K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2018

Câu a,c,d

3 tháng 4 2018

Câu a,b,c vì ko rõ chủ thể hành động

3 tháng 4 2018
  • Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả.
  • Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó. Hoặc: Thế hệ sau biết ơn thế hệ trước...
4 tháng 4 2018

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơnngười tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hômnay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng… Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại… mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phảihiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù… để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bàmẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài họcgiáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảovệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay, vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thểhiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô… với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài họcquí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta. 

 

rong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn”.

​Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. 
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. 
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc. 

Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

rong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn”.

​Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. 
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. 
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc. 

Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

3 tháng 4 2018

Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.

Đối với những cô cậu học trò còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc sở hữu rất nhiều chiếc bút bi là điều bình thường. Vì nếu không có bút bi thì học sinh sẽ không học được, không viết được những bài văn, giải được những bài toán và vẽ được những hình họa tinh nghịch. Không chỉ đối với học sinh mà nhiều người khác cũng cần đến chiếc bút bi khi cần thiết. Dù là ai, làm việc gì thì việc sở hữu một chiếc bút bi là điều không thể thiếu.

Đối với những em nhỏ học mẫu giáo, lớp 1 thì vẫn đang làm quen với chiếc bút chì; nhưng khi các em lớn lên sẽ dần làm quen với cách viết và sử dụng bút bi cho phù hợp nhất.

Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.

Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé,... Mỗi loại bút đều có đặc điểm riêng nhưng chung một công dụng.

Bút bi được cấu thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự trọn vẹn của chiếc bút chúng ta cầm ở trên tay. Bộ phận vỏ bút có thể được làm bằng chất liệu nhựa là phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại nhẹ. Bộ phận vỏ bút được thiết kế chắc chắn và đẹp, có thể bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Vỏ bút được thiết kế theo hình trụ, dài và tròn, có độ dài từ 10-15 cm. Ở trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ đơn giản là có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút.

Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết như hình các con vật, hình siêu nhân... Chính điều này sẽ khiến cho các em thích thú khi sử dụng chiếc bút bi xinh đẹp.

Màu sắc của vỏ bút cũng đa dạng và phong phú như xanh, đỏ, tím, vàng... Các bạn học sinh hoặc người dùng có thể dựa vào sở thích của mình để chọn mua loại bút thích hợp nhất.

Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trò quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn hỏa. Đây là bộ phận chứa mực, giúp mực ra đều để có thể viết được chữa trên mặt giấy. Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa, bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng cho mực ra đều hơn.

Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ có đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút.

Ngoài hai bộ phận chính này thì chiếc bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả những bộ phận đó đều tạo nên sự hoàn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.

Sử dụng bút bi rất đơn giản, tùy theo cấu tạo của bút mà sử dụng. Đối với loại bút bi bấp thì bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.

Chiếc bút bi đối với học sinh, với những người lao động trí óc và với cả rất nhiều người khác đều đóng vai trò rất quan trọng. Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò. Bút bi kí nết nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhau.

Để chiếc bút bi bền và đẹp thì người sử dụng cần bảo quản cẩn thận và không vứt bút linh tinh, tránh tình trạng hỏng bút.

Thật vậy, chiếc bút bi có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta học tập và làm việc đều cần đến bút bi. Nó là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.

3 tháng 4 2018

Đồ dùng nào là vật không thể thiếu đối với người học sinh khi đến trường? Sách, vở, cặp hay thước...? Có thể sẽ có rất nhiều đáp án nhưng chắc chắn ràng nếu không có cây bút thì chúng ta không thể ghi lại bài học trên lớp. Và trong thời đại ngày nay, cây bút bi là một đồ dùng học tập vô cùng quan trọng.

Có rất nhiều loại bút như bút chì, bút mực. Nhưng khi bút bi ra đời, nó liền tạo nên một cuộc cách mạng rộng khắp và ngày nay bút bi đã khẳng định mình là công cụ dùng để viết phổ biến nhất.

Người đầu tiên trên thế giới xin cấp bằng sáng chế bút bi là một người Mĩ vào năm 1888. Nhưng lúc ấy, bút bi vẫn chưa được chú ý lắm. Năm 1938, László Biró - một biên tập viên người Hungary - để giảm thiểu những hạn chế của bút mực như tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn, hay làm lem bẩn giấy tờ,... đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy nhờ chuyển động lăn của viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Biró được nhận bằng sáng chế lần lượt tại Anh rồi Argentina. Năm 1945, nhờ sự hợp tác của nhiều nhà sản xuất mà cây bút bi được thay đổi, cải tiến về kiểu dáng và bán tại thị trường Hoa Kỳ. Theo thời gian, cây bút bi dần chiếm lĩnh thị trường bút châu Âu rồi toàn thế giới. Kể từ năm 1990, ngày tháng 9, ngày sinh nhật của Biró - cha đẻ cây bút bi - đã được chọn là ngày của những nhà phát minh tại Argentina.

Chiếc bút bi ngày nay dù khác nhau về hình dáng song về cấu tạo cơ bản vẫn giống nhau. Nó bao gồm một ống mực đặc, một đầu có gắn một viên bi nhỏ với đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 mm. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, thường là ngay sau khi được viết lên giấy. Theo thời gian, người ta cũng chế tạo ra nhiều loại màu mực khác nhau: màu đen, màu xanh, màu đỏ,... Bao ngoài ống mực - hay còn gọi là ruột bút - là một vỏ bút. Vỏ bút có rất nhiều hình dáng, màu sắc đa dạng khác nhau. Chúng thường được trang trí rất ấn tượng để tạo sự hấp dẫn đối với người sử dụng. Bút bi có thể sử dụng nắp để đậy đầu bi tránh làm khô mực, hỏng bút hoặc dùng đầu bấm để đầu bi rụt vào bên trong vỏ bút. Loại phổ biến nhất hiện nay là bút bi bấm. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.

