K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

          Trình bày cảm nhận của em khi đọc khổ thơ sau :                                         Gặt                          Chim mừng ríu cánh vỗ                          Rủ nhau về cang đông                          Cào cào áo xanh đỏ                          Giã gạo ngay giữa đồng.                           Hạt níu hạt trĩu bông                          Đung đưa nhà chị gió                          Mách tin mùa chín rộ           ...
Đọc tiếp

          Trình bày cảm nhận của em khi đọc khổ thơ sau :

                                         Gặt

                          Chim mừng ríu cánh vỗ

                          Rủ nhau về cang đông

                          Cào cào áo xanh đỏ

                          Giã gạo ngay giữa đồng.

 

                          Hạt níu hạt trĩu bông

                          Đung đưa nhà chị gió

                          Mách tin mùa chín rộ

                          Đến gõ cửa mọi nhà.

 

                          Mặt trời cũng la đà

                          Rủ nắng vàng ở lại

                          Trăng vội cong lưỡi liềm

                          Xúm vào mùa gặt hái.

0
9 tháng 3 2019

Những cánh buồm là bài thơ hay của Hoàng Trung Thông nói về tình cảm cha con, đồng thời nói về ước mơ và khát vọng của tuổi trẻ. Bài thơ mở ra một không gian rộng rãi, khoáng đạt, tươi tắn, trong trẻo:

“Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Cát càng mịn biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng”.
 
Trên cái nền không gian ấy, hai cha con xuất hiện với phép tương phản: tương phản về tuổi tác, tương phản về hình ảnh:
 
“Bóng cha dài lênh khênh 
Bóng con tròn chắc nịch”.
 
Người cha nghe tiếng con bước mà lòng vui phơi phới. Con ngây thơ hỏi cha về biển:
 
“Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
 
Cha mỉm cười âu yếm rồi trả lời thành thật:
 
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa 
Sẽ có cây, có cửa, có nhà 
Vẫn là đất nước của ta 
Những nơi đó cha chưa hề đi đến”.
 
Đất nước ta dài và rộng. Sức cha thì có hạn đâu có thể đi hết được. Cho nên sau câu trả lời, người cha “trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời”. Theo câu trả lời của cha, ước mơ của con bay theo cùng những cánh buồm trắng. Ước mơ thật hồn nhiên mà táo bạo:
 
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”
 
Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến những nơi cha chưa đến thì người con sẽ đến. Ý thơ toát ra ở sự kế tiếp thế hệ sau và thế hệ trước. Những gì cha chưa làm được, người con sẽ làm tiếp tạo thành một dòng đời không đứt đoạn. Cánh buồm trắng ở đây đã trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được hiểu biết của tuổi trẻ. Ước mơ được đi xa, được hiểu biết của người con ngày hôm nay là ước mơ của người cha ngày hôm qua:
 
“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?”
 
Người cha như trẻ lại, tìm thấy lại mình từ tiếng nói ước mơ của đứa con. Thế hệ con đã tiếp nối ý chí thế hệ cha:
 
“Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”.
 
Và chắc chắn họ sẽ tìm được những gì mà thế hệ đi trước chưa làm được.
 
Bài thơ Những cánh buồm, là bài thơ có tính tượng trưng, nó giúp chúng ta nuôi dưỡng những ước mơ và khát vọng để hướng tới tương lai, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

9 tháng 3 2019

Khổ thơ trên nói về ước mơ của người cha qua những ước mơ của con

9 tháng 3 2019

A, Đất nước ta giàu đẹp nhưng chúng ta vẫn còn phải cố gắng rất nhiều.

B, Một dòng hò du dương cất lên làm thức giấc cả những con sóc đang ngủ li bì.

   Chúc bạn một buổi trưa vui vẻ ~! ❤‿❤

9 tháng 3 2019

a,nhưng chúng ta vẫn không nên chủ quan mà không cố gắng

b,từ bên kia dòng sông

9 tháng 3 2019

Mình cũng cung Ma Kết !

Kết bạn nhoa ~!

Mà lần sau đứng lăng câu hỏi linh tinh bạn nhé, bị trừ điểm đấy. 

Hãy chèn thêm một phép tính nào đó vào, nó sẽ hiệu quả!

9 tháng 3 2019

a. Con mới chính là người anh hùng thực sự, con trai ạ !

anh hùng : Danh từ

b. Con đã có một hành động thật anh hùng, con trai ạ !

anh hùng : Tính từ

9 tháng 3 2019

anh hùng a là danh từ.

ANH HÙNG B LÀ TÍNH TỪ.

Ở LỚP TUI LÀM RÙI.

9 tháng 3 2019

1. Mở bài: Giới thiệu cây hoa sẽ tả là cây gì? Được trồng ở đâu? Do ai trồng? Vào dịp nào?

2. Thân bài:

-   Tả bao quát:

+ Cây hoa đó mọc trong khung cảnh nào? Ở địa điểm nào? Ở vị trí nào trong địa điểm ấy? Nó được trồng trong chậu hay dưới đất? Cây đứng một mình hay trồng thành khóm, thành bụi...

