưng hình ảnh cậu nằm trên thảm lúa,tay nắm chặt bông trông thanh thản như đang ngủ. Gió thổi nhè nhẹ làm đồng lúa gợn sóng, vang lên những âm thanh xào xạc như bài ca ru Lượm vào giấc ngủ. Thiên nhiên nhẹ nhàng mở rộng vòng tay ôm Lượm vào lòng. Lượm đã mãi mãi ra đi.
Dù dã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh cậu bé Lượm hồn nhiên ngày nào sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Lượm đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người.Lượm quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo.
Trước đây (1884- 1890) suốt cả một phố của Hà Nội đã trưng ra nhiều cửa hiệu của những người thợ khảm trai. Họ lặng lẽ làm việc, miệt mài... để những quân nhân mang về Pháp làm kỷ niệm”.Những dòng trên đây trong sách Lịch sử Việt Nam (NXB Khoa học Xã hội- 1971) viết về phố Hàng Khay (còn có tên là phố Thợ Khảm). Phố nằm trên mảnh đất nối từ hồ Hữu Vọng đến cửa ô Tây Long vào thời Lê, xưa thuộc đất thôn Thị Vật và Tô Mộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, Hà Nội.
Có một thời gian dưới thời Pháp thuộc, phố Hàng Khay gồm cả đoạn cuối phố Tràng Tiền. Sở dĩ gọi tên phố Hàng Khay vì ở đây chuyên làm nghề đồ gỗ khảm trai, trong đó có mặt hàng khay.