Nhắc đến bút bi là nhắc đến tác dụng viết, ghi chép các kí tự: ghi bài trên lớp, sáng tác thơ ca, ghi lại tiến trình buổi họp,... hay đơn giản là ghi lại một thông tin cần lưu ý. Ngày nay, trong thời đại truyền thông phát triển, bút bi còn trở thành một phương tiện... quảng cáo hữu hiệu. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên công ti, sản phẩm được in trên thân bút. Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Người ta có thể dùng bút bi để vẽ những bức tranh ấn tượng. Nhiều người còn dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Có nhiều tác dụng như vậy nhưng giá một chiếc bút bi lại rất rẻ, thường chỉ dao động từ một đến hai, ba nghìn đồng. Bởi sự gọn nhẹ, kinh tế và tiện ích nên bút bi hiện diện khắp nọi nơi: trong giỏ xách, trong cặp, trong túi, trong cốp xe,... Theo một thống kê đáng tin cậy, trên thế giới cứ mỗi giây lại có 57 chiếc bút bi được bán ra.

Chiếc bút bi từ lâu đã trở thành một người bạn thân thiết đối với mọi người đặc biệt là những người học sinh, sinh viên. Để bảo quản những người bạn thân thiết này chỉ cần lưu ý vài chi tiết nhỏ. Một là khi viết xong nhớ đậy nắp hoặc bấm nút để ngòi bi rụt vào bên trong vỏ. Hai là tránh để bút rơi bởi có thể gây gãy thân bút; đặc biệt là tránh làm rơi khiến đầu bi đập xuống đất: khi ấy bút sẽ hỏng hoàn toàn, bi bị vỡ, mực không ra được nữa. Người bạn ấy quan trọng nhưng không hề "làm cao” chút nào, ngược lại thật dễ tính!

Có thể khẳng định rằng bất cứ ai có thể viết đều đã ít nhất một lần sử dụng bút bi trong đời. Thuận tiện, kinh tế và không cần cầu kì trong việc bảo dưỡng, bút bi đã trở thành một cuộc cách mạng trong cách viết của con người.

3 tháng 4 2018

Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước

Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt,

3 tháng 4 2018
  • Đối với ruộng công:
    • Ruộng hạng nhất nộp 150 bát thóc
    • Ruộng hạng nhì nộp 80 bát thóc
    • Ruộng hạng ba nộp 50 bát thóc
    • Ngoài ra mỗi mẫu phải nộp tiền thật vật 1 tiền và tiền khoán làm kho 50 đồng.
  • Đối với ruộng tư:
    • Ruộng hạng nhất nộp 40 bát thóc
    • Ruộng hạng nhì nộp 30 bát thóc
    • Ruộng hạng ba nộp 20 bát thóc
    • Ngoài ra mỗi mẫu phải nộp tiền thật vật 1 tiền và tiền khoán làm kho 30 đồng.

Ngoài thuế và tiền thật vật, làm kho, nông dân không phải nộp thêm khoản tiền nào khác. Chính sách đơn giản này góp phần làm giảm gánh nặng đóng góp cho nhân dân, khiến đời sống dễ chịu hơn[2].

Ngoài ra, triều đình còn ban lệnh các địa phương phải đảm bảo giải quyết hết diện tích ruộng đất bỏ hoang, nếu hết thời hạn vẫn bỏ hoang không khai khẩn thì ruộng công sẽ chiếu theo ngạch thuế thu gấp đôi, nếu là ruộng tư thì thu thành ruộng công[3].

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Nhờ chính sách này, sản xuất nông nghiệp bước đầu được khôi phục. Đến vụ mùa năm 1791, mùa màng thu hoạch khá tốt, một nửa số địa phương trong nước khôi phục được cảnh như thời thái bình trước đây[4].

Bài Phú tụng Tây Hồ của Nguyễn Huy Lượng đã ghi lại thành tựu này:

Tới Mậu Thân từ rỡ vẻ tường vân, sông núi khắp nhờ công đãng địch

Qua Canh Tuất lại tưới cơn thời vũ, cỏ cây đều gợi đức chiêm nhu

Tuy nhiên, chính sách "khuyến nông" của Quang Trung vẫn chưa giải quyết được toàn bộ vấn đề ruộng đất cuối thế kỷ 18, vì chưa đụng đến quyền sở hữu ruộng đất của giải cấp địa chủ, chỉ tịch thu ruộng đất tư bỏ hoang quá hạn và ruộng đất của những phần tử chống đối[4]. Nhưng xét trong bối cảnh đương thời, việc chia ruộng đất công cho dân có điều kiện sản xuất, chấm dứt tình trạng phân tán đã mang ý nghĩa tích cực nhất định và hiệu quả nhất định[4].

Chúa Nguyễn ở Nam Bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Chính sách[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi tái chiếm Nam Bộ, Nguyễn Ánh đã bắt đầu thi hành các chính sách phát triển nông nghiệp vào giữa năm 1789.

Đến tháng 6 năm 1789, Nguyễn Ánh đưa ra chính sách lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng trên cơ sở số lớn đất đai phì nhiêu nhưng lại bị bỏ hoang nhiều[5][6]. Nguyễn Ánh cho đặt nhóm quan điền toán gốm 12 người (một số vị nổi bật là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Tòng Châu, Hoàng Minh Khánh) để đi bốn dinh miền Nam là Phiên Trấn, Trấn Biên, Trấn Vĩnh, Trấn Định để đốc thúc nhân dân làm việc nông nghiệp, phàm ai lười biếng sẽ bị bắt sung quân[7].

Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn đề ra chính sách: nếu người hoặc nhóm người làm ruộng đất tốt thu trên 100 thùng lúa, còn ruộng đất xấu thu trên 70 thùng lúa thì sẽ được thưởng như sau: dân thường sẽ được miễn việc xâu (những việc quan lại cần nhân công địa phương làm như đào kênh, đắp thành) một năm; phủ binh thì sẽ được miễn đi đánh nhau một năm. Còn với những người dân không ở trong sổ bộ quản lý của địa phương cũng có thể làm ruộng dưới sự chăm sóc của quan điền toán và được xem như là một người lính; nếu như họ thiếu vốn thì cũng có thể được cho vay trả sau[6].