+ Cây có vai trò, ảnh hưởng gì đối với con người và cảnh vật chung quanh?

-   Tả chi tiết từng bộ phận.

+ Rễ, thân, cành, lá có hình dáng, kích thước, màu sắc gì?

+ Hoa đẹp, thơm, như thế nào? Cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhuỵ hoa... có những đặc điểm gì?

-   Tả vài yếu tố tác động đến cây hoa.

+ Thời tiết, nắng, gió, sương... chim chóc, bướm ong... có ảnh hưởng gì đến cây hoa?

+ Con người chăm sóc cây hoa như thế nào?

3. Kết bài: Cảm nghĩ về cây hoa (ích lợi của cây hoa và trách nhiệm của con người đối với cây hoa).

9 tháng 3 2019

dễ thui mà cái này phải tự làm ko ai dạy rùi bạn

8 tháng 3 2019

lên google mà tìm

8 tháng 3 2019

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai…Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.

Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc.

Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng. Các dàn cồng chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở để thiết lập thang âm của riêng mình. Trong đó, mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm cơ bản. Song, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Thành thử trên thực tế, một dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12 âm hay nhiều hơn nữa. Điều đó lý giải tại sao âm sắc cồng chiêng nghe thật đầy đặn và có chiều sâu.

Về nguồn gốc, theo một số nhà nghiên cứu, cồng chiêng là “hậu duệ” của đàn đá. Trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá… tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng… Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng – là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên… Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu.. . hay trong một buổi nghe khan… đều phải có tiếng cồng chiêng như là thứ để nối kết những con người trong cùng một cộng đồng.

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.

Ở phần lớn các tộc người, cồng chiêng Tây Nguyên là nhạc cụ dành riêng cho nam giới. Đó là trường hợp của các tộc người như Gia Rai, Ê Đê Kpah, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Cơ Ho… Song, có những tộc người thì cả nam lẫn nữ đều có thể sử dụng, như Mạ, M’Nông. Riêng một số ít tộc người như Ê Đê Bih thì chỉ có nữ giới mới được chơi cồng chiêng.

9 tháng 3 2019

1 . Trong cuộc sống quanh ta, có rất nhiều gương sáng về ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận bất hạnh và thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một trong số đó. Đây chính là người thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam soạn bài, chấm bài, viết văn bằng chân. Bằng nghị lực phi thường và ý chí mạnh mẽ vượt lên số phận bất hạnh đã giúp thầy để trở thành một “Nhà giáo ưu tú”. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Ký rơi vào hoàn cảnh thật đáng thương. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tuổi tung tăng cắp sách đến trường, cậu nhóc cũng thèm lắm. Thấy con ham học, năm  lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn cậu đến trường. Cô giáo thương  lắm nhưng đành lắc đầu. Không được học ở trường,  tự học ở nhà. Niềm khao khát được biết chữ đã khiến cậu bé nghĩ ra nhiều cách để tập viết. Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không thành công. Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân, Nguyễn Ngọc Ký loé lên ý nghĩ là có thể dùng chân để viết. Sau đó, cậu đã kiên trì tập viết bằng chân… Kết quả, cậu không những viết thành thạo mà còn viết rất đẹp và trở thành học sinh giỏi trong nhiều năm liền, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu… Vượt qua tất cả rào cản, giờ đây cậu bé Nguyễn Ngọc Ký ngày nào đã trở thành một “Nhá giáo ưu tú” với những đóng góp đáng kể cho ngành giáo dục…
Các từ thay thế: in đậm

2 . 

Từ xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đoàn kết để sống, để tồn tại và vượt qua mọi thử thách to lớn trong cuộc đời. Đoàn kết đã trở thành niềm tin và đạo lí của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính vì thế, ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyện có tựa đề là “Câu chuyện bó đũa”, ca ngợi về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Chuyện như sau:

“Ngày xưa ở một gia đình, có hai anh em. Lúc còn nhỏ hai anh em rất thương yêu nhau, có cái gì ngon, anh em thường nhường nhịn cho nhau, nhưng khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn thường hay va chạm.

Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

– Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố gắng hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

– Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh”.

Câu chuyện khuyên chúng ta: anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ, cưu mang nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

8 tháng 3 2019

nhà em vốn ở xa truongwf nên phải ăn bán trú ở đó. Đến trưa sau khi học xong tiết 4 em xuống dười phòng ăn bán trú ăn cơm rồi lên phòng của mk cùng các bạn khác. Bọn em rủ nhau chơi bài, đá câu và rất nhiều các trò chơi khác nữa rất vui vẻ. Rồi tự nhiên có hai bạn gây xích mích với nhau và gây gổ. Một bn quá ức chế nên đã đập vào cửa, nhưng đó lại là cứa kính nên một ô cửa bị vỡ. Khi cô hiệu trưởng biết được chuyện này thì cho rằng đó là một tình huống cố tình phá hoại của chung và hạ bậc hạnh kiểm của bạn ấy đến mức thấp nhất.

9 tháng 3 2019

Tớ chưa ăn bán chú bao giờ