Từ tháng 10 năm 1790, binh lính cũng được huy động vào việc sản xuất nông nghiệp khi phép Ngụ binh ư nông được thi hành[8]. Binh lính được khuyến khích cầy cấy để tận dụng các mảnh đất bị bỏ hoang vì chiến tranh[6]. Nhóm Trung Quân và các nhóm thủy quân được cử đến khai thác vùng Thảo Mộc Câu (sông Vàm Cỏ ngày nay) lập ra trại Đồn Điền dưới sự chỉ huy của chánh cơ Nguyễn Bình. Trại này được nhà nước trợ cấp dụng cụ và giống cây, phần thu hoạch được sẽ sung vào kho công. Các quan địa phương khác cũng phải lập đội đồn điền và nộp thuế theo hạn mức 6 hộc lúa mỗi người trong đội; bất cứ ai tuyển được 10 người trở lên sẽ được làm quan quản trại và trừ tên trong sổ làng (tức là khỏi đi lính)[9].

Để có thêm lúa gạo phục vụ chiến tranh, Nguyễn Ánh cho đặt thêm thuế phụ ngoài thuế ruộng (thuế điền) một năm hai kỳ thu là thuế thị túc và thị nạp. Mức thu như sau[9]:

  • Năm 1792, từ một tới năm phương lúa trên một người
  • Năm 1799, vùng Bình Định và Phú Yên nộp 17 thăng gạo cho mỗi mẫu ruộng
  • Năm 1800, mỗi người ở Gia Định nộp hai phương gạo (riêng người già và tàn tật thì chỉ nộp một nửa). Ruộng mỗi mẫu sẽ nộp 1 phương gạo.

Tới năm 1791, Nguyễn Ánh cho đặt một lệ về việc khẩn hoang rằng ba năm đầu từ ngày khẩn hoang sẽ miễn thuế. Ai muốn khẩn hoang phải nộp đơn trước 20 ngày, sau hạn này ruộng sẽ giao cho binh lính, dân chúng không được quyền tranh chấp nữa[10].

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Các chính sách cải cách nông nghiệp này đã khiến việc sản xuất lúa gạo ở vùng Gia Định tăng cao và giúp rất lớn cho việc chiến tranh với Tây Sơn của Nguyễn Ánh. Sử gia Tạ Chí Đại Trường nhận xét những việc trên như sau: "...chính sách đồn điền nhằm vào việc khai phá đất đai làm ruộng bằng cách khiến mọi người không dừng được, phải tham gia với sự đôn đốc, kiểm soát, trợ giúp của chính phủ. Đó là một chính sách nông nghiệp cưỡng ép, có từ xưa nhưng bây giờ lại được áp dụng trên một quy mô rộng lớn, khiến vùng Gia Định trở nên phồn thịnh, sản xuất dồi dào quyến rũ được đám dân nghèo đói Bình Thuận, Phú Yên bỏ xứ chạy vào làm tăng dân số, uy tín nội bộ cho Nguyễn Ánh, để dư gạo giúp Xiêm đói, giúp Thanh đánh Tây Sơn và cuối cùng để đủ binh lương cho quân lính dùng khi tràn ra phía Bắc đánh đám người kiệt hiệt đã làm ông khốn đốn khi xưa[11].

Đánh giá chung về thành quả khai khẩn mà Nguyễn Ánh đã làm ở miền Nam Việt Nam, sử gia Trần Trọng Kim nhận xét: Cách Nguyễn Vương khai khẩn đất Gia Định thật là khôn khéo, khiến cho đất Nam Việt trước là một chỗ đất bỏ hoang, không có người ở, mà sau thành ra một nơi rất đông người và rất trù phú trong nước Nam ta[7

6 tháng 4 2018

Hàng vạn chiến binh áo vải cờ đào của nghĩa quân Tây Sơn đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc ra kinh thành Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. Chiến công giữ nước này càng hiển hách khi vừa đúng dịp đầu xuân và đúng vào thời thịnh trị của Càn Long. Cho đến nay, cuộc hành quân thần tốc của đội quân bách thắng ấy vẫn là một bí mật huyền ảo trong sử sách...

Hàng vạn chiến binh áo vải cờ đào của nghĩa quân Tây Sơn đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc ra kinh thành Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Võ công hiển hách trong năm Dậu

Trong cuộc tiến công ra Bắc tiêu diệt quân xâm lược nhà Thanh chỉ trong khoảng 5 ngày từ đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân (tức ngày 25/1/1789 dương lịch) đến chiều mồng 5 Tết Kỷ Dậu (30/1/1789), quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy tài tình của vua Quang Trung, đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giải phóng kinh thành Thăng Long, giải phóng đất nước. Tuy nhiên cho đến nay, cuộc hành quân thần tốc ra kinh thành Thăng Long của vua Quang Trung vẫn đang là một bí mật của lịch sử.

PV đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Hà Mạnh Khoa, chuyên viên cao cấp của viện Sử học, viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và được ông cung cấp những thông tin về cuộc hành quân thần tốc này.

Theo PGS.TS Hà Mạnh Khoa, sử liệu thể hiện, kể từ ngày 21/11 năm Mậu Thân (1788) quân Thanh chiếm được kinh thành Thăng Long. Tới ngày 24/11, Nguyễn Huệ nhận được tin cấp báo của Ngô Văn Sở, ngay ngày hôm sau (25/11) ông lập tức lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi ra lệnh xuất quân. Ngày 29/11, vua Quang Trung kéo quân ra Nghệ An và đến ngày 20/12 (15/1/1789) ông mở hội khao quân tại Tam Điệp, đến ngày 30 tháng Chạp (25/1/1789) tổng tiến công tiêu diệt quân Thanh.

Như vậy, kể từ khi lên ngôi Hoàng đế đến khi tiêu diệt toàn bộ quân Thanh, nghĩa quân Tây Sơn do vua Quang Trung chỉ huy vừa hành quân vừa đánh giặc trong khoảng thời gian 1 tháng 10 ngày.

Chiến thắng quân Thanh mùa xuân Kỷ Dậu (1789) là đỉnh phát triển cao nhất của phong trào Tây Sơn, chứng tỏ tài năng quân sự của Hoàng đế Quang Trung và sức sống bền bỉ của dân tộc. Đó là một chiến công vô cùng oanh liệt trong lịch sử đấu tranh chống xâm lăng của dân tộc ta, là kết quả của tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân sĩ, với sự tham gia ủng hộ của nhân dân và tài chỉ huy lỗi lạc của vua Quang Trung.

Trong chiến thắng này, ông đã vận dụng chiến lược, chiến thuật rất tài tình, độc đáo, đã phát huy đến cao độ tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân sĩ và triệt để lợi dụng những nhân tố bất ngờ, nắm vững thời cơ, mở một cuộc phản công quyết liệt, thần tốc, không cho quân giặc kịp trở tay đối phó. Chiến thắng này cũng để lại những giá trị vĩnh hằng cho mọi thế hệ hiện tại và tương lai là trong bất kỳ tình huống nào, đoàn kết dân tộc là sức mạnh của mọi thành công và phải luôn đặt lợi ích của dân tộc và đất nước lên hàng đầu.

Bí mật cuộc hành quân thần tốc

Để tìm lý do thành công của cuộc hành quân thần tốc này, có một số thông tin đã đưa ra về cách thức hành quân của quân Tây Sơn. Tuy nhiên, theo PGS.TS Hà Mạnh Khoa, các thông tin này tuy chưa được kiểm chứng bằng các nguồn sử liệu có độ tin cậy cao, nhưng có thể nói, đó là ánh xạ được bảo lưu dưới các hình thức để ca ngợi và ghi nhận công lao của một người anh hùng dân tộc, từ đó cũng nói lên quyết tâm của toàn thể dân tộc kiên quyết chiến đấu vì nền độc lập của Tổ quốc.

Nói về bí mật cuộc hành quân, theo những nghiên cứu,  về giả thuyết: “Trước hết trước khi hành quân tiêu diệt quân Thanh, vua Quang Trung đã 2 lần ra Bắc vào năm 1786 và cuối năm 1787. Nhưng với năm Kỷ Dậu, thế và lực của nghĩa quân đã mạnh lên rất nhiều, đặc biệt một lực lượng không nhỏ là quan lại, nho sĩ của Bắc Hà đã hợp tác chặt chẽ ủng hộ nhà vua. Chính vì thế mà vua Quang Trung đã có một kế hoạch hoàn hảo trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc chống lại quân xâm lược nhà Thanh.

Bốn mươi ngày đường, khoảng cách 1.200 dặm, tổng số quân 10 vạn có 5 vạn từ Huế và 5 vạn tại Thanh Nghệ cùng 300 thớt voi (dùng riêng cho các “ông voi” là loại thú khổng lồ được thuần dưỡng, biên chế như một binh chủng trong quân đội xưa), nếu muốn đến Thăng Long thì 1 ngày phải đi được 30 dặm (tức 48km) và phải đi liên tục không có ngày nghỉ.

Vào thời điểm đó, từ Huế ra Thăng Long chỉ có hai tuyến đường chính: Tuyến Lai Kinh (gần trùng với Quốc lộ 1A hiện nay) và tuyến Thượng Đạo, men theo đồi núi trung du phía Tây, giãn cách với Quốc lộ 1A từ 30 – 40km đến 70 – 80km. Tuyến Lai Kinh có ưu điểm là ngắn hơn, nhưng đó là đường đất và nhiều sông hồ, đầm lầy vậy nên hàng vạn quân binh mã, voi sẽ khó vượt qua để đạt tốc độ 40 – 45km/ngày.

Thêm vào đó, đi tuyến này đại quân sẽ đi qua các vùng có nhiều tai mắt của quân Thanh, chắc rằng quân Thanh sẽ động binh sớm hơn kế hoạch dự định. Có thể khẳng định chắc chắn rằng đại quân, voi và phương tiện chiến tranh không thể nào vận hành theo tuyến Lai Kinh.

Còn với tuyến Thượng Đạo, nhiều sử gia cũng đồng ý với quan điểm, nghĩa quân Tây Sơn hành quân theo con đường này. Tuyến đường này dài hơn một ít so với tuyến Lai Kinh nhưng địa hình đồi núi trung du, chỉ qua sông đầu nguồn và những con suối cạn. Chỉ có vài ba con sông lớn như sông Lam, sông Mã...

Như vậy quân sĩ, voi có thể theo Thượng đạo một cách bí mật thần tốc và đi bình thường 48km hàng ngày suốt 40 ngày đêm không mệt mỏi. Với tuyến Thượng Đạo, vấn đề qua sông suối là dễ dàng, voi đã có thức ăn như chuối rừng và cỏ. Điều quan trọng là quân địch không thể nào phát hiện có sự động binh của vua Quang Trung ra Bắc”.

“Theo một số sử sách triều Lê ghi lại, khi tiến quân ra Thăng Long đánh quân Thanh, vua Quang Trung đã bày cho quân lính cứ 3 người một tốp, thay phiên cáng nhau đi, thành ra cuộc hành quân dài không phải dừng mà ai nấy đều được nghỉ, do đó quân Tây Sơn hành quân cực kỳ thần tốc. Thêm vào đó, một số giả thuyết cũng đưa ra, quân Tây Sơn đã dùng cáng bằng tre, nứa đan, đến những khúc sông, lấy cáng ra làm thuyền thúng vượt sông, rất hiệu quả, nhất là dịp tháng Chạp miền Bắc, trời rét lạnh căm căm. Ở đây có một vấn đề cần tiếp tục giải mã là tại sao chỉ trong khoảng thời gian trên mà Hoàng đế Quang Trung vừa tuyển quân, vừa hành quân và tổ chức những trận đánh khiến cho quân Thanh trở tay không kịp”, nhà sử học dẫn chứng thêm.

Nói về cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn, PGS.TS Mạnh Khoa nhấn mạnh: “Cho đến nay, những thông tin này hoàn toàn bí mật. Nhưng có thể nói đây là một cuộc hành quân thần tốc nhất, một trong những kỳ tích về hành quân và tổ chức đánh giặc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nhưng để làm được điều đó trước hết phải nói đến tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân trước nguy cơ bị quân xâm lược phương Bắc chiếm, dân tộc mất quyền tự chủ, độc lập. Chiến thắng vĩ đại đó không tách rời sự lãnh đạo và tổ chức tài ba của vua Quang Trung”.

Quang Trung – Nguyễn Huệ là người tiêu biểu cho sức sống phi thường của dân tộc, tạo nên tính chất độc đáo của thời đại Quang Trung “áo vải cờ đào” khi nông dân tự mình đứng ra đảm nhiệm sứ mạng cứu nước và dựng nước.

3 tháng 4 2018

Mới sáng sớm bước ra vườn tôi thấy cây trái ngoài vườn xum xuê. Cả vườn thơm phức mùi trái cây , hương của hoa. Đó là mùi thơm ngào ngạt sực nứt của những quả mít , quả xoài , ….. Xa xa ở góc vườn cây hoa hồng chúa tể của các loài hoa đang khoe bộ váy màu hồng nhung của mình quyến rũ những chú ong, cô bướm.

Các cô bướm dịu hiền lặng lẽ đến bên hoa cúc, hoa lan để trò chuyện. Những cây xương rồng thân đầy gai , quả ngọt lịm cũng là nơi để ý của nhiều loài ong bướm. Những giò phong lan nở rộ, rực rỡ đủ màu sắc : xanh, tím, cam… cánh hoa nó cứng làm người ta tưởng đó là những giỏ hoa giả . Những chú bướm màu sắc rực rỡ đang khiêu vũ cùng các nàng hoa. Những chú ong đánh lộn nhau để hút mật. Trên ngọn cây xoài , chú chích chòe đứng một mình kêu: “chích…choè…chích…choè…chích…ch oè” như đang gọi tìm bạn đời. Đám chim sẻ bay qua đậu trên cây vú sữa. Chúng thận trọng từng con bay xuống ăn thóc cùng đàn gà thấy bóng người chúng lại bay vút lên cao. Những quả vú sữa chín mẫm bóng treo lúc lỉu trên những cành cây. Mấy đứa em giục tôi lên hái, trái nào cũng chín mềm , dòng sữa ngọt lịm thơm lừng như sữa mẹ trào ra từ những quả vú sữa mới được hái xuống. Trên mái nhà những chú chim khuyên hót líu lo như đang chào đón một ngày mới.
Buổi sáng ở góc vườn nhà tôi, cảnh vật vui tươi rộn ràng, đẹp đẽ lạ thường , hương vị của trái cây tỏa thơm ngát làm cho ta cảm thấy khoan khoái , dễ chịu vô cùng . Nếu ta yêu quý thiên nhiên thì ta sẽ có được một niềm hạnh phúc khó tả. Hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.

 


 

3 tháng 4 2018

Có tiếng chim hót véo von ở đâu đó trong vườn. Tiếng hót trong trẻo, mê li làm em bừng tỉnh giấc. Em bước ra vườn, khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Chợt, em nhận ra khoảng vườn nhỏ của nhà mình mới đẹp làm sao.

Lúc này, màn sương đang tan dần. Khoảng vườn như đang tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài, Trên tấm thảm xanh trải đầy màu sắc, rực rỡ nhất có lẽ là một bông lan đang hé nở. Một, hai, ba cánh hoa mềm mại, rắng muốt nhung. Điểm tô cho những cánh hoa mềm mại đó là những hạt sương trong veo như hạt ngọc mà trời mây đã hào phóng rắc xuống tặng hoa.

Chẳng kém phần rực rỡ, những cụm hoa cẩm chướng cũng xinh đẹp vô cùng. Những cánh hoa vàng cam, hồng tím mỏng manh như tia nắng mặt trời. Chạy dọc khu vườn là những bé thủy tiên đáng yêu. Gương mặt bé hồn nhiên, ngây thơ với bộ cánh hồng tươi làm các chị hoa ai cũng quý. Giữa vườn, một chàng bưởi vươn lên sừng sững trông thật khỏe khoắn. Chàng đứng trang nghiêm như chú lính chì che chở những quả bưởi non đang nhủ say. Đứng cạnh là một cây lễ to trĩu quả. Từng chùm quả chín vàng treo lơ lửng trên những cánh lá bàng bạc như những ngôi sao. Giản dị hơn cả là cây xoài ở góc vườn. Cây khoác lên mình chiếc áo xanh rờn còn lốm đốm những chiếc lá già khô. Hoa xoài nhỏ li ti đang e ấp lấp sau đám lá như e thẹn. những chú bướm đầy màu sắc bây về quyến rũ các nàng hoa xinh đẹp trông như những chiếc nơ bay, làm khu vườn tràn ngập hương sắc.

Khắp vườn, đâu đâu cũng thấy hương thơm, thơm đến xao xuyến lòng người. Cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Bản nhạc đầu tiên của một ngày mới bắt đầu.

Vườn nhà em rộng, lại trồng rất nhiều cây, chính vì thế mà, nhờ quan sát nhiều em mới biết xoan là một trong những nhiều cây ?nhạy cảm? với mùa xuân hơn cả.

Xoan rụng lá sớm, thường vào lúc mùa thu nên mấy tháng mùa đông nó khoe bộ xương gầy gộc giữa trời trông như chẳng có chút gì của mầm sống cả. Thân cây mốc meo, khô và nứt nẻ. Có những đoạn nứt to, vỏ cây bị trẻ con cậy bong ra từng mảng. Ở mãi trên cao kia, cây không còn một chiếc lá nào, chỉ có những cành khô trụi khẳng khiu đang níu giữ một vài chùm quả chín khô chưa rụng được. Xoan đứng giữa trời đông như một cụ già không có chút nào sức sống.

Thế nhưng chúng ta đâu có biết, xoan đang sống ở bên trong. Cây vẫn cung cấp lên cành nhưng sống hàng ngày để nuôi muôn triệu mầm non đang hình thành ở bên trong. Thế nên nếu chỉ nhìn vào hình thức thì chẳng ai có thể đoán được cây đang chuẩn bị cho một vòng đời mới vội vã làm sao.

Mùa xuân đến đầu tiên bằng những cơn mưa lất phất xen lẫn cái lạnh của mùa đông. Dân gian ta gọi thứ mưa đó là mưa xuân. Mưa ngấm vào thân gỗ và cứ thế từ đó thân cây mốc meo khô cứng bỗng ẩm sì. Mưa tưới nước cho cây làm mềm phần vỏ và thế là chỉ mấy ngày sau, xoan nảy ra không biết bao nhiêu mầm lá nhỏ li ti như hạt đỗ. Mầm lá bung nở rất nhanh, chỉ vài ngày đã mọc ra năm sáu chiếc lá non thế là cây xoan đang khô héotự nhiên mọc ở đâu ra bao nhiêu ngọn mầm xanh. Những giọt sương đêm đọng trên lá biếc, sáng ra gặp những tia nằng màu hồng chói rọi, trông chúng như những viên ngọc nhỏ li ti. Đó là cảnh mà em quan sát được khi cây xoan ngoài vườn mới trọn một năm trồng

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

3 tháng 4 2018

Từ xưa tới nay, tục ngữ vẫn luôn là hành trang, túi khôn của con người. Tục ngữ cho ta biết bao lời khuyên, biết bao kinh nghiệm quý giá. Một trong số vô vàn các câu tục ngữ là: “Tốt gỗ han tốt nước san”. Câu tục ngữ này đã nói lên quan hệ giữa nội dung bên trong và hình thức bên ngoài, nội dung bao giờ cũng tốt hơn, có giá trị hơn hình thức, đồng thời khuyên chúng ta đừng quá coi trọng hình thức mà bỏ qua nội dung. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng nhau giải thích câu tục ngữ này.

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ “Tốt gỗ han tốt nước sơn”. Nghệ sĩ dân gian đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể là gỗ và nước san. Giữa gỗ và nước sơn có từ so sánh “hơn” để làm nổi bật ý nghĩa rằng: gỗ bao giờ cũng tốt hơn, bền hơn nước sơn. Cũng chính vì vậy mà khi đi mua tủ, mua bàn ghế bằng gỗ, người khôn ngoan không bao giờ nhìn nước sơn đẹp hay xấu, nhìn hình thức bóng bẩy bề ngoài mà họ thường quan tâm đến loại gỗ làm ra vật đó, gỗ lim, gỗ trắc hay loại gỗ gì? Bởi vì: nước sơn tuy đẹp thật nhưng theo năm tháng sẽ dần dần phai nhạt đi, mờ đi, còn gỗ thì vẫn bền lâu. Từ việc “gỗ” và “nước sơn”, ta suy nghĩ đến con người. Con người cũng cần ở cái nết, phẩm chất chứ con người không phải chỉ cần có cái đẹp bên ngoài. Ông cha ta từng nói “cái nết đánh chết cái đẹp” mà. Khi chọn vợ, chọn chồng cho con, cha mẹ ít khi cho rằng: người vợ, người chồng của con phải thật đẹp, mà họ thường để ý xem người đó phẩm chất, nhân cách thế nào? Bởi vì, con người ta làm sao mà trẻ đẹp mãi được, con người sẽ dần già đi, sắc đẹp sẽ dần tàn phai, ai mà giữ mãi được tuổi thanh xuân của mình. Tuy sắc đẹp của con người tàn phai, nhưng phẩm chất, nhân cách của con người vẫn còn đó, không bị mất đi.

Chúng ta đã hiểu được câu tục ngữ nhưng vì sao ta lại nói như vậy? Vì đầy là lời khuyên của ông cha ta, nó đã tồn tại rất nhiều năm, được mọi người chấp nhận, làm theo, và nó đã được truyền từ đời này sang đời khác. Hơn nữa, ta hiểu được vì thực tế hàng ngày diễn ra trước mất ta. Cạnh nhà tôi có một chị tên là Phương, chị rất xinh đẹp, nhà giàu, lúc nào cũng ăn mặc sang trọng, vòng vàng, nhẫn vàng, hoa tai vàng, nhưng chị chẳng biết làm gì cả, suốt ngày chỉ mắng chị Lan, làm thuê trong nhà. Có hôm chị Lan về quê, mẹ chị đi vắng, bố chị bảo chị nấu cơm, nhưng khi về thì nồi cơm điện không ấn nút cắm điện, nên gạo hoàn gạo, thịt kho cháy, rau thì sông sượng chẳng ăn được gì. Bố chị lại phải đưa chị đi ăn ngoài hàng. Cả xóm tôi đều cười chê chị. Chị thi đại học ba, bôn năm nay mà chẳng năm nào đỗ cả. Thử hỏi, người như chị rời bố mẹ thì làm ăn được gì, sắc đẹp đâu có làm ra cơm, gạo, thức ăn, làm ra tiền cho chị? Muốn có kiến thức thì phải học, phải lao động. Ngược lại với chị Phương, chị Vân là con nhà nông dân chân lấm tay bùn, nhà chị chẳng giàu có gì lại có tới ba chị em gái; chị là cả phải vừa giúp bố mẹ làm việc đồng áng, vừa nội trợ, vừa trông em, vừa học, thế mà năm nào chị cũng đạt học sinh xuất sắc, chị đã giành được bao nhiêu giải của quận, của thành phố trong suốt 12 năm học. Chị lại rất ngoan ngoãn, chăm chỉ, đảm đang và hiếu thảo, nên được mọi người yêu mến, chị thi một lúc đỗ cả ba trường đại học, mẹ tôi thường bảo tôi học tập chị. Đó là những tấm gương rất rõ để tôi hiểu được câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” này. Người nào nết na, đảm đang, ngoan ngoãn luôn được mọi người yêu quý, kính trọng dù họ xấu hay đẹp. Đó, nội dung bên trong bao giờ cũng có giá trị hơn, quan trọng hơn là hình thức bề ngoài. Hiểu như vậy, tôi và các bạn, chúng ta phải làm gì nào? Chúng ta phải chăm chỉ học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi. Ngoài việc học ta phải tham gia các hoạt động thể thao cho cơ thể khỏe mạnh, ta phải giúp đỡ bố mẹ mọi công việc nhà như nấu cơm, rửa bát, rửa ấm chén, quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Ta phải tu dưỡng đạo đức tốt, chứ đừng bỏ ra quá nhiều thời gian để ngắm vuốt trước gương, trang điểm son phấn. Câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” ngày nay vẫn đúng, nhưng ở năm 2003 này, khi đời sống vật chất đầy đủ và sinh hoạt tinh thần phong phú, con người càng cần tu dưỡng đạo đức, tuy để khỏi bị gọi là lạc hậu, hiệu quả giao tiếp trong cuộc sống cao hơn thì mọi người. cũng cần chọn cho mình quần áo đẹp, lịch sự, hợp với bản thân.

Như vậy, câu tục ngữ của ông cha ta ngày nay vẫn đúng là “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Dân tộc ta hiện nay đã có điều kiện để làm cho hình thức cuộc sống  bên ngoài đẹp lên, song chúng ta cũng không nên nhầm lẫn, không lóa mắt vì hình thức. Ta vẫn coi trọng nội dung bên trong - phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người. Các bạn hãy phấn đấu để đạt mục tiêu thế nhé!

NHA

3 tháng 4 2018

Từ xưa tới nay, tục ngữ vẫn luôn là hành trang, túi khôn của con người. Tục ngữ cho ta biết bao lời khuyên, biết bao kinh nghiệm quý giá. Một trong số vô vàn các câu tục ngữ là: “Tốt gỗ han tốt nước san”. Câu tục ngữ này đã nói lên quan hệ giữa nội dung bên trong và hình thức bên ngoài, nội dung bao giờ cũng tốt hơn, có giá trị hơn hình thức, đồng thời khuyên chúng ta đừng quá coi trọng hình thức mà bỏ qua nội dung. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng nhau giải thích câu tục ngữ này.

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ “Tốt gỗ han tốt nước sơn”. Nghệ sĩ dân gian đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể là gỗ và nước san. Giữa gỗ và nước sơn có từ so sánh “hơn” để làm nổi bật ý nghĩa rằng: gỗ bao giờ cũng tốt hơn, bền hơn nước sơn. Cũng chính vì vậy mà khi đi mua tủ, mua bàn ghế bằng gỗ, người khôn ngoan không bao giờ nhìn nước sơn đẹp hay xấu, nhìn hình thức bóng bẩy bề ngoài mà họ thường quan tâm đến loại gỗ làm ra vật đó, gỗ lim, gỗ trắc hay loại gỗ gì? Bởi vì: nước sơn tuy đẹp thật nhưng theo năm tháng sẽ dần dần phai nhạt đi, mờ đi, còn gỗ thì vẫn bền lâu. Từ việc “gỗ” và “nước sơn”, ta suy nghĩ đến con người. Con người cũng cần ở cái nết, phẩm chất chứ con người không phải chỉ cần có cái đẹp bên ngoài. Ông cha ta từng nói “cái nết đánh chết cái đẹp” mà. Khi chọn vợ, chọn chồng cho con, cha mẹ ít khi cho rằng: người vợ, người chồng của con phải thật đẹp, mà họ thường để ý xem người đó phẩm chất, nhân cách thế nào? Bởi vì, con người ta làm sao mà trẻ đẹp mãi được, con người sẽ dần già đi, sắc đẹp sẽ dần tàn phai, ai mà giữ mãi được tuổi thanh xuân của mình. Tuy sắc đẹp của con người tàn phai, nhưng phẩm chất, nhân cách của con người vẫn còn đó, không bị mất đi.

Chúng ta đã hiểu được câu tục ngữ nhưng vì sao ta lại nói như vậy? Vì đầy là lời khuyên của ông cha ta, nó đã tồn tại rất nhiều năm, được mọi người chấp nhận, làm theo, và nó đã được truyền từ đời này sang đời khác. Hơn nữa, ta hiểu được vì thực tế hàng ngày diễn ra trước mất ta. Cạnh nhà tôi có một chị tên là Phương, chị rất xinh đẹp, nhà giàu, lúc nào cũng ăn mặc sang trọng, vòng vàng, nhẫn vàng, hoa tai vàng, nhưng chị chẳng biết làm gì cả, suốt ngày chỉ mắng chị Lan, làm thuê trong nhà. Có hôm chị Lan về quê, mẹ chị đi vắng, bố chị bảo chị nấu cơm, nhưng khi về thì nồi cơm điện không ấn nút cắm điện, nên gạo hoàn gạo, thịt kho cháy, rau thì sông sượng chẳng ăn được gì. Bố chị lại phải đưa chị đi ăn ngoài hàng. Cả xóm tôi đều cười chê chị. Chị thi đại học ba, bôn năm nay mà chẳng năm nào đỗ cả. Thử hỏi, người như chị rời bố mẹ thì làm ăn được gì, sắc đẹp đâu có làm ra cơm, gạo, thức ăn, làm ra tiền cho chị? Muốn có kiến thức thì phải học, phải lao động. Ngược lại với chị Phương, chị Vân là con nhà nông dân chân lấm tay bùn, nhà chị chẳng giàu có gì lại có tới ba chị em gái; chị là cả phải vừa giúp bố mẹ làm việc đồng áng, vừa nội trợ, vừa trông em, vừa học, thế mà năm nào chị cũng đạt học sinh xuất sắc, chị đã giành được bao nhiêu giải của quận, của thành phố trong suốt 12 năm học. Chị lại rất ngoan ngoãn, chăm chỉ, đảm đang và hiếu thảo, nên được mọi người yêu mến, chị thi một lúc đỗ cả ba trường đại học, mẹ tôi thường bảo tôi học tập chị. Đó là những tấm gương rất rõ để tôi hiểu được câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” này. Người nào nết na, đảm đang, ngoan ngoãn luôn được mọi người yêu quý, kính trọng dù họ xấu hay đẹp. Đó, nội dung bên trong bao giờ cũng có giá trị hơn, quan trọng hơn là hình thức bề ngoài. Hiểu như vậy, tôi và các bạn, chúng ta phải làm gì nào? Chúng ta phải chăm chỉ học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi. Ngoài việc học ta phải tham gia các hoạt động thể thao cho cơ thể khỏe mạnh, ta phải giúp đỡ bố mẹ mọi công việc nhà như nấu cơm, rửa bát, rửa ấm chén, quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Ta phải tu dưỡng đạo đức tốt, chứ đừng bỏ ra quá nhiều thời gian để ngắm vuốt trước gương, trang điểm son phấn. Câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” ngày nay vẫn đúng, nhưng ở năm 2003 này, khi đời sống vật chất đầy đủ và sinh hoạt tinh thần phong phú, con người càng cần tu dưỡng đạo đức, tuy để khỏi bị gọi là lạc hậu, hiệu quả giao tiếp trong cuộc sống cao hơn thì mọi người. cũng cần chọn cho mình quần áo đẹp, lịch sự, hợp với bản thân.

Như vậy, câu tục ngữ của ông cha ta ngày nay vẫn đúng là “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Dân tộc ta hiện nay đã có điều kiện để làm cho hình thức cuộc sống  bên ngoài đẹp lên, song chúng ta cũng không nên nhầm lẫn, không lóa mắt vì hình thức. Ta vẫn coi trọng nội dung bên trong – phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người. Các bạn hãy phấn đấu để đạt mục tiêu thế nhé



 

3 tháng 4 2018

 Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

   Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

   Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thẳm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

   Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

3 tháng 4 2018

Quê hương mỗi người đều có những vẻ đẹp riêng, những cảnh vật riêng. Quê hương tôi gắn liền với mái nước, sân đình,.. đặc biệt là cây đa cổ thụ đầu làng. Cây đa ấy giống như là linh hồn của cả ngôi làng của tôi vậy.

Cây đa cổ thụ làng tôi được trồng từ rất lâu rồi, độ khoảng gần trăm năm tuổi, từ khi tôi sinh ra, cây đa đã to sừng sững như một người khổng lồ. Gốc cây rộng, chiếm hẳn một khoảng đất to, Những rễ cây sần sùi, to mập nổi lên cuồn cuộn trên mặt đất như những con trăn khổng lồ. 

Thân cây đã to, màu nâu sậm xung quanh còn có những thân cây phụ cũng to không kém nối liền với cành cây khiến cây càng thêm vững chắc, tựa như dù có bão táp mưa sa, không gì có thể đánh đổ được cây đa ấy. Từ thân cây, mọc ra những cành cây to lực lưỡng như những bắp tay của người lực sĩ, tỏa ra xa tứ phía, tạo thành tán cây rộng.

Lá đa to, xanh mát, mọc um tùm trên những cành cây, từng khóm từng khóm kết lại tạo thành chiếc ô xanh khổng lồ che nắng, che mưa cho người dân trong làng. Chim chóc rủ nhau làm tổ, hót vang ríu rít trên cây. Vào những ngày hè, ông mặt trời lên cao, những tia nắng vàng rực rỡ lại len lỏi qua kẽ lá, chiếu xuống mặt đất như những đốm sáng nhỏ li ti. 

Từ trên cây, mọc ra những chùm tua rua dài, dày và chạm hẳn đến mặt đất, khiến tôi liên tưởng đến vị già làng với bộ râu dài um tùm ngày ngày trông giữ bình yên cho ngôi làng. Ngày ngày, dưới gốc đa là nơi nghỉ chân của những bác nông dân đi cày đồng, uống bát nước cho vơi bớt mệt mỏi, nơi của những đứa trẻ con chúng tôi nô đùa, trèo lên những cành cây hóng mát, hét hò ầm ĩ vào mỗi buổi chiều êm đềm, hay cũng là nơi mà mỗi tối, dân làng rủ nhau ngồi tán gẫu, trò chuyện vui vẻ ngắm ánh trăng sáng trên bầu trời. 

Ông tôi từng nói rằng, cây đa này đã có gần trăm năm nên nó thiêng liêng vô cùng, nó như linh hồn của cả làng ta vậy, không ai dám phá bỏ, làm tổn hại gì đến cây đa cả vậy nên ông cháu ta cần bảo vệ và giữ gìn cây đa ấy, nó là bản sắc của làng. 

Lời ông nói vẫn luôn tồn tại trong tâm trí tôi, quả thật cây đa cổ thụ ấy không chỉ lâu đời mà còn mang một vẻ đẹp cổ kính, gắn bó suốt bao đời nay với làng quê tôi. Ngồi dưới gốc đa, tôi cảm thấy lòng mình yên bình đến lạ, có lẽ nó là nơi đã quá đỗi thân thương, nó luôn dang vòng tay che chở cho mỗi người con của ngôi làng này vậy.

Đã bao nhiêu năm trôi qua, cây đa cổ thụ vẫn đứng đó. Dù bây giờ không còn ở quê thường xuyên nữa nhưng mỗi lần có dịp về quê chơi, tôi lại ra gốc đa ngồi để ngắm nhìn cảnh quê hương tươi đẹp gắn bó suốt một thời tuổi thơ của tôi. Dù đi đâu xa, có lẽ cây sẽ mãi tồn tại trong tâm trí tôi như một niềm tự hào về làng quê của mình.Cây đa ấy giống như là linh hồn của cả ngôi làng của tôi vậy.